Hiện tượng và bản chất !(chuyện thường ngày ở Huyện)

Chuyện (đảng viên ĐCS) Kontum

Nói sắp làm ủy viên Trung ương Đảng để lừa đảo hơn 4,5 tỉ1

ĐÌNH CƯƠNG

ĐÌNH CƯƠNG

Ngày 13-4, Công an tỉnh Kon Tum cho biết đã khởi tố và bắt tạm giam Phạm Ngọc Diễn (50 tuổi, chủ tịch hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã nông – công nghiệp xanh Kon Tum) vì tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.
Nói sắp làm ủy viên Trung ương Đảng để lừa đảo hơn 4,5 tỉ - Ảnh 1.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh thi hành lệnh bắt – Ảnh: Công an cung cấp

Theo hồ sơ, ông Diễn đã tự nhận là sắp nhận chức phó trưởng Ban Kinh tế trung ương và ủy viên Trung ương Đảng. Từ đó ông Diễn nói rằng có chủ trương cấp dự án 100ha sâm Ngọc Linh để lừa tiền góp vốn, đầu tư vào dự án trồng sâm từ ông P.T.T. trong khoảng thời gian từ tháng 7-2022 đến tháng 10-2022.

Ông T. đã tin lời ông Diễn và chuyển cho ông Diễn 4,5 tỉ đồng để làm các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng vốn góp, trở thành thành viên góp vốn trong Liên hiệp Hợp tác xã nông – công nghiệp xanh Kon Tum. Nhưng sau khi chuyển tiền, ông T. không liên lạc được với ông Diễn.

Qua điều tra, cơ quan điều tra phát hiện ông Diễn đã giả mạo nhiều thông tin, tài liệu như tư cách pháp nhân của liên hiệp hợp tác xã để huy động vốn từ các cá nhân và lập biên bản đại hội đồng cổ đông.

Ngoài ra, việc ông Diễn phao tin sắp nhận chức vụ phó trưởng Ban Kinh tế chiến lược trung ương và ủy viên Trung ương Đảng; việc đã có chủ trương cấp 100ha trồng sâm Ngọc Linh cho liên hiệp hợp tác xã và cần 10 tỉ đồng để hoàn thiện thủ tục pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 100ha trên… là hoàn toàn sai sự thật, chỉ nhằm mục đích lừa gạt ông T. góp tiền.

Đặc biệt, khi dẫn ông T. đến vườn sâm ở xã Ngọc Yêu (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum), ông Diễn đã tự làm bảng hiệu “Liên hiệp Hợp tác xã nông – công nghiệp xanh Kon Tum, Trung tâm phân tích giám sát ADN sâm Ngọc Linh”.

Bằng các thủ đoạn gian dối này, ông Diễn đã chiếm được lòng tin của ông T. để ông T. chuyển 4,5 tỉ đồng.

Chủ khu đất trên núi Sập: ‘Biệt thự là do các thầy chùa xây, tôi không biết’13

BỬU ĐẤU

Dù ‘biệt thự’ trái phép ở Núi Sập nằm trên đất của mình đứng tên, nhưng ‘đại gia’ này khẳng định đất này đã cho chùa, không liên quan đến ông.
Chủ biệt thự trái phép trên núi Sập: Biệt thự là do các thầy chùa xây, tôi không biết - Ảnh 1.
Căn “biệt thự” của ông Trương Văn Thành (Duyên Phước Tự) nhưng ông này từ chối trả lời – Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 13-4, trao đổi riêng với PV Tuổi Trẻ Online, ông Trần Kiều Mai Diễm Phước (thường gọi là ông Beo) – thuộc một doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng, bất động sản tại TP Long Xuyên – thừa nhận ngôi nhà được ốp gỗ cửa sổ, vách tường trong nhà; nhà có lắp máy lạnh, có sofa gỗ… rất khang trang như một “biệt thự” nghỉ dưỡng được xây dựng trên đất của ông.

Tuy nhiên, ông không phải là người xây dựng, mà do “các thầy chùa” trên núi Sập đã vận động phật tử xây dựng giữa năm 2021.

“Hồi đó tôi mua đất rồi tôi cho chùa luôn. Sau đó họ vận động xây dựng gì đó tôi không biết. Tôi còn ủng hộ tiền cho 3-4 chùa nữa.

Biệt thự” đó đang xây dựng trên đất của tôi, họ làm gì tôi không biết. Bữa đó, lãnh đạo thị trấn Núi Sập có mời tôi ra về việc các “biệt thự” trái phép thì tôi đã trình bày hết là đất này tôi đã cho các thầy chùa, tôi không có xây dựng”, ông Beo kể.

Chủ biệt thự trái phép trên núi Sập: Biệt thự là do các thầy chùa xây, tôi không biết - Ảnh 2.
Căn “biệt thự” trái phép xây dựng hoành tráng trên đất của ông Beo ở lừng chừng núi Sập, nhưng ông Beo nói do các thầy chùa vận động tự xây dựng – Ảnh: BỬU ĐẤU

Trả lời câu hỏi: “vì sao để người khác xây dựng trái phép trên đất?”, ông Beo nói: “Lúc mấy ông thầy ở chùa tổ chức xây dựng có vận động tiền của tôi và nhiều người khác đóng góp.

Khi bị chính quyền mời làm việc về xây dựng trái phép tôi không bất ngờ, mà còn dẫn các ông thầy chùa xuống làm việc với lãnh đạo thị trấn Núi Sập luôn. Do đó, hiện nay việc tháo dỡ này không liên quan gì đến tôi”, ông Beo giãi bày thêm.

Tuổi Trẻ Online cũng liên hệ với ông Trương Văn Thành (Duyên Phước Tự) để hỏi về hai căn “biệt thự” liền kề hoành tráng ở núi Sập có phải của ông hay không, thì ông Thành nói gọn rồi cúp máy ngay: “Tôi không biết gì đâu, anh có gì xuống hỏi UBND thị trấn Núi Sập đi”.

Theo quan sát của chúng tôi, trưa 13-4, tại khu vực hai căn biệt thự liền kề của ông Trương Văn Thành đã xuất hiện nhiều cán bộ thị trấn Núi Sập và một số dân quân tự vệ đến để chuẩn bị cho công tác tháo dỡ.

Chủ biệt thự trái phép trên núi Sập: Biệt thự là do các thầy chùa xây, tôi không biết - Ảnh 3.
Đây là khu đất chuẩn bị xây dựng “biệt thự” trái phép của bà Nguyễn Minh Lệ ngay dốc cua cong đã bị đình chỉ thi công – Ảnh: BỬU ĐẤU

Giám đốc sở nhận ‘lại quả’ 3 tỉ sau chỉ đạo thông thầu thiết bị giáo dục

THÂN HOÀNG

Bà Phạm Thị Hằng – cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa – bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới thông thầu, “thổi giá” thiết bị giáo dục gây thiệt hại gần 21 tỉ.

Giám đốc sở nhận ‘lại quả’ 3 tỉ sau chỉ đạo thông thầu thiết bị giáo dục - Ảnh 1.
Cựu giám đốc sở Phạm Thị Hằng bị truy tố trong vụ án “thổi giá” thiết bị giáo dục – Ảnh: Bộ CA

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án nâng khống giá thiết bị giáo dục xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa.

Bà Phạm Thị Hằng – cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa – bị truy tố về tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Viện kiểm sát truy tố 11 người khác về cùng tội danh, trong đó có: Lê Văn Cương – cựu trưởng phòng kế hoạch – tài chính; Nguyễn Văn Phụng, cựu phó trưởng phòng kế hoạch – tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa; Lê Thế Sơn, giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa…

“Thổi giá” cả gói thầu dành cho trường đặc biệt khó khăn

Cáo trạng xác định năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa có chủ trương tổ chức đấu thầu mua thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học lớp 1 cho các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn.

Giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa khi đó là Lê Thế Sơn đã trực tiếp đến gặp nữ giám đốc sở Phạm Thị Hằng đặt vấn đề được tạo điều kiện để tham gia và trúng gói thầu cung cấp thiết bị giáo dục trên.

Sau cuộc gặp, bà Hằng chỉ đạo Lê Văn Cương và Nguyễn Văn Phụng, tạo điều kiện cho Công ty Sách Thanh Hóa được tham gia, trúng thầu.

Hai thuộc cấp của bà Hằng đã thống nhất với Lê Thế Sơn để liên danh Thanh Hà (Công ty Sách Thanh Hóa và Công ty Hoàng Đạo) tham gia thầu với các chiêu trò thông thầu.

Để lập hồ sơ trình UBND tỉnh Thanh Hóa xin chủ trương mua sắm và phê duyệt dự toán, các cán bộ của sở và Lê Thế Sơn đã thống nhất lập danh mục thiết bị, giá từng loại thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học lớp 1.

Sau đó ông Sơn đã liên hệ với Bùi Việt Long, phó trưởng phòng kinh doanh Công ty Hoàng Đạo, lấy thông số kỹ thuật các thiết bị giáo dục như cấu hình, giá máy chiếu và xin danh mục, báo giá các thiết bị đồ dùng dạy học còn lại của gói thầu.

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.