Tài liệu ngày cũ

Ghi chép: 16/6 và những con người không được yên nghỉ sau cái chết
Nguyễn Hoàng Linh
(vanviet. info)
(NCTG) “Sau nhiều sai lầm và dao động, lưỡng lự và hạn chế thời gian đầu, Nagy Imre đã vượt khỏi rào cản của một cán bộ đảng, một viên chức tận tụy – một con ốc trong cỗ máy lớn -, để trở thành một nhà ái quốc, một trí thức lớn…”.



Nagy Imre, người không thể nhắm mắt trong hơn 3 thập niên, cho tới khi ông được tái mai táng vào hè năm 1989 – Ảnh tư liệu
1. “Tôi đặt số phận tôi trong tay dân tộc. Tôi không muốn bào chữa cho mình, và không xin ân xá” – đó là những lời cuối cùng của Nagy Imre, vị thủ tướng của cuộc cách mạng dân chủ 1956, vào ngày 15/6/1958, khi bản án tử hình được thẩm phán Vida Ferenc đưa ra đối với ông và hai đồng sự.
Trong phiên tòa ngụy tạo và dàn dựng ấy – được chính quyền cộng sản Hungary do Moscow dựng lên sau biến cố 1956 và chuẩn bị ròng rã trong vòng hơn một năm – trái với tất cả các bị cáo (đều là những người cộng sản cựu trào và uy tín), chỉ riêng Nagy Imre không “thú tội” và không xin ân xá.
Sau nhiều sai lầm và dao động, lưỡng lự và hạn chế thời gian đầu, Nagy Imre đã vượt khỏi rào cản của một cán bộ đảng, một viên chức tận tụy – một con ốc trong cỗ máy lớn -, để trở thành một nhà ái quốc, một trí thức lớn, xứng đáng với học vị giáo sư, viện sĩ về Nông học mà ông có được trong đời.
Không phải ngẫu nhiên mà “Mùa xuân Praha” sau đó hơn một thập niên của lãnh tụ Alexander Dubček đã muốn tái thực hiện những mộng tưởng của Nagy Imre về một thứ chủ nghĩa xã hội mang gương mặt nhân tính. Rất tiếc, thử nghiệm ấy, một lần nữa đã đại bại dưới xích chiến xa của Hồng quân!
2. Bản án tử hình với Nagy Imre và các đồng sự được đưa ra với sự phê chuẩn sơ bộ của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Hungary và trái với điều mà nhiều người thường nghĩ, Moscow không đòi hỏi ban lãnh đạo mới của Hungary nhất thiết phải tuyên án tử đối với các bị cáo chính của phiên tòa.
Gánh nặng của tội lỗi, như thế, đặt lên Kádár János, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hungary thời kỳ 1956-1988, người được coi là kẻ phản bội cuộc cách mạng 1956, và phản bội chính người đồng chí và thượng cấp của ông, Nagy Imre, trên cương vị một bộ trưởng của nội các cách mạng.
Là một nhân vật lớn, đầy mâu thuẫn và bi thảm của lịch sử Hungary thế kỷ 20, những gì mà Kádár nỗ lực thực hiện dưới kỷ nguyên mang tên ông tại Hungary (mà thế giới gọi là thời của “nền độc tài mềm”, “chủ nghĩa cộng sản xúp thịt bò”…) không đủ để hậu thế có thể hoàn toàn tha thứ cho ông…
Qua đời chỉ vài giờ sau khi Nagy Imre và các đồng sự được Tòa án Tối cao Hungary minh oan năm 1989, gần 20 năm sau di cốt còn bị vứt bỏ và hạ nhục với lời kết tội “Kẻ sát nhân và bội phản không thể yên nghỉ trên mảnh đất thiêng liêng”, đó là tấn thảm kịch lớn cuối đời của nhà lãnh đạo này…


“Kẻ sát nhân và bội phản không thể yên nghỉ trên mảnh đất thiêng liêng”
3. Chết vẫn không được yên thân cũng là câu chuyện của Nagy Imre và các đồng sự, mà vào năm 2004, đã được đạo diễn nổi tiếng Mészáros Márta khắc họa trong bộ phim lịch sử dài 124 phút do Hung – Slovakia – Ba Lan hợp tác sản xuất, với nhan đề “A temetetlen halott” (The Unburied Man).
Bị treo cổ vào hồi 5h 9 phút ngày 16/6/1958 sau khi hô vang ca ngợi nước Hung độc lập, Nagy Imre cùng hai đồng sự của ông bị chôn ngay tại sân nhà tù ở phố Kozma (Kőbánya, Budapest). Tập thư ông viết trong những giờ phút cuối của cuộc đời không bao giờ được chuyển tới tay người thân…
Hai năm rưỡi sau, đầu 1961, trong đêm, thi thể ba người bị khai quật lén lút, bọc vào giấy dầu và chuyển sang nghĩa trang Rákoskeresztúr, tại khu vực xa cổng chính nhất, “Khu 301”. Nagy Imre bị đặt nằm sấp, úp mặt xuống đất, trong hồ sơ của nghĩa trang ông bị đặt một tên giả là Borbíró Piroska.
Chôn cất vụng trộm những tù chính trị bị tử hình là điều thông dụng tại Hungary thuở trước, và việc này được “bảo mật” tới mức vài chục năm sau, ngay Ban lãnh đạo Bộ Nội vụ Hung cũng không còn biết, Nagy Imre yên nghỉ ở đâu. Từ năm 1981, nhiều cuộc kiếm tìm đã được mở cho mục đích đó.
4. Năm 1988, Nagy Imre cùng các đồng sự – và tất cả những ai bị tử hình trong cách mạng 1956 – đã có được một ngôi mộ gió mang tính biểu tượng tại nghĩa trang Père-Lachaise (Paris), theo đề xướng của giới nhân sĩ Hungary hải ngoại, và được sự ủng hộ của Thị trưởng Paris Jacques Chirac.
Ngôi mộ được khai trương trọng thể đúng vào dịp kỷ niệm ngày mất của ông, 16/6/1988. Cùng lúc đó, tại Budapest, chính quyền cộng sản xua cảnh sát cơ động dùng vũ lực đàn áp cuộc biểu tình của đoàn người tưởng nhớ Nagy Imre và các liệt sĩ của cuộc nổi dậy 1956 ngay tại trung tâm thủ đô.
Mấy ai ngờ được rằng, chỉ một năm sau đó, đúng 16/6/1989, theo đòi hỏi của phe đối lập và các tổ chức dân sự, một lễ tái mai táng hết sức long trọng đã được tiến hành tại thủ đô Budapest. Nửa triệu người đã có mặt tại Quảng trường Anh hùng để tưởng nhớ Nagy Imre và các đồng sự của ông.
Chỉ tới lúc ấy, công lý lịch sử mới được tái lập, Đảng Cộng sản Hungary hoàn toàn đánh mất tính chính danh, và dân tộc Hung trải qua thử nghiệm chính yếu cho quá trình hóa giải từng bước những oan khiên của quá khứ. Con đường dân chủ của nước Hung từ thời điểm đó là không thể đảo ngược!

Khu mộ 301 tại nghĩa trang Rákoskeresztúr
5. Göncz Árpád, nhà văn, dịch giả, tổng thống 2 nhiệm kỳ đầu (1990-2000) của nước Hung dân chủ, từng bị án tù chung thân vì tham gia 1956 và là một yếu nhân của biến chuyển 1989, được coi là gạch nối giữa hai cuộc cách mạng, đã có những dòng hết sức động lòng về lễ tái mai táng Nagy Imre:
“Không chỉ gánh nặng của những buổi đàm phán và công việc tổ chức, mà cả gắng nặng của tinh thần trách nhiệm cũng đè nặng lên vai chúng tôi, tất cả những người tham gia biến cố này (…). Nếu muốn hồi tưởng lại giai đoạn ấy, tôi luôn nhớ lại một chi tiết duy nhất, tưởng chừng nhỏ nhặt…
… Trước buổi họp báo, chúng tôi ngồi tại một tiệm bánh ngọt vì ai nấy đều đói meo, mà các tiệm ăn thì không mở cửa. Khi ấy, một phụ nữ đứng tuổi tiến đến bàn chúng tôi. Tôi còn nhớ như in gương mặt nóng bỏng và ánh nhìn rực lửa của bà. Không rõ tại sao bà lại biết chúng tôi. Bà nói:
“Cha mẹ tôi đã bị giết. Nếu ngày kia, các anh lại để đầu rơi máu chảy thì trời tru đất diệt các anh, trời tru đất diệt các anh, trời tru đất diệt các anh!!!”. Nỗi sợ hãi ẩn hiện trong lòng mỗi chúng tôi. Nhưng không còn đường rút. Và bản năng của tôi khiến tôi cảm thấy không thể có chuyện gì xảy ra!”.
6. 16/6/1989 là ngày hội hòa hợp, hòa giải dân tộc của Hungary. Vẫn theo hồi tưởng của cố Tổng thống Göncz Árpád: “Tôi chỉ nói vài câu, nhưng với tôi đó là những lời lẽ vô cùng cảm động theo đúng nghĩa đen của từ này. Người tới dự chật cứng quảng trường. Dường khi bầu không khí cũng run rẩy.
Run rẩy theo nghĩa tâm lý của từ này, và tôi thì chưa bao giờ nói trước đám đông vào micrô thế này. Khi vừa cất lời, tôi sững sờ khi nghe thấy tiếng vọng như sấm của những lời tôi nói, qua hệ thống loa, từ phía bên kia; tôi cứ nghĩ rằng mình nói sẽ chẳng mấy ai nghe thấy vì tôi cũng rất xúc động.
Nói xong, tôi đã òa lên khóc. (…) Nếu không có vợ tôi bên cạnh, nắm tay tôi, tôi khó lòng làm hết được những gì cần làm. (…) Tất cả chúng tôi rơi nước mắt! Sự căng thẳng nội tâm kinh khủng, bị dồn tụ qua bao thập niên và gia tăng đến mức “tới hạn” trong chúng tôi, lúc ấy được dịp tỏa ra ngoài…”.
Tuy nhiên, bài phát biểu gây nhiều sóng gió nhất trong buổi lễ đó, lại là của một chàng thanh niên mới ở tuổi 26, được cho là gương mặt của thế hệ mới, với câu nói chấn động về tương lai bị tước đoạt, bị đánh cắp của giới trẻ bởi Đảng Cộng sản Hungary trong biến cố năm 1956: Orbán Viktor!


Orbán Viktor phát biểu tại lễ tái mai táng Nagy Imre và các đồng sự, Budapest ngày 16/6/1989
Imre Nagy
From Wikipedia, the free encyclopedia

This article is about the Hungarian politician. For other people with the same name, see Imre Nagy (disambiguation).
The native form of this personal name is Nagy Imre. This article uses Western name order when mentioning individuals.
![]() | showThis article may be expanded with text translated from the corresponding article in Hungarian. (June 2013) Click [show] for important translation instructions. |
Imre Nagy | |
---|---|
Nagy in 1945 | |
Chairman of the Council of Ministers of the Hungarian People’s Republic | |
In office 24 October 1956 – 4 November 1956 | |
Deputy | showList |
First Secretary | Ernő GerőJános Kádár |
Preceded by | András Hegedűs |
Succeeded by | János Kádár |
In office 4 July 1953 – 18 April 1955 | |
Deputy | showList |
First Secretary | Mátyás Rákosi |
Preceded by | Mátyás Rákosi |
Succeeded by | András Hegedűs |
Minister of Foreign Affairs | |
In office 2 November 1956 – 4 November 1956 | |
Preceded by | Imre Horváth |
Succeeded by | Imre Horváth |
Speaker of the National Assembly | |
In office 16 September 1947 – 8 June 1949 | |
Preceded by | Árpád Szabó |
Succeeded by | Károly Olt |
Minister of the Interior | |
In office 15 November 1945 – 20 March 1946 | |
Prime Minister | Zoltán TildyFerenc Nagy |
Preceded by | Ferenc Erdei |
Succeeded by | László Rajk |
Minister of Agriculture | |
In office 22 December 1944 – 15 November 1945 | |
Prime Minister | Béla Miklós |
Preceded by | Fidél Pálffy |
Succeeded by | Béla Kovács |
showAdditional Positions | |
Personal details | |
Born | 7 June 1896 Kaposvár, Somogy County, Kingdom of Hungary, Austria-Hungary |
Died | 16 June 1958 (aged 62) Budapest, Hungarian People’s Republic |
Nationality | Hungarian |
Political party | Communist Party of the Soviet Union Social Democratic Party of Hungary Hungarian Communist Party, Hungarian Working People’s Party, Hungarian Socialist Workers’ Party |
Spouse | Mária Égető (1902–1978)(m.1925) |
Children | Erzsébet |
Military service | |
Allegiance | ![]() ![]() |
Branch/service | Austro-Hungarian Army (Royal Hungarian Honvéd) (1914–1916) Red Army (1918) |
Years of service | 1914–1916 1918 |
Rank | Corporal |
Unit | 17th Royal Hungarian Honvéd Infantry Regiment (1915) 19th Machine Gun Battalion (1916) |
Battles/wars | World War IItalian FrontThird Battle of the IsonzoEastern FrontBrusilov OffensiveRussian Civil WarEastern Front of the Russian Civil War |

Imre Nagy (Hungarian: [ˈimrɛ ˈnɒɟ]; 7 June 1896 – 16 June 1958) was a Hungarian communist politician who served as Chairman of the Council of Ministers (de facto Prime Minister) of the Hungarian People’s Republic from 1953 to 1955. In 1956 Nagy became leader of the Hungarian Revolution of 1956 against the Soviet-backed government, for which he was sentenced to death and executed two years later.
Nagy was a committed communist from soon after the Russian Revolution, and through the 1920s he engaged in underground party activity in Hungary. Living in the Soviet Union from 1930, he served the Soviet NKVD secret police as an informer from 1933 to 1941, denouncing over 200 colleagues, who were then purged and arrested and 15 of whom were executed. Nagy returned to Hungary shortly before the end of World War II, and served in various offices as the Hungarian Working People’s Party (MDP) took control of Hungary in the late 1940s and the country entered the Soviet sphere of influence. He served as Interior Minister of Hungary from 1945 to 1946. Nagy became prime minister in 1953 and attempted to relax some of the harshest aspects of Mátyás Rákosi‘s Stalinist regime, but was subverted and eventually forced out of the government in 1955 by Rákosi’s continuing influence as General Secretary of the MDP. Nagy remained popular with writers, intellectuals, and the common people, who saw him as an icon of reform against the hard-line elements in the Soviet-backed regime.
The outbreak of the Hungarian Revolution on 23 October 1956 saw Nagy elevated to the position of Prime Minister on 24 October as a central demand of the revolutionaries and common people. Nagy’s reformist faction gained full control of the government, admitted non-communist politicians, dissolved the ÁVH secret police, promised democratic reforms, and unilaterally withdrew Hungary from the Warsaw Pact on 1 November. The Soviet Union launched a massive military invasion of Hungary on 4 November, forcibly deposing Nagy, who fled to the Embassy of Yugoslavia in Budapest. Nagy was lured out of the Embassy under false promises on 22 November, but was arrested and deported to Romania. On 16 June 1958, Nagy was tried and executed for treason alongside his closest allies, and his body was buried in an unmarked grave.
In June 1989, Nagy and other prominent figures of the 1956 Revolution were rehabilitated and reburied with full honours, an event that played a key role in the collapse of the Hungarian Socialist Workers’ Party regime

Thanh Tâm Tuyền

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
