

Bữa cơm bán trú ‘dân nuôi’ ở vùng cao
KON TUM
Không còn được hưởng chế độ hỗ trợ, trường học phải kêu gọi mạnh thường quân, học sinh góp gạo, củi, thực phẩm để nấu cơm bán trú.
Một ngày giữa tháng 5, kết thúc buổi học sáng, Y Sâm, học sinh lớp 9 trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, lật đật trở về khu nhà bán trú cách đó khoảng 500 m để giúp mọi người xếp bàn ghế ra giữa sân.
Một nhóm học sinh khác xuống bếp bưng đồ ăn, sắp bát đũa trên chiếc bàn inox tròn. Thực đơn trưa hôm đó gồm có cá, thịt kho cải bắp và canh bí.
Đây là bữa cơm bán trú cho 69 học sinh của trường, học sinh góp gạo còn mạnh thường quân hỗ trợ 17.000 đồng mỗi em một ngày.
Cách đó vài trăm mét, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Đăk Tăng cũng nấu cơm trưa cho 68 học sinh. Các em được hỗ trợ 21.000 đồng mỗi suất. Thỉnh thoảng, gia đình các em góp thêm gạo, thực phẩm.

Advertisement
Năm 2021, xã Đăk Tăng còn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, học sinh được hỗ trợ tiền ăn, ở bán trú. Theo Nghị định 116 của Chính phủ, mỗi tháng các em được nhận gần 600.000 đồng tiền ăn, 15 kg gạo. Đến đầu năm 2022, xã được lên nông thôn mới, 69 học sinh cùng giáo viên ở đây không còn được hưởng hỗ trợ.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, năm học 2021 – 2022, địa phương có hơn 1.000 học sinh bị cắt chế độ hỗ trợ bán trú sau khi các thôn, xã chuyển đổi vùng. Lương của các giáo viên cũng bị giảm từ một đến ba triệu đồng một tháng.
Tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học xã Đăk Tăng, nhiều học sinh không đến lớp, ở nhà theo bố mẹ lên nương rẫy sau khi bị cắt khoản hỗ trợ. Trường này phải kêu gọi các nhóm thiện nguyện và phụ huynh ủng hộ để duy trì bữa cơm bán trú.
Tuần đầu tiên, trường vận động được 1,8 tạ gạo và 40 kg rau củ từ cha mẹ học sinh, cùng 17.000 đồng mỗi học sinh từ dự án “Nuôi em” của nhóm tình nguyện Niềm tin. Những học sinh có ý định bỏ học được thầy cô vận động ra lớp trở lại.
Ngoài ra, thầy cô trong trường tăng gia sản xuất, trồng thêm rau, củ, chăn nuôi thêm lợn, vịt. Đến nay, bữa cơm bán trú “dân nuôi” đã được hơn một năm.

Sâm và em trai lớp 7 mồ côi bố. Đăk Pờ Rồ – ngôi làng của hai chị em ở cách trường hơn 22 km, nên các em phải ở trong khu bán trú của trường, cuối tuần mới về nhà. Nhà nghèo, mỗi tuần hai chị em mang đến trường góp 2-4 kg gạo, thỉnh thoảng thêm quả bí, bó rau rừng hoặc bó củi.
Ông Phan Văn Nam, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học xã Đăk Tăng, cho biết toàn trường có 117 học sinh, trong đó 115 em là người Xơ Đăng. Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt nên hành trình đến lớp của nhiều học sinh khó khăn, cách trở. Vì thế, việc đóng góp của các em trên tinh thần tự nguyện.
“Gia đình các em có cái gì thì đóng góp cái đó”, ông Nam nói.

Theo ông Nam, bữa cơm bán trú là cách giữ chân học sinh ở vùng khó khăn hiệu quả nhất. Các em được ăn no, học tập trong điều kiện giáo dục tốt, phụ huynh cũng an tâm hơn khi con đến trường. Tuy nhiên, ông Nam lo tương lai bấp bênh nếu một ngày nào đó, các mạnh thường quân không hỗ trợ nữa.
“Trường mong mọi người chung tay hỗ trợ để thầy cô yên tâm giảng dạy, các em có bữa cơm ngon dài lâu”, ông Nam nói.
Nhận 10 triệu đồng hỗ trợ, bị thu lại 8 triệu
KON TUM
71 hộ ở huyện Đăk Glei được hỗ trợ 10 triệu đồng mỗi trường hợp nhằm ổn định cuộc sống, nhưng sau đó mỗi hộ bị xã thu lại 8 triệu phí “san lấp mặt bằng“.
Năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Đăk Glei làm chủ đầu tư dự án bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai và khu vực đặc biệt khó khăn, với kinh phí 145 tỷ đồng. Dự án xây dựng 4 điểm tái định cư tập trung và hai điểm tái định cư tại chỗ.
Theo đó, 71 hộ thôn Đăk Bối (xã Mường Hoong) thuộc diện tái định cư tại chỗ được nhận 10 triệu đồng mỗi hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai, với tổng số tiền 710 triệu đồng.

Tuy nhiên khi người dân vừa nhận tiền xong, cán bộ thôn đã thu lại của mỗi hộ 8 triệu đồng, với tổng số tiền 568 triệu đồng để nộp cho UBND xã. Trong đó, 7 triệu đồng được cho là phí để san ủi mặt bằng khu tái định cư tập trung, một triệu đồng là tiền hỗ trợ tiền cây cối, hoa màu cho các hộ đã hiến đất làm khu tái định cư.
Ông Lê Bá Thế, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, cho rằng thời điểm đó chỗ ở của người dân chật hẹp nên họ muốn có thêm mặt bằng. Khi một số cán bộ xã xuống làm việc, thôn có đề xuất làm khu tái định cư tập trung. Nhưng sau khi xã hoàn tất việc san ủi, người dân từ chối di dời đến khu tái định do chưa đảm bảo an toàn, chưa có đường, đèn chiếu sáng và không phù hợp phong tục, tập quán của thôn.
Advertisement
Năm 2022, UBND huyện Đăk Glei xác định, xã Mường Hoong thu tiền của dân để thuê máy san ủi khu tái định cư tập trung khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư xây dựng và không đúng quy hoạch tổng thể bố trí dân cư. Việc này gây dư luận bức xúc kéo dài.
Vì vậy, chính quyền huyện này đã yêu cầu chủ đầu tư, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong và Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; thu hồi và hoàn trả 568 triệu đồng đã thu của các hộ; trả lại hiện trạng ban đầu vị trí đất san ủi để người dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp.
Ngày 11/5, bà Y Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho biết UBND huyện sẽ tổ chức họp bàn, đánh giá lại chủ trương, thời điểm xảy ra vụ việc để xử lý những cán bộ, cá nhân liên quan.
Ngọc Oanh
Cô giáo đăng bán heo lấy tiền nấu cơm cho học sinh
KON TUMCô Hồ Thị Thuỳ Vân, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, đăng bán hai con heo để lấy tiền lo bữa cơm miễn phí cho học trò.
Cô Vân hôm nay cho biết đây là hai con heo rừng lai, nặng tổng cộng hơn 50 kg. Số tiền thu được dự kiến dùng để lo bữa cơm bán trú cho 63 học sinh lớp 1 và lớp 2 ở điểm trường thôn Ty Tu, cách điểm trường chính khoảng 4 km.
Nói về lý do của việc này, cô Vân cho hay tất cả học sinh điểm trường Ty Tu là người dân tộc Xơ Đăng. Nhà nhiều em cách điểm trường khoảng 3 km, đường đi dốc, quanh co. Trong khi theo quy định, nhà các em phải cách xa trường trên 4 km mới được hưởng chế độ hỗ trợ bán trú. Sau buổi học sáng các em phải về nhà ăn trưa nên nhiều em nghỉ luôn buổi chiều.
Ba năm qua, để giữ chân học trò, giáo viên của trường đã nấu cơm trưa tại điểm trường chính, rồi mang lên điểm trường Ty Tu cho những học sinh này. Mỗi suất ăn khoảng 8-10 nghìn đồng, chi phí nấu ăn do giáo viên đóng góp và kêu gọi ủng hộ của mạnh thường quân. Nhờ đó, tình trạng học sinh nghỉ học giảm hẳn.
“Tuy nhiên, kinh phí nấu ăn cho học trò đã cạn. Lo sợ khi ngừng nấu ăn, học sinh sẽ nghỉ học nên trường quyết định bán hai con heo do giáo viên bỏ tiền túi mua giống và tự tay chăm sóc 10 tháng qua”, cô Vân nói.
Theo lời cô Vân, sau khi đăng bán đã có rất nhiều người hỏi mua. Trường đang xem ai trả giá cao hơn sẽ bán. Với giá thị trường, hai con heo khoảng 6-7 triệu đồng.
Advertisement

Trường Tiểu học xã Đăk Hà nằm ở vùng núi cao, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt. Trường hiện có một điểm trường chính và ba điểm trường lẻ, với 669 học sinh (25 lớp). Trong đó, gần 400 em được hưởng chế độ bán trú.
Theo Nghị định 116 năm 2016 của Chính phủ, học sinh tiểu học ở những xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện hỗ trợ bán trú khi có nhà ở cách xa trường 4 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá.
Mức hỗ trợ hiện nay là 15 kg gạo, gần 600.000 đồng tiền ăn và 149.000 đồng tiền nhà ở mỗi tháng, trong 9 tháng.

Ngọc Oanh
Trộm 13 củ sâm Ngọc Linh
KON TUMPhạm Văn Điệp, 35 tuổi, bị cáo buộc lẻn vào vườn nhà dân trộm 13 củ sâm Ngọc Linh trị giá hơn 160 triệu đồng.
Ngày 19/4, Điệp bị Công an huyện Đăk Glei bắt tạm giam về hành vi Trộm cắp tài sản sau gần 8 tháng gây án.

Đầu tháng 9/2022, một người dân trình báo bị kẻ gian đột nhập vườn sâm của gia đình ở thôn Tân Rát, xã Ngọc Linh, nhổ trộm hàng chục cây sâm Ngọc Linh 12 năm tuổi (trọng lượng mỗi củ khoảng một đến 1,8 gram).
Vào cuộc xác minh, cảnh sát xác định Điệp là thủ phạm và thu giữ được 13 củ sâm Ngọc Linh (được định giá hơn 160 triệu đồng) tang vật. Tuy nhiên, sau khi thực hiện vụ trộm, hung thủ bỏ trốn, cắt đứt liên lạc với gia đình. Mới đây, anh ta trở về nhà thăm vợ con thì bị cảnh sát bắt giữ.

Sâm Ngọc Linh sinh trưởng ở độ cao 1.200-2.000 m nằm trên dãy Trường Sơn, được trồng nhiều nhất ở Quảng Nam và Kon Tum. Riêng tỉnh Kon Tum có trên 600 ha sâm Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei). Năm 2017, sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia.

Nông dân mang sâm Ngọc Linh đi thi
Những gia đình, doanh nghiệp ở huyện Tu Mơ Rông đã đào những củ sâm Ngọc Linh chất lượng đi dự thi, củ đạt giải nhất nặng 250 gram, bán giá 250 triệu đồng. 117

Trồng sâm Ngọc Linh trong rổ nhựa
Sâm Ngọc Linh trồng trong thùng xốp, rổ nhựa, phủ nylon tràn lan ở huyện Nam Trà My, về lâu dài có thể gây ô nhiễm. 42

Chợ sâm Ngọc Linh giao dịch hàng chục tỷ đồng mỗi phiên
Chợ sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, mỗi tháng họp ba ngày, bán hàng chục kg, thu về phiên nhiều nhất hơn 12 tỷ đồng. 77
Trần Hóa
Sập nhà rông ở Tây Nguyên
KON TUMMưa kèm theo gió lớn làm nhà rông cao 13 m, bề rộng 20 m ở huyện Tu Mơ Rông bất ngờ bị sập, ba người thoát nạn.

Cơn mưa nặng hạt cùng giông lốc chiều 14/4 khiến nhà rông ở thôn Năng Nhỏ 1, xã Đăk Sao rung lắc. Khi thấy nhà rông dần đổ sập, ba người đang trú mưa nhanh chóng chạy ra ngoài.
Ông Nguyễn Văn Bền, Chủ tịch UBND xã Đăk Sao cho biết, nhà rông bị đổ làm bằng gỗ, mái lợp tranh tre. được xây hơn 10 năm, nay đã xuống cấp, nhất là phần trụ bị mối, mọt. Do không thể khắc phục, xã đang kêu gọi các đơn vị hỗ trợ xây lại nhà rông cho bà con sinh hoạt văn hóa và bảo tồn văn hóa Xê Đăng.
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có kiểu làm nhà rông khác nhau, vật liệu thường bằng gỗ, tre, cỏ tranh. Đây là nơi người dân đến trò chuyện, sinh hoạt, thực thi luật tục, nghi thức và tín ngưỡng.
Trần Hóa

Lớp học trong nhà rông

Lớp học trong nhà rông vì trường nguy cơ sạt lở

Sét đánh cháy nhà rông
Nhà rông trung tâm huyện Đăk Tô nổi tiếng trong quần thể du lịch Đăk Tô – Tân Cảnh bất ngờ bốc cháy trong cơn mưa giông. 23
Nói dối sắp nhận chức lớn để kêu gọi vốn, chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng
KON TUMÔng Phạm Ngọc Diễn, 50 tuổi, nói dối sắp nhận chức Phó Trưởng ban Kinh tế chiến lược Trung ương, huy động vốn trồng sâm, chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng.
Ngày 13/4, ông Diễn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã Nông – Công nghiệp xanh Kon Tum bị Công an tỉnh Kon Tum bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra, từ tháng 7 đến tháng 10/2022, ông Diễn khoe với nhiều người mình sắp nhận chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương và Ủy viên Trung ương Đảng, đồng thời đưa ra thông tin có chủ trương cấp dự án 100 ha sâm Ngọc Linh. Ông này kêu gọi góp vốn, đầu tư vào dự án.
Để tạo niềm tin, ông Diễn tự dựng bảng hiệu “Liên hiệp Hợp tác xã Nông – Công nghiệp xanh Kon Tum, Trung tâm phân tích giám sát ADN sâm Ngọc Linh” ở xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Một người đàn ông ở Kon Tum đã chuyển cho ông Diễn 4,5 tỷ đồng góp vốn. Tuy nhiên, chờ nhiều tháng không thấy dự án triển khai, ông này đòi lại tiền thì Diễn thoái thác, bỏ trốn. Nạn nhân tố giác đến công an.
Nhà chức trách xác định những thông tin ông Diễn nói là không có thật.
Trần Hóa
Nhiều giáo viên ở Kon Tum trình báo bị lừa ‘tặng quà’
11 giáo viên mầm non xã Ngọk Tụ, huyện Đăk Tô, trình báo bị người lạ vào trường tặng quà, sau đó dụ chiếm đoạt 22 triệu đồng.
Ngày 6/4, tập thể trường Mầm non xã Ngọc Tụ trình báo Công an huyện Đăk Tô, Kon Tum, về hành vi lừa đảo của hai người lạ mặt.
Theo các giáo viên, chiều hôm qua, người phụ nữ vào trường giới thiệu tên Lê Thị Hương (35 tuổi, nhân viên hệ thống bán hàng của công ty Mẹ và bé, chuẩn bị mở cửa hàng gần trường) xin được vào tặng quà cho trẻ và giáo viên. Được sự chấp thuận của nhà trường, lát sau người đàn ông lái ôtô chở quà đến cho Hương, sau đó chạy xe ra đỗ trước cổng trường.
Hương đã tặng 97 quyển sách tập tô cho trẻ mẫu giáo, giá trên bìa 12.000 đồng/quyển. Mỗi giáo viên được Hương tặng một hộp hoạt huyết dưỡng não (tặng tổng cộng 26 hộp cho cả người vắng mặt).
Ngoài ra, Hương tặng mỗi người một hộp tinh dầu phòng ngừa sốt xuất huyết; tinh bột nghệ; sữa non tổ yến canxi… và nói rằng sẽ “thu lộc” từ 20.000 đồng đến 2 triệu đồng tuỳ sản phẩm; các giáo viên đưa tiền tượng trưng cho Hương, sau đó chị ta sẽ trả lại ngay (tức mua nhưng không mất tiền). Mọi người thực hiện theo, sau đó nhận lại tiền từ Hương.
Tiếp đó, Hương nói sẽ tặng quà là chuyến du lịch Nha Trang 2 ngày một đêm và thêm một hộp tinh dầu thông đỏ, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng, áp dụng như cách trên. Người này đề nghị các giáo viên chuyển khoản, hoặc đưa tiền mặt cho mình, sau đó sẽ trả lại. 11 giáo viên thực hiện theo, chuyển khoản 22 triệu đồng, nhưng Hương lợi dụng lúc đông người đã bỏ ra ngoài lên ôtô người đàn ông chở đi.
Công an huyện Đăk Tô đang xác minh, làm rõ.
Trần Hóa
Những điểm “săn mây”(!?) tại Măng Đen
KON TUMKhi mùa săn mây ở phía Bắc sắp hết, mùa mây tại Tây Nguyên, trong đó có Măng Đen, lại bắt đầu.
Măng Đen là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, ở độ cao trung bình 1.000 – 1.500 m so với mực nước biển. Ở đây có nhiều rừng thông, khí hậu quanh năm mát mẻ, dao động từ 16 đến 22 độ C, độ ẩm trung bình 82 – 84%, theo cổng thông tin điện tử huyện Kon Plông.
Theo chia sẻ của Đô Đô, người bản địa, từ tháng 2 đến tháng 6, thời tiết khô ráo, mưa ít. Đây là thời điểm thích hợp để các khách du lịch đến Măng Đen, khi mùa săn mây ở các tỉnh miền núi phía Bắc sắp hết.

Thời điểm nhiều mây và tầm nhìn thích hợp nhất là khoảng 4h đến 5h. Tuy nhiên, tùy từng địa điểm và tình hình thời tiết mà biển mây có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn. Thậm chí có những nơi mây dày, đến gần trưa vẫn có thể thấy biển mây, anh Đô Đô cho biết.
Những điểm săn mây dưới đây được người bản địa có kinh nghiệm gợi ý. Một lưu ý với du khách là không nên đi một mình, đặc biệt với những nơi đường đi phức tạp như đỉnh Ngọc Lễ hay khu vực 37 hộ.
Đồi Đức Mẹ Măng Đen
Nằm trên đường Trần Nhân Tông, Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen hay có tên thường gọi là đồi Đức Mẹ Măng Đen là địa điểm săn mây quen thuộc. Từ trung tâm thị trấn Măng Đen, du khách có thể dễ dàng đến đây bằng xe đạp, xe máy, ôtô hoặc thậm chí chạy bộ. Thời gian di chuyển khoảng 5 đến 15 phút tùy phương tiện.
Địa điểm này phù hợp cho những khách du lịch nghỉ qua đêm tại thị trấn Măng Đen. Trên đường đến đồi Đức Mẹ cũng có một vài nơi khác nếu may mắn có thể nhìn thấy mây.
Đường Võ Nguyên Giáp

Một địa điểm săn mây gần trung tâm thị trấn Măng Đen khác là số 73 đường Võ Nguyên Giáp. Tương tự như đồi Đức Mẹ, du khách cũng chỉ mất khoảng 5 đến 15 phút di chuyển nếu đang ở trong phạm vi thị trấn.
Đây là một góc yên tĩnh cho những khách du lịch vào sáng sớm. Những sàn gỗ là nơi lý tưởng để chiêm ngưỡng không gian rộng lớn với những dãy núi nối tiếp nhau chạy dài. Vào những ngày đẹp trời, hầu như lúc nào cũng có thể thấy biển mây trắng khi ngồi ở đây.
Khu 37 hộ
Cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 9 km, khu 37 hộ ở thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành là nơi săn mây nổi tiếng tại Măng Đen. Vào sáng sớm, mây bao phủ dày đặc ở thung lũng giữa những ngọn đồi. Từ khu vực này có thể nhìn ra biển mây ở thung lũng phía dưới và đỉnh núi Ngọc Lễ ở phía xa. Du khách có thể chọn một góc trong các tiệm cà phê, homestay và ngắm mây qua khung cửa kính, hoặc lên các sàn mái cao hơn để có những bức ảnh với tầm nhìn thoáng.
Chị Hảo, chủ một homestay tại khu 37 hộ, cho biết đường từ trung tâm thị trấn Măng Đen đến đây khá khó đi, có nhiều đoạn đường đất. Nếu không muốn phải dậy sớm và mất quá nhiều thời gian di chuyển, du khách có thể thuê homestay ngay tại khu để thuận tiện cho việc săn mây vào sáng hôm sau.
Đỉnh Ngọc Lễ
Cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 10 km, đỉnh Ngọc Lễ cao 1.720 m là cung đường trekking khám phá thiên nhiên đẹp và có tầm nhìn toàn cảnh Măng Đen. Vì đỉnh khá cao nên để đến được đây, du khách sẽ phải trekking một quãng đường dài, với khoảng thời gian chừng bốn tiếng. Trải nghiệm thích hợp nhất là leo núi từ hôm trước, cắm trại qua đêm để có thể ngắm được biển mây sáng sớm.
Từng săn mây trên đỉnh Ngọc Lễ, anh Nguyễn Lê Nguyên Thành chia sẻ, chưa có biển mây nào đẹp và thu hút anh như mây ở đây. Một bên là bãi cỏ xanh với diện tích hơn 20 ha như một thảo nguyên thu nhỏ cùng những tảng đá mồ côi khổng lồ, phía dưới là tán rừng nguyên sinh và những cây thông cổ thụ ẩn hiện trong mây.
Làng Viring

Địa điểm này cách trung tâm thị trấn Măng Đen 17 km. Từ đây, có thể chiêm ngưỡng cả biển mây rộng lớn, hồ thuỷ điện thượng Kon Tum (hồ Đăk Tăng) và làng Viring. Từ trung tâm thị trấn, để đến được làng, khách du lịch sẽ mất khoảng 45 phút di chuyển.
Anh Đô chia sẻ, ngoài săn mây vào sáng sớm, du khách còn có thể ngắm hoàng hôn trên hồ Đăk Tăng, khám phá vẻ đẹp của làng Viring và có thể trải nghiệm cắm trại.
Đèo Violak
Nằm xa nhất trong số các địa điểm săn mây ở Măng Đen là đèo Violak, cách trung tâm thị trấn khoảng 50 km, giữa huyện Kon Plông của Kon Tum và huyện Ba Tơ của Quảng Ngãi. Theo kinh nghiệm của anh Đô, để săn mây tại đèo Violak, du khách nên cắm trại qua đêm.
Tuy có khoảng cách xa hơn các địa điểm khác nhưng đối với anh Đô, đèo Violak sở hữu khung cảnh biển mây dày và ấn tượng nhất. “Có lần tôi đến đây vào 10h vẫn có thể nhìn thấy biển mây”, anh Đô chia sẻ.
Quỳnh Mai