

GIỮA NHỮNG MÀU DA(đen,trắng,vàng và cà phê sữa !!)

Lê Thị Huệ
Chủ biên


.
Gió tháng năm thổi những phiến lá phong nõn phất phơ sân trường Evergreen
Tôi dạo bộ thong thả lên đồi ngó những chiếc lưng trọc vàng óng của đất California.
Trưa nay tôi vừa cùng Charlie K vào dự buổi ban tặng bằng biếc của đám học trò Đen chương trình AFFIRM
Ngồi giữa những sinh viên Đen, giáo sư Đen, bạn thân Đen của tôi là Harvey là Director của Affirm lên bục nói những lời thân mật. Hai sinh viên lên đọc thơ. Tên giáo sư già lên đọc thơ. Sinh viên Đen lên nói những tranh đấu cho chính mình. Vượt qua drug, vượt qua những cơn lười biếng tuổi trẻ. Vượt qua làn da. Để bây giờ ra đi khỏi trường Evergreen với điểm trung bình ngon lành được UC Berkeley nhận. Em sinh viên Đen của tôi hãnh diện vì những thành tích của mình ở đây. Nơi này Evergreen Valley College
Bao nhiêu năm qua tôi giáo sư giữa những Đen Trắng và Nâu.
Harvey gọi tôi đi tham dự buổi Đen Affirm đọc thơ. tôi ngồi đấy với tâm trạng lơ mơ nghe Đen đọc thơ

Hình như Đen sanh ra trong máu có huyết loại performance. Hai đứa học trò đọc hai bài thơ sáng tác, xàng xê qua lại, thế mà rất ấn tượng. Giáo sư văn chương Đen đọc một bài thơ. Tôi thường gặp ông ta đi bộ qua các lớp học. Vậy mà giờ đây ông đọc một bài thơ giọng đục giọng trầm lôi kéo justice của nhân loại. Tuyệt. Ba bài thơ đều nói thân phận Đen phải tranh đấu như thế nào.
Giữa những bài thơ. Người Đen vừa ăn vừa mở xấp giấy vàng hát Quốc Ca
Những người bạn Đen rất thân mến của tôi. Kể từ ngày đến Mỹ, tôi có những người bạn Đen thân thiết mấy chục năm nay rồi. Đục đẽo nhau trong các buổi họp cũng dữ lắm, Charlie sao mày không chịu dạy cho bọn sinh viên các thứ đó. Mày dạy cái gì dzậy. Hue, mày không nên la thư ký đó như vậy. Đấy không phải là việc của A. Mày phải xin lỗi nó. .. Rồi có những khi cũng nắm tay nhau rung rung ví dụ như khi nghe Obama thắng cử.
Một con bạn Trắng thì đã chết vì overdose. Linda chết rồi. Đời nó toàn là thuốc thuốc thuốc, hút hít đã đời cho đến ngày tàn trong gác trọ và nó luôn luôn nói Hue, mi là đứa writer mà mi chưa hít bao giờ là mi không biết mi viết cái chi chi. Fuck you, hue
Cindo de Mayo nào tôi cũng nhìn bạn mặc áo đầm xòe vòng cong Mễ đẹp cho tôi ngắm. Mấy bạn Đen thì hú hí bên lỗ tai tranh đấu tranh đấu suốt ngày. Riết cái máu tranh đấu Đen trong tôi lên gio-o lúc nào không hay
Cứ hễ thấy một giáo sư hay một khoa trưởng Trắng mới nào bước vào sân trường, là có đứa Đen Nâu chui tọt vào phòng tôi nói nhỏ: Ê mẹ đó cha đó là Trắng. Rồi mắt liếc xoáy nhí nhoáy nheo nhiếc. Rồi miệng méo xệch xéo nhô giằng để lôi tôi vô màn tranh đấu đòi nhân quyền da màu gì đó. Tôi thường can đảm nói với họ rằng, ta đồng ý là chúng mình phải tranh đấu cho một sự bình đẳng ở xã hội Mỹ. Nhưng để có sự công bằng ấy, chúng ta phải tin vào sự công bằng trước đã. Tại sao bạn lại kỳ thị họ khi thấy họ Trắng. Bạn chưa biết họ là ai, chưa làm việc với họ mà

Tôi không bao giờ quên có những lần đang lơ tơ mơ vì phải giải quyết nhiều vụ việc cho các sinh viên Á Châu, dù ngồi trong một phòng một mình, ghế êm cà phê tận miệng, áo quần thời trang Macýs, chiều thứ Sáu hẹn hò kép đi vút lên nóc nhà lầu Hyátts San Francisco nhìn ra cầu Bay quay từ từ như điệu blue valse thơ Vũ Quỳnh Hương nhạc Ngu Yên, tôi bị Madeleine nhảy bổ vào giữa cơn êm đềm, “Ms Le, tôi không thể hiểu nổi, tại sao học trò của You, Vietnamese students lại đổi tên thành John, Jim, Jennifer làm chi dzậy. Tại sao You không nói người của You giữ tên Việt Nam đi. Đổi tên Mỹ làm gì vậy
Madeleine là một sinh viên Mỹ gốc Da Đỏ. Từ một sinh viên nghiện ngập, bỏ bê con cái, ăn welfare. Vào gặp tôi, một thời gian, Madeleine học hành đàng hoàng, tôi giới thiệu cho she vào làm một công việc văn phòng trong trường. Madeleine cao và xương xương, miêng hơi hô, làm việc khoẻ, nhanh nhẹn, và cười hở răng hở lợi.

Tôi không bao giờ quên sự giận của Madeleine về câu chuyện tại sao người Việt lại đổi thành tên Mỹ. Madeleine biết tôi là một người rất bướng bỉnh trong việc chứng tỏ tôi – là – ai – thì – tôi – cứ – tôi – là . Tôi đã nói chuyện nhiều với Madeleine về việc cứ “be a Da Đỏ”.
Một trong những hội chứng mà dân trí thức ở Mỹ thường nhắc tới là hội chứng white washed, dịch nôm : “bị tẩy trắng”
Thế giới bị white washed tá lả .
Thuốc tẩy trắng da. Đàn bà Việt Nam đi mua kem về tẩy da cho trắng
Tôi còn nhớ lần đầu tiên khoảng năm 1986 tôi đến Nhật. Ngồi trên những vỉa hè hay trong những quán bar ở Tokyo, tôi kinh hoàng thấy các anh chị trẻ ăn mặc và hát nhạc Âu Mỹ hết biết. Nước Nhật bị tẩy Trắng văn hóa khá mạnh.
Sau đó tôi sang Hồng Kông, đi Thượng Hải, Seoul, ở đâu tôi cũng thấy họ bắt chước nhạc nhiếc, áo quần thời trang, và học tiếng Mỹ kinh!
Tôi ngồi và nhìn họ. Tự nghĩ khi họ nghe một bản nhạc tiếng Anh, họ “thấm thấu” được bao nhiêu phần ngôn ngữ của bài hát.
Ơ mà hình như họ không cần “thấm”. Họ chỉ muốn hát thứ tiếng đang được nhiều người hát.
Tôi phân vân, họ có biết anh chàng nhạc sĩ này xài drug quá xá. Nhạc này là nhạc của bọn drug addict hát cho chập mạch với cơn say ma tuý. Những cô gái Á Châu kia có biết các động cỡn ấy không ?

Họ không cần biết anh nhạc sĩ là ai. Họ chỉ thấy khung cảnh đường phố Tokyo nhạc xập xoè và đám trẻ đang nhảy loi choi, vui vẻ nhộn nhịp trẻ trung thế này. Vui thế là đủ.
Tại sao tôi lại đi thắc mắc và muốn họ nên biết họ đang làm gì ?
Tháng nọ năm kia, tôi đi đại học Berkeley dự một chầu conference về Ngôn Ngữ Của Các Giống Có Nguy Cơ Bị Tiêu Diệt. Tôi đi mân mê những dấu tích văn hóa, đồ trang sức, vải, tranh, tượng, của các giống dân mà tiếng nói của họ càng ngày càng bị teo tóp lại dần. Tôi thấy thương. Tôi rưng rưng nước mắt.
Tôi là – tôi – cứ – như – thế
Nước Mỹ biến những người bạn Đen Trắng và Nâu thành máu thịt da của tôi. Tôi thành Đen thành Brown thành Trắng lúc nào tôi không biết.
Lê Thị Huệ
2007-2015



