Toà án Pháp sắp xét xử 19 người trong vụ đưa lậu 39 người Việt vào Anh năm 2019

Toà án Pháp sắp xét xử 19 người trong vụ đưa lậu 39 người Việt vào Anh năm 2019

2023.05.25

Toà án Pháp sắp xét xử 19 người trong vụ đưa lậu 39 người Việt vào Anh năm 2019

Toà án Pháp sắp xét xử 19 người trong vụ đưa lậu 39 người Việt vào Anh năm 2019

Đám tang một nạn nhân ở Nghệ An hôm 28/11/2019. Người này đã bỏ mạng và nằm trong số 39 người vào Anh trên xe container đông lạnh hồi tháng 10/2019

 AFP

Pháp sẽ đưa 19 nghi phạm trong vụ đưa lậu 39 người Việt vào Anh năm 2019 khiến những người này thiệt mạng trên xe container đông lạnh. Hãng tin AFP loan tin này hôm 24/5.

Những nạn nhân người Việt chết ngạt trên xe đông lạnh được phát hiện tại một cảng gần London, Anh vào tháng 10 năm 2019. Người trẻ nhất mới 15 tuổi. Tất cả đều mang hy vọng vào Anh tìm việc làm kiếm tiền gửi về quê nhà để đổi đời.

Mười chín nghi phạm sẽ được Pháp đưa ra xét xử có độ tuổi từ 21 đến 58, theo các nguồn tin được AFP dẫn.

Một cuộc điều tra xuyên quốc gia đã chỉ ra những kẻ tình nghi gồm những người Việt, Pháp, Trung Quốc, Algerie, Morocco. Tất cả nằm trong một đường dây đưa lậu người từ Việt Nam vào Châu Âu.

Những người này bị cáo buộc tội tổ chức vận chuyển người nhập cư lậu, lái taxi, là chủ các căn hộ chứa những người nhập cư lậu khi họ đến Paris, AFP trích thông tin điểu tra cho biết.

Thậm chí, trong các cuộc gọi được ghi âm, những kẻ buôn người đã gọi những người nhập cư lậu là “món hàng” hoặc thậm chí là “gà”.

Bốn người trong số sắp ra toà sẽ bị xét xử với tội ngộ sát trong hoạt động đưa lậu người. Nếu bị kết tội, những người này có thể phải đối mặt với án tù ba năm.

Theo kết quả điều tra, những người nhập cư lậu đã được chất lên xe tải từ miền bắc nước Pháp trước khi đến được cảng Zeebrugge của Bỉ để qua eo biển vào Anh.

Vụ việc đã rọi ánh sáng vào những hiểm nguy mà người nhập cư lậu sẵn sàng liều mạng chấp nhận để vào Anh. Một số người trong số họ đã trả cho bọn buôn người đến 40.000 đô la để thực hiện chuyến đi nguy hiểm này.

Nhiều người tỏng số họ đã được đưa lậu qua Nga và Trung Quốc, thường phải gánh những món nợ lớn vì phải trả tiền cho bọn buôn người và cuối cùng chấp nhận làm các công việc như trồng thuốc phiện hoặc các tiệm làm móng ở Anh.

Một toà án ở Bỉ hồi năm ngoái đã kết an một người đàn ông Việt Nam 15 năm tù với cáo buộc là kẻ cầm đầu đường dây buôn người.

Anh hồi năm 2021 cũng kết án hai người đàn ông trong vụ này về tội ngộ sát. Hai người bị kết án tù 27 và 20 năm.

Cảnh sát Philippines giải cứu 389 người Việt bị cưỡng ép lừa đảo trên mạng

2023.05.10

Cảnh sát Philippines giải cứu 389 người Việt bị cưỡng ép lừa đảo trên mạng

Những người nước ngoài bị ép làm việc cho công ty lừa đảo trên mạng được cảnh sát Philippines giải cứu ở tỉnh Pampanga hôm 4 và 5/5/2023

PNP-ACG PHOTO

Cảnh sát Philippines vừa giải cứu hơn 1.000 lao động Philippines và nước ngoài bao gồm 389 người Việt Nam bị ép làm việc cho một công ty chuyên lừa đảo trên mạng hoạt động ở tỉnh Pampanga.

Theo truyền thông Philippines, Cảnh sát Quốc gia chống tội phạm mạng (ACG) hôm 4 và 5/5 vừa qua đã tiến hành trấn áp hoạt động của công ty Clark Sun Valley Hub tại sáu tòa nhà là cơ sở của công ty này ở Pamganga, gần thủ đô Manila.

Tổng cộng có 1,090 nạn nhân được giải cứu trong đợt truy quét này bao gồm: 389 người Việt, 307 người Trung Quốc, 171 người Philippines, 143 người Indonesia, 25 người Malaysia, bảy người Miến Điện, năm người Thái Lan, hai người Đài Loan và một người Hong Kong. Tất cả đều được xác định là các nạn nhân của buôn người.

Theo cảnh sát Philippines, những người này bị ép làm việc ít nhất 18 tiếng một ngày. Công việc hàng ngày của họ là lừa đảo trên mạng với hai dạng bao gồm: lừa đảo đầu tư giả mạo, tiền kỹ thuật số; và lừa tình.

Những người này bị ép phải tìm các “con mồi” của mình trên mạng xã hội qua các ứng dụng như hẹn hò qua Facebook, WhatsApp, Tinder. Mục tiêu là nhắm chủ yếu vào khách hàng ở Mỹ, Canada và Châu Âu.

Những người làm việc cho công ty được tuyển dụng  qua Facebook, Telegram và WhatsApp. Họ được hứa mức lương từ 1.500 đến 2.000 đô la một tháng tùy thuộc về độ thông thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh của họ.

Những người được tuyển phần lớn đã tốt nghiệp đại học và đang muốn tìm công việc công sở sử dụng kỹ năng mạng xã hội.

Theo một tổ chức chuyên chống nạn lừa đảo mạng toàn cầu Global Anti-Scam Org, mánh khóe lừa đảo người vào làm việc dạng này nhắm chủ yếu vào các công dân khu vực Đông Nam Á và có dấu vết đến các mạng lưới lừa đảo ở Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu trấn áp các hoạt động lừa đảo này vào năm 2021 nhưng những kẻ hoạt động trong các đường dây này sau đó đã chuyển địa điểm sang Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia và Philippines.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 9/5 cho báo chí Nhà nước biết Bộ đã chỉ đạo Cục Lãnh sự mời Đại sứ quán Philippines tại Việt Nam đến và đề nghị phía Philippines hỗ trợ; trước mắt đảm bảo nơi ăn ở cho các công dân Việt Nam, sớm thông báo cho phía Việt Nam tình trạng cư trú của các công dân này, hỗ trợ Việt Nam đưa các công dân không được Philippines cho cư trú về nước trong thời gian sớm nhất; đề nghị phía Philippines tăng cường hợp tác trong xử lý tình trạng công dân Việt Nam bị cưỡng ép lao động và xử lý nghiêm minh các cơ sở vi phạm.

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.