cấm không được (nhại) rắc dù là rắc hành !

Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video của ông

Hàng loạt trang báo mạng tiếng Anh trên thế giới đưa tin vụ ông Bùi Tuấn Lâm, ở Đà Nẵng, bị công an triệu tập sau khi ông đăng video nhại lại động tác đầu bếp có biệt danh Salt Bae phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm.

Facebook điều tra lý do ‘bò dát vàng’ bị chặn sau bữa ăn của Bộ trưởng VN

Công an thành phố Đà Nẵng trao giấy triệu tập cho ông Bùi Tuấn Lâm, với nội dung “để làm việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý nguồn tin tội phạm”, hôm 16/11.

Sự việc xảy ra sau khi ông Lâm, vào ngày 10/11, đăng lên Facebook cá nhân video, trong đó ông gọi mình là “thánh rắc hành”, nhại lại động tác rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ có biệt danh Salt Bae phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở London, một sự việc trước đó gây ồn ào cho báo chí quốc tế.

Reuters là hãng tin quốc tế đầu tiên, vào ngày 17/11, đưa tin ông Bùi Tuấn Lâm bị công an triệu tập.

Ngay lập tức, hàng loạt báo tiếng Anh, từ The Guardian, Daily Mail, South China Morning Post, đã đăng lại tin của Reuters.

Ngày 18/11, trang BBC News Tiếng Anh cũng đưa tin với nội dung như sau:

“Công an Việt Nam đã triệu tập một người đàn ông sau khi anh ta diễu nhại đầu bếp bít tết người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe, có biệt danh Salt Bae.

Salt Bae đã trở thành tin lớn ở Việt Nam sau khi có video cho thấy ông ta tự tay đút cho một quan chức hàng đầu của Việt Nam món bít tết nạm vàng.

Đoạn video đã gây ra sự phẫn nộ lớn, nhiều người nói rằng món ăn này đắt hơn tiền lương hàng tháng của bộ trưởng.

Công an Việt Nam thường xuyên triệu tập những người mà họ cho là chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền.

https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-59332201/p0b49brv/viChụp lại video,

Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng ‘vang danh’ thế giới

Người bán bún bò, Bùi Tuấn Lâm đã đăng một video trên Facebook về việc anh ta đang rắc hành lá lên bát bún bò, theo phong cách có vẻ là bắt chước Gökçe.

Ông Lâm tự mô tả mình là “Thánh rắc hành” trong một bài đăng được tải lên cùng với video.

Sáu ngày sau, cảnh sát triệu tập ông Lâm.

Kể từ đó, ông Lâm đã đăng ảnh mình lên Facebook cho thấy ông bị hai công an mặc sắc phục thẩm vấn và nói rằng ông đã bị triệu tập lần thứ hai.

Trước đó, ông Gökçe đã tiếp đón Bộ trưởng Công an Đại tướng Tô Lâm tại nhà hàng Nusr-et ở London nổi tiếng sang trọng của ông.

Vào ngày 3 tháng 11, ông Gökçe đã đăng tải lên Tiktok một video quay cảnh ông tự tay chuẩn bị món bít tết trước mặt phái đoàn Việt Nam và tự tay đút cho ông Tô một miếng bít tết Tomahawk dát vàng.

Mặc dù trang web Nusr-e không ghi giá cả, nhưng món bít tết phủ vàng có giá từ 1,140 đến 2,015 đôla theo các đánh giá trên mạng. Số tiền này không bao gồm đồ uống, đồ ăn kèm hoặc 15% phí phục vụ.

Món bít tết giá cắt cổ khiến dân chúng ở Việt Nam chau mày vì lương hàng tháng của bộ trưởng là từ 600 đến 800 đôla một tháng, chưa tính phụ cấp.

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức bị công chúng giận dữ khi dùng bữa tại nhà hàng đắt đỏ của ông Gökçe. Vào năm 2019, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã gây ra sự phẫn nộ sau khi có hình ảnh ông và vợ đi ăn tại nhà hàng Nusr-Et ở Istanbul trong khi Venezuela đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng.

Theo Tổng cục Thống kê, người dân Việt Nam có thu nhập hàng tháng khoảng 230 USD trong năm 2021.

Việt Nam, từng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã tăng trưởng kinh tế đáng kể trong hơn 30 năm qua, tuy nhiên phần lớn dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ.”

Bản tin của BBC News tiếng Anh có thể xem tại đây.

Ông Bùi Tuấn Lâm cập nhật gì?

Ngày 18/11, nói chuyện với BBC News Tiếng Việt, ông Bùi Tuấn Lâm cho biết ông đã có buổi làm việc với cơ quan công an.

“Họ ôn hòa, tranh luận đưa ra ý kiến trái chiều, đôi bên giữ quan điểm của nhau,” ông Lâm nói.

Tuy nhiên, ông Lâm xác nhận với BBC rằng trong buổi làm việc đó, công an không đề cập tới video “rắc hành” của ông.

“Cái đó thì họ không nhắc tới. Họ chỉ nói triệu tập mình lên để làm rõ có hay không có những hành vi đó.”

Ông Lâm không giải thích rõ cho BBC “hành vi đó” là gì, mặc dù phóng viên BBC đã hỏi lại.

“Họ nói không thể tiết lộ rõ ràng, sợ mình xóa hay hủy bỏ chứng cứ, thì họ nói vậy. Mình nói, ủa, triệu tập phải liên quan vụ án nhất định, họ nói mơ hồ. Một bạn an ninh nói đây là thủ tục trong hồ sơ tố tụng, nên phải bảo vệ bí mật. Mình nghĩ cũng bình thường thôi, nhưng ngày hôm nay, mình cũng chưa hiểu người ta triệu tập vì việc gì.”

BBC hỏi lại lần nữa, ông Lâm vẫn nói: “Mình không hiểu vì sao mình bị triệu tập.”

“Giấy mời là cấp độ khác, còn khi bị triệu tập, là buộc mình phải đi. Sáng nay, họ quay lại đưa giấy triệu tập, mình vẫn chưa hiểu vì sao.”

Ông Lâm cho biết hôm 18/11, công an có gửi giấy triệu tập lần hai tới nhà.

Quay lại video “hài hước” gây ồn ào, ông Lâm nói với BBC: “Hàng ngày mình cũng múc bún vậy, nhưng cũng có trend, mình bắt chước vui vẻ, bình thường thôi.”

“Thực sự mình không tưởng tượng nổi, nó đang là cái gì đó, thay đổi cuộc sống mình vài hôm qua, thay đổi tích cực thì ít, tiêu cực thì nhiều.”

Khi BBC hỏi lại liệu ông có nghĩ video liên quan việc triệu tập hay không, ông Lâm nói tiếp:

“Với lần triệu tập thứ hai này, mình nghĩ có chút liên quan đấy. Video là chất xúc tác mạnh thêm để họ đẩy nhanh đưa giấy triệu tập lần hai.”

“Video này mình làm 5, 10 phút, có gì đâu, nhờ vợ quay giùm buổi sáng, lấy cái app trên mạng ghép vô cho vui thôi,” ông Lâm phân giải.

Ông Lâm cho biết ông chưa có ý định gỡ video vì cho rằng video không có gì sai phạm.

“Hài vui thôi, lượng tương tác ban đầu cũng đâu có nhiều lắm đâu, xem vừa phải. Nhưng từ khi người ta đưa giấy triệu tập, mình đưa sự việc lên, đùng một cái, mọi người quan tâm. Trang báo quốc tế đưa sự việc lên, dẫn tới nó bùng nổ vậy, lượng xem tăng gấp mấy chục lần.”

Ông Lâm dự đoán có thể sang tuần sau, ông lại nhận giấy triệu tập lần thứ ba của công an.

Tiệc steak dát vàng ‘vang danh’ thế giới

16 tháng 11 2021

Bữa steak ‘dát vàng’ tại Nusr-Et khiến Bộ trưởng Công an Tô Lâm ‘nổi tiếng’ theo cách không ai mong muốn.

thăm ông cố quý tộc vinh danh “giai cấp vô sản”(xong ăn bò dát vàng kiểu tư bản bóc lột)

Nằm tại Knightsbridge, một khu phố mua sắm sang trọng bậc nhất ở London, Anh Quốc, Nusr-Et Steakhouse này là nhà hàng thứ 17 trong chuỗi của ‘Thánh rắc muối’ Nusret Gökçe Erzurum.

Đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ đã mở nhà hàng này vào tháng 9/2021, sau khi công bố thông tin 2 năm trước đó.

Giá món thịt bò ‘dát vàng’ Golden Tomahawk được cho khoảng 850 bảng Anh, tương đương gần 1.200 đôla một phần.

Tuy nhiên theo tờ Independent thì phần thịt bò của Bộ trưởng Công An, Tô Lâm có giá 1.450 bảng Anh, tương đương gần 2.000 đôla.

Một số nhà bình luận về ẩm thực ở Anh cho rằng đầu bếp gốc Thổ Nhĩ Kỳ này dùng phần trình diễn để khỏa lấp đi những yếu tố khác và thực đơn gần 1.000 bảng cho một bữa thịt bò là quá mức.

Hiện người dân Anh đang lo ngại giá cả tăng, thậm chí thiếu thực phẩm, và Việt Nam thì còn vất vả chống chọi với dịch Covid.

Trái với truyền thông quốc tế, truyền thông Việt Nam vẫn im lặng liên quan đến bữa thịt bò ‘dát vàng’ của Bộ trưởng Tô Lâm.

Một số báo chỉ đăng ảnh và bài về chuyện Tướng Tô Lâm thăm mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate, London và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ngoại ô thủ đô Paris, Pháp.

Còn đầu bếp ‘siêu sao’ người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe sẽ không còn đích thân phục vụ khách tại nhà hàng ở London, vì anh sẽ bay sang Saudi Arabia quảng bá cho nhà hàng mới mở.

Tin liên quan

  1. TikTokBộ trưởng Tô Lâm ‘thuộc số thực khách cuối cùng’ ở Anh được Salt Bae ‘rắc muối đút thịt’?8 tháng 11 năm 2021
  2. Chụp màn hìnhVN: Hình ảnh Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận5 tháng 11 năm 2021

‘Thánh rắc hành’ – Bùi Tuấn Lâm bị tuyên 5 năm 6 tháng tù, 4 năm quản chế

Peter Lam Bui
Chụp lại hình ảnh,Vợ Bùi Tuấn Lâm (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè kêu gọi thả tự do cho anh

24 tháng 5 2023

Cập nhật 25 tháng 5 2023

Ngày 25/5, toà án thành phố Đà Nẵng tuyên ông Bùi Tuấn Lâm 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế vì vi phạm Điều 117 BLHS.

Ông Lê Đình Việt, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm nói với BBC sau phiên tòa về bản án:

“Quan điểm của Bùi Tuấn Lâm là anh ấy thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa thì Lâm rất bình tĩnh, có thể nói Lâm có tinh thần rất bình thản trước bản án được tuyên.

“Với vụ án của ông Bùi Tuấn Lâm, bản thân tôi cho rằng thứ nhất – không có đủ căn cứ để kết tội anh ấy. Về cáo trạng, chủ yếu dựa trên các kết luận giám định – được thực hiện một cách trái quy định của luật giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn.

“Vấn đề thứ hai, liên quan đến cấu thành tội phạm. Nội dung khách thể tội phạm ở đây là nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khi đó, có những vấn đề không liên quan đến nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ví như liên quan đến một số tổ chức, một số cá nhân khác – không phải là khách thể tội phạm được quy định tại điều 117.

“Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ án, Viện kiểm sát cũng không chứng minh được mục đích thực hiện hành vi của Lâm là chống nhà nước Việt Nam, vì Lâm nói mình chỉ thực hiện tự do ngôn luận,” LS Việt phân tích tính chất vụ án của ông Lâm.

Luật sư Việt cũng xác nhận với BBC rằng vợ ông Bùi Tuấn Lâm – bà Lê Thị Thanh Lâm không được tham dự phiên tòa:

“Việc này các luật sư cũng đã có ý kiến nhưng Hội đồng xét xử không cho phép, chỉ nói do hội trường dành cho những thành phần khác, những người làm nhiệm vụ và rồi chuyển sang phần khác.”

Vụ xử Peter Bùi Tuấn Lâm – nhìn từ góc độ con người và cáo trạng

VN: ‘Thánh rắc hành’ Bùi Tuấn Lâm bị bắt, gia đình nói gì?

Cũng trong sáng 25/5, bà Lâm gửi thư cho các tổ chức quốc tế và đại diện phái đoàn EU, các Đại sứ quán Mỹ, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, bà Lâm viết bà được thông báo không được vào phiên toà:

“Là vợ cũng như các thành viên thân thiết nhất trong gia đình của anh ấy, tôi tin mình có quyền tham dự quá trình tố tụng để đảm bảo rằng các quyền của anh ấy được bảo vệ và công lý được thực thi.

“Do đó, tôi tìm kiếm hành động khẩn thiết của quý vị trong vấn đề này. Với tư cách là đại diện của các quốc gia tương ứng, tôi mong quý vị thúc giục chính phủ Việt Nam cho phép tôi tham dự phiên tòa xét xử chồng tôi.”

Trước phiên tòa của chồng mình, ngày 24/5, bà Lê Thị Thanh Lâm nói với BBC rằng dù bản án tòa tuyên bao nhiêu năm đi chăng nữa thì vẫn là “oan sai” và “vô nhân đạo”, vì ông Bùi Tuấn Lâm không có tội.

Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho rằng ông Bùi Tuấn Lâm đã có hành vi: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và gây hoang mang trong nhân dân”.

VN: Người dân ‘bỏ phiếu bằng chân’ khi ủng hộ quán ‘thánh rắc hành’?

Đà Nẵng: Bắt chước ‘thánh rắc muối’, công an triệu tập, báo tiếng Anh đưa tin

Ông Bùi Tuấn Lâm nổi tiếng với biệt danh “Thánh rắc hành” nhờ video đăng hồi 10/11/2021. Trong đó ông Lâm nhại lại động tác rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ có biệt danh Salt Bae, người phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở London, một sự việc trước đó gây ồn ào cho báo chí quốc tế vào thời điểm đó.

Trong các 19 bài viết và 25 video đăng trên Facebook lẫn YouTube có nội dung mà Viện kiểm sát cho là vi phạm vào Điều 117 BLHS, không có cái nào liên quan đến video nhại lại Salt Bae.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 24/5 kêu gọi thả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm và bỏ hết mọi bản án nhắm vào ông Lâm.

Chụp lại video,Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng ‘vang danh’ thế giới

‘Ba hay mùa hè về trước’

Ông Bùi Tuấn Lâm cùng vợ là Lê Thị Thanh Lâm có ba người con gái: An Nhiên (7 tuổi), Bảo Nhiên (6 tuổi) và Tuệ Nhiên (3 tuổi). Quán bún bò của vợ chồng ông tên “Ba cô gái” là vì vậy.

Từ ngày ông Tuấn Lâm bị bắt vào 7/9/2022 tới nay đã hơn tám tháng, vợ cùng ba cô con gái chỉ được gặp ông Lâm duy nhất một lần vào ngày 13/5 vừa rồi. Cuộc đoàn tụ diễn ra vỏn vẹn 10 phút.

“Việc đầu tiên là anh Lâm thông báo cho tôi phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 25/5, nếu không tôi cũng không biết. Về tinh thần thì anh rất ổn, rất mạnh mẽ nhưng có ốm đi nhiều.

“Mấy đứa nhỏ quá bỡ ngỡ khi gặp ba nên cũng không nói được gì nhiều, chỉ hỏi có nhớ ba không, hỏi thăm sức khỏe nhau và anh dặn tôi phải đòi quyền vào phiên tòa. Lúc gần chia tay thì bốn cha con hát với nhau một bài,” bà Lâm kể lại.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cha mẹ là nhà hoạt động ở Việt Nam có khi hiểu chuyện đến mức làm người lớn cũng phải chạnh lòng. Cả ba cô con gái nhà ông Lâm đều biết ba bị công an bắt đi và ngay cả Tuệ Nhiên – thời điểm đó chỉ mới hơn 2 tuổi.

“Các con tôi đều biết ba đi tù, dù ba vô tội. Vì còn nhỏ nên bé không đo lường được thời gian nên hay hỏi ngây ngô là mùa hè tới trước hay ba sẽ về trước. Tôi trả lời các con: “Đương nhiên là ba về lâu hơn rồi”. Nhưng các bé đều rất ngoan và hiểu chuyện,” bà Lâm bộc bạch.

Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video nhại lại Salt Bae của ông
Chụp lại hình ảnh,Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video nhại lại Salt Bae của ông

Cuộc khám nhà ông Bùi Tuấn Lâm vào ngày 7/9/2022 được bà Lâm mô tả như một cuộc “khủng bố tinh thần” với khoảng 200 người thi hành công vụ được trang bị “súng đạn, dùi cui, đồ phòng hộ”.

Theo lời bà Lâm, lúc đó đại gia đình bà có khoảng 20 người, gồm 8 trẻ em, đều bị nhốt trong một phòng kín do một cô an ninh canh gác. Vì phải làm việc với công an khi họ tịch thu máy móc, thiết bị nên dù bà Lâm có xin thì phía cơ quan chức năng cũng không cho bà vào với con.

“Các con tôi bị ảnh hưởng nhiều sau cuộc khám nhà và bắt anh Lâm đi đó, nhất là con bé út. Một cô an ninh nữ chạy xộc lên phòng chúng tôi, dùng mền trùm kín mít bé út lúc đó chỉ hơn 2 tuổi, rồi đưa nó vào phòng nhốt chung với 7 đứa con nít còn lại. Đứa lớn nhất trong đám chỉ có 8 tuổi, bọn trẻ trong nhà hoảng loạn vô cùng trong suốt hai tiếng trời.

“Lúc họ đưa anh Lâm đi xong, cửa mở, tôi nhìn thấy con mình mà rớt nước mắt vì bé khóc như một con chuột ướt. Ba bị bắt đi đột ngột, bé bị sốc như mất đi một người bảo vệ, một người trụ cột nên rơi vào hoảng loạn. Kể từ khi anh Lâm đi, đêm bé ngủ thường lo lắng bất an, hay gào thét gọi ba rồi khóc xong rồi ngủ thiếp đi,” bà Lâm thuật lại.

Chồng vắng nhà, bà Lâm một mình chăm lo cho ba cô con gái và cáng đáng cả kinh tế gia đình. Quán bún bò của vợ chồng bà, nơi người dân đổ về ủng hộ như một cách “bỏ phiếu bằng chân” cho những việc ông Bùi Tuấn Lâm làm cũng phải đóng cửa sau đó vài tháng.

“Bán quán phải dậy sớm tầm 4 giờ sáng, con bé út vẫn còn hoảng loạn nên tôi dậy là nó cũng dậy theo. Tôi đẩy tủ ra bán thì bé vật vờ ngồi trong nhà nên tôi phải đổi hướng, làm công việc khác để có thể chăm lo cho tụi nhỏ.

“Có những lúc cũng quá sức với tôi vì hồi xưa việc gì cũng hai người cùng làm. Chăm bọn trẻ thôi cũng hết thời gian, huống chi giờ một mình chăm ba đứa, dạy tụi nhỏ học, đi làm nữa. Nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua vì các con tôi và vì gia đình, bạn bè đều hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất,” bà Lâm nói qua điện thoại với BBC.

Chụp lại video,Vụ bị triệu tập sau video ‘rắc hành’: Chủ nhân khẳng định sẽ không gỡ video

Lá thư “màu nhiệm”

Chỉ vài ngày trước phiên tòa của chồng mình, bà Thanh Lâm nhận được cuộc gọi của một người lạ nói rằng nhặt được mẩu thư được ông Lâm viết từ trong trại giam.

Sau khi gặp và nhận lấy lá thư của chồng, thực chất chỉ là những mảnh giấy vụn được viết chi chít, to bằng nửa lòng bàn tay ghép lại, bà Lâm tâm sự đó lại là cả phép màu tưới tắm lên cuộc sống của bốn mẹ con:

“Tôi đọc thư chồng vào lúc 12 giờ đêm nên khóc quá trời, sáng hôm sau đọc cho các con rồi bốn mẹ con ôm nhau khóc. Cả gia đình ai đọc cũng thấy những mẩu thư đó là điều kỳ diệu. Trong thư anh viết sẽ không nhận tội và tặng cho bốn mẹ con hai bài thơ con cóc anh làm.”

Lê Thanh Lâm
Chụp lại hình ảnh,Những mẩu thư mà ông Bùi Tuấn Lâm viết tặng cho vợ con ngày 7/1/2023 và cầu nguyện sẽ có người nhặt được và gửi đến vợ ông

Chụp cho BBC những mảnh giấy của ông Lâm, bà Lâm nói để có thể đọc được, bà đã phải ép các mảnh giấy vào sách cho thẳng thớm. Nhưng bà vẫn nhận ra nét chữ và những tâm tình mà chồng gửi gắm:

“Trong này mọi thứ hiếm hoi và thiếu thốn quá, nên anh không viết nhiều cho em được. Anh gửi vợ đôi chút tâm tư tình cảm của mình cho bốn mẹ con qua 2 bài thơ con cóc này.

“Nếu nó đến được với em là một kỳ tích đối với anh đó…Anh không bao giờ nhận tội, vì có tội gì mà nhận đúng không em.”

Về việc bày tỏ chính kiến của chồng mình, bà Lâm nói chưa bao giờ phản đối vì từ lúc chưa lấy nhau, cả hai đều xác định có thể một ngày nào đó, ông Lâm sẽ phải đi tù vì lý tưởng của mình.

“Việc hoạt động xã hội là lý tưởng của chồng tôi nên nếu biểu anh ấy từ bỏ thì anh sẽ không lấy vợ. Tôi và anh Lâm có lý tưởng như nhau nên tôi sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả và chuyện anh Lâm đi tù, tôi cũng đã biết chỉ là một sớm một chiều,” bà Lâm diễn giải.

Vợ chồng keo sơn đã được 10 năm, khi chồng thực sự phải đi tù, bà Lâm liên tục cập nhật tình hình, thông tin về vụ án của chồng mình trên Facebook cá nhân cũng như kêu gọi sự chú ý của dư luận về phiên tòa ngày 25/5 của ông Lâm.

Bà nói với BBC, bất kỳ một người vợ nào có chồng là tù nhân chính trị đều sẽ đấu tranh, lên tiếng cho chồng mình bằng tất cả cách có thể và cũng phải dũng cảm nhất có thể:

“Tôi không thấy cô đơn vì có gia đình, anh em bạn bè đồng hành. Và quan trọng nhất, tôi còn ba đứa con nhỏ, một mình tôi không thể cáng đáng và cần người đồng hành nuôi dạy con và tôi sẽ đấu tranh tới cùng khi chồng mình chịu một bản án oan sai.”

Ông Bùi Tuấn Lâm bị cáo buộc vi phạm điểm a, b Khoản 1 Điều 117 BLHS, mức án cao nhất ông có thể phải đối mặt là 12 năm tù.

Toà Đà Nẵng xử “thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm, gia đình bị chặn ở ngoài

RFA
2023.05.25

Toà Đà Nẵng xử “thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm, gia đình bị chặn ở ngoài

Bà Lê Thanh Lâm cầm biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho chồng – Bùi Tuấn Lâm trước tòa án Đà Nẵng nhiều ngày trước khi phiên tòa diễn ra

 FB Lê Thanh Lâm

Sáng ngày 25/5, Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng bắt đầu phiên xử công khai nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước,” tuy nhiên gia đình ông không ai được vào phòng xử án.

Theo công bố, phiên toà sẽ bắt đầu vào 7 giờ 30 phút sáng, để xét xử nhà hoạt động có video bắt chước ‘thánh rắc muối’ Salt Bae (trong video đút bò dát vàng cho Bộ trưởng công an Tô Lâm) về cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Ông đối mặt với án tù từ năm năm đến 12 năm nếu bị kết tội.

Một người trong gia đình nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào trưa ngày thứ năm:

Gia đình em đi còn em ở nhà. Mọi người bắt Grab đi lên toà. Tụi an ninh đi xem máy theo sau. Tới đó mọi người chia ra hai nhóm nhưng không được vô.”

Người này cho biết có tám người trong gia đình, bao gồm cả bố mẹ và vợ ông Lâm bị chặn ở cổng tòa và phải ngồi bên ngoái ngóng tin, việc liên lạc với họ rất khó khăn vì dường như công an sử dụng thiết bị phá sóng điện thoại.

Luật sư Lê Đình Việt sau đó cho biết, gia đình ông Lâm bị công an bắt giữ và đưa đi khi đang ngồi đợi ở bên ngoài. Đại diện Đại Sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cũng đến để tham dự phiên toà nhưng cũng không được vào trong toà. 

Gia đình ông Lâm cho biết thêm, nhiều an ninh mặc thường phục và đeo khẩu trang bịt mặt đã lảng vảng ở khu vực gần nhà ông Lâm từ ba hôm trước để theo dõi mọi hoạt động của gia đình.

Không chỉ đưa người canh gác gần nhà riêng của ông Lâm, công an còn cho người đến gần nhà riêng của một số người hoạt động và thân thân tù nhân lương tâm ở Hà Nội, trong đó có bà Phạm Thị Lân, vợ của nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, một blogger của RFA, người đang thụ án tù 11 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”

Bà Lân cho RFA biết vào sáng sớm khi bà mở cửa đưa cháu đi học bà thấy có mấy viên công an địa phương ở gần cửa. Họ định bám theo nhưng bà phản ứng nên họ ngồi lại cho đến khi bà từ trường quay lại nhà.

Công an Hà Nội cũng triệu tập bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, lên trụ sở công an phường Dương Nội để làm việc vào sáng 25/5 về việc “đưa thông tin và chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.” Trong buổi làm việc, công an yêu cầu bà “không được đăng chia sẻ các bài viết nhạy cảm, chưa được kiểm chứng nên mạng xã hội,” nếu không “sẽ bị bắt,” bà Thu nói với RFA trong buổi trưa cùng ngày.

Bà Thu cũng cho RFA biết trong buổi làm việc kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, công an cũng tra khảo về mối quan hệ giữa bà với gia đình tù nhân lương tâm khác, trong đó có gia đình Bùi Tuấn Lâm.

Cáo buộc chống lại ông Lâm vi phạm nhân quyền.

Theo cáo trạng ban hành bởi Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Lâm bị cho là đăng tải 19 bài viết trên danh khoản Facebook “Peter Lam Bui” và 25 video và bài viết lên kênh YouTube trong thời gian từ ngày 17/4/2020 đến ngày 26/7/2022 với nội dung bị cho là “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” và “bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.”

Luật sư Lê Quốc Quân, người từng bị cầm tù 30 tháng về tội danh “trốn thuế” vì các hoạt động cổ suý nhân quyền và dân chủ, nói cáo buộc chống lại ông Lâm vi phạm nhân quyền. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong thời gian diễn ra phiên toà:

Về cá nhân anh Bùi Tuấn Lâm thì tôi thấy rằng những bài anh đưa lên Facebook và những video anh đã làm đưa lên Youtube đều nói lên sự thật và gần như là diễn tả lại tinh thần và tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước.

Cá nhân tôi cho rằng tất cả những cáo buộc đó (đối với Bùi Tuấn Lâm- PV) là không đúng, đi ngược lại Tuyên ngôn về các quyền dân sự và chính trị của quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, nó cũng đi ngược lại với Điều 25 của Hiến pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam.”

Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. 

Tuy nhiên, vẫn theo điều này “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” trong khi Quốc hội do Đảng Cộng sản chi phối không xây dựng hoặc thông qua các luật quy định việc thi hành các quyền này.

Ông Lâm là một trong hàng chục nhà hoạt động đã và đang bị giam cầm vì “tuyên truyền chống Nhà nước.” Luật sư Quân giải thích:

Phía Nhà nước thông thường người ta giả định rằng tất cả những điều gì những người chống Nhà nước nêu lên dù là nói sự thật, dù đó là nói với tất cả tấm lòng, thao thức với tiền đồ của đất nước, về tương lai của đất nước, mà người ta không vừa ý hoặc người ta thấy có ảnh hưởng đến nền chuyên chính hoặc ảnh hưởng đến sự cầm quyền của Đảng Cộng sản thì người ta coi đó là chống Nhà nước.”

Do vậy, người hoạt động ở Việt Nam bị trừng phạt chỉ vì thực hiện các quyền phổ quát một cách ôn hoà.

Những con người mà mong muốn về một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, đặc biệt là tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tôn giáo, tất cả những công dân lên tiếng mạnh mẽ đòi những quyền đương nhiên đó, phía Nhà nước coi là những người hoạt động chống phá, phản động.

Khi đã bị coi là chống nhà nước thì họ cáo buộc theo Điều 117 hoặc các điều khác trong chương Tội phạm về an ninh quốc gia.”

Luật sư Quân cũng nhắc đến một chi tiết không được nhắc đến trong cáo trạng, đó là việc ông Lâm- chủ một quán ăn ở Đà Nẵng, bắt chước “thánh rắc muối” Salt Bae để rắc hành vào bát phở trước khi đưa cho khách hàng.

Một số người cho rằng việc bắt giữ ông Lâm liên quan đến bữa ăn thịt bò dát vàng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở tiệm ăn của Salt Bae ở London cuối năm 2021. Tuy nhiên, theo luật sư Quân, nếu người đứng đầu lực lượng an ninh Việt Nam cảm thấy bị Bùi Tuấn Lâm xúc phạm thì có thể kiện ra toà án dân sự để đồi bồi thường. Trong trường hợp ông Lâm bị kết tội “làm nhục người khác” theo Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 thì mức án cao nhất cũng chỉ có thể là ba năm cải tạo không giam giữ.

Hai ngày trước phiên xử, Ân xá Quốc tế ra thông cáo kêu gọi Nhà nước Việt Nam phóng thích ông Lâm. Một ngày sau, tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng có hành động tương tự.

LS Lê Quốc Quân

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.