Thống trị và quản trị CS(xưa rồi Diễm)


Chính trị VN: Trung ương Đảng cho ba ủy viên ‘thôi tham gia’ Ban Chấp hành
3 tháng 10 2022

Trung ương Đảng quyết định cho ba Ủy viên Trung ương đương nhiệm từng bị cảnh cáo “thôi tham gia” Ban Chấp hành.
Quyết định để ba Ủy viên Trung ương đương nhiệm “thôi tham gia” Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được thông qua vào ngày đầu của Hội nghị Trung ương 6.
Họ là các ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.
Những người này trước đó đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo.

Cựu Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, hồi tháng Bảy năm 2021 bị kỷ luật do bị cáo buộc “chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu đối với các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM.
Ban này được mô tả là có những sai phạm và để xảy ra nhiều vụ án, vụ việc trong thành phố, để nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật; một số cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.
Sau khi bị cảnh cáo ông Nguyễn Thành Phong được Bộ Chính trị điều động từ TP.HCM ra làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ 20/8/2021 và hiện đang giữ chức vụ này.
Trong khi đó ông Bùi Nhật Quang, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ngày 30/9 bị cảnh cáo do có trách nhiệm và vi phạm kéo dài trong công tác cán bộ, quản lý sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học và Bộ Chính trị trước đó khẳng định, vi phạm, khuyết điểm của gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Trương Quốc Cường được giảm 1 năm tù, vì ‘nộp thêm tiền, nhiều bằng khen’
‘Chống tham nhũng chịu sức ép từ nhiều phía’
Công an Việt Nam bắt trợ lý ông Phạm Bình Minh để điều tra ‘nhận hối lộ’

Kỷ luật và cảnh cáo
Ngày 22/07, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương do có vi phạm trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra nhiều sai phạm tại tỉnh này trong quản lý sử dụng đất, tài sản nhà nước; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; quản lý và bảo vệ rừng, tài nguyên, khoáng sản, …
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII vào sáng 3/10 nói rằng việc một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, còn thiếu gương mẫu đã ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.
Cũng trong ngày đầu của Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Phạm Xuân Thăng, cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương do một loạt sai phạm bao gồm để xảy ra vụ án tham nhũng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương. Ông Thăng đã bị Bộ Công an quyết định khởi tố, bắt tạm giam trước đó.
Mới hôm 04/10/2022, tin từ báo VN cho hay cơ quan an ninh điều tra bắt tạm giam bị can Nguyễn Hồng Hà – nguyên cán bộ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản – để điều tra về hành vi nhận hối lộ liên quan đến vụ “chuyến bay giải cứu”.

Các quyết định trên được đưa ra không lâu sau khi Ban Tổ chức Trung ương ban hành một hướng dẫn về chủ trương “bố trí cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật” mà Bộ Chính trị nói trong một thông báo ra ngày 8/9/2022.
Thông báo do Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký trước đó “khuyến khích cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức bằng không sẽ bị cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định”.
Việc bố trí công tác, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ thuộc diện này được mô tả là để “kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ” và để “góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng và chế độ”.

Còn thay các chức cao vụ khác?
Báo Thanh Niên ngày 3/10 có bài mô tả tính tới nay, nhân sự Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII đã có nhiều thay đổi sau gần hai năm trong đó có việc nhiều ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm bị kỷ luật ở các mức độ khác nhau.
Tuy thế, việc sắp xếp nhân sự sẽ còn được Đảng Cộng sản VN tiến hành tới đây, không nhất thiết là liên quan đến việc kỷ luật.
Các nguồn tin từ Việt Nam cũng đang suy đoán rằng việc luân chuyển cán bộ ở nhiều chức bí thư tỉnh, các vị trí trong nhiều bộ ngành, kể cả bộ trưởng, có thể sẽ xảy ra.
Dư luận cũng tin rằng một số vị trí cao hơn, như phó thủ tướng, rất có thể sẽ được thay đổi vào thời gian tới.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thay đổi nhân sự cấp phó thủ tướng chưa được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 6.