chuyện vớ vẩn :Em(khoe kim cương cả rỗ) cứ tưởng bở, bị “khẩu nghiệp “trong xã hội XHCN

Vụ bà Nguyễn Phương Hằng đã có kết luận điều tra

2022.11.16

Vụ bà Nguyễn Phương Hằng đã có kết luận điều tra

Bà Nguyễn Phương Hằng trong một livestream trước đây

Hình chụp màn hình Facebook

Kết luận điều tra mới nhất đối với bà Nguyễn Phương Hằng – Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam, về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đã hoàn tất.

Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 15/11, dẫn nguồn Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh như vừa nêu. Cơ quan này cũng đã chuyển kết luận điều tra cho Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố bị can đối với bà Nguyễn Phương Hằng.

Kết luận điều tra nêu rõ bà Hằng được ba nhân viên Công ty Đại Nam giúp trong các buổi livestream. Đó là ông Huỳnh Công Tân- Trưởng phòng Truyền thông, và hai bà Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Mai Nhi.

Kết luận ghi lời khai của bà Hằng rằng những phát ngôn của bản thân trên các chương trình livestream là lấy từ trên mạng, báo chí và nằm mơ thấy.

Hôm 24/3/2022 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng.

Theo nội dung vụ án được công an cung cấp cho báo chí, khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội YouTube và TikTok, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream được nhiều người theo dõi, chia sẻ, bình luận. Tại các buổi livestream của mình, bà Hằng đã có nhiều bình luận một chiều, sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều người khác. Trong đó bà Hằng có bình luận đến bí mật đời tư cá nhân của nhiều người gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của nhiều nghệ sĩ, nhà báo…

Bà Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị truy tố sau khi kết thúc điều tra

2022.11.03

Bà Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị truy tố sau khi kết thúc điều tra

Bà Nguyễn Phương Hằng trong một livestream trước đây

Ảnh chụp màn hình

Bà Nguyễn Phương Hằng-Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, bị đề nghị truy tố sau khi Cơ quan Điều tra thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc điều tra vào ngày 3/11.

Truyền thông Nhà nước loan tin trong cùng ngày, dẫn nguồn từ Công an TP HCM cho biết, vào cuối tháng 10 cơ quan này đã có quyết định nhập vụ án khi nhận được hồ sơ từ phía Bình Dương.

Vào ngày 24/3, Công an TPHCM quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng. Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này. Cáo buộc đối với bà Nguyễn Phương Hằng là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng đã thông qua 12 tài khoản mạng xã hội, tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng internet để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni).

Kết luận điều tra cũng cho biết bà Hằng thừa nhận những phát ngôn của bà trong những buổi livestream là dựa vào báo chí, tìm trên mạng…và không có căn cứ chứng minh.

Bà Hằng cũng trình bày với cơ quan điều tra lý do bêu tên một số nghệ sĩ, nhà báo trong các cuộc livestream. Bà nói nghệ sĩ hài Hoài Linh có mối quan hệ với ông Võ Hoàng Yên – người bị bà tố giác lừa đảo trong việc từ thiện, xây chùa; tuy nhiên khi được bà đề nghị cùng lên tiếng để tố cáo thì Hoài Linh im lặng.

Đối với ca sĩ Vy Oanh, bà khai vì ca sĩ này có bình luận ‘cà khịa’ hoạt động từ thiện của bà. Còn nhà báo Hàn Ni là do những phát ngôn không tốt về hoạt động từ thiện của bà Hằng cũng như Công ty Đại Nam.

Vào ngày 14/10, gia đình bà Hằng nộp đơn đến các cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh xin được bảo lãnh tại ngoại. Nội dung đơn được cho biết nêu ra những công lao của bà Nguyễn Phương Hằng trong việc từ thiện, nhân đạo cũng như để được chữa bệnh.

Bà Nguyễn Phương Hằng xin được tại ngoại

2022.10.14

Bà Nguyễn Phương Hằng xin được tại ngoại

Bà Nguyễn Phương Hằng trong một livestream trước đây

Ảnh chụp màn hình buổi livestream của bà Hằng trên YouTube

Bà Nguyễn Phương Hằng, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam, và gia đình vào ngày 14/10 nộp đơn đến các cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh xin được bảo lãnh tại ngoại. Truyền thông Nhà nước loan tin trong cùng ngày. 

Nội dung đơn được cho biết nêu ra những công lao của bà Nguyễn Phương Hằng trong việc từ thiện, nhân đạo cũng như để được chữa bệnh.

Vào ngày 24/3, Công an TPHCM quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng. Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này. Cáo buộc đối với bà Nguyễn Phương Hằng là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng đã thông qua 12 tài khoản mạng xã hội, tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng internet để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni).

Kết luận điều tra cũng cho biết bà Hằng thừa nhận những phát ngôn của bà trong những buổi livestream là dựa vào báo chí, tìm trên mạng…và không có căn cứ chứng minh.

Bà Hằng cũng trình bày với cơ quan điều tra lý do bêu tên một số nghệ sĩ, nhà báo trong các cuộc livestream. Bà nói nghệ sĩ hài Hoài Linh có mối quan hệ với ông Võ Hoàng Yên – người bị bà tố giác lừa đảo trong việc từ thiện, xây chùa; tuy nhiên khi được bà đề nghị cùng lên tiếng để tố cáo thì Hoài Linh im lặng.

Đối với ca sĩ Vy Oanh, bà khai vì ca sĩ này có bình luận ‘cà khịa’ hoạt động từ thiện của bà. Còn nhà báo Hàn Ni là do những phát ngôn không tốt về hoạt động từ thiện của bà Hằng cũng như Công ty Đại Nam.

Tử hình bởi truyền thông

 nguồn Đàn Chim Việt tạp chí

 –

25/03/2022

Tháng 02/2003, pháp đình tại Saigon đưa ra xét xử vụ trọng án chiếm hàng loạt kỷ lục trong lịch sử pháp đình, mà cho đến nay, các kỷ lục ấy vẫn giữ nguyên giá trị.

Thời điểm ấy, báo giấy vẫn là cách truyền thông mang tính truyền thống phổ biến nhất. Thế nên, theo dõi và đưa tin về phiên tòa trở thành nhiệm vụ chính yếu đối với hầu hết các tờ báo đang hoạt động trong thời gian ấy. Rõ ràng, vụ án đã trở thành một mỏ vàng làm tăng số lượng xuất bản báo giấy hàng ngày.

Bên cạnh những thông tin được công bố chính thức, thì những câu chuyện tiền, tình xung quanh vụ án cũng sớm trở thành những mảnh đất màu mỡ cho các ký giả mặc sức khai phá.

Cho đến một hôm hôm trong chuỗi 100 ngày xét xử vụ án, vào đầu giờ làm việc sáng, vị chủ tọa phiên tòa là thẩm phán BHD. thông báo cho giới ký giả đang tác nghiệp về việc cấm chụp ảnh một nữ công dân tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại. Ông giải thích, đây là quyền hợp pháp của công dân mà báo giới phải có trách nhiệm tôn trọng.
Sau đó, câu chuyện tình, tiền của bà ấy chìm khuất trong vô số câu chuyện nóng bỏng khác trong vụ án. Dĩ nhiên, đã không có một tấm ảnh nào của vị nữ công dân kia lọt lên được mặt báo.

Nữ công dân kia đã biết về quyền của mình và đã tận dụng quyền ấy để giữ gìn thanh danh, hình ảnh sạch đẹp của mình trước công chúng một cách rất hiệu quả. Bà cũng là một trong số rất ít người đã từng nêu yêu cầu như thế tại pháp đình Việt Nam.

“Vật đổi sao dời”. Vị nữ công dân ấy vừa sa lưới pháp luật. Thay cho tư cách người bị hại năm nào, thì nay, với tư cách bị can trong một vụ án đình đám nhất xứ tính vào thời điểm này, theo đó, bà đã không thể bảo vệ, giữ gìn được hình ảnh của chính mình lần nữa.
Ngay trong ngày nghe đọc lệnh khởi tố, khám xét nhà, bắt giữ và tạm giam… thì hình ảnh khuôn mặt mà người phụ nữ muốn che dấu nhất trong đời của bà đã tràn ngập các trang báo điện tử và mạng xã hội.

Một lần nữa như hàng vạn lần trước đó, truyền thông đã sớm kết tội và tự mình thi hành bản án tử hình về thanh danh, hình ảnh của một nữ công dân trước cả khi có bản án kết tội họ. Thậm chí, ngay trong những giờ đầu tiên của tiến trình tố tụng. Các nguyên tắc “Suy đoán vô tội” hoặc “Một người chỉ bị xem là có tội khi đã có bản án kết tội tuyên có hiệu lực pháp luật” chỉ còn là khẩu hiệu đẹp trong bộ luật.

Nữ công dân sở hữu nghìn tỷ ấy có nằm mơ cũng không thể đoán định được tương lai bi đát của mình vào ngày hôm nay, thì ai trong số công chúng cần lao có thể đoán định được tương lai của mình vào ngày mai ? Bảo vệ các nguyên tắc pháp luật hôm nay, là bảo vệ cho chính tương lai mình vào ngày mai.

Hãy nhìn thế giới bên ngoài, hình ảnh các nghi can được cảnh sát dùng khăn hay áo trùm che kín đầu khi bắt giữ, dẫn giải họ có giúp cho chúng ta học hỏi được điều gì từ văn minh của thế giới?

Giữ mình mông muội sau lũy tre hay bương ra thế giới học hỏi văn minh có khó không ? Không khó đâu, hãy giảm vài cái click chuột, tạm ngưng copy/paste để không chia sẻ những hình ảnh kém duyên của người phụ nữ ra công chúng.

Manh Dang’s phê tê bốc

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.