

Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị tước cấp bậc hàm thiếu tướng
Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội, bị Chủ tịch nước tước cấp bậc hàm thiếu tướng sau hơn một tuần bị đề nghị truy tố.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 3/4.
Cùng ngày này, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Tuấn và 53 người về 5 tội: Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Nhận hối hộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn bị đề nghị truy tố về tội Môi giới hối lộ với cáo buộc, từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022, ông nhận 2,65 triệu USD (hơn 61,9 tỷ đồng) từ bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và du lịch Bầu trời Xanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Travel Sky).
Ông Tuấn sau đó “liên hệ, gặp gỡ, tác động, đưa tiền” cho Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng điều tra, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an) để “lo” cho Hằng, Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ & Du lịch Bầu trời xanh) không bị xử lý hình sự.
Advertisement

Ông Tuấn khai đã sử dụng 400.000 USD và đưa 2,25 triệu USD cho bị can Hưng. Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho rằng “chỉ đủ căn cứ kết luận” ông Hưng nhận 800.000 USD, qua hai lần vào tháng 11-12/2022. Số tiền còn lại 1,45 triệu USD là chưa có cơ sở, do đó ông Tuấn phải chịu trách nhiệm về 1,85 triệu USD (1,45 triệu USD + 400.000 USD), tương đương gần 43 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, ông Tuấn được ghi nhận thành khẩn về hành vi phạm tội của bản thân và những người có liên quan, góp phần giúp cơ quan điều tra làm rõ nhiều tình tiết của vụ án. Đầu tháng 3, gia đình ông Tuấn đã nộp 400.000 USD.
Ông Nguyễn Anh Tuấn có nhiều năm công tác tại Công an Hà Nội. Năm 2015, khi làm Trưởng Công an quận Tây Hồ, ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, phụ trách khối an ninh và là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra. Cuối tháng 3/2022, ông nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí. Giữa tháng 1, ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương khai trừ Đảng.

Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội bị nghi nhận ‘chạy án’ 61 tỷ đồng
Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an Hà Nội, bị cáo buộc nhận hơn 61 tỷ đồng giúp hai doanh nhân không bị xử lý hình sự trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. 74

Đề nghị kỷ luật Phó chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng
Viết Tuân
Báo cáo giám sát ‘cần đánh giá vụ Việt Á, chuyến bay giải cứu’
Bất ngờ khi báo cáo giám sát việc sử dụng nguồn lực chống Covid-19 không nêu đầy đủ vụ chuyến bay giải cứu, Việt Á, ông Vương Đình Huệ yêu cầu bổ sung.
Sáng 11/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đại diện Đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết trong ba năm chống dịch, nguồn lực huy động từ ngân sách là 189.400 tỷ đồng. Trong đó lớn nhất là năm 2021, thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất, ngân sách đã bố trí hơn 90.000 tỷ đồng.
Đoàn giám sát nhận thấy nhu cầu mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị y tế; xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất làm nơi điều trị và khu cách ly rất lớn. Trong khi đó, chủ trương của Chính phủ và hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương để hoàn lại phần do ngân sách địa phương bảo đảm các khoản kinh phí nói trên vẫn chậm hoặc chưa hỗ trợ.
Quá trình chống dịch còn xảy ra nhiều sai phạm trong đấu thầu, mua sắm, vay, mượn kit xét nghiệm, đã được cơ quan điều tra phát hiện, xử lý, gây thất thoát lớn nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19 và bức xúc trong nhân dân.
“Đoàn giám sát cũng nhận thấy một số sai phạm trong thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh từ nguồn ngân sách như chi trùng; quyết toán một số khoản chi chưa phù hợp, một số đơn vị chi sai quy định”, bà Thúy Anh nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng đây là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội với phạm vi rộng và tầm quan trọng lớn. Tuy nhiên, báo cáo chưa đưa ra hạn chế, yếu kém để có biện pháp khắc phục.
Đối với phần vi phạm được nêu trong báo cáo, ông Huệ cho rằng công tác phòng chống dịch có hai sai phạm rất lớn là vụ chuyến bay giải cứu và vụ kit xét nghiệm Việt Á. Cả hai vụ nằm trong phạm vi của cuộc giám sát vì đều là “huy động và sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19”.
“Báo cáo không nhắc gì đến hai việc này. Dự thảo nghị quyết về giám sát cũng không nói gì. Là đại biểu Quốc hội tôi đọc thế này không biết là thế nào”, Chủ tịch Quốc hội nói, đề nghị đoàn giám sát nêu cụ thể vấn đề này trong báo cáo.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, ông Huệ cho rằng đoàn giám sát cần làm rõ hiện trạng thanh quyết toán các nguồn viện trợ vaccine, sinh phẩm y tế, huy động xã hội hóa. Trong đó, đoàn phải làm rõ số tiền chưa được thanh quyết toán, chưa được chi trả, có thất thoát, sai phạm gì không? Việc quản lý, sử dụng nguồn lực cụ thể cho phòng, chống dịch ra sao? Lượng vaccine thừa, quá hạn cụ thể là bao nhiêu?

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ việc số vaccine này có thể tiếp tục sử dụng hay không khi dịch Covid-19 có dấu hiệu quay trở lại. “Báo cáo cần đánh giá kỹ lưỡng, cung cấp số liệu cụ thể để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan”, ông Huệ nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng băn khoăn khi chuyến bay giải cứu và vụ kit xét nghiệm Việt Á là hai vụ nổi cộm, nhưng chưa được làm rõ trong báo cáo.
“Hơn 110 trang báo cáo giám sát đầy đủ với hơn 400 chú thích thì chỉ thấy ba dòng nói về vụ án kit test Việt Á”, ông Thanh nói, đề nghị đoàn giám sát bổ sung, đảm bảo liều lượng phù hợp với sự quan tâm của đại biểu và cử tri.
Dịch Covid-19 xuất hiện cuối tháng 12/2019 và bùng phát mạnh với sự xuất hiện nhiều biến chủng, lây lan nhanh đến hầu hết quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, sau bốn đợt bùng phát, đến ngày 31/12/2022 cả nước ghi nhận 11,5 triệu ca mắc, tỷ lệ tử vong là 0,4%.
Giai đoạn 2020-2022, Việt Nam đã huy động 236.400 tỷ đồng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, trong đó từ ngân sách Nhà nước hơn 189.400 tỷ đồng. Nguồn lực huy động từ nguồn khác khoảng 47.000 tỷ đồng, trong đó viện trợ nước ngoài là 14.800 tỷ đồng; còn lại là quỹ vaccine Trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ khác.
Đoàn giám sát kiến nghị sửa đổi Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp hoặc ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp, trong đó quy định rõ thẩm quyền Chính phủ, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương trong xử lý các tình huống khẩn cấp khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai.
Luật cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền huy động nguồn lực trong tình huống khẩn cấp làm căn cứ pháp lý thực hiện vấn đề phát sinh trong tương lai; xây dựng kịch bản tổng thể ứng phó đối với các tình huống khẩn cấp để có thể kích hoạt, thực hiện ngay một cách thống nhất trong toàn quốc.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng dù không tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi Covid-19 bùng phát, nhưng thực tế Việt Nam đã áp dụng toàn bộ các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp, nên “không có khoảng trống pháp lý”. Nguyên nhân của những tồn tại có thể là do nhận thức không thống nhất, nhất là khi giải quyết hậu quả về thanh quyết toán các nguồn lực. “Cần tránh tình trạng làm không được thì đổ cho hệ thống pháp luật”, Phó chủ tịch Quốc hội nói.

Tiền ‘bôi trơn’ hàng trăm chuyến bay giải cứu đã qua những đâu?
Bộ Công an xác định để thực hiện các chuyến bay giải cứu, hơn 100 doanh nghiệp đã chi tiền bôi trơn trên 170 tỷ đồng cho 21 cán bộ của 5 bộ, địa phương để được “qua cửa”. 65

325.000 người ở TP HCM chưa nhận gói hỗ trợ Covid-19
Khoảng 325.000 người ở quận Bình Tân, huyện Củ Chi và Bình Chánh chưa nhận được tiền từ gói hỗ trợ Covid-19 đợt ba năm 2021 do thành phố thiếu kinh phí. 72

Việt Nam không sản xuất được vaccine Covid-19 ‘là bài học lớn’
GS Nguyễn Anh Trí cho rằng Việt Nam đã sai đường khi đặt mục tiêu sản xuất thành công vaccine Covid-19 trên vai doanh nghiệp tư nhân và đây là bài học lớn. 18
Sơn Hà