
How the Sino-Vietnamese War Was Purposefully Forgotten
In both China and Vietnam, the governments have deliberately tried to bury memories of their 1979 war.
By Christelle Nguyen
Christelle Nguyen is a development researcher based in Southeast Asia. Her interests include East Asian politics and tech diplomacy
February 17, 2023

In the novel “Reunions of Companions-in-Arms”(战友重逢)published in 2001 by Nobel prize laureate Mo Yan, the soul of a dead soldier, Qian Yinghao, bared his heart to a living comrade. Qian confessed his ambitions to become a wartime hero rather than a peacetime soldier. As a result, he was elated to be thrown to the frontline in what China called a self-defensive counterattack against Vietnam, a war in which both sides employed Chinese weapons. Being a combatant, he imagined, is glorious in various ways. Returning alive brings glory; if he was killed, his impoverished parents would earn extra money.
Yet, far from winning glory, Qian died without even having seen the southern enemy. The realization dawned upon him, and many other ghosts, that in this war most soldiers died in silence, and only a few were extolled as heroes. “Most people like you and I died in obscurity. Some of them froze to death, some starved to death, some drowned in the river, some were bitten to death by dogs, some died of disease…”
In response, his comrade said: “I am sad for you, not because you died, but because you died ingloriously. You had good military skills, good physical fitness, and a clear mind with heroic qualities, but died a soundless death.”
The novel also depicts piercing cries from the ghosts of Chinese soldiers killed in the 1979 war upon hearing that the two enemies normalized their ties, because it rendered invisible those who were told to defend their country. Their souls could not be at peace even in death.
Behind this fiction lies a fact: In China, veterans and families of dead soldiers do not have space to mourn the fallen of the purposefully obscured Sino-Vietnam war. Mo Yan had to resort to literary fiction to break the silence, because public debates on this destructive war were not allowed.
On the website of the Chinese Foreign Ministry, the overview of China-Vietnam relations only mentions that the relations went downhill between the 1980s and the 1990s, but does not specify the reasons behind the hiatus. Nor does it mention this war. While China mentions its various border wars in other contexts – including the 1962 Sino-Indian war, known in Chinese as a “self-defensive border counterattack against India” (中印边境自卫反击) and the 1969 Sino-Russian war, known otherwise as the “self-defensive counterattack at Bao Zhen island” (珍宝岛自卫反击战), it barely touched upon the so-called “self defensive counterattack against Vietnam” (对越自卫反击战), China’s name for the Sino-Vietnamese War.
A Sudden, Short, and Bloody War Between Comrades
In 1950, the People’s Republic of China – then only a year old – was the very first country to recognize the Vietnam Democratic Republic led by the Communist Party of Vietnam (CPV). Vietnam was also one of the first countries to recognize the Communist Party-led PRC. Party-to-party relations remained front and center in the relationship.ADVERTISEMENT
China was the biggest provider of aid to North Vietnam during its war against French and American troops. Yet this wartime assistance was never unconditional. Since 1965, Chinese aid was conditioned upon Hanoi’s political and ideological compromises: Vietnam would have to recognize China’s leadership role in Indochina and involvement in Vietnam’s foreign affairs, including its reception of sophisticated Soviet aid. While the Chinese Communist Party (CCP) provided Vietnam with weapons, the Soviet Union offered wide-ranging support.
Under the leadership of pro-Soviet Party Chief Le Duan, however, Vietnam gradually distanced itself from China. Skirmishes on the border with China started from 1973 onwards. The number of Sino-Vietnamese border clashes quadrupled from 100 cases in 1974 to 400 in 1975 and rose to 900 in 1976.
In mid-1976, Hanoi introduced a Chinese assimilationist policy in Vietnam and began to nationalize “businesses” owned by what it deemed as the “capitalist bourgeoisie” in Southern Vietnam who were supposedly menacing Vietnam’s socialist transformation. The policy mostly targeted the Hoa (ethnic Chinese) – a privileged minority group in Vietnam.
In addition, in the 1970s Hanoi also intervened in the curriculum at Chinese schools in Northern Vietnam, banning content that was deemed as indicative of “reactionary idealistic nationalism.” The Hanoi regime accused Beijing of using the issue of Hoa people, the majority of whom were concentrated in the border areas, to undermine Vietnamese society. The Hoa’s major exodus back to China in 1978 was the official reason for Beijing’s termination of aid to Vietnam.
With Vietnam choosing to get closer to the Soviet Union, China became less able to intervene and influence Hanoi’s decisions. As China’s leader at the time, Deng Xiaoping, put it in explaining the invasion of 1979, “Vietnam is a child that does not listen and needs to be spanked.”
The war caught Vietnam off guard, given that Deng had agreed with Le Duan in 1977 to begin talks on border issues. Three rounds of talks that Vietnam initiated in 1979 with the Chinese side did not come to fruition. Meanwhile, disagreement over Cambodia was also causing tensions. Vietnam supported the government it had installed in Phnom Penh after its December 1978 invasion, while China endorsed the tripartite guerrilla coalition, which included the Khmer Rouge.
Deng launched a massive war against Vietnam a few days after his trips to the United States and Japan and several Southeast Asian countries.
According to the book “Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991” by Xiaoming Zhang, the war consisted of three phrase: The first phase (February 17-25, 1979) saw Chinese forces successfully capture the provincial capitals of Cao Bang and Lao Cai, and some border towns of Lang Son. The second phase (from February 26 to March 5) was a campaign against Lang Son and its surrounding areas in the east, and Sa Pa and Phong Tho in the north-west. The final stage (by March 16) aimed to defeat the remaining Vietnamese forces while annihilating military installations in the border region.
China’s People’s Liberation Army (PLA), sizable yet short on fighting experience compared to the battle-hardened Vietnamese troops, made a swift withdrawal. While the major armed conflict lasted less than a month, fighting continued throughout the 1980s.
China’s Domestic Propaganda on the War
From Beijing’s point of view, Vietnam’s post-1975 misbehavior toward China, embodied by the boundary dispute and anti-Hoa policy, betrayed the fundamental principle of Sino-Vietnamese fraternal relations. According to the 2011 book “The Punitive War: The Liberation Army triggered the Anti-Vietnam Self-Defense Operations” by Wang Lili, the punitive intention was already expressed by Deng during his visit to Japan in 1978: “China needs to forcefully punish Vietnam” because “China can no longer stand it.”
With the war, China sought to reinforce its Sino-centric view of the world, which regarded small nations on China’s periphery, including Vietnam, as inferior and within the rightful orbit of China’s influence. Asymmetries in size and strengths have shaped the relationship between the two countries for centuries. In the past, Vietnamese rulers declared themselves domestically as emperors but also presented as kings who paid tribute to the northern emperors – despite beating them militarily. Vietnam’s ingratitude for Chinese aid worth some $20 billion, its impertinence and even insubordination signaled refusal to continue to comply with the China-imposed order.
As a result, Deng, the chief architect of the blitzkrieg war, wanted to teach the “little brother” a lesson. Yet, Deng and China also learned many hard lessons, even though the war did not produce significant international consequences for China. This is certainly not one of the most glorious chapters in the history of the PLA, which mobilized more than one-quarter of its field armies or a total of more than 320,000 troops to little effect.
Such was Deng’s fury that he was determined to shore up the army. During the next few years, hundreds of thousands of below-par conscripts were sent home.
To add insult to injury, his efforts to court the United States by fighting the bloodiest battles since the Korean War backfired. Deng’s unspoken alliance with the U.S. was widely viewed as a public relations victory. Washington, despite its bad blood with the Vietnamese and their Soviet patrons, declined to be implicated in internal communist affairs. The United States called on Vietnam to withdraw from Cambodia, and China to withdraw from Vietnam, counter to Deng’s expectation. Plus, the United States even approved arms sales to Taiwan, despite having normalized relations with China.
Throughout history, China always described itself as invincible in battles but also vulnerable to external attacks. Describing China as the one who launched the war would run counter to their propaganda about their leaders’ peace-focused leadership. A pragmatist leader, Deng championed peace and development, unlike Mao, who favored war and revolution.
Chinese leaders have always portrayed China as a benevolent advocate of non-conflict, non-confrontation, mutual respect, win-win cooperation, harmony, and justice. Allowing transparency on the war would be a huge loss of face for China, revealing Beijing not only as a big loser, but also a big liar. It was a well-calculated and well-orchestrated military attack, with Deng as commander-in-chief, rather than just a reactive war of self-defense, as China has framed it in propaganda.
The CCP also described itself as a winner in a flash fight. The gloomy reality, including massive casualties, were hidden to paint a happy picture of victory. Also, China preached to its citizens that the self-defensive counterattack not only served to protect the country’s sovereignty but also fulfilled its international mission: to protect the Cambodian friends in their anti-Vietnam war, to combat the global hegemony of the Soviet Union and the regional hegemonic ambitions of Vietnam. Yet the pedagogical war failed to hasten Vietnam’s withdrawal from Cambodia. In addition to the Treaty of Amity with the Soviet Union, the CPV put forward a special relationship between three Indochinese countries.
Also, China was not blameless in the exodus of Hoa people from Vietnam. The Chinese government had agreed to accept the ethnic Chinese back, as long as Vietnam admitted that the refugees were Chinese citizens ostracized and persecuted by the Vietnamese government. It was China that closed the border to ethnic kin in 1978 and demanded that Vietnam take them back as Vietnamese citizens.
At the time of publication, four Chinese scholars based in China did not respond to requests for comment. One history professor at a Beijing-based university, who declined to be named, said “It is too sensitive to speak on the record.”
A Chinese scholar currently based in Europe elaborated: “Describing the war would paint a negative image of Deng Xiaoping as a great leader. He is an icon.”
The Agreed Silence
In 2019, Li Jiazhong, the former Chinese ambassador to Vietnam (1995-2005), who also served at the Chinese Embassy to Hanoi in the 1970s, published the book “Sino-Vietnamese relations: 40 Years of Personal Experiences.” Li dedicated a whole chapter to the normalization of Sino-Vietnamese relations, but he omitted the ins and the outs of the 1979 war.
In Li’s telling, it was the Vietnamese side that made the first move toward normalizing ties, without going through the official diplomatic channels led by the francophone and francophile Minister of Foreign Affairs Nguyen Co Thach. The Chinese foreign minister twice refused to meet with Thach.
After foreign minister level talks proved a dead end, CPV General Secretary Nguyen Van Linh, who succeeded to power after Le Duan died in 1986, put forward an informal meeting through envoys to the Chinese Embassy in order to to have “direct and deep exchange” with Chinese high-level leaders. However, the Chinese side conveyed the message that “China was not prepared to meet with Vietnam” and that it would depend on Linh’s wisdom to realize his own objectives.
Also, according to the 2013 memoir “La Marseillaise du Général Giap” by Claude Blanchemaison, who served as French ambassador to Vietnam from 1989 to 1993, in autumn 1989, there was a rumor that Vietnamese leaders secretly went to China to reaffirm their ideological closeness and political similarities.
The collapse of the Soviet Union and the European socialist bloc in 1991 further increased Vietnam’s sense of insecurity. The government’s sinophobic strategy could not sustain. After Le Duan passed away in 1986, CPV General Secretary Nguyen Van Linh was proactive toward normalization with China.
According to Li, since China was preparing for the Asian Games at the time, the meeting was held in Chengdu to protect its secrecy. Little is known about what exactly was agreed upon during the meeting. Vietnam’s proposal of a military alliance, however, was turned down.
The meeting was described as amiable, with two sides agreeing to “end the past and open the future,” which paved the way for the normalization of diplomatic relations between the two countries in 1991. Nguyen Van Linh was quoted as saying, “We are determined to correct the wrong policies of the past, and we will never be ungrateful. We will restore Chairman Ho Chi Minh’s China policy and restore the traditional friendship between the two parties and the two countries.”
The meeting ends with Linh’s own poem: “Our brotherly relations have been passed down for generations. The resentment goes away in an instant. When we meet again, we smile, and the thousand-year friendship is rebuilt.”
The Vietnamese version of events, by contrast, holds that China initiated the normalization, as Vietnam showed some sides of veering toward the West amid China’s isolation in the wake of the Tiananmen Square.
But while Hanoi sought improvement in relations for economic and other reasons, Beijing insisted that ties could not be normalized until there was a Cambodian peace settlement, including a full withdrawal of Vietnamese troops. Vietnam needed to stay silent to win China’s material and moral support.
Thus the Vietnamese government has never celebrated its successful repulsion of the PLA with fanfare, unlike the annual celebrations of military triumphs over the United States and France. The CPV knew that it could not afford to alienate China. Hanoi’s reluctance to forge a formal military alliance with the faraway Soviet Union against China was chiefly driven by the importance of China’s remaining aid and economic potential to Vietnam’s post-war economic reconstruction – compared to the uncertainty of the Soviet commitment to aid Vietnam.
In his virtually circulated memoir, former Deputy Minister Tran Quang Co wrote: “No matter how expansionist China is, it is still a socialist country.” He added that missing the opportunity to normalize relations with the United States and reluctance to join ASEAN at that time made Vietnam lonely in the face of an ambitious China.
The paradox is that the Vietnamese government’s legitimacy is rooted in its claimed victory over foreign invaders. Stopping people to commemorate the war is detrimental to its own power. Nonetheless, Vietnam’s official commemoration of the Sino-Vietnamese War remains reactive and restrictive.
Ties continued to improve from the 1990s into the 21st century. In 2008, Vietnam and China officially elevated relations to the status of a comprehensive strategic cooperation partnership, the first of its kind for Vietnam. The comprehensive strategic partnership with China evinces the high priority Vietnam assigns to its relationship with China. Vietnam only adopted a tougher approach to China following Beijing’s aggressiveness in disputed areas of the South China Sea in 2014.
The war is not brought up at all in Chinese textbooks, while minimally mentioned at the end of Year 12 textbook in Vietnam. Nearly half a century later, both sides have suppressed official commemorations of the war that caused tens of thousands of deaths of soldiers from both countries.
“All wars are fought twice, the first time on the battlefield, the second time in memory,” writes Pulitzer Nguyen Viet Thanh in his book “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War.” The official silence on the Sino-Vietnamese War stemmed from both governments’ attempts to control the collective memory versus the people’s struggles to make sense of injustices.
Yet the publics of both sides have not forgotten the war and continue to fight for the recognition of ordinary people’s sufferings and sacrifices. Mo Yan confirmed that his work is far from an eulogy of heroism. Soldiers were nothing but ordinary people who were dragged to the war and died tragic deaths. Mo Yan’s novel imagines that dialogues in the supernatural world might ease their pain – a necessary fiction when real world discussions are quashed.
CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT ĐÃ BỊ LÃNG QUÊN CÓ CHỦ Ý NHƯ THẾ NÀO
– Cù Tuấn dịch –
Tóm tắt: Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, các chính phủ đã cố tình chôn vùi những ký ức về cuộc chiến năm 1979 của họ.

Trong tiểu thuyết Ma chiến hữu (nguyên tác 战友重逢 , Hán Việt: Chiến hữu trùng phùng) xuất bản năm 2001 của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn, linh hồn của một người lính đã chết, Tiền Anh Hào, đã thổ lộ tâm tư của mình với một người đồng đội còn sống. Hào thú nhận tham vọng muốn trở thành anh hùng thời chiến hơn là một người lính thời bình. Kết quả là, anh rất phấn khởi khi được tung ra tiền tuyến trong cái mà Trung Quốc gọi là một cuộc phản công tự vệ chống lại Việt Nam, một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng vũ khí của Trung Quốc. Hào đã tưởng tượng trở thành một chiến binh thật vinh quang theo nhiều cách khác nhau. Sống sót trở về sẽ mang lại vinh quang; nếu anh ta bị giết, cha mẹ nghèo khó của anh ta sẽ có được nhiều tiền.
Tuy nhiên, trước khi giành được vinh quang, Hào đã chết mà không hề nhìn thấy kẻ thù phương nam. Anh ta và nhiều hồn ma khác chợt nhận ra rằng trong cuộc chiến này, hầu hết những người lính đều chết trong im lặng, và chỉ một số ít được tôn vinh là anh hùng. “Hầu hết những người như bạn và tôi đều chết trong bóng tối. Có người chết cóng, có người chết đói, có người chết đuối dưới sông, có người bị chó cắn chết, có người chết bệnh…”
Đáp lại, người đồng chí của anh nói: “Tôi buồn cho anh, không phải vì anh đã chết, mà vì anh đã chết một cách oan uổng. Anh có tài cầm binh, thể lực tốt, đầu óc minh mẫn, có phẩm chất anh hùng, nhưng lại chết oan uổng.”
Cuốn tiểu thuyết cũng mô tả những tiếng kêu đau đớn từ hồn ma của những người lính Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc chiến năm 1979 khi nghe tin hai quốc gia cựu thù đã bình thường hóa quan hệ, bởi vì điều đó khiến những người lính bảo vệ đất nước của họ trở nên vô hình. Linh hồn của họ không thể được bình yên ngay cả khi chết.
Đằng sau câu chuyện hư cấu này là một sự thật: Ở Trung Quốc, các cựu chiến binh và gia đình của những người lính đã chết không có chỗ để thương tiếc những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh Trung-Việt, mà đã bị che khuất có chủ đích. Mạc Ngôn đã phải dùng đến tiểu thuyết văn học để phá vỡ sự im lặng, bởi vì các cuộc tranh luận công khai về cuộc chiến tranh hủy diệt này là không được phép.
Trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tổng quan về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam chỉ đề cập đến việc quan hệ xuống dốc từ những năm 1980 đến những năm 1990, nhưng không nêu rõ nguyên nhân gián đoạn. Trang web cũng không đề cập đến cuộc chiến này. Trong khi Trung Quốc đề cập đến các cuộc chiến tranh biên giới khác nhau trong các ngữ cảnh khác – bao gồm cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, được biết đến trong tiếng Trung Quốc là “cuộc phản công biên giới tự vệ chống lại Ấn Độ” (中印边境自卫反击) và cuộc chiến tranh Trung-Nga năm 1969, được biết đến với tên khác như “cuộc phản công tự vệ tại đảo Bao Zhen” (珍宝岛自卫反击战), nó hầu như không đề cập đến cái gọi là “cuộc phản công tự vệ chống lại Việt Nam” (对越自卫反击战), theo cách gọi của Trung Quốc.
1. Một cuộc chiến bất ngờ, ngắn ngủi và đẫm máu giữa các đồng chí

Năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – khi đó mới được một năm tuổi – là quốc gia đầu tiên công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lãnh đạo. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận CHND Trung Hoa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Mối quan hệ giữa các bên vẫn ở vị trí hàng đầu và trung tâm trong mối quan hệ.
Trung Quốc là quốc gia cung cấp viện trợ lớn nhất cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại quân đội Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ thời chiến này không bao giờ là vô điều kiện. Kể từ năm 1965, viện trợ của Trung Quốc phụ thuộc vào các thỏa hiệp chính trị và ý thức hệ của Hà Nội: Việt Nam sẽ phải công nhận vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ở Đông Dương và sự tham gia vào các vấn đề đối ngoại của Việt Nam, bao gồm cả việc tiếp nhận viện trợ đa dạng của Liên Xô. Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cung cấp vũ khí cho Việt Nam, Liên Xô đã cung cấp hỗ trợ trên diện rộng.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư thân Liên Xô Lê Duẩn, Việt Nam dần xa rời Trung Quốc. Các cuộc giao tranh trên biên giới với Trung Quốc bắt đầu từ năm 1973 trở đi. Số vụ đụng độ biên giới Việt-Trung tăng gấp bốn lần từ 100 vụ năm 1974 lên 400 vụ năm 1975 và tăng lên 900 vụ năm 1976.
Vào giữa năm 1976, Hà Nội đưa ra chính sách bài Hoa tại Việt Nam và bắt đầu quốc hữu hóa các “doanh nghiệp” thuộc sở hữu của cái mà họ coi là “tầng lớp tư sản” ở miền Nam Việt Nam, những người được cho là đang đe dọa quá trình chuyển đổi xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Chính sách này chủ yếu nhắm vào người Hoa (dân tộc Hoa) – một nhóm thiểu số có đặc quyền ở Việt Nam.
Ngoài ra, vào những năm 1970, Hà Nội cũng can thiệp vào chương trình giảng dạy tại các trường học Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam, cấm nội dung được coi là biểu hiện của “chủ nghĩa dân tộc duy tâm phản động”. Chế độ Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng vấn đề người Hoa, đa số tập trung ở vùng biên giới, để phá hoại xã hội Việt Nam. Cuộc di cư lớn của người Hoa trở lại Trung Quốc vào năm 1978 là lý do chính thức khiến Bắc Kinh chấm dứt viện trợ cho Việt Nam.
Với việc Việt Nam chọn xích lại gần Liên Xô, Trung Quốc trở nên ít có khả năng can thiệp và gây ảnh hưởng đến các quyết định của Hà Nội. Như nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ, Đặng Tiểu Bình, đã giải thích về cuộc xâm lược năm 1979, “Việt Nam là một đứa trẻ không nghe lời và cần bị đánh đòn.”
Cuộc chiến đã khiến Việt Nam mất cảnh giác, vì Đặng đã đồng ý với Lê Duẩn vào năm 1977 để bắt đầu đàm phán về các vấn đề biên giới. Ba vòng đàm phán mà Việt Nam khởi xướng năm 1979 với phía Trung Quốc đã không đi đến kết quả. Trong khi đó, bất đồng về vấn đề Campuchia cũng gây ra căng thẳng. Việt Nam ủng hộ chính phủ mà họ đã thành lập ở Phnom Penh sau cuộc xâm lược vào tháng 12 năm 1978, trong khi Trung Quốc tán thành liên minh du kích ba bên, bao gồm cả Khmer Đỏ.
Đặng đã phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại Việt Nam vài ngày sau chuyến đi của ông tới Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
Theo cuốn sách “Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình: Xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991” của Xiaoming Zhang, cuộc chiến bao gồm ba giai đoạn: Đợt 1 đánh các tỉnh lỵ Cao Bằng, Lào Cai và một số thị xã biên giới của Lạng Sơn. Đợt 2 (26-2 đến 5-3) đánh Lạng Sơn và các vùng phụ cận ở phía đông, Sa Pa, Phong Thổ ở phía tây bắc. Giai đoạn cuối cùng (đến ngày 16 tháng 3) nỗ lực đánh bại các lực lượng Việt Nam còn lại đồng thời tiêu diệt các cơ sở quân sự ở khu vực biên giới.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), khá đông quân nhưng thiếu kinh nghiệm chiến đấu so với quân đội Việt Nam thiện chiến, đã rút lui nhanh chóng. Trong khi cuộc xung đột vũ trang lớn kéo dài chưa đầy một tháng, giao tranh vẫn tiếp diễn trong suốt những năm 1980.
2. Tuyên truyền trong nước của Trung Quốc về cuộc chiến

Theo quan điểm của Bắc Kinh, hành vi sai trái của Việt Nam sau năm 1975 đối với Trung Quốc, thể hiện qua tranh chấp biên giới và chính sách bài Hoa, đã phản bội nguyên tắc cơ bản của quan hệ anh em Trung-Việt. Theo cuốn sách năm 2011 “Chiến tranh trừng phạt: Quân giải phóng kích hoạt các chiến dịch tự vệ chống Việt Nam” của Wang Lili, ý định trừng phạt đã được Đặng bày tỏ trong chuyến thăm Nhật Bản năm 1978: “Trung Quốc cần phải trừng phạt mạnh mẽ Việt Nam ” bởi vì “Trung Quốc không thể chịu đựng được nữa.”
Với việc gây ra chiến tranh, Trung Quốc đã tìm cách củng cố quan điểm lấy Trung Quốc làm trung tâm của mình về thế giới, vốn coi các quốc gia nhỏ ở ngoại vi của Trung Quốc, bao gồm cả Việt Nam, là thấp kém hơn và nằm trong quỹ đạo chính đáng của ảnh hưởng của Trung Quốc. Sự bất đối xứng về quy mô và sức mạnh đã định hình mối quan hệ giữa hai nước trong nhiều thế kỷ. Trong quá khứ, các vị vua Việt Nam tự xưng là hoàng đế trong nước nhưng cũng được coi là những vị vua triều cống cho các hoàng đế phương bắc – mặc dù đã đánh bại Trung Quốc thông qua quân sự. Sự vô ơn của Việt Nam đối với khoản viện trợ trị giá khoảng 20 tỷ đô la của Trung Quốc, sự xấc xược và thậm chí không phục tùng của Việt Nam cho thấy sự từ chối tiếp tục tuân thủ mệnh lệnh do Trung Quốc áp đặt.
Kết quả là Đặng, kiến trúc sư trưởng của chiến tranh chớp nhoáng, muốn dạy cho “người em trai” một bài học. Tuy nhiên, Đặng và Trung Quốc cũng đã học được nhiều bài học đắt giá, mặc dù cuộc chiến không tạo ra những hậu quả quốc tế đáng kể cho Trung Quốc. Đây chắc chắn không phải là một trong những chương vinh quang nhất trong lịch sử của PLA, lực lượng đã huy động hơn một phần tư số quân dã chiến của mình hoặc tổng cộng hơn 320.000 quân nhưng hầu như không có tác dụng gì.
Đặng đã nổi cơn giận dữ đến nỗi ông quyết tâm củng cố quân đội. Trong vài năm sau đó, hàng trăm ngàn lính nghĩa vụ dưới tiêu chuẩn đã bị gửi trả về địa phương.
Như xát thêm muối vào vết thương, những nỗ lực của Đặng nhằm ve vãn Hoa Kỳ bằng cách chiến đấu trong những trận chiến đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên đã phản tác dụng. Liên minh bất thành văn của Đặng với Hoa Kỳ được nhiều người coi là một chiến thắng quan hệ công chúng. Washington, mặc dù có ác cảm với Việt Nam và quốc gia bảo trợ Liên Xô của họ, đã từ chối dính líu vào các vấn đề nội bộ của hai nước cộng sản. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam rút khỏi Campuchia và Trung Quốc rút khỏi Việt Nam, trái với mong đợi của Đặng. Thêm vào đó, Hoa Kỳ thậm chí còn chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Xuyên suốt lịch sử, Trung Quốc luôn mô tả mình là bất khả chiến bại trong các trận chiến nhưng cũng dễ bị tấn công từ bên ngoài. Mô tả Trung Quốc là bên phát động chiến tranh sẽ đi ngược lại với tuyên truyền của họ về sự lãnh đạo tập trung vào hòa bình của các nhà lãnh đạo của họ. Là một nhà lãnh đạo thực dụng, Đặng ủng hộ hòa bình và phát triển, không giống như Mao, người ủng hộ chiến tranh và cách mạng.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn miêu tả Trung Quốc là một quốc gia nhân từ ủng hộ việc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, hòa hợp và công bằng. Cho phép việc minh bạch về cuộc chiến sẽ là một sự mất mặt to lớn đối với Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh không chỉ là một kẻ thua cuộc lớn mà còn là một kẻ dối trá lớn. Đó là một cuộc tấn công quân sự được tính toán kỹ lưỡng và dàn dựng tốt, với Đặng là tổng tư lệnh, chứ không chỉ là một cuộc chiến tranh phản ứng để tự vệ, như Trung Quốc đã khẳng định và tuyên truyền.
ĐCSTQ cũng tự mô tả mình là người chiến thắng trong một cuộc chiến chớp nhoáng. Thực tế ảm đạm, bao gồm cả thương vong lớn, được che giấu để vẽ nên một bức tranh chiến thắng vui vẻ. Ngoài ra, Trung Quốc rêu rao với người dân rằng, việc tự vệ phản công không chỉ để bảo vệ chủ quyền đất nước mà còn thực hiện sứ mệnh quốc tế: Bảo vệ bạn bè Campuchia trong cuộc chiến chống Việt Nam, chống bá quyền toàn cầu của Liên Xô và tham vọng bá chủ khu vực của Việt Nam. Tuy nhiên, chiến tranh tuyên truyền này đã thất bại trong việc đẩy nhanh việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia. Bên cạnh Hiệp ước Hữu nghị với Liên Xô, ĐCSVN đã đề ra mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương.
Ngoài ra, Trung Quốc không hoàn toàn vô tội trong cuộc di cư của người Hoa khỏi Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc đã đồng ý tiếp nhận người gốc Hoa trở lại, miễn là Việt Nam thừa nhận rằng những người tị nạn là công dân Trung Quốc bị chính phủ Việt Nam tẩy chay và đàn áp. Chính Trung Quốc đã đóng cửa biên giới với bà con gốc Hoa năm 1978 và yêu cầu Việt Nam nhận lại họ như là các công dân Việt Nam.
Vào thời điểm viết bài này, bốn học giả Trung Quốc có trụ sở tại Trung Quốc đã không trả lời các yêu cầu bình luận. Một giáo sư lịch sử tại một trường đại học có trụ sở tại Bắc Kinh, người từ chối nêu tên, cho biết: “Thật quá nhạy cảm để nói về việc này.”
Một học giả Trung Quốc hiện đang làm việc tại châu Âu đã giải thích thêm: “Việc mô tả cuộc chiến này sẽ vẽ nên một hình ảnh tiêu cực về Đặng Tiểu Bình với tư cách là một nhà lãnh đạo vĩ đại. Ông ấy là một biểu tượng.”
3. Thỏa thuận im lặng

Năm 2019, Lý Gia Trung, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam (1995-2005), người cũng từng phục vụ tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào những năm 1970, đã xuất bản cuốn sách “Quan hệ Trung-Việt: 40 năm kinh nghiệm cá nhân.” Lý dành cả một chương để nói về bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, nhưng ông đã bỏ qua những chi tiết bên trong và bên ngoài của cuộc chiến năm 1979.
Theo lời kể của Lý, chính phía Việt Nam đã thực hiện bước đầu tiên hướng tới bình thường hóa quan hệ, mà không thông qua các kênh ngoại giao chính thức do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giỏi tiếng Pháp Nguyễn Cơ Thạch dẫn đầu. Ngoại trưởng Trung Quốc đã hai lần từ chối gặp ông Thạch.
Sau khi các cuộc hội đàm cấp bộ trưởng ngoại giao đi vào ngõ cụt, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, người lên nắm quyền sau khi Lê Duẩn qua đời năm 1986, đã đề xuất một cuộc gặp không chính thức thông qua các phái viên đến Đại sứ quán Trung Quốc để có “trao đổi trực tiếp và sâu sắc” cùng lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã truyền đi thông điệp rằng “Trung Quốc chưa chuẩn bị sẵn sàng để gặp Việt Nam” và Việt Nam tùy thuộc vào trí tuệ của ông Linh để thực hiện các mục tiêu của mình.
Ngoài ra, theo cuốn hồi ký “La Marseillaise du Général Giap” năm 2013 của Claude Blanchemaison, người từng là đại sứ Pháp tại Việt Nam từ 1989 đến 1993, vào mùa thu năm 1989, có tin đồn rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bí mật sang Trung Quốc để tái khẳng định sự gần gũi về ý thức hệ. và tương đồng về chính trị.
Sự sụp đổ của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa châu Âu vào năm 1991 càng làm tăng thêm cảm giác bất an của Việt Nam. Chiến lược chống Trung Quốc của chính phủ không thể duy trì. Sau khi Lê Duẩn qua đời năm 1986, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chủ động bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Theo Lý, vì Trung Quốc đang chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á vào thời điểm đó nên cuộc họp được tổ chức tại Thành Đô để bảo vệ bí mật. Người ta biết rất ít về chính xác những gì đã được thống nhất trong cuộc họp. Tuy nhiên, đề xuất của Việt Nam về một liên minh quân sự đã bị từ chối.
Cuộc gặp được mô tả là hòa nhã, hai bên đồng ý “gác lại quá khứ, mở ra tương lai”, mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1991. Nguyễn Văn Linh được trích lời nói: “Chúng tôi quyết sửa chữa những chính sách sai lầm trong quá khứ, và chúng tôi sẽ không bao giờ vô ơn. Chúng tôi sẽ khôi phục chính sách Trung Quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khôi phục lại tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước”.
Buổi gặp gỡ kết thúc bằng bài thơ của chính ông Linh: “Tình anh em ta truyền bao đời. Sự oán giận biến mất ngay lập tức. Gặp lại nhau ta nở nụ cười, kết giao ngàn năm.”
Ngược lại, phiên bản Việt Nam của các sự kiện cho rằng Trung Quốc đã khởi xướng quá trình bình thường hóa, vì Việt Nam cho thấy một số khía cạnh nghiêng về phương Tây trong bối cảnh Trung Quốc bị cô lập sau sự kiện Thiên An Môn.
Nhưng trong khi Hà Nội tìm cách cải thiện quan hệ vì lý do kinh tế và các lý do khác, Bắc Kinh khẳng định rằng quan hệ không thể được bình thường hóa cho đến khi có một giải pháp hòa bình cho Campuchia, bao gồm cả việc rút quân hoàn toàn của Việt Nam. Việt Nam cần phải im lặng để giành được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Trung Quốc.
Do đó, chính phủ Việt Nam chưa bao giờ tổ chức ăn mừng thành công trong việc đẩy lùi quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bằng sự phô trương, không giống như các lễ kỷ niệm chiến thắng quân sự hàng năm trước Hoa Kỳ và Pháp. ĐCSVN biết rằng họ không thể xa lánh Trung Quốc. Sự miễn cưỡng của Hà Nội trong việc thiết lập một liên minh quân sự chính thức với Liên Xô xa xôi để chống lại Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi tầm quan trọng của viện trợ và tiềm năng kinh tế còn lại của Trung Quốc đối với công cuộc tái thiết kinh tế sau chiến tranh của Việt Nam – so với sự không chắc chắn của cam kết hỗ trợ của Liên Xô đối với Việt Nam.
Trong cuốn hồi ký được lưu hành gần như khắp nơi của mình, nguyên Thứ trưởng Trần Quang Cơ đã viết: “Dù Trung Quốc có bành trướng đến đâu, thì nó vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.” Ông nói thêm rằng việc bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và việc không gia nhập ASEAN vào thời điểm đó khiến Việt Nam trở nên cô đơn trước một Trung Quốc đầy tham vọng.
Nghịch lý là tính hợp pháp của chính phủ Việt Nam bắt nguồn từ các chiến thắng được tuyên bố trước quân ngoại xâm. Ngăn cản dân chúng tưởng niệm cuộc chiến này là bất lợi cho sức mạnh của chính nó. Tuy nhiên, lễ kỷ niệm chính thức của Việt Nam về Chiến tranh Trung-Việt vẫn mang tính phản ứng và hạn chế.
Mối quan hệ hai nước tiếp tục được cải thiện từ những năm 1990 đến thế kỷ 21. Năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đây là lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ như vậy. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc cho thấy Việt Nam dành ưu tiên cao cho mối quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam chỉ áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc sau hành động gây hấn của Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông vào năm 2014.
Cuộc chiến này hoàn toàn không được nhắc đến trong sách giáo khoa Trung Quốc, trong khi sách giáo khoa cuối năm lớp 12 của Việt Nam chỉ đề cập rất ít. Gần nửa thế kỷ sau, cả hai bên đã đàn áp các lễ kỷ niệm chính thức về cuộc chiến, mà đã gây ra cái chết của hàng chục nghìn binh sĩ của cả hai nước.
Phóng viên đoạt giải Pulitzer Nguyễn Thanh Việt viết trong cuốn sách “Không có gì chết: Việt Nam và ký ức chiến tranh”: “Tất cả các cuộc chiến tranh đều diễn ra hai lần, lần đầu tiên trên chiến trường, lần thứ hai trong ký ức.” Sự im lặng chính thức về chiến tranh Trung-Việt bắt nguồn từ nỗ lực của cả hai chính phủ nhằm kiểm soát ký ức tập thể so với nỗ lực của người dân để giải thích những bất công của cuộc chiến.
Tuy nhiên, công chúng của cả hai bên đã không quên được cuộc chiến này và tiếp tục đấu tranh để công nhận những đau khổ và hy sinh của người dân thường. Mạc Ngôn khẳng định rằng tác phẩm của ông không phải là một bài ca tung hô chủ nghĩa anh hùng. Những người lính không là gì khác ngoài những người dân bình thường bị kéo vào cuộc chiến và chết những cái chết bi thảm. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn tưởng tượng rằng những cuộc đối thoại trong thế giới siêu nhiên có thể xoa dịu nỗi đau của họ – một điều hư cấu cần thiết khi những cuộc thảo luận trong thế giới thực đã bị dập tắt.
Cù Tuấn dịch