Bò đỏ và thơ Thái Bá Tân(về Ngô Đình Diệm,một người công giáo,lê “máy chém(?) (luật 10/59 đặt CS(giả cầy) ngoài pháp Luật)

Học giả Thái Bá Tân, sinh quán ở Nghệ An, được gửi đi du học ở Moscow trong thời kỳ thập niên 60-70. Sau khi trở về, ông sinh sống ở Hà Nội bằng nghề dạy học, viết văn, dịch sách, và làm thơ. Những bài thơ 5 chữ của ông mang nhiều tính chất nâng cao dân trí. Mỗi bài thơ đều có mang theo vài thông điệp để gửi đến một số đối tượng, với lời lẽ nhẹ nhàng nhưng rất thâm thúy. Hy vọng những đối tượng ấy sẽ nhận ra được và tự điều chỉnh, để xã hội được tốt đẹp hơn. Ông luôn luôn tự hào: là một “hạt giống đỏ”, nảy mầm và lớn lên trong một “ngôi vườn đỏ”, nhưng không hề bị nhuộm “đỏ”, và chưa bao giờ là một đảng viên của Đảng Cộng Sản.

thiendho

NGÔ ĐÌNH DIỆM

Thái Bá Tân (Hà Nội) – Apr 2019

Đọc trên mạng, thấy nói
Vào những năm sáu mươi,
Khi Ngô Đình Diệm chết,
Người ta lục trong người

Chỉ thấy chuỗi tràng hạt,
Nửa bao Bastos Xanh.
Loại thuốc rẻ tiền nhất
Của người nghèo Sài Thành.

Các tướng lĩnh đảo chính
Soi tài khoản của ông,
Cả trong và ngoài nước,
Xem có nhiều tiền không.

Cuối cùng, ông Minh Lớn
Thông báo với đồng bào:
Tài khoản của ông Diệm
Không có đồng tiền nào.

*
Trên mạng nghe nói thế,
Không biết đúng hay sai.
Còn đây là sự thật,
Tuyệt đối đúng, không sai.

Trưởng ban tổ chức đảng
Tỉnh Yên Bái vừa qua,
Bị bắn chết, để lại
Một trăm nghìn đô-la.

Cộng thêm một tỉ rưỡi,
Thành gần bốn tỉ đồng.
Số tiền khổng lồ ấy
Được cất ở văn phòng.

Dân, vốn lười suy nghĩ.
Tuy nhiên, qua vụ này
Cũng muốn hỏi nhà nước
Mấy câu hỏi sau đây:

Một – ông Ngô Ngọc Tuấn,
Chết, tiền thế là nhiều.
Thế những năm còn sống,
Trong phòng có bao nhiêu?

Hai – ông Tuấn giàu thật,
Dẫu mới chỉ quan to,
Chưa phải quan to nhất
Đang sống ở thủ đô.

Họ, quan to nhất ấy,
Ngộ nhỡ chết như ông,
Trong phòng họ làm việc
Có bao nhiêu tỉ đồng?

*
Tự nhiên nhớ ông Thiệu
Hồi còn ở Miền Nam:
“Đừng nghe cộng sản nói.
Hãy xem cộng sản làm!”

___________________________

NGÔ ĐÌNH DIỆM – 2

Thời ông Diệm, kinh tế
Của Việt Nam Cộng Hòa
Hơn Hàn Quốc gấp rưỡi.
Thái Lan – gần gấp ba.

Đến ông Lý Quang Diệu
Cũng chỉ mong nước ông
Có ngày sẽ giàu đẹp
Như Hòn Ngọc Viễn Đông.

Nghe nói cả bóng đá
Từng lên đỉnh vinh quang –
SEAP Games năm 59
Dành được Huy Chương Vàng.

Thậm chí đội Nhật Bản,
Lại nghe nói, nhiều lần
Sang Sài Gòn tập huấn
Nên mới khá hơn dần.

*
Sau khi ông Diệm chết,
Ngô Đình Thục, anh ông
Sống nghèo đói ở Mỹ
Trong Tu Viện Cộng Đồng.

Bà Nhu thì héo hắt
Trong căn hộ tí hon
Ở thành Rome nước Ý,
Vì nghèo và vì buồn.

Tức là cả ông Diệm
Và người thân của ông,
Khi tại chức, quyền lực,
Không tư túi một đồng.

Nghe người ta nói thế
Về Việt Nam Cộng Hòa.
Sai đúng là một chuyện.
Chuyện khác, buồn cho ta.
______________________________

NGÔ ĐÌNH DIỆM

“Tôi không phải thần thánh,
Mà là người bình thường.
Tôi thức khuya, dậy sớm,
Vì đất nước, quê hương.

Tôi tiến, mong các bạn
Hãy cùng tiến theo tôi.
Tôi lùi, hãy bắn bỏ.
Tôi chết, nối chí tôi”.
__________________________

NGÔ ĐÌNH DIỆM

Tổng thống Ngô Đình Diệm
Cúng năm trăm nghìn đồng
Và ra lệnh chính phủ
Xuất thêm hai triệu đồng

Để xây chùa Xá Lợi,
Hai nghìn rưởi mét vuông.
Năm Một Chín Năm Sáu
Ngôi chùa ấy xây xong.

Chính ông đã đề nghị
Cấp đất không lấy tiền
Xây một ngôi chùa mới,
Đó là chùa Vĩnh Nghiêm.

Ông cũng cúng toàn bộ
Mười lăm nghìn đô-la
Tiền ông được giải thưởng
Cho Đạt Lai Lạt Ma.

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
Và cả chùa Phổ Quang
Cùng một số chùa khác
Được xây dựng khang trang

Cũng là nhờ ông Diệm,
Một con chiên có lòng.
Tiếc, sau này phật tử
Đã nhiều người chống ông.
________________________

1. Chùa Vĩnh Nghiêm xây 1964. Toàn bộ khu đất rộng xây chùa được ông Diệm ký bán , giá tượng trưng một đồng.
2. Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc ấy là lãnh tụ của Tây Tạng vừa bị Trung Quốc chiếm đóng.


image.png

thiendho's profile photo

thiendho

THƠ DÂN GIAN HIỆN ĐẠI

Thái Bá Tân (Hà Nội)

Thơ của tôi, các bác

Thoải mái lấy mà dùng.

Không cần ghi tác giả,

Vì thơ là thơ chung.

Thơ dân gian hiện đại

Thời nhí nhố bây giờ.

Ai cũng nghĩ, cũng biết.

Tôi chép lại bằng thơ.

Ghép vần và ghép chữ,

Nôm na và kiệm lời.

Đơn giản chỉ nói hộ

Ý nghĩ của mọi người.

Như cái thằng đánh máy,

Có thể tôi nói sai.

Sai thì tôi xin lỗi.

Xin lỗi đã chết ai?

Vậy nhé, mời các bác

Thoải mái lấy mà dùng.

Tất cả là tác giả.

Và thơ là thơ chung.

PS

Tôi đã in mấy tập.

Đồng tác giả, mua ngay.

Mua để làm kỷ niệm

Cho con cháu sau này.

Khi Thái Bá Tân làm thơ cúng Ngô Đình Diệm

Không khác các năm trước, ngày 02/11 năm nay, giới dân chửi lại kỷ niệm ngày chết của Ngô Đình Diệm. Thái Bá Tân, nhà thơ con cóc của làng dân chửi, đã mau mắn làm cho ông Diệm một bài thơ cúng. Trong bài thơ (mà fanpage của đảng Việt Tân trịnh trọng đăng lại), ông Tân khen ông Diệm sống giản dị, cần kiệm, đến nỗi khi bị ám sát trong tài khoản không có đồng nào.

[related_posts_by_tax title=””]

Xin trích ra đây một đoạn trong bài thơ. Các bạn đọc xong đừng cười, dù sao cũng phải nể tình ông Tân đã già và được các fan tâng bốc cho lú lẫn:

“Đọc trên mạng, thấy nói
Vào những năm sáu mươi,
Khi Ngô Đình Diệm c.hết,
Người ta lục trong người

Chỉ thấy chuỗi tràng hạt,
Nửa bao Bastos Xanh.
Loại thuốc rẻ tiền nhất
Của người nghèo Sài Thành.

Các tướng lĩnh đảo chính
Soi tài khoản của ông,
Cả trong và ngoài nước,
Xem có nhiều tiền không.

Cuối cùng, ông Minh Lớn
Thông báo với đồng bào:
Tài khoản của ông Diệm
Không có đồng tiền nào.”

Thật buồn cười, sau đoạn thơ trên, Thái Bá Tân nói rằng ông chỉ nghe những chuyện này “ở trên mạng”, “không biết có đúng không”. Vậy là ông vừa góp tay tung một tin đồn chẳng ai biết thực hư, vừa tự xưng là trí thức!

Đâu là thực tế? Chẳng biết Ngô Đình Diệm có bao nhiêu tiền khi chết, nhưng rõ ràng ông ta đã tham nhũng quyền lực một cách rất triệt để và công khai. Chính sự lạm quyền của Diệm đã khiến ông mất lòng dân, tới mức người Mỹ phải hậu thuẫn một cuộc đảo chính để lật đổ Diệm. Và sau khi Diệm chết, tiếng xấu của ông ta vẫn còn, ở ngay trong lòng miền Nam cờ vàng, chứ chẳng phải do “tuyên truyền của cộng sản”. Chẳng hạn, trong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” được in ở Sài Gòn năm 1969, nhà báo Vũ Bằng viết:

“Lúc ấy sau ba lần thắng Bình Xuyên và áp dụng biện pháp mạnh đối với các giáo phái, thắng lợi, Ngô Đình Diệm bắt đầu có lông có cánh, ra mặt chống Bảo Đại, không đi Pháp để trình với Quốc trưởng về các biến cố ở nước nhà, mà ở lì trong nước tập làm độc tài cỏ, đưa họ hàng lên nắm hết các chức vụ quan trọng… Nam Việt Nam lúc bấy giờ là một nhà nước cảnh sát do hai gia đình quan lại Trần Văn và Ngô Đình nắm hết quyền hành. Gia đình Trần Văn còn trung thành phần nào với tập tục cổ truyền của nhà vua Bảo Đại, chớ họ Ngô Đình thì trắng trợn ly khai với chế độ cũ và nuôi cái mộng lập một triều đại mới: triều đại Ngô Đình.

Cố nhiên muốn thực hiện mộng đó, phải tàn ác diệt trừ những cá nhân, đoàn thể chống đối, mà cá nhân và đoàn thể chống đối lúc ấy là những người gốc ở miền Bắc và miền Nam chỉ muốn nhà Ngô giữ lời đã hứa là tổ chức một cuộc bầu cử để họ có thể bầu người đại diện của họ lên lo việc nước. Theo những người có tiếng là chống đối này, ông Diệm “là một lính nhảy dù do Mỹ thả từ trên trời xuống mà không có rễ ở dưới đất”.

Báo chí cúi đầu theo răm rắp, suy tôn Ngô tổng thống. Vào chiếu bóng, rạp hát, phải chào cờ và đứng nghiêm nghe nhạc trổi bài “Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô tổng thống – Ngô tổng thống, Ngô tổng thống… muôn năm” cho đến khi lá cờ vàng sọc đỏ mờ dần cùng với cái hình ông Diệm lùn mập.

Báo chí không lúc nào ngưng suy tôn Ngô tổng thống. Mọi việc đều trơn tru, êm đẹp. Nếu không có Ngô tổng thống thì toàn dân chết không còn một mống. Muôn năm, muôn năm!”

Tờ Le Figaro thiên hữu của Pháp thì viết như sau vào năm 1961, ngay khi Diệm còn sống:

“Chế độ Diệm là độc tài và không đếm xỉa gì đến những quyền tự do cá nhân. Tổng thống nắm hết quyền hành, người ta đã tạo nên một đảng duy nhất để làm việc ép dân chúng vào tổ chức, người ta đã chăng cả một lưới mật thám và đã khuyến khích việc tố cáo những người “phản bội”. Ba vạn người chống đối nằm chật các trại tập trung. Tất cả những cố gắng ấy để đi đến một thất bại: giai cấp tư sản công khai chống đối và nông dân thì nghiêng về phía Việt Minh.”

Như vậy, thần tượng của giới dân chửi chỉ là một tên độc tài bị quốc tế lên án về thành tích đàn áp chính trị. Qua việc giới dân chửi tôn thờ Ngô Đình Diệm, có thể thấy đa số họ không hề thực tâm theo đuổi dân chủ, nhân quyền, họ chỉ lấy đó làm bình phong để che giấu tham vọng và thù hận.

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.