
Đại học Harvard thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh


28/04/2023

Trường Y T.H. Chan thuộc Đại học Harvard hôm 26/4 vừa thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với một hội nghị chuyên đề có sự tham gia của các thiền sư và học giả trên khắp thế giới, trong đó có các đại đệ tử của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Sứ mạng của trung tâm này là ‘giúp cho con người trên khắp thế giới sống có mục đích, sống thanh thản, sống yêu đời thông qua thực hành chánh niệm’; thực hiện các phương cách thực chứng để cải thiện sức khỏe và sự an lạc thông qua chánh niệm và giáo dục công chúng về chánh niệm, thông cáo báo chí của Đại học Harvard cho biết.
Số tiền tài trợ để mở Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh này là 25 triệu đô la Mỹ do một mạnh thường quân ẩn danh hiến tặng – một trong những khoản hiến tặng đơn lẻ lớn nhất từ trước đến nay cho trường đại học danh giá này.
Cải thiện sức khỏe và sự an lạc
“Chánh niệm là cách thực hành an trú hoàn toàn trong từng khoảnh khắc. Đó là phương châm sống Phật giáo có từ xa xưa dạy chúng ta an trú ở đây và vào lúc này – ý thức những gì đang diễn ra trong thân tâm và xung quanh chúng ta trong mỗi khoảnh khắc mà không phán xét. Phương pháp này có thể được áp dụng để giảm căng thẳng, tăng cường nhận thức bản thân và nuôi dưỡng cảm giác tiếp nhận cũng như sự an lạc,” thông cáo báo chí giải thích.
Tuy nhiên, ‘lĩnh vực chánh niệm còn tương đối mới và các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Thích Nhất Hạnh nhận thấy cần có thêm các công cụ khoa học để đánh giá tác động của can thiệp chánh niệm đối với sức khỏe và sự an lạc’, thông cáo báo chí viết.
Trong thư ngỏ gửi cho các giáo sư và sinh viên Trường Y T.H. Chan, Giáo sư Michelle A. Williams, viện trưởng nhà trường, cho biết các khoa kết nối với Trung tâm Thích Nhất Hạnh ‘sẽ theo đuổi các nghiên cứu nghiêm cẩn để tìm ra các cách tiếp cận hứa hẹn nhất nhằm cải thiện sức khỏe và sự an lạc bằng con đường chánh niệm’.
“Tôi muốn mọi người chú ý đến ý nghĩa của việc đặt trung tâm chánh niệm này trong trường Y. Sứ mạng của chúng tôi ở đây là thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe của mọi người trên khắp thế giới. Chúng tôi hoạt động ở quy mô đại chúng, chúng tôi hướng đến tiếp cận và nâng đẩy toàn bộ cộng đồng. Trung tâm Chánh niệm này sẽ hoạt động theo tinh thần đó. Và như vậy, nó sẽ tôn vinh di sản của vị thiền sư phi thường mà trung tâm này được mang tên,” Giáo sư Williams viết.
Thông cáo báo chí cho biết trung tâm chánh niệm này được đặt tên Thích Nhất Hạnh nhằm tôn vinh vị thiền sư, nhà lãnh đạo tinh thần toàn cầu, học giả và nhà hoạt động hòa bình ‘được tôn kính trên khắp thế giới’ cho những bài giảng của ông về chánh niệm, đạo đức và hòa bình’.
“Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Thích Nhất Hạnh đã đi khắp nơi một cách không mệt mỏi để truyền bá các nguyên tắc bất bạo động, lòng trắc ẩn và tình đoàn kết,” thông cáo báo chí viết.
“Trên quê hương của ông, ông đã hiện thực hóa các nguyên tắc này bằng cách thành lập một tổ chức cứu trợ hoàn toàn tình nguyện có tên gọi là Trung tâm Thanh niên Phụng sự Xã hội. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành cả đời phấn đấu cho hòa bình và công bằng xã hội, đào tạo thế hệ tương lai những tu sỹ Phật giáo dấn thân và xây dựng các cộng đồng lành mạnh về sống trong chánh niệm.”
Hội nghị chuyên đề
Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh được đặt trong Khoa Dinh dưỡng của Trường Y, Đại học Harvard, và sẽ được Walter Willett, Giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học, lãnh đạo.
Giáo sư Lilian Cheung, giám đốc nghiên cứu và thực hành chánh niệm tại Khoa Dinh dưỡng, đã gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào năm 1997 tại một khóa tu chánh niệm và sau đó bà đã cùng viết chung với thiền sư một cuốn sách có tựa đề: ‘Hương vị: Ăn uống chánh niệm, Sống chánh niệm’.
“Trong những năm qua, tôi trở nên rất quan tâm đến việc tìm hiểu làm sao áp dụng thực hành chánh niệm vào khoa y, vốn tìm cách ngăn ngừa bệnh tật và thúc đẩy an lạc ở quy mô đại chúng. Đó chính là điều mà Trung tâm sẽ làm,” Giáo sư Cheung được Thông cáo báo chí dẫn lời cho biết.
Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh ra mắt với một hội nghị chuyên đề kéo dài một ngày vào ngày 26/4 với sự tham gia của các học giả, các nhà thực hành chánh niệm hàng đầu và các thiền sư thực tập dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến từ các trung tâm Làng Mai ở châu Âu và Mỹ, thư ngỏ của Giáo sư Williams cho biết, nhằm chia sẻ những nghiên cứu mũi nhọn, hoạch định các nghiên cứu trong tương lai và lan tỏa năng lượng cho nhau.
Trước đó, vào tối ngày 25/4, Câu lạc bộ các Giáo sư Harvard đã tổ chức một bữa tối riêng tư để chào mừng sự ra mắt của Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với sự tham gia của Chủ tịch Đại học Harvard Lawrence Bacow, các đại đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh như Sư cô Chân Không và Thiền sư Thích Chân Pháp Ấn, Giám đốc Viện Phật học Ứng dụng châu Âu, cùng các giáo sư và ban giảng huấn trường Y T.H. Chan.
Cho đến đầu năm 2023 đã có gần 25.000 công trình nghiên cứu về chánh niệm trong các ấn bản được xem xét đồng đẳng bao trùm nhiều lĩnh vực đa dạng, theo Trường Y T.H. Chan, và các công trình nghiên cứu về chánh niệm do Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ đã tăng từ 2 trong năm 2018 lên đến 327 công trình trong năm 2022.
Các nghiên cứu khoa học này đã đưa ra bằng chứng cho thấy thực hành chánh niệm có thể giúp nâng cao sức khỏe con người. Quan trọng hơn, chúng cho thấy thực hành chánh niệm còn có thể tác động tích cực đến các mục tiêu giáo dục, hệ thống tư pháp, cấu trúc kinh tế-xã hội và môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về chánh niệm chỉ mới tập trung vào tâm lý học, khoa học thần kinh, giáo dục… mà ít tập trung vào lĩnh vực y tế.
NHẤT HẠNH VÀ NGƯỜI YÊU CAO NGỌC PHƯỢNG
Posted by nguoidonghuong trên Tháng Sáu 22, 2009
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=16551&chapter=15
NHẤT HẠNH VÀ NGƯỜI YÊU CAO NGỌC PHƯỢNG

Trong thời gian này, người tình cuả Nhất Hạnh là nàng Cao Ngọc Phượng, nữ sinh viên khoa học, em cuả ca sĩ Cao Thái, hãy còn ở VN, để tiếp tục hoạt động nằm vùng, phản chiến, cùng với nhà sư Thích Thanh Văn, và một số đồng chí khác nưã. Trong cuộc tấn công bất ngờ cuả CS vào Đô Thành, trong dịp Tết Mậu Thân (1968), Cao Ngọc Phượng cùng với Thích Thanh Văn, đả hội họp với một số cán bộ CS tại một điạ điểm bí mật ở Thủ Đức, để chuẩn bị kế hoạch phối hợp công tác phát động quần chúng đồng khởi trong Đô Thành. Nhưng chẳng may, cuộc tấn công Tết Mậu Thân, ngay từ giây phút mới triển khai, đã quờ quạng, nên không đủ mạnh, để mở đường cho kế hoạch xua quần chúng xuống đường, ủng hộ quân giải phóng, cho CS cướp chính quyền theo đúng kế hoạch cuả cục R, do Mười Cúc Nguyễn Văn Linh và Trần Bạch Đằng đảm trách.
Vì thế, cuộc hội họp cuả Cao Ngọc Phượng và Thích Thanh Văn với cán bộ CS ở Thủ Đức đã bị bại lộ. Tin này đã được cấp báo cho tiểu khu Gia Định. Tiểu khu trưởng không dám đối phó. Tin truyền tới Biệt Khu Thủ Đô. Các vị quan to súng ngắn ở BKTĐ nghe nói đến thầy chuà, tự nhiên cũng lên cơn sốt rét. Trong khi đó dinh Độc Lập đã như rắn mất đầu. Thiệu đang kẹt ở quê vợ. Nguyễn Cao Kỳ loay hoay muá máy một mình. Cuối cùng phải nhờ đến tay trung úy Vũ Ngọc Chi, một thủ hạ thân tín cuả tướng Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan, thuộc An Ninh Quân Đội, dám không coi bọn giặc thầy chuà đáng kí lô nào, đã đem lính đến tấn công, tung lựu đạn giải tán. Kết quả một số cán bộ CS chết, riêng nàng Cao Ngọc Phượng, người tình yêu dấu cuả Nhất Hạnh bị thương, cùng với Thích Thanh Văn.
Tuy sự thể đã bị phát hiện, với đầy đủ bằng chứng tỏ rõ Cao Ngọc Phượng và Thích Thanh Văn đã nằm vùng cho CS, nhưng bạn đọc còn lạ gì lúc bấy giờ thế lực chính trị ở miền Nam đã được qui định theo trật tự ưu tiên: ”Nhất đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng”. Thế lực cuả đàn bà, nhất là hạng đàn bà biết đem cái gia tài cuả mẹ và tiết trinh để làm nấc thang danh vọng, càng đắc thời đắc thế vô cùng. Trong trời đất, chẳng cứ gì những tên dân ngu cu đen, thậm chí đến bậc cao tăng, tu hành tịnh khẩu cho đến kẻ anh hùng cái thế danh trấn giang hồ như Từ Hải cũng còn”dại gái”, đến nỗi phải chết đứng giưã trận tiền…Vì thế cho nên Cao Ngọc Phượng và Thích Thanh Văn vẫn không hề bị bắt giam và không bị truy tố gì hết!
Trong khi đó, ở bên Pháp, nóng lòng cho tính mệnh cuả người yêu, Nhất Hạnh đã sai Uỷ Ban Tăng Ni Hải Ngoại và Phong Trào Phản Chiến phải cấp tốc tiến hành mọi kế hoạch đấu tranh để đem cho kỳ được Cao Ngọc Phượng sang Paris, đoàn tụ với chàng. Nên biết, lúc này, chiếc ghế tổng thống 3 chân cuả Thiệu đang lắc lư, lung lay dữ lắm. Phần vì giặc ngoài, thù trong, Nguyễn Cao Kỳ ngồi sát nách luôn luôn kiếm chuyện tạo áp lực, nên Thiệu chẳng những đã sợ Mỹ, lại còn sợ cả đám giặc thầy chuà hung hãn, qủi quyệt. Đám giặc trọc đầu nằm vùng ấy đã từng tạo phong trào phản chiến rầm rộ ở ngay trên đất Mỹ, và khắp nơi hải ngoại, lại còn có khả năng thưà sức vận động đám quần chúng ngu dại, mù quáng trong nước, nổi lên chống phá chế độ Diệm không Diệm cuả Thiệu, nên Thiệu sẵn sàng nhượng bộ cho phép Cao Ngọc Phượng được thơ thới hân hoan, bay sang Paris với sư phụ mà cũng là người tình cưng quí cuả nàng!
Sang tới Paris, Cao Ngọc Phượng, đã được Nhất Hạnh chính thức nhận làm đệ tử ruột, ban cho pháp danh Chân Không, đóng vai ”thị giả”, ngày đêm được hầu hạ, đầu ấp tay gối bên thầy, dưới một mái nhà, vưà la Phật Đường, là trụ sở đấu tranh cuả Uỷ Ban Tăng Ni và Phong Trào Phản Chiến.
Thoạt tiên Nhất Hạnh và Cao Ngọc Phượng lập ra một trung tâm đón tiếp người tị nạn ở Troyes, nhưng hằng ngày vẫn ở Paris, và cùng trú ngụ chung trong một mái nhà với vợ chồng Võ Văn Aí, nhà văn Chinh Ba và đại đức Thể Tịnh Huỳnh Bá Yết Dương. Đến lúc này, Nhất Hạnh và Cao Ngọc Phượng đã không còn nể nang, kiêng dè gì dư luận cuả cộng đồng người VN tị nạn nưã. Họ đã ra mặt công khai, chính thức ăn ngủ với nhau như vợ chồng thiệt sự dưới một mái nhà có bày ra một chánh điện để thờ Phật. Trong thời gian ái ân mùi mẫn, Nhất Hạnh thường giả bịnh, kêu rên đau ốm, mệt mỏi nọ kia, để có cớ rút vào trong chánh điện thờ Phật, nằm chờ… Trong khi đó, Cao Ngọc Phượng mượn cớ phải hầu hạ, săn sóc thầy trong lúc đau yếu, bịnh hoạn dây dưa, không dứt, nên cũng rút luôn vào ở trong chánh điện cả ngày lẫn đêm. Theo nhận thức cuả cặp Nhất Hạnh-Cao Ngọc Phượng, tức ni sư Chân Không, trong tranh cũng như trên mặt các bưcù tượng, dù tạc bằng gỗ, bằng xi măng, đẽo bằng đá, hay đúc bằng đồng, thì ông Phật nào cũng nhắm mắt hết thảy. Nếu có ông nào còn mở mắt, thì khi trông thấy các hành động dâm loạn cuả hai kẻ đệ tử đốn mạt này chắc cũng phải nhắm mắt lại mà thôi!
Đầu năm 69, Cao Ngọc Phượng sang Paris sống du dương mùi mẫn với người yêu, dưới dạng ni cô và thầy chuà, nhưng chỉ vài tháng sau thì cô ả mang bầu. Cái bụng cuả ni cô lúc đầu còn lú nhú trông dễ thương, nhưng lâu dần càng ngày càng thêm chương phình lên cách lộ liễu quá đáng. Muốn giấu cái bụng chửa thè lè cuả một bà vãi đầu trọc tếu, trông rất khó coi, nàng bèn rêu rao, hô hoán lên là đến muà An Cư Kết Hạ, nàng phải Nhập Hạ.
Cũng may cho nàng, trong giới pháp cuả Phật Giáo, hằng năm cứ đến ngày rằm tháng Tư Âm Lịch là khởi đầu muà An Cư Kết Hạ. Lúc đó đúng là thời kỳ cái bụng cuả nàng đã phưỡn ra trông rất kỳ cục rồi!
Theo giáo pháp, bắt đầu muà nhập Hạ, chư tăng phải tập họp để thực hành ”yết ma kiết giới”, qui định ranh giới cuả sự cư trú, trong 3 tháng, đánh dấu các góc Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Khi yết Ma Kiết Giới đã được thực hiện, không một tăng, ni nào được phép đi ra khỏi ranh giới ấy. Trường hợp cần thiết, bất khả kháng, tăng ni có thể ra khỏi ranh giới ấy trong vòng 24, hay 48 tiếng đồng hồ, với điều kiện có ”Yết Ma Giới”. Hết muà Hạ, chư tăng thực hiện Yết Ma Giới, làm lễ ”Tự Tứ ”(pravarana), tức thỉnh cầu một vị tăng khác chỉ điểm cho những sai quấy, khuyết điểm trong việc hành trì giới luật, để tự thân rút tiả lỗi lầm mà sám hối… Nhưng Cao Ngọc Phượng và Nhất Hạnh đã bất cần những thứ ràng buộc lỉnh kỉnh ấy, gây trở ngại không ít cho những khoái lạc ái ân, nên họ chỉ mượn cớ ”Nhập Hạ”, tức mượn màu đạo đức tu hành, núp bóng Phật, để cả hai cùng ở riết trong phòng riêng, 24 trên 24, tha hồ thỏa mãn mây mưa ướt át!…
Đánh đổi với cái giá ái ân, mùi mẫn gia diết trong cái không khí tương phản, nghịch đảo đến mức kỳ quặc đó, tội nghiệp, nàng Cao Ngọc Phượng đã phải trả một cái giá khá đắt là sống suốt ngày trong một căn phòng chật hẹp, tù túng, chẳng khác nào như một con chuột trong hang. Mỗi ngày, nàng chỉ chờ khi đêm tối xuống mới thò mặt ra ngoài để làm những việc vệ sinh cá nhân cần thiết!
Thế là đến cuối năm 69, Cao Ngọc Phượng đã cho ra đời đứa con trai đầu lòng!
Lúc này chính là thời điểm ngon lành nhất cho Ái cùng đồng bọn ra tay phát động chiến dịch hạ bệ ”sư phụ và sư mẫu”, đồng thời tạo cớ để giựt hết tiền bạc, sang đoạt nhà in cuả cặp nhất Hạnh-Cao Ngọc Phượng! Ái tung tin cặp Nhất Hạnh-Cao Ngọc Phượng, chỉ đội lốt nhà sư, giả dạng tu hành, để kinh tài, bắt áp phe, và thoả mãn dâm dục ngay trước mắt Phật v.v…
Về phiá Nhất Hạnh và Cao Ngọc Phượng, thực ra họ cũng chẳng khờ khạo gì cho đến nỗi bị Ái âm mưu tạo phản mà không biết. Ngay từ khi mới đặt chân đến Paris, Cao Ngọc Phượng đã nhận ra khoản tài lợi lớn lao đang nằm trong tay vợ chồng V.V.Ái, nên muốn tiếp tay với Nhất Hạnh để lấy lại. Bây giờ, nhân dịp Ái giở mặt, Nhất Hạnh và Cao Ngọc Phượng liền dùng quyền trục xuất V.V.Ái ra khỏi các chức vụ. Nhưng họ không ngờ anh chàng lùn thước mốt mà lại có thể tính toán xa đến cả cây số. Trước khi bàn giao, với tư cách tổng thơ ký cuả Ủy Ban, Aí đã ngấm ngầm làm giấy tờ bán gía rẻ mạt hết cả dàn máy in và mấy bộ chữ cho vợ là Trần Thị Phương Anh, vì lý do quá cũ, đã đến thời kỳ phế thải,…Thế là, Nhất Hạnh và Cao Ngọc Phượng đành ứ hự, ngậm mà nghe…

MUỘI CUNG
(Trần Trung Chính)


Khoảng những năm 2008-2009, hai diễn viên hài hước Vân Sơn và Hoài Linh thi nhau hát liên khúc (nhiều bài hát liên tiếp nhau). Vân Sơn mới hỏi nghệ danh ca hát của Hoài Linh là gì ? Hoài Linh nói : “nghệ danh của tôi là THÁI GIÁM”. Vân Sơn ngạc nhiên hỏi lại : “ Ủa, sao kỳ vậy ? Sao lại lấy tên là THÁI GIÁM ???”.
Hoài Linh giải thích nguyên do : “ Các nữ ca sỹ nổi tiếng suốt 50 năm qua là Thái Hằng, Thái Thanh, Thái Hiền, Thái Thảo…Tôi muốn khán thính giả VN nghĩ rằng tôi có liên hệ với các nữ ca sĩ nổi danh có chữ THÁI đứng đầu (danh xưng mới của VC là “Ăn Theo” còn thời của chúng tôi thập niên 1970 gọi là “ muốn ăn ké”) , mà kẹt mình là đàn ông nên phải chọn nghệ danh THÁI GIÁM có lẽ thích hợp nhất”
Ngày thứ bảy vừa qua, ngày 24 tháng 11 năm 2019, đọc tin tức trên VIỆT NAM NHẬT BÁO SAN JOSÉ, tôi thấy ông Đào Văn Bình quảng cáo cuốn sách mà ông vừa hoàn tất có tựa đề MÊ CUNG, giá 15 dollars / một cuốn, độc giả có thể mua trên AMAZONE on line , hoặc chi phiếu gửi về địa chỉ : Nga Bùi – 760 Mc Laughlin Ave – San José – CA 95116.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa MÊ như sau : 1) Nghĩa thứ nhất (động từ): ở trạng thái cơ thể chỉ còn một phần hoặc mất hẳn khả năng nhận biết và đáp ứng với các kích thích. Thí dụ : ngủ mê, bệnh nhân lúc mê lúc tỉnh…
2) Nghĩa thứ hai (động từ) mơ. Thí dụ: nằm ngủ mê thấy những chuyện rùng rợn.
3) Nghĩa thứ ba (động từ) ham thích tới mức như bị cuốn hút hoàn toàn vào, không còn biết đến những cái khác. Thí dụ: mê gái, mê bài bạc , mê đọc tiểu thuyết , mê đá banh…
MUỘI (danh từ): nghĩa đen = bụi đen mịn do khói sinh ra, thường đóng thành mảng lớn. Thí dụ: lau sạch muội ở bóng đèn, cọ muội nồi (muội đóng ở đít nồi). Nghĩa bóng “muội” = đen tối, thí dụ: “ám muội” = lén lút, không chính đáng.
MÊ MUỘI (động từ) : ở trạng thái mất tỉnh táo, mất sáng suốt và mất trí thông minh đến mức không còn ý thức được phải trái.
Tôi đã đọc vài truyện ngắn trong cuốn sách này (mà ông Đào Văn Bình đã phổ biến trên VIỆT NAM NHẬT BÁO SAN JOSÉ trước khi in sách), nhận xét của tôi là tác giả Đào Văn Bình quá “từ chương” chưa sống thật cho nên chỉ nhìn vào riêng lẻ những chuyện ngắn đó thì suy ra ông Đào Văn Bình “uyên bác” và “có kích thước lớn về mặt tư tưởng” (nhất là tư tưởng Phật Giáo).
Nhưng nhìn toàn thể cuộc đời của ông, nhìn qua những tác phẩm khác và nhìn kỹ những “thái độ chính trị” của ông với VNCH thì rất ứng hợp với câu thơ của văn hào Nguyễn Du: ”NGHE QUA NGẬM ĐẮNG NUỐT CAY THẾ NÀO”.
Ông Đào Văn Bình viết sách MÊ CUNG, tôi chọn tựa đề bài viết này là MUỘI CUNG thay vì là PHÊ BÌNH SÁCH MÊ CUNG vì những điều trình bày trong các truyện ngắn thì không có gì để phê bình, MUỘI CUNG chỉ phê bình về nhận thức và ý thức của tâm trí ông Đào Văn Bình mà thôi (xin xem lại định nghỉa về MÊ MUỘI vừa nêu ở phần trên). Dĩ nhiên ông Đào Văn Bình và những khoa bảng PG Ấn Quang “đồng hành” với ông hoàn toàn có quyền tự do để phản bác các nhận xét của tôi và biện minh “chính nghĩa” của các ông. Tôi đoan chắc là các ông có thừa khả năng và bản lãnh để làm chuyện đó. Xin đừng im lặng vì độc giả rất cần thấu hiểu các vấn đề “rắc rối” của lịch sử Việt Nam nhất là những vấn đề liên quan đến 80% dân số của Việt Nam mà ở hải ngoại mới có thể trình bày minh bạch được.
Năm sinh của tôi là 1950, có thể nói là nhỏ tuổi hơn bất cứ cá nhân nào trong tập thể các khoa bảng PG Ấn Quang, chúng ta không nói những chuyện mà chúng ta đã từng tham dự hay đã từng chứng kiến thì mai sau thế hệ kế thế biết gì để tìm hiểu. Bọn VC chuyên môn tạo tin giả và những tài liệu giả (thí dụ như lý lịch và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh chả hạn), cho nên những tay sai của VC hay chính cán bộ của VC sẽ không được tham dự trong cuộc tranh luận này.
Nhận xét thứ nhất : Ông Đào văn Bình hoàn toàn đứng hẳn vào phe PHẬT GIÁO ẤN QUANG , là phe nhóm gồm rất nhiều người mặc áo vàng hay áo nâu nhưng không phải là tăng sĩ Phật Giáo (người viết gọi chung là TẬP ĐOÀN TĂNG LỮ BÌNH TRỊ THIÊN). Phe PHẬT GIÁO ẤN QUANG tự hào là “đồng hành” với Cách Mạng (VC tự xưng chúng là Cách Mạng chớ không tự xưng là VIỆT CỘNG). Chính Thích Huyền Quang (đệ tứ Tăng Thống của PG Ấn Quang) tuyên bố trong những năm cuối thập niên 1970. Khi làm việc Thiện mà cá nhân mình không làm nổi phải rủ nhiều người khác góp tay góp sức với mình thì mới đáng được gọi là “đồng hành”. Trong khi bọn Việt Cộng là một bọn giết người + cướp của + cướp nước, thì danh xưng “đồng hành” phải được sửa là “đồng lõa” mới đúng.
Nhận xét thứ hai : ông Đào Văn Bình thiếu liêm sỉ của người trí thức , trước 30 tháng 4 năm 1975, ông không có dấu hiệu nào ủng hộ nhóm Ấn Quang, có lẽ là nếu bày tỏ sự ủng hộ nhóm Ấn Quang thì con đường công danh của ông không được hanh thông. Ngay cả khi đến Hoa Kỳ ông cũng chưa có dấu hiệu nào ủng hộ nhóm Ấn Quang, vì lẽ đó mà ông đã được bầu làm Chủ Tịch của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị. Cách nay vài năm khi ông là một trong những khoa bảng của nhóm Ấn Quang viết quyển sách Hòa Thượng Trí Quang Trong Cõi Ta Bà thì các anh em trong Hội Cựu Tù Nhân Chính đã xa lánh ông. Quyển sách này các ông khoa bảng PG đã xu nịnh nhà sư Trí Quang thái quá khiến cho một số người đã định nghĩa lại nhóm từ CÕI TA BÀ = Cõi của Ta và cõi của mấy Bà, nghĩa là hoàn toàn khác biệt với Cõi Ta Bà của Đức Đạt Lai Lạt Ma định nghĩa.
Nhận xét thứ ba : Ông Đào Văn Bình đã quá mê muội không thấy những sai phạm nghiêm trọng của Thích Trí Quang và tập đoàn lãnh đạo khối Ấn Quang. Khi QUY Y TAM BẢO (một thủ tục coi như chính thức được công nhận là một Phật Tử), mọi Phật Tử phải chấp hành NGŨ GIỚI , đó là :
3.1 Cấm sát sinh
3.2 Cấm trộm cướp
3.3 Cấm tà dâm
3.4 Cấm nói láo
3.5 Cấm uống rượu
Năm 1966, để chiếm đoạt chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo do Thượng Tọa Thích Tâm Châu đang nắm giữ, Thích Trí Quang sai đàn em lên kế hoạch sát hại Thượng Tọa Tâm Châu. Chuyện này Hòa Thượng Tâm Châu đã nêu trong Bạch Thư hồi 1993 chứ không phải do những người thù ghét PG Ấn Quang nêu ra. Người thực hiện việc mưu sát này là Bùi Ngọc Đường (hồi 1966 là một tu sĩ, sang HK cởi bỏ áo tu và là một trong những thủ lãnh của nhóm Giao Điểm, sinh sống tại Orange County). Người cứu thoát Thượng Tọa Thích Tâm Châu hồi 1966 là Luật Sư Hoàng Cơ Long, bào huynh của Tướng Hoàng Cơ Minh, hiện nay đang cư ngụ tại thành phố San José. Chắc chắn là ông Đào Văn Bình và nhóm khoa bảng PG Ấn Quang biết Luật Sư Hoàng Cơ Long và có thể hỏi ông về chuyện này.
Năm 1970, khi Viện Trưởng Viện Hóa Đạo là Thượng Tọa Thích Đức Nghiệp thì Việt Nam Quốc TỰ bị lâu la của Thích Trí Quang xua đuổi và chiếm mất Việt Nam Quốc Tự. Thượng Tọa Thích Tâm Giác đang là Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo (và cũng là Chánh Đại Diện miền Vĩnh Nghiêm) được suy cử làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thay thế Thượng Tọa Thích Đức Nghiệp. Ông đã dùng binh sĩ của Nha Tuyên Úy Phật Giáo và những võ sinh Judo của võ đường Quang Trung (nằm trên đường Phạm Đăng Hưng vùng Dakao) đánh đuổi bọn lâu la của Thích Trí Quang và chiếm lại Việt Nam Quốc Tự.
Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh lấy vợ là Cao Ngọc Phượng (bà này là em gái của nam ca sĩ Cao Thái, nổi danh trong những năm 1958- 1962 với giọng ténor đã hát bản Bambino và Mexico tại các phòng trà ở Sài Gòn). Thái Tử Tất Đạt Ta từ bỏ ngai vàng, cung điện, vợ con “xuất gia tầm đạo”, Thích Nhất Hạnh làm ngược với những gì Thái Tử Tất Đạt Ta đã làm. Tuy vậy vẫn mặc áo tu sĩ đi rao giảng Phật Pháp, rồi cũng tự tuyên bố bỏ chữ Thích và Thượng Tọa, y ta tự xưng là Thiền Sư Nhất Hạnh mà thôi. Tôi gọi Thích Nhất Hạnh là phạm giới cấm tà dâm vì không có ai hay giáo hội nào dám thay đổi giới luật đã có từ hơn 25 thế kỷ để cho phép Thích Nhất Hạnh làm chuyện bậy bạ đó. Nếu ông ta thấy cuộc đời tu trì không còn thích hợp, hãy cởi bỏ áo tu trở về đời thường, đâu có ai cấm, giống như ông Phạm Công Thiện khi đang là chủng sinh ở Nha Trang, ông bỏ Thiên Chúa Giáo sang tu bên Phật Giáo, rồi tới 1974, ông cởi bỏ luôn áo tu PG trở về đời thường lấy vợ sinh con…
Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, Nhất Hạnh còn nói láo là bom Mỹ đã sát hại 300,000 thường dân tại Bến Tre trong Tết Mậu Thân 1968. Không có giới chức nào trong Giáo Hội PG Ấn Quang lên tiếng phản bác về chuyện này và ngay chính tập thể các khoa bảng PG như các ông cũng “im lặng”. Nhiều viên chức VNCH đã lên tiếng bác bỏ sự nói láo vĩ đại của Nhất Hạnh, bởi vì :
A- Quả bom nguyên tử nổ ra tại Hiroshima hồi 1945 cũng chỉ sát hại có 170,000 người. Vậy quả bom nào giết tới 300,000 người tại Bến Tre hồi Tết Mậu Thân 1968 ?
B- VNCH chỉ có 3 thành phố lớn : Sài Gòn với 3.5 triệu dân, Đà Nẵng với 170,000 dân, Cần Thơ với 120,000 dân vào thời điểm 1968. Làm sao có chuyện thành phố Bến Tre có tới 300,000 dân bị giết bởi quả bom do Không Quân HK thả ?
C- Các số liệu về thống kê dân số đều có lưu trữ và thông báo trên Công Báo của CP/VNCH.
Thich Trí Quang và Thích Nhất Hạnh vi phạm giới cấm như vừa kể, xét ra không có tư cách được thừa nhận là Phật Tử huống hồ ông Đào Văn Bình và các bạn “đồng hành” của ông tôn vinh 2 ông “thầy chùa “ này là “tôn sư” thì chứng tỏ PG đã suy thoái trầm trọng. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi thấy tượng Hố chí Minh (gây tội ác gấp trăm lần Thích Trí Quang và Thích Nhất Hạnh) được bọn “sư quốc doanh” vinh thăng thành Bồ Tát và đặt trước tượng Phật Thích Ca tại một số chùa.
Nhận xét thứ tư: Ông Đào Văn Bình luận việc chính trị không theo lý trí, bênh vực Thích Trí Quang và Khối Ấn Quang theo cảm tính của sự việc “nghĩa thầy trò”. Có lẽ ông Đào Văn Bình và các “đồng hành” của ông tin rằng Thích Trí Quang và Giáo Hội PG Ấn Quang sẽ cấp certificate để cho ông được lên NIẾT BÀN chăng? Tất cả những phát ngôn và paperworks của phái đoàn PG Ấn Quang tại Hội Nghị Hòa Bình nhóm họp tại Tokyo hồi 1968 – 1970 vẫn còn đó : lập trường và quan điểm của Giáo Hội PG Ấn Quang giống lập trường và quan điểm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức là Việt Cộng) tới hơn 90%. Bây giờ 2019, các ông vẫn còn gân cổ lên cãi lấy được là Thích Trí Quang và Giáo Hội PG Ấn Quang không làm tay sai cho VC !!!
Nhận xét thứ năm : Ông Đào Văn Bình có tới 2 văn bằng cấp Đại Học: Cử Nhân Luật và Cao Học Hành Chánh, các “đồng hành” với ông Đào Văn Bình hầu hết có văn bằng Tiến Sĩ thứ thiệt (chớ không phải văn bằng hàm thụ) như Tiến Sĩ Cao Huy Thuần, Tiến Sĩ Thái Kim Lan, Tiến Sĩ Tạ Văn Tài, Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn, Tiến Sĩ Cao Văn Hở… vậy mà các ông không có “suy nghĩ độc lập”, lúc nào cũng nói và làm theo ý của “quý thầy lãnh đạo Giáo Hội” như là: Hoa Kỳ và VNCH là nguồn gốc của cuộc chiến Việt Nam. Một suy nghĩ đơn giản là nếu Hoa Kỳ gây chiến tại Việt Nam thì chắc là Hoa Kỳ ra lệnh cho Hồ chí Minh thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Hà Nội vào năm 1959 phải không ?
Xa hơn nữa , vào năm 1954, các nhà khoa bảng của PG Ấn Quang cho rằng Hoa Kỳ âm mưu chia cắt Việt Nam qua Hiệp Định Genève và ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm chống phá Cách Mạng bằng cách không chịu Hiệp Thương vào năm 1956. Nhưng ông Đào Văn Bình đậu tới 2 văn bằng Đại Học lại không biết rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đại diện đã không ký vào Hiệp Định Genève 1954 cơ mà. Xin ông minh xác cho độc giả biết sự việc này, nếu ông xác nhận là ông không biết thì xin ông đem 2 văn bằng của ông về VN cho dân homeless “chùi đ…” (dân homeless ở Mỹ không chùi bằng giấy văn bằng của ông)
Nhận xét thứ sáu : Các khoa bảng của PG Ấn Quang tự xưng là Phật Tử thuần thành, mở miệng ra hay viết lách là dẫn chứng đủ thứ kinh điển, thực ra chỉ để khoe với các phật tử ít học tài biết nhiều của họ trong khi tôi nhận xét là các ông bà khoa bảng này chẳng hiểu gì về PHẬT GIÁO cả.
Thế kỷ thứ 6, nhà sư Trần Huyền Trang đời nhà Đường bên Trung Hoa đi Ấn Độ thỉnh KINH TAM TẠNG (nhà văn Ngô Thừa Ân mãi tới thế kỷ 14 đời nhà Minh dựa theo chuyến đi của nhà sư Trần Huyền Trang mới sáng tác quyển truyện TÂY DU KÝ mà người Việt Nam chúng ta ai ai cũng biết). Kinh TAM TẠNG gồm có :
1. PHẬT TẠNG : khi Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng không có ai ghi chép hay thâu băng cassette như bây giờ. Sau khi Đức Phật Thích Ca qua đời, đại đệ tử của Đức Phật là ông A NAN và ông CA DIẾP mới cùng nhau nhớ lại những lời Phật giảng và ghi vào sách vở. Vậy Kinh PHẬT TẠNG là sách ghi lại những lời Phật nói, dĩ nhiên khi hoàn tất xong, KINH PHẬT TẠNG sẽ cố định.
2. LUẬN TẠNG : bộ kinh này là ghi lại những suy luận , suy nghĩ của các nhà học thuật Phật Giáo của đủ mọi tông phái. Vì vậy LUẬN TẠNG càng ngày càng mở rộng, càng ngày càng có nhiều trước tác của các triết gia, các giáo sư đại học, các nhà nghiên cứu về Phật Giáo … Theo như nhà nghiên cứu LÊ HUY TRỨ, từ thế kỷ 15, Phật Giáo Trung Hoa và Phật giáo VN đã không còn cao tăng nào viết thêm về LUẬN TẠNG nữa. Trong cái rủi có cái may, các đế quốc Tây Phương mở rộng đế quốc qua chủ nghĩa thực dân, mục đích chính là đi tìm nguyên liệu cung ứng cho kỹ nghệ đang phát triển của họ (Anh, Pháp, Đức , Hòa Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…) . Bên cạnh các quan lại thực dân là các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo và các học giả về triết học đi đến các thuộc địa để truyền giáo và nghiên cứu triết học. Học giả LÊ HUY TRỨ chứng minh rằng các nhà sư Việt Nam thời VNCH hiểu nhiều về PHẬT GIÁO qua lăng kính của các học giả Tây Phương nhiều hơn là qua các kinh điển của Trung Hoa.
Các ông khoa bảng PG của Khối Ấn Quang khen ngợi phong cách của Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) đã và đang dịch những bộ kinh, phải chăng các nhà sư ấy đang trốn chạy dòm ngó của “công an tôn giáo” của VC. Và cũng vì khả năng triết học hạn hẹp nên không có ông nào viết nổi LUẬN TẠNG như các giáo sư của Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức …mà chúng ta đã biết.
3.LUẬT TẠNG : bộ sách ghi lại những giới luật của Phật Giáo dành cho các cư sĩ, tăng sĩ… Cá nhân tôi nghĩ rằng bộ Luật Tạng rất cần phải sửa đổi, vì hiện tượng “sứ quân” của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại và không có thế hệ tăng sinh kế tục cho lớp tu sĩ già nua ra đi theo tuổi tác là những vấn đề cần phải được quan tâm. Trong khi đó, ông Đào Văn Bình và các khoa bảng PG của khối Ấn Quang đã ra sức đánh bóng và tuyên truyền cho các nhà sư ra đi vì tuổi tác mà không có giải pháp nào cho lớp tăng sinh kế thế. Hy vọng rằng khi đọc được lời phê bình của tôi, các ông chớ vội cho rằng tôi đánh phá Phật Giáo của chúng ta. Mong mỏi như thế nhưng không dám kỳ vọng nhiều.
Có một anh bạn Phật tử đàn em của tôi hỏi tôi rằng QUY Y : PHẬT, PHÁP, TĂNG nghĩa là sao ?. Xin ghi lại lời giải đáp như sau :
QUY Y PHẬT : hướng tới đức tính “minh tâm” (= đức tính trong sáng tự trong lòng) của Đức Phật
QUY Y PHÁP : hướng tới sự minh triết trong tư duy về nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan của Đức Phật.
QUY Y TĂNG : hướng tới sự thanh tịnh của người tu sĩ.
Đạo Phật là Đạo Cứu Khổ, Đức Phật Thích CA đã đưa ra chu trình SINH, LÃO , BỆNH , TỬ là quy trình bất biến dành cho tất cả chúng sinh (không miễn trừ một ai). Vậy khi con người ra đi khỏi cuộc đời này mà tâm hồn thanh thản không còn vướng mắc bất cứ loại gì, tức là “tự mình giải thoát cho chính mình vậy”
San José này 24 tháng 11 năm 2019
Trần Trung Chính