thăm tỉnh Hải Dương,nơi “vua” Nguyễn Phú Trọng than thở ” móc ngoặc tham ô từ Bí Thư Tỉnh Uỷ xuống đến cán bộ cấp thấp ” !

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vụ Hải Dương, móc ngoặc nhau từ bí thư Tỉnh ủy đến cán bộ các cấp

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông HồngViệt Nam [8][9].

Năm 2021, Hải Dương là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 8 về số dân với 1.936.774 người[10], tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,5%. GRDP đạt 149.700 tỉ đồng (tương ứng với 6,480 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng (tương ứng với 3.347 USD).

Hải Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (hiện là đô thị loại I), cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây.

Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng[11].

Hải Dương có diện tích 1.662 km², là tỉnh có diện tích trung bình trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc của tỉnh thuộc thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên. Đây là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Tên gọi Hải Dương (海 陽) chính thức có từ năm 1469[12]. Hải (海) là biển. Dương (陽) là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là “ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về”.

Thời phong kiến (trước năm 1887), Hải Dương là một miền đất rộng lớn, phía tây đến Bần Yên Nhân, Đạo Khê – bên cầu Lực Điền (thuộc Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển An Dương (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh), phía nam đến Tứ Kỳ, Vĩnh Bảo. Miền đất Hải Dương luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.