1001 cách để vào xứ tư bản bóc lột :Dịch vụ “mần bố giả”(một hình thức buôn người)để kiếm tiền tại Anh Quốc!!-BBC Newsnight:

Dịch vụ ‘nhận bố cho con’ với giá nhiều ngàn bảng ở Anh

  • Patrick Clahane, Divya Talwar & Khue B Luu
  • BBC Newsnight

18 tháng 5 2023

Composite pic of pregnant woman against a background of passports and Facebook logo

Có những người đàn ông mang quốc tịch Anh ‘chào bán’ việc giả làm cha cho con cái của những phụ nữ nhập cư với giá nhiều ngàn bảng, điều tra của BBC cho thấy.

Những người này có thể được trả tới 10.000 bảng Anh để khai trong giấy khai sinh của đứa trẻ rằng họ là người bố, qua đó đứa trẻ khi sinh ra sẽ có quốc tịch Anh và người mẹ sẽ có cơ hội xin quyền cư trú.

Có những kẻ lừa đảo dùng Facebook để chào mời dịch vụ ‘nhận bố’ và có những kẻ tuyên bố đã giúp đỡ hàng nghìn phụ nữ theo cách này.

Facebook nói theo quy định của hãng, việc đăng những nội dung như vậy là bị cấm.

Cuộc điều tra của BBC Newsnight phát hiện ra rằng tình trạng gian lận này đang xảy ra ở các cộng đồng khác nhau trên khắp Vương quốc Anh.

Cuộc điều tra phát hiện ra có những kẻ hoạt động trên khắp nước Anh trong việc cung cấp bố giả.

Nhóm điều tra của BBC đã cử người vào vai phụ nữ có thai đang ở Anh bất hợp pháp, tiếp xúc với những người hứa hẹn có thể cung cấp dịch vụ bố giả.

Một ‘đầu mối’, người tự nhận tên là Thái, nói với cô rằng anh ta có nhiều người quốc tịch Anh nhận làm bố, và mức giá “trọn gói” là 11.000 bảng.

https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-65626939/p0fngq3g/viChụp lại video,

Xem đoạn video được quay bí mật: “Thái” môi giới cho người điều tra ngầm của Newsnight gặp người nhận làm bố giả

Thái, người không quảng cáo trên Facebook, nói việc này “dễ mà” và anh ta “sẽ làm tất cả mọi thứ” để đứa trẻ có hộ chiếu Anh. Anh ta nói sẽ “chuẩn bị một lời khai hợp lý” để người điều tra ngầm của BBC có thể thành công trong việc qua mặt giới chức.

Thái đưa tới cuộc gặp một người đàn ông tên là Andrew, người mà Thái nói sẽ nhận làm cha. Andrew được hứa hẹn là sẽ nhận được 8.000 bảng.

Trong cuộc gặp, Andrew chìa hộ chiếu ra để chứng minh mình là công dân Anh. Người này cũng cùng người điều tra ngầm của BBC chụp ảnh selfie.

Selfie of Newsnight researcher with Andrew
Chụp lại hình ảnh,Người điều tra ngầm của BBC Newsnight (mặt đã được làm mờ) chụp hình selfie với Andrew

BBC đã không trả bất kỳ khoản tiền nào cho bất kỳ ‘đầu mối’ cung cấp dịch vụ bố giả nào.

Sau đó, khi bị chất vấn về vụ việc, Thái phủ nhận mọi hành vi sai trái và nói anh ta “không biết một cái gì, không liên quan”.

Andrew đã không phản hồi yêu cầu bình luận của chúng tôi.

Một ‘đầu mối’ khác, tự xưng là Thi Kim, khẳng định bà ta đã giúp đỡ hàng ngàn phụ nữ có thai làm giấy tờ theo hình thức này.

Thi Kim nói bà ta có thể cung cấp ‘dịch vụ’ với giá “mười đồng [tức 10 ngàn bảng] cho người bố”, còn khoản phí môi giới cần trả cho bà ta là 300 bảng Anh.

Tất cả những người mà Thi Kim giới thiệu làm bố giả đều “đẻ ra ở đây, chưa bao giờ nhận [làm bố giả của] ai”, Thi Kim nói với người thực hiện điều tra ngầm của BBC.

“Mình làm qua rồi, mình biết đầu đuôi cần phải làm thế nào. Em không phải lo sợ chuyện sau này không có sổ. Thừa sức có sổ.”

Thi Kim đã không phản hồi yêu cầu bình luận của BBC.

Thi Kim, one of the agents who spoke to BBC Newsnight
Chụp lại hình ảnh,Thi Kim chào mời dịch vụ ‘nhận bố cho con’ với người điều tra ngầm của BBC Newsnight

Kiểu ‘nhận bố’ thế này là “cực kỳ tinh vi”, theo luật sư di trú Ana González.

“Cực kỳ tinh vi, cực kỳ khó theo dõi,” bà nói. “Cũng có thể nói đây là bằng chứng cho thấy những người phụ nữ này thiết cốt tới mức nào, và khoảng thời gian kỳ công tới đâu họ phải trải qua để tìm cách xin được giấy tờ ở lại Anh.”

Nếu một phụ nữ nhập cư rồi ở lại Anh bất hợp pháp nhưng sinh con với một người là công dân Anh hoặc có giấy cư trú vĩnh viễn ở Anh thì đứa trẻ sinh ra mặc nhiên là công dân Anh.

Sau đó, người mẹ có thể nộp đơn xin thị thực gia đình để ở lại Anh, rồi tiếp đến là nộp đơn xin quốc tịch.

“Quy định này là để bảo vệ trẻ em chứ không phải nhằm cấp thị thực cho những phụ nữ không có giấy tờ ở Anh,” bà González nói. “Đây không phải là lỗ hổng pháp lý. Nó không nên bị coi là lỗ hổng.”

BBC không thể ước tính được quy mô của tình trạng gian lận này, bởi Bộ Nội vụ không thể cung cấp dữ liệu về số vụ mà Bộ đã điều tra.

Bộ Nội vụ cũng không công bố dữ liệu về số lượng thị thực được cấp cho cha mẹ không phải công dân Anh của các trẻ mang quốc tịch Anh.

‘Không phải là một vụ đơn lẻ’

Tuy nhiên, trong năm ngoái, 4.860 visa gia đình đã được cấp cho “những người phụ thuộc khác” – là nhóm bao gồm những người xin ở lại Anh với tư cách là cha mẹ có con là công dân Anh.

Cố ý khai gian trong giấy khai sinh là vi phạm pháp luật.

Bộ Nội vụ nói với BBC rằng họ có các biện pháp để ngăn chặn và phát hiện các vụ dùng giấy khai sinh khai man để gian lận nhập cư.

Bộ Nội vụ rằng “chỉ riêng giấy khai sinh có thể sẽ là chưa đủ bằng chứng chứng minh quan hệ cha con” và trong các trường hợp cần xác định rõ mối quan hệ này, Bộ “có thể yêu cầu bằng chứng bổ sung để chúng tôi kiểm tra được đầy đủ, thỏa đáng”.

Tuy nhiên, luật sư chuyên về di trú Harjap Bhangal cho rằng giới chức chưa hành động đủ mức: “Đây không phải là một vụ đơn lẻ mà rất có thể là có hàng ngàn vụ… Bộ Nội vụ đã chưa để mắt tới tới chuyện này.”

Ông nói rằng cách làm này xảy ra ở nhiều cộng đồng nhập cư khác nhau, bao gồm cả những cộng đồng đến từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nigeria và Sri Lanka, và nó đã diễn ra trong nhiều năm.

Cuộc điều tra của Newsnight cho thấy hoạt động bất hợp pháp này được quảng cáo rộng rãi trên một số trang Facebook tìm việc của người Việt tại Anh.

‘Hãy nhắn tin riêng qua Facebook hoặc gọi điện thoại’

Chúng tôi đã nhìn thấy hàng chục tin đăng từ các tài khoản khoe độ tin cậy của dịch vụ ‘nhận bố cho con’, và từ các tài khoản cho thấy có những phụ nữ có thai muốn tìm người nhận làm cha cho con mình.

Một người viết: “Em đang có bầu 4 tháng, cần tìm bố có quốc tịch, tuổi từ 25 đến 45.”

Một người khác viết: “Mình có sổ đỏ. Bạn nữ nào có thai chưa tìm được người nhận bố thì để lại tin nhắn.”

Meta, công ty sở hữu Facebook, cho biết họ không cho phép “đăng tin nhận con hoặc làm gian lận giấy khai sinh trên Facebook”. Hãng nói sẽ tiếp tục xóa các nội dung vi phạm chính sách của Facebook.

Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã nói chuyện với một số người.

Một phụ nữ nói rằng cô từng trả tiền cho một người để người đó nhận làm cha của con cô.

“Ông ấy hơn tôi 30 tuổi. Tôi nghe nói ông ấy từng nhận con với một người khác.”

Người phụ nữ này cho biết cô không duy trì liên lạc gì với người đàn ông đó. Họ chỉ gặp nhau tổng cộng ba lần kể cả lần đi làm đăng ký khai sinh cho đứa trẻ.

Một phụ nữ khác nói với chúng tôi rằng cô đã trả tiền cho một người nhận làm bố, nhưng đến phút chót mới biết người này đã nói dối về tình trạng giấy tờ của anh ta.

“Chỉ một ngày sau khi làm giấy khai sinh cho con, tôi mới phát hiện ra rằng người đó chưa có giấy tờ. Tôi phát điên, vì thông tin thì đã ghi vào giấy khai sinh của con rồi, không thay đổi được nữa.”

Cú lừa đảo khiến cho hai mẹ con cô không xin thể được giấy tờ để ở lại Anh hợp pháp.

Ông Harjap Bhangal nói Bộ Nội vụ cần điều tra thêm các đơn xin cấp thị thực có dấu hiệu nghi vấn.

“Nếu hồ sơ ghi một đứa trẻ có một trong hai người bố mẹ là công dân Anh còn người kia không có visa ở Anh hợp pháp thì đó sẽ là trường hợp hoàn hảo để giới chức đưa ra yêu cầu đơn giản, đó là hãy làm xét nghiệm ADN.”

Ở Anh, yêu cầu xét nghiệm ADN không được đặt ra khi làm giấy đăng ký khai sinh hoặc xin hộ chiếu Anh cho trẻ em.

Ông Bhangal không nghĩ rằng đã có nhiều người bị truy tố vì tội danh này.

“Đó là lý do tại sao mọi người làm điều đó – bởi vì họ không sợ sẽ có bất kỳ hậu quả gì xảy ra.”

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.