chuyện “đời người và người đời “trong kinh tế thị trường(tư bản) định hướng XHCN hôm nay :Dr Thanh

Chuyện nhà Dr Thanh sẽ ra sao khi cha con Trần Quí Thanh bị bắt?

06:01 10/04/2023

Cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” nói về sự thành đạt của một gia tộc, nhưng câu chuyện ấy bỗng trở nên bẽ bàng khi cha con Trần  Quí Thanh bị khởi tố và bắt giam.

“Chuyện nhà Dr Thanh” từng là một hiện tượng xuất bản. Trong hai năm 2017-2018, “Chuyện nhà Dr Thanh” được in hàng trăm ngàn bản, truyền cảm hứng làm giàu cho hàng triệu người. “Chuyện nhà Dr Thanh” do chính Trần Uyên Phương viết, với nhân vật chính là người cha Trần Quí Thanh – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Trong cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”, doanh nhân Trần Quí Thanh được mô tả là một người đàn ông hào hoa và có khát vọng vươn lên không ngừng. Từ một cơ sở sản xuất nước ngọt thủ công, doanh nhân Trần Quí Thanh đã biến Tân Hiệp Phát trở thành một tập đoàn được Cocacola định giá 2,5 tỷ USD vào năm 2015, nếu đồng ý chuyển nhượng.

Vậy mà, không ai ngờ, ngày 08/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích. Ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương và tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 09 địa điểm đối với 3 bị can.

Theo cơ quan điều tra, hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.

“Chuyện nhà Dr Thanh” sẽ ra sao sau khi cha con Trần Quí Thanh bị bắt? Không thể phủ nhận, đó là sự hụt hẫng của nhiều người từng xem họ là thần tượng. Đặc biệt, Trần Uyên Phương là con gái đầu lòng của ông Trần Quí Thanh vốn được nhiều người xưng tụng “bông hoa ngàn tỷ” trên thương trường.

Trần Uyên Phương từng du học tại Singapore, Mỹ và Thụy Sỹ trước khi về làm cánh tay đắc lực cho cha mình quản lý tập đoàn Tân Hiệp Phát. Trần Uyên Phương từng xuất hiện trên chương trình “Người kế nhiệm” của kênh truyền hình Chanel News Asia và chia sẻ: “Ba tôi luôn cố gắng thúc đẩy chúng tôi, cố gắng truyền tải đến chúng tôi quan điểm thử thách lớn, thành công lớn. Nhưng dĩ nhiên, đó phải là những thử thách đo lường, tính toán được”.

Doanh nhân Trần Quí Thanh có ba người con Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và Trần Quốc Dũng. Chỉ có Trần Quốc Dũng lập công ty riêng, còn hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích nắm giữ những vị trí trụ cột tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Bây giờ, cả ông Trần Quí Thanh và hai con gái đều vướng vòng lao lý.

Trong cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”, Trần Uyên Phương viết về gia đình: “Mỗi chúng ta có chọn được cha mẹ cho mình không? Và các bậc cha mẹ có được quyền chọn con cái cho mình hay không? Đó là quyền năng vượt ngoài ý muốn của chúng ta. Ngay cả khi bị sốc nặng đến mấy, tâm hồn tổn thương đến mấy, tôi vẫn đinh ninh cha mẹ là cha mẹ mà không phải bất cứ con người nào khác, trong số hàng tỉ con người trên trái đất. Cũng vậy, ba má tôi dù có giận ba chị em tôi đến mấy, họ cũng không bao giờ từ chối con cái của mình”.

Trong 5 chương của cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”, Trần Uyên Phương dành riêng một chương để hé lộ quãng đời trai trẻ đào hoa của doanh nhân Trần Quí Thanh, với tên gọi “Ba tôi và những cuộc tình”. Trần Uyên Phương nhấn mạnh 2 cuộc tình của Trần Quí Thanh với 2 người phụ nữ, một tên Lan và một tên Phương Mai.

Về cuộc tình của Trần Quí Thanh với người phụ nữ tên Lan, Trần Uyên Phương viết: “Cậu học trò Trần Quý Thanh run run mỗi khi kiếm cớ đến rủ nàng đi học và thường quăng luôn chiếc xe cạnh nhà nàng, trên đường Thích Quảng Đức, rồi 2 đứa cùng nhau đi bộ, chuyện trò ríu rít như chim. Có bữa không kìm được cảm xúc, cậu liều lĩnh ôm ghì nàng ngay trên đường tới lớp. Lan lả đi như không bước nổi, buông ngay cặp sách xuống đường, run lẩy bẩy trong vòng tay cậu con trai đang tuổi lớn. Nàng thì thào: “Trời ơi, sao Thanh gan quá…”. Nàng dùng hết sức đẩy nhẹ cậu bạn ra, nhưng cậu học trò vốn ngỗ ngược đời nào lại chịu thua, cậu đuổi theo kéo bằng được cô bạn gái vào vòng tay ghì siết và hôn nhau quên trời quên đất…”. 

Còn cuộc tình với người phụ nữ tên Phương Mai, Trần Uyên Phương lại viết: “Về đường tình duyên, người tình gắn bó sâu đậm nhất với chàng trai trẻ, cả về tâm hồn và thể xác là Phương Mai, một người đàn bà gốc Bắc, đã có một đời chồng”. Phương Mai là hình ảnh người tình ám ảnh nhất, cho mãi tới sau này: “Nàng như có bản năng quyến rũ đàn ông, đến mức gần như ma mị. Không chỉ đẹp lộng lẫy, sắc sảo, nàng còn thông minh, có duyên, ăn nói rất dịu dàng. Nhưng ẩn sâu bên trong cái vẻ ngoài dễ thương ấy là bản lĩnh xỏ mũi đàn ông… Trong nhiều phi vụ làm ăn, Phương Mai giống như bà cố vấn cao cấp của Thanh. Nàng quá khôn ngoan, sành sỏi trên đường đời, kể cả những lúc yêu nhau”.

Dù ông Trần Quí Thanh có nắc nỏm nhắc lại câu nói không thể quên với người tình trong quá khứ: “Sau này, anh có ngủ với vợ cũng không thể nào quên em. Mùi da thịt em sẽ ở mãi bên anh cho đến hết cuộc đời”, thì Trần Uyên Phương đề cập những người phụ nữ ấy cũng chỉ để khẳng định mẹ của cô – bà Phạm Thị Nụ mới là mỹ nhân số một chi phối toàn bộ thành bại của doanh nhân Trần Quí Thanh.  

Trần Uyên Phương rất tôn thờ cha mình: “Đi qua sóng gió, có những lúc khó khăn nhất, tưởng chừng như không thể gượng dậy, con học được ở ba nghị lực sống mạnh mẽ, sự chấp nhận nhìn ra sai lầm, thái độ sống không oán trách, không đổ lỗi”. Vậy mà, trớ trêu thay, cha con họ lại có ngày đen tối vì những phi vụ làm ăn trái ngang.

nguon :Lethieunhon.vn

Tân Hiệp Phát kinh doanh ra sao trước khi cha con ông Trần Quí Thanh bị bắt?

11/04/2023

Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp nổi tiếng Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát nhưng “ông chủ” Trần Quí Thanh lại sa cơ, thất bại vì bất động sản.

Việc ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát và con gái vừa bị bắt đã gây xôn xao dư luận, bởi đây là một trong những doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát lớn tại Việt Nam với gần 20 năm hình thành và phát triển.

Tân Hiệp Phát kinh doanh ra sao trước khi cha con ông Trần Quí Thanh bị bắt? - Ảnh 1.
“Ông chủ” của Tân Hiệp Phát và con gái rơi vào vòng lao lý vì bất động sản.

Tân Hiệp Phát “bước chân” vào ngành nước giải khát kể từ năm 1994, thời gian đầu, doanh nghiệp hướng đến sản xuất bia mang thương hiệu Laser nhưng thất bại. Đến năm 2001, Tân Hiệp Phát gây tiếng vang trên thị trường và được nhiều người biết đến nhờ sản phẩm nước tăng lực Number 1.

Thời gian sau đó, hàng loạt sản phẩm của Tân Hiệp Phát được người tiêu dùng biết tới như trà xanh 0 độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya…Việc kinh doanh thuận lợi đã giúp Tân Hiệp Phát bứt tốc mạnh mẽ, trở thành “ông lớn” trong ngành nước giải khát Việt Nam và trực tiếp cạnh tranh với các đối thủ lớn đến từ nước ngoài như Pepsi, Cocacola…

Năm 2012, Tân Hiệp Phát được Coca-Cola đề nghị hợp tác sản xuất, kinh doanh với trị giá 2,5 tỷ USD. Tuy nhiên, hợp tác này không thành vì Tân Hiệp Phát cho rằng hai bên có tầm nhìn khác nhau.

Năm 2018, trong một buổi chia sẻ với truyền hình quốc tế, ông Trần Quí Thanh xác nhận Tân Hiệp Phát đang đạt doanh thu 500 triệu USD/năm với 4.000 công nhân đang làm việc. Mục tiêu đến năm 2030 đạt doanh thu 3 tỷ USD.

Theo số liệu kinh doanh của Tân Hiệp Phát, doanh thu của doanh nghiệp này giai đoạn 2014 – 2017 đạt khoảng gần 7.000 tỷ đồng/năm, sau đó tăng lên 8.300 tỷ đồng vào năm 2018 và tăng tiếp lên 9.200 tỷ đồng năm 2019.

Về lợi nhuận, Tân Hiệp Phát báo lãi khoảng trên dưới 1.000 tỷ đồng giai đoạn 2014 – 2016, sau đó tăng lên 2.000 tỷ đồng năm 2018 và 3.300 tỷ đồng năm 2019. Doanh thu của Tân Hiệp Phát tương đương Coca-Cola và bằng 1/2 so với Pepsi, nhưng lợi nhuận lại bỏ xa cả hai đối thủ này nhờ tỷ suất sinh lời vượt trội.

Đối với việc sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, nhà máy ở Bình Dương có doanh thu đạt 5.300 tỷ đồng năm 2017 và tăng lên gần 5.900 tỷ đồng trong hai năm 2018 và 2019. Lợi nhuận hai năm 2017 – 2018 là gần 1.000 tỷ đồng và tăng mạnh trong năm 2019, lên trên 1.500 tỷ đồng.

Nhà máy Number One Chu Lai có doanh thu năm 2019 vừa qua đạt gần 1.400 tỷ đồng, lãi 489 tỷ đồng. Còn tại nhà máy Number One Hà Nam, doanh thu năm qua giảm nhẹ so với 2018, xuống 2.000 tỷ đồng và lãi 872 tỷ đồng.

Tại thời điểm 9/9/2022, Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ “khủng” lên tới 1.706 tỷ đồng với các cổ đông như Phạm Thị Nụ (vợ ông Trần Quí Thanh) nắm hơn 54%, con gái Trần Uyên Phương nắm hơn 29% và Trần Ngọc Bích nắm hơn 16%. Thế nhưng chỉ 2 tuần sau, vốn điều lệ của doanh nghiệp này chỉ còn 276 tỷ đồng.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2011444);}else{parent.admSspPageRg.draw(2011444);}

“Sóng ngầm” ập đến gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bắt nguồn từ khi ông Trần Quí Thanh tiết lộ sẽ đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2018 – 2019. Và hiện bất động sản cũng chính là lĩnh vực ông Trần Quí Thanh và con gái sa cơ, rơi vào vòng lao lý.

Tân Hiệp Phát kinh doanh ra sao trước khi cha con ông Trần Quí Thanh bị bắt? - Ảnh 2.
Cảnh sát đến kiểm tra, bắt giữ ông Trần Quí Thanh và con gái tại trụ sở Tân Hiệp Phát.

Tháng 3/2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đã khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự.

Quyết định khởi tố vụ án được căn cứ vào đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển K.O, cùng một số cá nhân khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cùng một số cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại TP.HCM và Đồng Nai.

Theo đó, tháng 10/2020, C01 đã nhận được đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển K.O Đồng Nai.

Theo đơn tố cáo, bà Trần Uyên Phương và ông Trần Quý Thanh cùng một số cá nhân liên quan có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế thông qua việc chuyển nhượng dự án, cổ phần doanh nghiệp, gây thiệt hại cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển K.O Đồng Nai hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngày 10/4/2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố các bị can: Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát. Đồng thời, cơ quan này cũng thi hành lệnh bắt tạm giam Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.

Theo Đại Việt/VTC

Nhìn lại cuộc chơi BĐS của Tân Hiệp Phát: Lập hơn 10 công ty BĐS hàng chục nghìn tỷ rồi đột ngột giải thể, lùm xùm tố cáo của Kim Oanh Đồng Nai

11/04/2023

Từ năm 2018, gia đình ông Trần Quí Thanh và Tập đoàn Tân Hiệp Phát – một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực đồ uống Việt Nam, đã có những động thái mạnh mẽ để tham gia vào lĩnh vực bất động sản.

Nhìn lại cuộc chơi BĐS của Tân Hiệp Phát: Lập hơn 10 công ty BĐS hàng chục nghìn tỷ rồi đột ngột giải thể, lùm xùm tố cáo của Kim Oanh Đồng Nai - Ảnh 1.
Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh cùng hai con gái Trần Uyên Phương (trái), Trần Ngọc Bích (phải). Ảnh: TNO

Theo thông tin từ Bộ Công an, từ ngày 08/4/2023 đến ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.

Thông báo của Bộ Công an cho biết: ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác bị tố cáo đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020.

Nhìn lại, cuộc dấn thân của ông trùm ngành đồ uống sang lĩnh vực bất động sản có nhiều điều đáng chú ý.

Từ năm 2018, gia đình ông Trần Quí Thanh và Tập đoàn Tân Hiệp Phát – một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực đồ uống Việt Nam, đã có những động thái mạnh mẽ để tham gia vào lĩnh vực bất động sản.

Tháng 6/2018, ông Thanh trở thành thành viên trong ban chấp hành câu lạc bộ BĐS Tp.HCM với ý định sẽ dùng nguồn tiền dồi dào của mình để cùng hỗ trợ các thành viên trong câu lạc bộ khi họ thiếu vốn cho các dự án BĐS.

Khi đó đại gia nước giải khát tiết lộ, thời gian tới sẽ chọn Tp.HCM và Bình Dương là 2 nơi để phát triển các dòng sản phẩm BĐS. Đặc biệt, Tân Hiệp Phát không hạn chế phân khúc sản phẩm và vai trò doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà tất cả là theo nhu cầu và cơ hội của thị trường.

Ông Thanh khá tự tin với lĩnh vực mà doanh nghiệp chuẩn bị “dấn thân”. Ông khẳng định, nguồn vốn và quỹ đất là 2 lợi thế lớn nhất hiện nay mà Tân Hiệp Phát đang nắm giữ. Còn kinh nghiệm và kiến thức ở lĩnh vực BĐS theo ông Thanh là bản thân đang tích lũy dần, thời cơ chín muồi sẽ “nhảy” sang.

Hàng chục công ty được thành lập rồi đột ngột giải thể

Trong khoảng thời gian từ 18-24/4/2019, có 10 công ty được thành lập với cùng vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và cùng cơ cấu sở hữu: bà Trần Uyên Phương nắm giữ 99,9%, bà Trần Ngọc Bích nắm giữ 0,05% và bà Phạm Thị Nụ nắm giữ 0,05%.

Đến ngày 14/5/2019, thêm CTCP Đầu tư và Bất động sản Lộc Điền được thành lập với vốn điều lệ lớn hơn hẳn, đạt 3.830 tỷ đồng nhưng cơ cấu sở hữu vẫn không thay đổi.

Chỉ trong chưa đầy 1 tháng, có ít nhất 11 công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đã được thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 18.830 tỷ đồng. Ông Trần Quí Thanh rất ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát mà hầu hết do vợ – bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên.

Bên cạnh những công ty có vốn tương đối lớn được thành lập gần đây, từ đầu năm 2018 đến nay gia đình ông Thanh cũng thành lập cả chục công ty khác. Một số cái tên đáng chú ý như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh có vốn 1.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng (772 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản TQT (50 tỷ đồng)…

Tuy nhiên điều bất ngờ là chỉ vài tháng sau khi thành lập, vào tháng 8-9/2019, hầu hết các công ty trong số này đã đột ngột công bố giải thể với cùng lý do là “Không có dự án để đầu tư, phát triển và về việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả”.

Nhìn lại cuộc chơi BĐS của Tân Hiệp Phát: Lập hơn 10 công ty BĐS hàng chục nghìn tỷ rồi đột ngột giải thể, lùm xùm tố cáo của Kim Oanh Đồng Nai - Ảnh 2.

Cuộc “lùm xùm” với Kim Oanh

Theo Bộ công an, trong quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo báo Người Lao động, vào tháng 3/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án do có đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai, cùng một số người khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích (cùng giữ chức phó tổng giám đốc của Tân Hiệp Phát) cùng một số cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại TP HCM và Đồng Nai.

Theo đơn tố cáo, một số người trong gia đình ông Thanh cùng một số người liên quan có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế thông qua việc chuyển nhượng dự án, cổ phần doanh nghiệp, gây thiệt hại cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Kim Oanh hơn 1.000 tỉ đồng.

Tháng 11/2022, do hết hạn điều tra, cần làm rõ giám định thiệt hại liên quan đến những vấn đề tố cáo, Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã tạm đình chỉ vụ án liên quan này.

Cafebiz

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.