
Tại sao gọi là mũ cối? Nguồn gốc, lịch sử mũ cối

Mũ cối hay còn gọi là nón cối là loại mũ làm bằng gỗ, nhẹ, dễ làm, … thực chất chỉ có công dụng che nắng, che mưa chứ không chống chọi nổi đạn hoặc mảnh bom hay mảnh đạn pháo. Vậy thì vì sao được gọi là mũ cối?. Theo một số truyền miệng ghi chép lại thì trong kháng chiến chống Mỹ, một chiến sĩ phụ trách súng cối lúc trời mưa, do không muốn ướt nòng pháo nên đã lấy chiếc mũ của mình úp lên để che nòng pháo. Để tuyên dương cũng như công tác tuyên truyền nên phía chính ủy của đơn vị đã cho phổ biến câu chuyện này ra nên đó là lý do vì sao được gọi là mũ cối.

Các cổ động viên bóng đá Thanh Hóa đội mũ cối cổ vũ đội nhà.
Mũ cối được quân Giải Phóng sử dụng rộng rãi khi hành quân để che nắng mưa khi nghỉ ngơi thì trở thành ghế ngồi. Còn khi chiến đấu sẽ sử dụng mũ sắt để bảo vệ. Có thể xem mũ cối và là vật biểu tượng của thời chiến. Ngày nay, nón có rất nhiều kiểu mẫu mã đa dạng, gọn, nhẹ, chất lượng và hợp thời trang, nếu so với mũ cối thì một trời một vực. Mũ ngày nay khi cần thì đội che nắng, không sử dụng thì có thể xếp gọn lại bỏ vào ba lô hoặc túi xách. Thật khó xử lý nếu trên xe máy phải treo vừa chiếc mũ cối vừa chiến mũ bảo hiểm.





Vì sao người Bắc thích đội mũ cối?
Ngày nay, nón cối thật ra được xem là hình tượng của thời chiến, là một phần văn hóa truyền thống Nước Ta và mang yếu tố chính trị. Nhiều người Bắc vẫn ưa dùng nón cối vì để chứng tỏ tôi là người đã từng tham gia chiến đấu, có công cách mạng, … Khi gặp sự cố ngoài xã hội, nếu thấy đối phương là người đội mũ cối, nhiều người quan ngại do hoàn toàn có thể đối phương là người bên công an, quân đội, có chức quyền, …
Hàng ngàn học sinh tại 1 trường học phía Bắc đội mũ cối trong ngày khai giảng năm học mới.
Ngày nay, nếu bạn ra miền Bắc Việt Nam bạn sẽ thấy nhiều người Bắc thích đội mũ cối hay còn gọi là nón cối. Gần như mọi tầng lớp giai cấp, tuổi tác, … từ cán bộ viên chức cho đến người chạy xe ôm, từ cựu chiến binh cho đến thanh niên, … đều đội mũ cối.
Người Bắc thích đội mũ cối vì biểu tượng chính trị, còn người Nam có thích đội nón cối?. Chắc chắn là không. Sau thời kỳ giải phóng năm 1975, quân Giải Phóng tiếp quản miền Nam và đây là thời kỳ được xem là cực thịnh của chiếc nón cối. Do tâm lý là phía bại trận nên người Nam vô cùng e dè khi gặp những người đội nón cối còn những người Bắc đội mũ cối thì muốn chứng tỏ ta là phía thắng trận.

Do đó, gần như chẳng có người Nam nào thích đội nón cối nếu không nói là có tâm lý ác cảm với người đội nón cối và điều chắc chắn là cho dù đi lòng vòng cả ngày ở phía Nam cũng chẳng thấy người Nam nào đội nón cối ngoại trừ những người gốc Bắc và gần như chắc chắn là không có nơi nào bán nón cối
Tư tưởng đó kéo dài và đến ngày nay vẫn còn và vẫn chưa có xu hướng suy giảm. Các cựu chiến binh miền Bắc vẫn sử dụng nón cối do muốn hoài niệm thời xưa. Còn giới trẻ thì muốn chứng tỏ ta đây cũng có thân nhân đã từng là quân nhân, có công cách mạng, có mối quan hệ thân thích, … Do đó dẫn đến tình trạng ngay cả khi di du lịch ở nước ngoài, nhiều bạn trẻ vẫn đội mũ cối bất chấp sự bất tiện khi mang chiếc mũ cối to và cồng kềnh đó.
Học sinh cấp 2 đội mũ cối nhảy nhót, quay video để tung lên mạng xã hội.
Vài năm trước, trên mạng Viral hình ảnh 7 bạn trẻ đứng chờ ở nhà Ga nước Nhật. Cả 7 bạn đều mang mũ cối, quân đùi, mang dép tổ ong, … Một số bạn phản hồi là “ sang xứ người ta thì nên nhập gia tùy tục, ăn mặc cho nhã nhặn văn minh ”. Nhân vật chính trong bức ảnh và một số ít khác lại cho rằng đó là hình ảnh “ đậm chất Nước Ta, đơn sơ và thân thiện ”. Phải chăng những bạn này cho rằng đậm chất Nước Ta cũng là đậm chất thời chiến ?
Còn bạn, bạn thích đội mũ cối ? Đó là tùy cảm nhận, sở trường thích nghi và mục tiêu sử dụng của từng người .
Bài viết chỉ mang tính cảm nhận, không phê phán và không mang yếu tố chính trị.

nón cối “ông Hội Đồng “thời Pháp thuộc !!
Khám phá lịch sử ra đời, ý nghĩa của mũ cối
Người Việt Nam từ những ông cụ tóc hoa râm cho tới những những em bé đều đội mũ màu xanh mà người ta quen gọi là mũ cối. Vậy bạn có biết tại sao chiếc mũ này lại có tên gọi là mũ cối và ý nghĩa mũ cối là gì mà lại được yêu thích đến vậy ? Hãy cùng namtrungsafety khám phá nhanh trong bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử mũ cối

Mũ cối của nước nào ?
Ban đầu mũ cối có tên gọi là mũ cát. Mũ cát được sản xuất ở Pháp và châu Phi, sau đó nhập vào nước ta. Sau đó, vào những năm đầu thế kỷ XX, tại Hà Nội có xưởng làm mũ cát của ông Hai Chinh (Trịnh Văn Chính) vừa sản xuất, vừa bán ở phố Hàng Đào.
Thời đó, cốt mũ được làm bằng li-e hay cây rút, chỏm làm bằng vải chéo xếp lớp, dán dính cẩn thận. Người ta phết ét-xăng (tinh dầu của một loại cây) rồi bồi thêm nhựa crếp nhiều tầng liên tiếp cho kín, để chống chọi với cái nắng, mưa xứ nóng…
Từ “mũ cát” thành “mũ cứng”
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc được giải phóng. Từ đây, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng và Tổng cục Hậu cần, Cục Quân nhu tập trung tổ chức nghiên cứu cải tiến và sản xuất quân trang theo hướng thống nhất, hình thức đẹp, màu sắc phù hợp với đặc tính của từng binh chủng, đáp ứng cho bộ đội luyện tập, chiến đấu, thích hợp với thời tiết của Việt Nam.

Năm 1956, Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần đề xuất sản xuất mũ cứng, mẫu mã giống mũ cát nhưng chất liệu làm mũ bền chắc hơn. Năm 1957, mẫu mũ cứng đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt và đưa vào sản xuất. Thời gian đầu, xưởng mũ gặp một số khó khăn khi nguồn nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm. Để tiếp thu thêm công nghệ mới, Cục Quân nhu đã cử đồng chí Trần Tử Đãi sang Trung Quốc tham quan học tập.
Sau khi thăm cơ sở sản xuất mũ của nước bạn, đồng chí Trần Tử Đãi đã đi sâu nghiên cứu mẫu mũ cứng bằng cát tông với mong muốn có thể tận dụng hiệu quả nguồn vật liệu sẵn có trong nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, mũ cứng đã được cải tiến và sản xuất hàng loạt với công nghệ tiên tiến, phù hợp với yêu cầu người sử dụng.
Cốt mũ làm bằng bột gỗ, có keo tổng hợp liên kết, ép định hình và cuốn mép vành để tăng cường độ cứng. Bên ngoài mũ bọc vải màu xanh lá cây để ngụy trang, quả mũ hình bán cầu, xòe ra ở phần tán. Ngoài ra, mũ còn có quai cầu tăng giảm vừa vòng đầu, giữ được tư thế ổn định trong hoạt động chiến đấu, huấn luyện.
Tại sao gọi là mũ cối ?
Theo một số truyền miệng ghi chép lại thì trong kháng chiến chống Mỹ, một chiến sĩ phụ trách súng cối lúc trời mưa, do không muốn ướt nòng pháo nên đã lấy chiếc mũ của mình úp lên để che nòng pháo. Để tuyên dương cũng như công tác tuyên truyền nên chính ủy của đơn vị đã cho phổ biến câu chuyện này ra. Và kể từ đó chiếc mũ cứng có tên gọi là mũ cối.
Ngoài ra, cũng có người cho rằng tên gọi mũ cối bắt nguồn từ chất lượng của mũ. Mũ là một vật dụng chất lượng tốt, chống được va đập nhẹ và rất bền dù trải qua nắng mưa, bom đạn nên được ví von như “nồi đồng cối đá”. Do đó, trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội quen gọi mũ cứng là “mũ cối”.
Ý nghĩa mũ cối

Trong kháng chiến chống Mỹ, chiếc mũ cối là vật dụng quen thuộc của bộ đội, thanh niên xung phong và dân quân tự vệ. Trên đường hành quân đi chiến đấu, bộ đội lấy mũ vẫy tạm biệt người thân, tạm biệt quê hương yêu dấu. Trong chiến đấu, mũ không chỉ được dùng bảo vệ đầu mà còn để dụ địch, đánh lạc hướng kéo chúng vào ổ phục kích của ta. Trên chặng đường “xẻ dọc Trường đi cứu nước”, mũ còn được sử dụng làm chiếc thau múc nước suối, nước sông để rửa mặt, gội đầu hay để hứng nước mưa, múc nước sông để uống cho qua cơn khát.
Có thể nó, đây là một trong những “bảo bối” bất khả ly thân của “Bộ đội cụ Hồ” thời bấy giờ. Hình ảnh người lính “Bộ đội cụ Hồ” với chiếc mũ cối gắn ngôi sao vàng năm cánh ở phía trước đã trở nên gần gũi với nhân dân đến tận ngày hôm nay, trở thành một biểu tượng cao đẹp về ý chí buất khuất, không ngại gian khó, hy sinh, vì nhân dân mà chiến đấu.
Trong lòng người phụ nữ Việt, những người chiến sĩ đội mũ cối trong thời chiến không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ tổ quốc mà còn là những người anh hùng. Phải chăng đó là lý do dù chiến tranh đã đi qua được mấy chục năm nhưng chiếc mũ cối vẫn được ưa chuộng cho đến thời bình.