chuyện dài Đỗ Hữu Ca Ca(Cứt)

Từ ‘Đỗ Hữu Ca’ nhìn ra thế giới

Nguyễn Ngọc Chu

23-2-2023

Các vụ chống tham nhũng quyết liệt đến tận các chức vụ thuộc hàng cao nhất trong chính quyền – đang được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh, ủng hộ. Nhưng khi các vụ tham nhũng ở các quan chức bậc cao toang ra một phần thì cũng đồng thời bung ra những ung nhọt ghê sợ, làm cho nhiều người phải rùng mình.

Nói đến ông Đỗ Hữu ca không phải nói đến cá nhân mà nói đến một đội ngũ. Nói về đội ngũ những người như ông Đỗ Hữu Ca là để nhìn ra nguyên nhân.

1. VÔ TIỀN

Việc các quan chức nhận hối lộ với số tiền lớn hơn 1 triệu đô la không còn là chuyện mới, cũng không phải là cá biệt.

Như ông cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu đô la trong vụ AVG (https://tuoitre.vn/3-trieu-usd-xep-day-2-vali-1-balo-duoc-ong-nguyen-bac-son-de-ngoai-bancong-20191019151938607.htm).

Hay như Dương Chí Dũng khai chuyển 1 triệu đô la cho ông Thứ trưởng thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) trong dự án di dời và chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn (https://tuoitre.vn/nhung-loi-khai-chan-dong-cua-duong-chi-dung-tai-toa-589099.htm). Còn bao nhiêu thí dụ nữa, đã bị phát hiện. Và hằng ha sa số các vụ chưa bị phát hiện.

Vụ ông thiếu tướng Đỗ Hữu Ca sau khi về hưu, nhận 35 tỷ đồng để chạy án nhưng lại không đưa cho ai, đã lột tả thêm sự đa mặt của tham nhũng thời nay

Đã từng là Giám đốc lực lượng Công an của một thành phố lớn như Hải Phòng, trong tư cách người bảo vệ pháp luật, nhưng Ông Đỗ Hữu Ca lại nhận một khoản tiền lớn mà không thực hiện nghĩa vụ, chẳng những đã vi phạm pháp luật, lại không còn một mảy may tín nghĩa. Tư cách Ông Đỗ Hữu Ca thua xa thảo khấu giang hồ, chứ đừng nói đến vị trí đứng đầu lực lượng Công an của một thành phố lớn.

Ở mặt khác, về hưu rồi mà ông Đổ Hữu Ca còn có khả năng chiếm đoạt 35 tỷ đồng trong một phi vụ, vậy thì khi đương chức Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng ông Đổ Hữu Ca đã tham nhũng ở mức độ nào? Thật khó mà dự báo được con số.

Thêm một bình diện khác, là ông Đỗ Hữu Ca có 4 bằng đại học. Nó phản ánh căn bệnh sính bằng cấp của tầng lớp cán bộ có chức có quyền hiện nay. Rất nhiều người như ông Đỗ Hữu Ca – “sặc sỡ” về bằng cấp và chức danh. Nó trưng bày sự giả tạo của việc học. Nó làm cho người ta không thể tin cậy vào bằng cấp. Nó minh chứng cho sự cấp phát bằng bừa bãi. Nó khẳng định sự xuống cấp đến tai hoạ của giáo dục.

Trường hợp ông Đỗ Hữu Ca không giống như các trường hợp tham nhũng khác. Ông Đỗ Hữu Ca là một thân hình (figure) trọng lượng, góp phần làm cho tham nhũng của quan chức thời nay trở nên vô tiền, không một chế độ nào trong quá khứ bì được.

2. TỪ ‘ĐỖ HỮU CA’ NHÌN RA TOÀN QUỐC

Từ trường hợp ông Đỗ Hữu Ca nhìn ra toàn quốc có thể hình dung được bức tranh tham nhũng toàn cảnh: Khắp nơi lô nhô đầy rẫy những Đỗ Hữu Ca.

Tại sao những người như ông Đỗ Hữu Ca lại leo lên được đến những chức vụ cao quan trọng trong bộ máy nhà nước? Không chỉ một Đỗ Hữu ca mà có hàng ngàn người như Đỗ Hữu Ca. Ngay cả nhân sự cấp cao cho Đại hội 13, dù đã tuyên bố làm rất kỹ, không để lọt nhiều cán bộ biến chất như Đại hội 12, rốt cục, chỉ một thời gian sau Đại hội 13, đã lộ ra không ít cán bộ biến chất. Như vậy là quy trình lựa chọn cán bộ có lỗi, chứ không phải “lọt lưới”. Từ đó rút ra kết luận thứ nhất là phải THAY ĐỔI THỂ THỨC LỰA CHỌN CÁN BỘ. Điều này được nhiều người nói đến nhiều lần, nhưng vẫn chưa thay đổi. Chừng nào còn chưa thay đổi thể thức lựa chọn cán bộ, thì chừng đó cán bộ biến chất còn tiếp tục leo lên cao trên thang bậc công quyền.

Tại sao ông Đỗ Hữu Ca lại biến chất dần sau nhiều năm làm việc trong bộ máy công quyền, càng lên cao càng biến chất? Và có hàng ngàn người nối theo nhau biến chất như ông Đỗ Hữu Ca? Ấy là do bản chất của cơ chế vận hành hệ thống đẻ ra. Từ đó đi đến kết luận thứ hai là THAY ĐỔI CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG. Điều này được nhắc đến thường xuyên. Nhưng đến nay, vẫn chưa thay đổi. Chừng nào còn chưa thay đổi cơ chế vận hành hệ thống, thì chừng đó, cán bộ càng lên chức vụ cao càng có nguy cơ bị biến chất nhiều hơn.

Câu hỏi tiếp theo là, đã hàng chục năm, tai sao đến bây giờ mới phát hiện ra ông Đỗ Hữu Ca tham nhũng, biến chất? Như vậy là bộ máy thanh tra, kiểm sát làm việc không hiệu quả. Ông Đỗ Hữu Ca cũng không phải “lọt lưới”, hay là trường hợp cá biết. Cho nên, kết luận thứ ba là phải THAY ĐỔI CƠ CHẾ KIỂM SÁT, THANH TRA.

Câu hỏi tiếp nữa là, đã nhiều người bị kỷ luật như ông Đỗ Hữu Ca, tại sao người sau vẫn không sợ, vẫn tiếp tục phạm tội? Mong muốn “kỷ luật một người làm gương cho nhiều người” không trở thành hiện thực. Như vậy là hệ thống pháp luật chưa hiệu quả. Dẫn đến kết luận thứ tư là phải ĐỔI MỚI NỀN TƯ PHÁP.

Tại sao ông Đỗ Hữu Ca và những kẻ tham nhũng khác (chẳng hạn như trong vụ Việt Á) dễ dàng có được những khoản tiền khổng lồ từ hối lộ? Bởi vì những kẻ hối lộ có được lợi nhuận do nâng giá trong những hợp đồng mua bán với đại diện sở hữu nhà nước. Chính nguồn tài chính thuộc sở hữu nhà nước, là những mỏ tiền khổng lồ, để cho những kẻ cơ hội lợi dụng lỗ hở mà chiếm đoạt. Dẫn đến kết luận thứ năm là TỐI THIỂU HOÁ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC.

Cho nên, từ ‘Đỗ Hữu Ca’ nhin ra toàn quốc, chỉ sơ bội thôi, cũng đã thấy 5 bài toán cần giải:

a/. THAY ĐỔI THỂ THỨC LỰA CHỌN CÁN BỘ.

b/. THAY ĐỔI CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG.

c/. THAY ĐỔI CƠ CHẾ KIỂM SAT, THANH TRA.

d/. ĐỔI MỚI NỀN TƯ PHÁP.

e/. TỐI THIỂU HOÁ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC.

Tiếp tục đặt câu hỏi, sẽ nhô ra các bài toán cần giải quyết. Nhưng đâu là lời giải tổng thể cuối cùng?

3. TỪ ‘ĐỖ HỮU CA’ NHÌN RA THẾ GIỚI

Từ trường hợp ông Đỗ Hữu Ca nhìn ra thế giới thì thấy trên toàn thế giới gần hai trăm quốc gia mà chỉ Việt Nam và Trung Quốc có cùng chung những chứng bệnh tham nhũng. Cho dù Trung Quốc chống tham nhũng còn quyết liệt hơn Việt Nam, nhưng cũng như Việt Nam, tham nhũng ở Trung Quốc mỗi ngày thêm sinh sôi nảy nở. Sự bành trướng tham nhũng ở Trung Quốc và ở Việt Nam có cùng nguyên nhân từ ‘cấu trúc nhà nước’.

Từ ‘Đỗ Hữu Ca’ nhìn ra toàn quốc thì thấy nhiều bài toán phải giải, mà 5 bài toán nêu trên là những vấn đề cụ thể. Nhưng từ ‘Đỗ Hữu Ca’ mà nhìn ra thế giới thì thấy ngay lời giải tổng thể cuối cùng cho bài toán chống tham nhũng. Cho nên, nhìn ra thế giới mới dễ thấy nguyên nhân gốc rễ của bệnh tham nhũng đang bùng phát trong nước. Đó là ‘cấu trúc nhà nước’.

Chỉ có giải bài toán ‘cấu trúc nhà nước’ mới giúp cho công cuộc chống tham nhũng đi đến ‘thắng lợi hoàn toàn’.

Ông Ca chỉ là thêm một… ‘ca’! (Phần 1)

Bởi

 AdminTD

 –

23/02/2023

Blog VOA

Trân Văn

23-2-2023

Tướng công an Đỗ Hữu Ca ngày còn tại chức. Nguồn: Báo NLĐ

Ông Ca gia nhập lực lượng công an nhân dân năm 17 tuổi và phục vụ lực lượng này 44 năm (1975 – 2019), đã từng được đào tạo tại Trường Công an Hải Phòng, Trường Văn hóa – Ngoại ngữ của Bộ Công an, Đại học An ninh nhân dân.

Bốn ngày sau khi tiến hành khám xét tư gia và tạm giữ ông Đỗ Hữu Ca – Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, hôm 22/2/2023, Công an Quảng Ninh loan báo đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với bị can là ông Ca.

Vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” phát sinh từ vụ án “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” và “vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhiệt điện Đông Triều thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong quá trình điều tra, công an Quảng Ninh phát giác Công ty Nhiệt điện Đông Triều tham gia mua bán hóa đơn để “trốn thuế”. Khi điều tra thêm hoạt động “mua bán hóa đơn, chứng từ” thì phát giác Công ty Xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương đứng phía sau một nhóm doanh nghiệp chuyên kinh doanh… “hóa đơn, chứng từ” trong hàng chục năm qua tại hàng chục tỉnh, thành phố với… “doanh số” đến 7.500 tỉ. Do vậy, vợ chồng, cháu ông chủ Công ty Xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương và ba người khác bị bắt…

Chuyện chưa ngừng ở đó bởi sau đó, thân nhân của vợ chồng ông chủ Công ty Xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương tố cáo đã giao cho ông Ca 35 tỉ để… “chạy án” nhưng không hiệu quả như đã… đặt hàng!

Theo Công an Quảng Ninh, ông Ca nhìn nhận có nhận tiền nhưng… “không chủ động thông báo đến cơ quan chức năng để tiến hành lập biên bản, bàn giao lại số tiền mà giữ ở trong nhà” nên bị xem là… “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (1).

***

Thiên hạ đã ôn lại “trận đánh đẹp” hồi 2012 ở Tiên Lãng – Hải Phòng mà ông Ca muốn đưa vào “giáo trình” nên kẻ viết bài này không muốn bàn thêm. Chỉ muốn lưu ý là sau “trận đánh đẹp” khiến toàn quốc rúng động ấy, ông Ca vẫn được phong tướng!

Đâu phải tự nhiên mà thân nhân vợ chồng ông chủ Công ty Xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương tìm đến tư gia của ông cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, tự nguyện giao cho ông ta 35 tỉ.

Công an nhân dân Việt Nam phải như thế nào thì người ta mới tin là có thể… “chạy án” và đi tìm những người như ông Ca. Ông Ca chỉ là thêm một “ca”. Đã có vô số “ca” liên quan đến các ông tướng công an và “ca” nào cũng xứng đáng đưa vào “giáo trình”.

Ví dụ, năm 2012 – thời điểm công an Việt Nam khởi tố vụ án “tham ô tài sản” xảy ra ở Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines (mua ụ nổi đã hết hạn sử dụng với giá 2,3 triệu Mỹ kim rồi nâng lên thành… 19 triệu Mỹ kim, chưa kể còn áp dụng phương thức này trong nhiều dự án đầu tư khác để nâng khống giá trị, chiếm đoạt số tiền tính bằng ngàn tỉ), ông Dương Chí Dũng (cựu Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines) đột nhiên biến mất ngay trước ngày công an thực hiện lệnh bắt. Sau khi bị dẫn độ về Việt Nam, phải ra tòa, trước tòa, ông Dũng khai chính ông Phạm Quý Ngọ – Thượng tướng, Thứ trưởng Công an, Trưởng Ban chuyên án Vinalines gọi điện thoại để khuyên ông bỏ trốn… Ông Dũng còn khai thêm nhiều chuyện động trời khác…

Chẳng hạn một người tên Tiệp từng giúp bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vạn Thịnh Phát) giao cho ông Dũng 20 tỉ để ông Dũng chuyển cho ông Ngọ. Theo lời ông Dũng, lúc đó nhân vật tên Tiệp bảo ông Dũng: “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa

Cũng theo lời ông Dũng: Sau đó ít ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang Bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là: Anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế… Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả. Ông Dũng còn khai thêm ông từng đưa 30.000 mỹ kim cho hai sĩ quan của C48 [2]

Không rõ có phải vì thành khẩn như đã tường thuật hay không mà kết quả chung thẩm vẫn là ông Dương Chí Dũng bị phạt tử hình. Tháng sau (2/2014), ông Phạm Quý Ngọ đột tử (3). Cả đơn tố cáo mà ông Dương Chí Dũng gửi nhiều lãnh đạo đảng, nhà nước sau phiên xử sơ thẩm lẫn lời khai của ông tại phiên xử phúc thẩm chỉ khuấy động dư luận được một thời gian ngắn rồi rơi tõm vào quên lãng. Toàn bộ hệ thống tư pháp, từ Tòa án, Viện Kiểm sát tới Bộ Công an không làm gì cả, trừ chuyện Bộ Công an công bố quyết định khởi tố phóng viên Nguyễn Hùng của BBC (4) vì trong tường thuật về phiên phúc thẩm ông Dũng đã… ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trong khi Dũng khai tên người đưa tiền là ‘Tiệc’ (5)

Tháng 4/2016, ông Trần Đại Quang thôi làm Bộ trưởng Công an để đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

***

Ông Ca gia nhập lực lượng công an nhân dân năm 17 tuổi và phục vụ lực lượng này 44 năm (1975 – 2019), đã từng được đào tạo tại Trường Công an Hải Phòng, Trường Văn hóa – Ngoại ngữ của Bộ Công an, Đại học An ninh nhân dân. Trong công việc từng là cán bộ công an huyện, Đội trưởng An ninh, lãnh đạo Phòng Tham mưu Công an Hải Phòng, Phó Giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an Hải Phòng, Giám đốc nên chắc chắn là một cá nhân lão luyện về mặt nghề nghiệp.

Ông Ca còn nổi tiếng là giàu có – chủ thửa đất có diện tích đến 7.000 mét vuông được làm kè, dựng tường bao cạnh bờ sông Giá. Diện tích xây dựng trên thửa đất này được ước đoán cả ngàn mét vuông, ngoài khu nhà ở còn có khu nhà thờ, khu nhà ăn… Bởi sự đồ sộ ấy, đã từng có cơ quan truyền thông cho rằng, ông Ca lấn sông để xây dựng dinh thự nguy nga này nhưng chính quyền địa phương khẳng định, một nửa diện tích là đất hương hỏa, nửa còn lại do gia đình ông Ca mua thêm, không hề lấn chiếm (6).

Có đúng là ông Ca nhận 35 tỉ nhưng “không chủ động thông báo đến cơ quan chức năng để tiến hành lập biên bản, bàn giao lại số tiền mà giữ ở trong nhà” chấp nhận bị khởi tố vì “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay rút kinh nghiệm từ những… Dương Chí Dũng?

(còn tiếp)

Ông Ca chỉ là thêm một… ‘ca’! (Phần 1)

Trân Văn

23-2-2023

Tướng công an Đỗ Hữu Ca ngày còn tại chức. Nguồn: Báo NLĐ

Ông Ca gia nhập lực lượng công an nhân dân năm 17 tuổi và phục vụ lực lượng này 44 năm (1975 – 2019), đã từng được đào tạo tại Trường Công an Hải Phòng, Trường Văn hóa – Ngoại ngữ của Bộ Công an, Đại học An ninh nhân dân.

Bốn ngày sau khi tiến hành khám xét tư gia và tạm giữ ông Đỗ Hữu Ca – Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, hôm 22/2/2023, Công an Quảng Ninh loan báo đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với bị can là ông Ca.

Vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” phát sinh từ vụ án “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” và “vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhiệt điện Đông Triều thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong quá trình điều tra, công an Quảng Ninh phát giác Công ty Nhiệt điện Đông Triều tham gia mua bán hóa đơn để “trốn thuế”. Khi điều tra thêm hoạt động “mua bán hóa đơn, chứng từ” thì phát giác Công ty Xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương đứng phía sau một nhóm doanh nghiệp chuyên kinh doanh… “hóa đơn, chứng từ” trong hàng chục năm qua tại hàng chục tỉnh, thành phố với… “doanh số” đến 7.500 tỉ. Do vậy, vợ chồng, cháu ông chủ Công ty Xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương và ba người khác bị bắt…

Chuyện chưa ngừng ở đó bởi sau đó, thân nhân của vợ chồng ông chủ Công ty Xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương tố cáo đã giao cho ông Ca 35 tỉ để… “chạy án” nhưng không hiệu quả như đã… đặt hàng!

Theo Công an Quảng Ninh, ông Ca nhìn nhận có nhận tiền nhưng… “không chủ động thông báo đến cơ quan chức năng để tiến hành lập biên bản, bàn giao lại số tiền mà giữ ở trong nhà” nên bị xem là… “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (1).

***

Thiên hạ đã ôn lại “trận đánh đẹp” hồi 2012 ở Tiên Lãng – Hải Phòng mà ông Ca muốn đưa vào “giáo trình” nên kẻ viết bài này không muốn bàn thêm. Chỉ muốn lưu ý là sau “trận đánh đẹp” khiến toàn quốc rúng động ấy, ông Ca vẫn được phong tướng!

Đâu phải tự nhiên mà thân nhân vợ chồng ông chủ Công ty Xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương tìm đến tư gia của ông cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, tự nguyện giao cho ông ta 35 tỉ.

Công an nhân dân Việt Nam phải như thế nào thì người ta mới tin là có thể… “chạy án” và đi tìm những người như ông Ca. Ông Ca chỉ là thêm một “ca”. Đã có vô số “ca” liên quan đến các ông tướng công an và “ca” nào cũng xứng đáng đưa vào “giáo trình”.

Ví dụ, năm 2012 – thời điểm công an Việt Nam khởi tố vụ án “tham ô tài sản” xảy ra ở Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines (mua ụ nổi đã hết hạn sử dụng với giá 2,3 triệu Mỹ kim rồi nâng lên thành… 19 triệu Mỹ kim, chưa kể còn áp dụng phương thức này trong nhiều dự án đầu tư khác để nâng khống giá trị, chiếm đoạt số tiền tính bằng ngàn tỉ), ông Dương Chí Dũng (cựu Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines) đột nhiên biến mất ngay trước ngày công an thực hiện lệnh bắt. Sau khi bị dẫn độ về Việt Nam, phải ra tòa, trước tòa, ông Dũng khai chính ông Phạm Quý Ngọ – Thượng tướng, Thứ trưởng Công an, Trưởng Ban chuyên án Vinalines gọi điện thoại để khuyên ông bỏ trốn… Ông Dũng còn khai thêm nhiều chuyện động trời khác…

Chẳng hạn một người tên Tiệp từng giúp bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vạn Thịnh Phát) giao cho ông Dũng 20 tỉ để ông Dũng chuyển cho ông Ngọ. Theo lời ông Dũng, lúc đó nhân vật tên Tiệp bảo ông Dũng: “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa

Cũng theo lời ông Dũng: Sau đó ít ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang Bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là: Anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế… Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả. Ông Dũng còn khai thêm ông từng đưa 30.000 mỹ kim cho hai sĩ quan của C48 [2]

Không rõ có phải vì thành khẩn như đã tường thuật hay không mà kết quả chung thẩm vẫn là ông Dương Chí Dũng bị phạt tử hình. Tháng sau (2/2014), ông Phạm Quý Ngọ đột tử (3). Cả đơn tố cáo mà ông Dương Chí Dũng gửi nhiều lãnh đạo đảng, nhà nước sau phiên xử sơ thẩm lẫn lời khai của ông tại phiên xử phúc thẩm chỉ khuấy động dư luận được một thời gian ngắn rồi rơi tõm vào quên lãng. Toàn bộ hệ thống tư pháp, từ Tòa án, Viện Kiểm sát tới Bộ Công an không làm gì cả, trừ chuyện Bộ Công an công bố quyết định khởi tố phóng viên Nguyễn Hùng của BBC (4) vì trong tường thuật về phiên phúc thẩm ông Dũng đã… ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trong khi Dũng khai tên người đưa tiền là ‘Tiệc’ (5)

Tháng 4/2016, ông Trần Đại Quang thôi làm Bộ trưởng Công an để đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

***

Ông Ca gia nhập lực lượng công an nhân dân năm 17 tuổi và phục vụ lực lượng này 44 năm (1975 – 2019), đã từng được đào tạo tại Trường Công an Hải Phòng, Trường Văn hóa – Ngoại ngữ của Bộ Công an, Đại học An ninh nhân dân. Trong công việc từng là cán bộ công an huyện, Đội trưởng An ninh, lãnh đạo Phòng Tham mưu Công an Hải Phòng, Phó Giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an Hải Phòng, Giám đốc nên chắc chắn là một cá nhân lão luyện về mặt nghề nghiệp.

Ông Ca còn nổi tiếng là giàu có – chủ thửa đất có diện tích đến 7.000 mét vuông được làm kè, dựng tường bao cạnh bờ sông Giá. Diện tích xây dựng trên thửa đất này được ước đoán cả ngàn mét vuông, ngoài khu nhà ở còn có khu nhà thờ, khu nhà ăn… Bởi sự đồ sộ ấy, đã từng có cơ quan truyền thông cho rằng, ông Ca lấn sông để xây dựng dinh thự nguy nga này nhưng chính quyền địa phương khẳng định, một nửa diện tích là đất hương hỏa, nửa còn lại do gia đình ông Ca mua thêm, không hề lấn chiếm (6).

Có đúng là ông Ca nhận 35 tỉ nhưng “không chủ động thông báo đến cơ quan chức năng để tiến hành lập biên bản, bàn giao lại số tiền mà giữ ở trong nhà” chấp nhận bị khởi tố vì “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay rút kinh nghiệm từ những… Dương Chí Dũng?

(còn tiếp)

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/ong-do-huu-ca-nhan-bao-nhieu-ti-dong-de-chay-an-20230223081843984.htm

(2) https://giaoduc.net.vn/duong-chi-dung-khai-gi-ve-nhung-lan-hoi-lo-nguoi-cua-bo-cong-an-post136923.gd

(3) https://petrotimes.vn/tuong-pham-quy-ngo-tu-tran-161129.html

(4) https://www.bbc.com/vietnamese/blogs/2014/04/140424_duong_chi_dung_and_the_millions_blog

(5) https://vov.vn/phap-luat/khoi-to-vu-an-vu-khong-lien-quan-den-bai-bao-dang-tren-bbc-323292.vov

(6) https://soha.vn/chu-tich-xa-noi-ve-thong-tin-biet-phu-cua-gia-dinh-tuong-do-huu-ca-rong-hang-nghin-met-lan-song-20190813200848849rf20190813200848849.htm

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.