ông “ăn cây lào không chịu rào cây ấy” nại nên tiếng về “câu hỏi từ hoả (địa) ngục”

CÂU HỎI TỪ HỎA NGỤC

Đào Hiếu.’s phê tê bốc

*

Một trong những phép tu quan trọng của Phật giáo là “Diệt Dục”. DỤC gồm những nội dung chính là: “ham muốn” (thủ đắc, chiếm đoạt, sở hữu), “ái dục” (yêu thích, ăn ngon mặc đẹp, tiện nghi vật chất…), “nhục dục” (ham muốn xác thịt).

Những cái “dục” đó đều nằm trong một chữ “tham”. Ngoài ra còn hai chữ quan trọng nữa là “sân” (tức giận, nóng nảy, thù hận, ganh ghét) và “si”(mù quáng, ngu tối).

Trong bộ ba THAM, SÂN, SI (tam độc) thì Tham là quan trọng nhất vì nó hàm chứa ái dục và nhục dục.

Nhưng ái dục và nhục dục lại là yếu tố quyết định sụ tồn tại của loài người trên mặt đất. Nếu con người không có “nhục dục” thì cũng không còn khả năng truyền giống. Và chỉ trong vòng 100 năm, nhân loại sẽ tuyệt chủng.

Lúc ấy trái đất chỉ còn thực vật và các loài động vật hoang dã vì chúng không biết đến “diệt dục”.

Diệt dục là một phép tu chỉ con người mới hiểu ý nghĩa và thực hành được.

Nhưng nếu con người biến mất thì mặt đất sẽ như thế nào?

*

Động vật hoang dã muốn sinh tồn thì phải săn mồi. Nếu một con thú không săn mồi được thì nó và lũ con nó sẽ chết. Nhưng nếu nó săn mồi được thì con mồi cũng phải chết, kéo theo cái chết của đàn con nó.

Như vậy ý nghĩa của sự tồn tại của chúng sinh trên mặt đất chỉ còn hai động tác đơn giản: Giết và Bị giết.

Giết và Bị giết là điều kiện tất yếu để duy trì sự sống trên trái đất.

*

Trên thực tế, sẽ không bao giờ loài người có thể thành công trong “phép tu diệt dục” của đạo Phật. Bằng chứng là trong gần 3.000 năm nay, từ khi phép tu “diệt dục” được truyền bá, thì loài người chẳng những vẫn tồn tại mà còn sinh sôi nảy nở gấp nhiều lần.

Điều đó có nghĩa gì?

Có nghĩa rằng: Con người cũng không thoát khỏi cái hành vi man rợ của muôn loài: Đó là Giết và Bị giết. Có nghĩa là loài người cũng chẳng khác gì động vật hoang dã: Ăn thịt những chúng sinh khác để duy trì nòi giống mình.

Đó là một sự thật không thể chối cãi.

Vậy thì cuộc sống của chúng ta mang ý nghĩa gì?

*

Niết bàn là gì?

Theo Trung Bộ Kinh của Phật giáo Nguyên Thủy thì đức Phật Thích ca Mâu ni cũng chết bì bệnh (dysenterie) như một người bình thường. Chỉ khác là ngài đã đón nhận cái chết một cách bình thản vì ngài hiểu đó chỉ là lúc mà “ngũ uẩn” (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đang tan rã. Vì ngài hiểu đó là quy luật của Sinh và Diệt.

Nếu trình độ tu tập của chúng ta cũng “cao thủ” như ngài thì cái chết của chúng ta cũng là “niết bàn”. Còn những thêu dệt chung quanh hai chữ “niết bàn” của người đời sau đều mang ý nghĩa siêu hình (métaphysique).

Còn “thiên Đường”? Thiên đường là gì? Nói nôm na là “cõi trời” Hay “nước Trời”. cũng chỉ là métaphysique.

*

Cũng giống như Arthur Rimbaud, khi còn trẻ, tôi đã đi tìm ý nghĩa cuộc sống trong đau khổ và tuyệt vọng. Và tôi đã lạc vào chiến khu. Đến lúc già, trải qua những cuộc chiến tranh, những nhà tù, những nghèo đói, những mối tình… tôi càng đau khổ và tuyệt vọng hơn.

Cho đến bây giờ, trong tôi vẫn còn nguyên câu hỏi như lửa của hỏa ngục: “Cuộc sống của chúng sinh mang ý nghĩa gì?”

Ngày 13/10/2022

ĐÀO HIẾU

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.