“Ma trận Đại Tây Dương ” của Putin-Hoàng Đình Tạo

Ý kiến ý cò

Hoàng Đình Tạo

Ma trận đại dương

Hoàng Đình Tạo

A.- MA TRẬN ĐẠI TÂY DƯƠNG



Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, địa chính trị Âu Châu thay đổi như vũ bão. J. Baker và G.W.Bush trấn an Sevanatdze : biên giới NATO không lấn sang phía đông dù chỉ một phân. Thế rồi, đầu tiên là nước Đức thống nhất, Đông Đức xáp nhập vào Tây Đức, và cũng là thanh viên NATO. Số thành viên không gia tăng, nhưng dân số, diện tích và võ khí gia tăng (1989). Đây không phải là kế hoạch hay chương trình của NATO. Vả lại, khối Warsaw Pact còn đó cũng không lên tiếng phàn nàn gì.
Năm 1997, Yeltsin yêu cầu Clinton hứa là không có một quốc gia nào trong khối Warsaw gia nhập NATO. Clinton trả lời: “Tôi không thể đại diện NATO để tự quyết định, mà cũng không thể dùng quyền phủ quyết trong việc nới rộng NATO để làm vừa lòng quốc gia nào đó. NATO được điều hành bởi nguyên tác đồng thuận”.

Gorbachev trong một cuộc phỏng vấn năm 2004 về vấn đề NATO nới rộng, đã cho biết rằng đã không có bên nào đưa ra hay thảo luận trong những năm này, tôi nói với tất cả trách nhiệm. Cũng chẳng quốc gia Đồng Âu nào nêu lên vấn đề này; kể cả sau khi Khối Warsaw tan rã 1990-2004.

1 / VIỄN TƯỢNG LẠC QUAN

Yeltsin rời ghế Tổng Thống Nga, và Puttin thay thế vào tháng 7/2000. Với một nước Nga rệu rã và bệ rạc như lãnh đạo Yeltsin; nay Puttin là một lãnh đạo trẻ, ông sửa đổi tổ chức lại hệ thống hành chính và quản trị bộ máy quốc gia. Diệt nạn tham nhũng và hối lộ. Gia nhập WTO, mở rộng thương mại với EU. Lợi tức đầu người gia tăng, GDP Nga tăng mạnh nhờ ngân sách không bị thất thoát. Đảng Nứơc Nga Thống Nhất của ông chiếm 2/3 ghế Duma. Trong quốc nội Puttin có thế mạnh. Xoay qua đối ngoại ông dấn thân vào việc mở rộng bang giao với EU và NATO, vì các quốc gia Đồng Âu đã rời bỏ Nga, tuyên bố độc lập và gia nhập EU. Cái chính yếu là những quốc gia này có kinh nghiệm quá đau thương dưới chế độ Cộng sản nay có dịp là họ thoát ngay.

Như ba quốc gia vùng Baltic: Estonia, Lithuania và Latvia; họ tuyên bố độc lập từ 1991 và gia nhập NATO 2004.
Ba Lan, Hung, Czech 1999.
Bulgaria, Romania, Slovakia, Slovenia 2004.
Albania, Croatia 2009
Montenegro 2017
N. Macedonia 2020
Finland , Sweden 2023

Các quốc gia còn lại đang tranh luận: Bosnia & Herzegovina, Georgia, Kosovo, Austria, Ireland, Malta, Moldova, Serbia .

EU mở rộng vòng tay nếu Nga muốn gia nhập; nhưng Nga cho rằng như vậy là “ dưới cơ “, nên đề nghị một tổ chức mới, hiệp định mới : Hiệp Ước Thân Hữu và Hợp Tác (Partnership and Cooperation Agreement), năm 1994, sẽ thi hành vào năm 1997, và có hiệu lực 10 năm.

Hiệp Ước này khuyến khích thương mại, đầu tư và kinh tế hoà hợp. Các bên phải tôn trọng các nguyên tắc dân chủ vả nhân quyền như Hiệp ước Helsinki và Hiệp ước Paris cho EU. Và hai bên chung sức xây dựng an ninh và hoà bình.

Cũng trong năm này, Nga tham gia vì hữu nghị và hoà bình, lập một Hội Đồng Liên Lạc Thường Trực với NATO. Và hứa không dùng võ lực để đe dọa, chống lại đồng minh NATO hay các quốc gia khác. Hai bên bang giao hỗ tương, hợp tác và an ninh. Như chống khủng bố, chống buôn bán ma túy. Hợp tác huấn luyện và thực tập quân đội.

Năm 2003 Nga và EU ký thêm về quy định “4 Khoảng Không Gian Chung “:

a. Không Gian Kinh Tế chung;
b. Không gian chung về Tự Do, An Ninh và Công Lý;
c. Không Gian Chung về Hợp Tác Ngoài Quốc Gia (nhằm chống khủng bố và ma tuý, buôn người);
d. Không Gian Chung về Nghiên Cứu, Giáo Dục và Trao Đổi Văn Hoá

Vào năm 2008, trao đổi thương mại Nga với EU chiếm 52%. EU xuất cảng sang Nga 105 tỷ euro. Nga xuất cảng sang EU 173 tỷ euro (phần lớn là dầu thô và khí đốt). 75% đầu tư nước ngoài là từ EU. EU đã giúp Nga thị trường chứng khoán và gia nhập WTO.

Trong năm này, Putin may mắn là gia dầu thô tăng mạnh, đến $150/1 thùng; so với năm 1998 chỉ $10/ thùng. GDP từ 210 tỷ /1998 tăng lên 1,800tỷ/2008.

Đến năm 2011, Ngân Hàng EU cho Nga vay 2 tỷ euro để canh tân và hiện đại hóa như phát triển không gian, biến đổi khí hậu, bảo đảm hệ quả của chức năng tư pháp. Tiêu diệt nạn nhũng lạm. Cân bằng phát triển bằng sự thích nghi và ứng phó từng địa phương về hậu quả kinh tế xã hội.

2/ MA TRẬN

Tuy có những sự giúp đỡ và mở rộng vòng tay của EU về chính trị và kinh tế, cùng những lời hứa của Nga ; nhưng Putin vẫn quậy phá và khiêu khích thế giới tự do không ngừng nghỉ. Như:

Alzerbijan 1990-1994
Moldova 1992 – đến nay
Georgia 2004 – đến nay
Lithuania 2006
Estonia 2006-2007
Poland 2006 – đến nay
Belarus 2007
Lybia 2011
Ukraina 2014 – đến nay
Syria 2015 – đến nay
Turkey 2015-2016
Kazakhstan 2021-2022
Armenia 2022

Những sự thất hứa này ở Châu Âu cũng làm ta nhớ lại Staline hứa với Rosevelt và Churchill tại Yalta là để Poland và Đông Âu tự quyết định số phận bằng phổ thông đầu phiếu. Và sau đó để trả lời cho Poland, Staline đã mở ra một cuộc thảm sát giới tinh hoa Poland khoảng 15 ngàn người ở Katyn 1943. Đến năm 1944, dân thủ đô Warsaw đã đứng lên 64 ngày chống lại sự kiểm soát của Đức nhưng việc chờ Hồng quân Liên Xô “tiếp cứu“ vẫn là sự trông chờ vô vong. Và Liên Xô đã tạo ra nạn đói ở Ukraine giết chết khoảng 6 triệu người năm 1933.

Không những thế, Nga còn có những hành vi khiêu khích, như tấn công mạng Đức, ba quốc gia vùng Baltic, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Poland. Thao diễn võ khí hạt nhân tấn công.

Khi Finland nộp đơn xin gia nhập NATO thì một tướng Nga nói rằng: ”Finland gia nhập NATO là đe dọa Nga. Tốt hơn hết là nên hợp tác với Nga”. Thủ tướng Finland trả lời: ”Finland tự quyết định cái gì tốt đẹp nhất cho Finland chứ không phải từ tướng Nga “.

2013 Nga ném bom vùng ngoại ô Stockholm và tập trận hạt nhân tấn công Thuỵ điển.

2014 Nga ném bom Denmark.

2014 xâm phạm vùng trời, biển Alaska.

Chưa kể những vụ ám sát, thủ tiêu đối lập Putin trên đất Anh.

Cao điểm của sự khiêu khích là Putin đưa quân sang chiếm Crimea của Ukraine 2014. Kết quả là phương Tây đã đồng ý rất nhanh cho sự chế tài kinh tế, thương mại, chính trị của Nga. NATO đình chỉ các sự hợp tác quân sự và ngoại giao với Nga. Đóng cửa văn phòng thường trực ở Moscow. Và EU huỷ bỏ xem Nga là đối tác chiến lược.

Trước kia, Nga có đề nghị EU và Nga tự do đi lại, không cần thông hành. Nhưng EU trả lời rằng, biên giới giữa các quốc gia Đông Âu và vùng Trung Á còn lỏng lẻo, như thế sẽ là thông lộ tốt cho nạn buôn người và ma túy. Do đó EU chỉ cấp thông hành cho những người trẻ hay sinh viên du học. Sau vụ chiếm Crimea, EU huỷ bỏ loại thông hành này.

Nga còn liên lạc giới lãnh đạo vùng Catalan đòi độc lập với Tây Ban Nha: nếu đồng ý, Nga sẽ gởi 10 ngàn quân đội sang để giúp dành độc lập. Bù lại là Catalan phải công nhận Crimea là quốc gia độc lập. Nhưng Catalan từ chối, chỉ muốn độc lập bằng lá phiếu.

Và việc Brexit, Nga không ngừng chia rẽ EU làm cho yếu đi, bằng cách châm dầu vào việc Anh tách rời EU. Nga cũng chuẩn bị tấn công Estonia, Phần Lan và Montenegro.

Từ 2004 đến 2022 Nga hỗ trợ các chính Đảng cực đoan cả lẫn tả và hữu, phong trào, chính khách làm sao có lợi cho Nga. Nga đã chi khoảng 300 triệu euro cho những công việc quấy rối này tại EU.

Nga cũng công nhận S. Ossetia và Abkhazia độc lập.

Đến năm 2021, Nga tập trung binh lực ở biên giới Ukraine và Belarus. Khoảng 170 ngàn – 190 ngàn lính. Qua năm 2022, Nga tổng động viên thêm 300 ngàn quân + 50 ngàn lính đánh thuê Wagner. Sang 2/2023 Nga động viên thêm 200 ngàn lính nữa; trên tổng số 900 ngàn bộ binh và 500 ngàn lính nhảy dù. Trong khi đó Ukraine chừng 195 ngàn bộ binh và 100 ngàn lính nhảy dù trên tổng số 700 ngàn.

4/2021 Nga tập trung quân đội, võ khí hạng nặng, hỏa tiễn sát biên giới phía đông và nam Ukraine.

6/2021 bị quốc tế lên án, nên Nga đã rút về, nhưng hạ tầng cơ sở vẫn còn. Nga vẫn một mực từ chối ý đồ xâm lược Ukraine.

8/2021 Hoa Kỳ vội vã rút khỏi A Phú Hãn, thi hành Hiệp Ước Doha giữa Tổng Thống Trump và Taliban 2020, định ngày rút quân 5/2021. Nhưng với những tin tình báo quân đội Nga áp sát biên giới Ukraine và đưa quân đóng trên Belarus nên Tổng Thống Biden đã vội vã rút quân.

12/2021 Nga đòi hỏi để bảo đảm an ninh, và bao gồm pháp lý là Ukraine không được gia nhập NATO mà Ukraine đã nộp đơn năm 2008, Hoa Kỳ không được bố trí võ khí chiến thuật, chiến lược tại các quốc gia Đông Âu. Nga đe dọa sẽ dùng biên pháp quân sự để trả đũa. Nhưng NATO từ chối và cho biết sẽ phản ứng tức thời và nặng nề; kèm theo chế tài kinh tế nếu Nga xâm lăng.

2/21/2022 Nga đem quân vào vùng trái độn Donetsk và Luhansk và công nhận độc lập cho hai Quốc gia Cộng Hoà Nhân Dân Donetsk và Cộng Hoà Nhân Dân Luhansk. Đồng thời Nga rút ra khỏi Nghị Định Minsk 1 và 2 (hai nghị định này Nga hứa không xâm lược Ukraine, và không có đặt thiết bị Vũ khí ở nước ngoài). Ukraine phải sửa Hiến Pháp để nới rộng quyền tự trị cho hai vùng này. Và Nga cũng rút ra khỏi Hiệp định Budapest (bảo toàn lãnh thổ Ukraine sau khi quốc tế giải giới võ khí nguyên tử).

Ngày 24/2/2022 Nga tràn quân sang Ukraine với “Chiến dịch Đặc Biệt “ và

“diệt tân phát xít “.

Sau đó là sự đóng băng bang giao giữa EU và Nga.

EU gởi võ khí, súng đạn, hoả tiễn, xe tăng sang giúp. Cả khối NATO đồng lòng giúp phương tiện tài vật chiến tranh. Thế giới giúp đỡ y tế, cư trú, áo quần mùa đông v.v….Tài sản của Nga bị trưng thu. Các chuyến bay bị đình chỉ. Và EU thông qua nghị quyết xem Nga là nhà nước khủng bố.

Nga đánh phá Ukraine toàn diện. Từ các căn cứ quân sự đến nhà thương, nhà trẻ, trường học, nhà dưỡng lão. Hệ thống điện, nước, cũng bị phá hủy. Hành quyết tù binh. Bắt cóc trẻ em về Nga.

Quốc tế lên án và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án Nga và đòi Nga phải rút về tức khắc. Nghị viện EU loại trừ Nga và Belarus ra khỏi cộng đồng. Ngay chính trong nước Nga dân chúng cũng biểu tình phản đối.

NATO và EU đã hoãn lại tất cả các chương trình hợp tác với Nga và cấm vận toàn bộ hàng hoá sản phẩm kỹ nghệ. Cấm xuất cảng dầu hỏa và nhựa. Cấm vận chuyển nhập cảng. Hàng ngàn công ty rời khỏi Nga. Cấm những nguyên liệu trực tiếp hay gián tiếp sản xuất vũ khí. Đình chỉ các chương trình phát thanh tiếng Nga sang EU. Các cá nhân hay tập đòan làm cho Putin hay nhà nước Nga cũng bị trưng thu. Dự tính tất cả tài sản của Nga bị trưng thu có thể lên 1 ngàn tỷ dollar. Cấm sử dụng SWIFT để thanh toán trong vấn đề mậu dich quốc tế. Tuy nhiên, những hàng hóa nhân đạo như thực phẩm và y tế, thuốc men không bị cấm vận.

Theo IMF, năm 2022 GDP của Nga giảm từ 2,2%–3,9%. Sang 2023, GDP giảm thêm 3,3%–5,6%.

Lạm phát 2022: 14%.2023: tăng thêm 5%–6,8%.

2022, nhập cảng giảm 19,2%. Xuất cảng giảm 15,9%.

2023 nhập cảng tăng thêm 3,3%. Xuất cảng giảm thêm 9%.

Chứng khoán đóng cửa.

Không thắng được Backhmut, Putin tuyên bố đặt hoả tiễn nguyên tử chiển thuật ở Belarus và hai quốc gia “Cộng Hòa Nhân Dân“ Donetsk và Luhansk.

Toà án quốc tế đã ra trát bắt Putin để đem ra xử án, sau khi điều tra từ 2013 đến 2023. Những cận vệ của Putin chạy sang EU cho biết, Putin sống trong hoang tưởng, lúc nào cũng nghĩ có người giết mình.

Nay Putin tuyển thêm lính đánh thuê Voyage từ vùng Crimea để cân bằng áp lực của nhóm Wagner.

Từ dự định vài ngày, nay cuộc chiến tranh kéo dài hơn một năm, Nga ngày càng sa lầy. Tinh thần chiến đấu của người dân Ukraine, từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, từ Tổng thống đến người dân đều cùng một lòng chiến đấu cho tổ quốc.

3/ VÀI NHẬN XÉT

a) Putin bị ám ảnh tư tưởng “thế giới Đại Nga”; nhưng đã không dùng quyền lực mềm để bành trướng ảnh hưởng của mình, còn mãi dùng quyền lực cứng như dưới thời Cộng sản. Mà quyền lực này đã gây biết bao hận thù và quật cường cho các lân bang. Nga đã rơi vào lỗi mà chính Nga tuyên truyền là thực dân đế quốc pháo hạm. Trong bối cảnh hôm nay, thời đại tin học, người ta đã vạch bộ mặt thật không thể chối cãi. Do đó các quốc gia Đông Âu và Trung Á làm vùng đệm cho Nga đã “lăng ba vi bộ“ sang NATO và EU ngay tức thì khi thuận tiện. Ngày nay sự liên kết giữa quốc gia lớn và nhỏ vẫn là tôn trọng bình đẳng, không phải đế quốc và chư hầu nữa. Tại sao Hoa Kỳ siêu cường hai thế kỷ, không chư hầu làm đệm, là nhờ quyền lực mềm rất siêu việt. Giữ lòng tin trong tim và đầu chứ không phải từ họng súng. Ngay Solzhenitsyn, một khôi nguyên Nobel, lưu vong ở Mỹ 20 năm, thế mà vẫn ủng hộ và cố vấn Putin với chính sách Đại Nga. Thời gian dài như thế ông đã làm gì? Có lẽ chỉ ăn và ngủ? Trong khi Tocqueville chỉ cần 10 tháng là có trước tác “Nền Dân Chủ Hoa Kỳ“.

b) Điều hành quốc gia và chiến tranh theo quan điểm sặc mùi Cộng sản tuy vỏ bọc không phải Cộng sản. Từ sự lo sợ EU, và NATO, Putin không ngừng quấy rối và chia rẽ EU, vừa chính trị và quân sự.

Dùng mọi thủ đoạn để buộc các nhà đối lập im tiếng, kể cả thủ tiêu và ám sát.

Còn chiển tranh thì giết sạch và phá sạch không chừa một vật thể gì gọi là ân huệ. Hạ tầng cơ sở, điện nước, nhà thờ, nhà thương, nhà trẻ, nhà dưỡng lão đều bị san bằng. Trong khi đó, NATO và thế giới cấm vận vẫn chừa lại các khoản nhân đạo, y tế, thực phẩm, dược phẩm cho dân Nga.

Cộng sản vẫn tự hào rằng họ nghiên cứu đối thủ rất kỹ lưỡng, nhưng Putin quên mất rằng những đừơng đi nước bước của mình đã phơi bày lộ liễu quá rõ ràng. Không có gì gọi là “vô chiêu” cả, khi đã xuất thân từ trường tình báo Cộng sản. Do đó NATO đã nắm được quy luật hành xử của Putin.

c) Không thích nghi với sự biến đổi địa chính trị trong bối cảnh và tình hình phức tạp mới. Nếu Putin đã nắm được thời gian “viễn tượng lạc quan” như trên, hoà hợp để cùng nhau phát triển trong hoà bình cho Châu Âu; thì Putin đã lấy NATO khỏi tay Hoa Kỳ, với tình lân bang và tài nguyên vô cùng tận. Nhưng Putin đã làm Châu Âu sợ nên đoàn kết gắn bó với nhau hơn.

Putin đã dàn ra ma trận ở Đại tây dương, nhưng bị “tẩu hỏa nhập ma” nên đã bị nó quay lại phản đòn. Hoa Kỳ ban đầu bị bối rối, nhưng nhờ Putin sai lầm chiến lược nên ung dung hưởng lợi. Ngày tàn của bạo chúa đến gần và Đại Nga sẽ bị liệt quốc phanh thây ở cả phía Đông và Tây.

HOÀNG ĐÌNH TẠO
15/4/2023

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.