

Cán bộ ném tiền lẻ, la hét trong quán bún ở Đà Nẵng nói gì?
HÀ NAM, 14:26 03/10/2022
Trong bản tường trình, ông P cho biết, sự việc xuất phát từ bức xúc việc con mình khuyết tật mà bị đối xử không tốt nên ông đã không kiềm chế được và có những hành động không chuẩn mực.
- Cay cú vì bị thối tiền lẻ, người đàn ông ném tiền tung toé rồi đánh nhân viên quán bún ở Đà Nẵng
- Vụ ném gạch vào đầu đối thủ, chặn xe cứu thương: Mâu thuẫn từviệc trả tiền taxi đi hát karaoke
- Nhóm côn đồ đến tận nhà con nợ ném mắm tôm, đánh đập để đòi tiền lãi nặng
Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, đang chờ báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố về vụ việc ông Đ.C.P, cán bộ trung tâm này ném tiền lẻ ở quán ăn.
Liên quan vụ việc này, ông P cũng có báo cáo gửi lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tường trình về hành động của mình.
Theo tường trình, sáng 1/10, ông P cùng 2 con ăn sáng tại quán bún bò trên đường Chương Dương (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).
Khoảng 7h30 cùng ngày, sau khi thanh toán tiền xong nhưng trong thời gian quán chưa trả tiền thối là 45.000 đồng nên ông P để 2 con lại nhận tiền thối còn ông đi làm.
Cũng theo ông P, các con của ông đợi đến 20 phút thì quán gom lại toàn tờ 1.000 đồng và vài tờ 2.000 đồng nhàu nát, có tờ rách đưa cho 2 đứa trẻ. Trong khi đó con ông là trẻ chậm nói và không rành tiền.
Clip người đàn ông ném tiền trong quán ăn ở Đà Nẵng.
“Sáng 2/10, tôi thấy nhiều tiền nhàu nát trên kệ nhà nên gạn hỏi thì các con có nói lại hôm qua 2 anh em con đợi đến 20 phút mà quán họ chỉ trả lại toàn tiền nhàu nát và có tờ rách loay hoay mãi con không biết như vậy có được không. Thấy tội và bức xúc vì con mình khuyết tật mà bị đối xử như vậy nên khoảng 10h tôi có mang những tờ tiền nhàu nát kia ra quán đi cùng đứa con chậm nói…
Khi vào quán thì anh thanh niên trên lầu xuống có lời qua tiếng lại cùng tôi. Trong lời phân trần tôi cho rằng trẻ con thì phải được đối xử tốt, kèm theo những lời lẽ bức xúc, đến khi chủ quán cùng nhân viên tiến đến tôi đôi co qua lại làm vung những tờ tiền tôi đang cầm sang bên, bản thân tôi tự vệ vì người của quán rất đông. Anh ta chỉ tay vào mặt tôi nên tôi gạt ra và lùi lại, sau đó anh ta cùng nhân viên lao vào đánh tôi tới tấp vào cổ tôi, vào gáy tôi, ném các chai lọ của quán vào tôi, có gọi thêm 1 người anh nữa để bố ráp đánh tôi”, ông P tường trình.
Theo ông P, đến 13 giờ cùng ngày, những người trong gia đình mình đến quán để làm rõ sự việc thì ông can ngăn và đi vào quán nói lại nhân viên rằng việc cả quán đánh ông như vậy là không đúng. Sau đó, ông P can ngăn mọi người đi về.
javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3196);}else{parent.admSspPageRg.draw(3196);}
Cũng theo ông P, đến 15 giờ ngày 2/10, thấy việc làm của mình xuất phát từ sự bức xúc việc con trẻ khuyết tật mà bị đối xử không tốt, nhưng việc làm của mình là sai, ông có đến trình bày cùng tổ trưởng tổ dân phố về sự việc, mong muốn được hòa giải cùng quán và xin lỗi những việc của mình.
“Đến 20 giờ tối 2/10, tôi cùng Tổ trưởng dân phố 61 đến quán để trao đổi và nhìn nhận sự việc sai của mình; tôi cũng đã gọi điện anh Tr. người đôi co và đánh tôi, tôi có trình bày sự việc để trao đổi nhìn nhận hết sự việc và bỏ qua, sau đó anh ta tắt máy. Qua những sự việc trên đây, vì xuất phát từ sự bức xúc việc con mình khuyết tật mà bị đối xử không tốt, nên tôi đã không kiềm chế và có những hành động không chuẩn mực. Thành thật xin lỗi và rút ra bài học vì những sự việc nêu trên”, ông P tường trình.
Như đã đưa tin, ngày 2/10, tài khoản Facebook H. Tr. đăng tải đoạn video kèm nội dung một người đàn ông được cho là cán bộ của Sở TN-MT Đà Nẵng ném tiền tung tóe trong quán ăn, khiến dư luận bất bình.

Người đàn ông được cho là có hành động ném tiền trong quán ăn.

Nhóm khoảng 7 người đến đe dọa quán vào chiều 2/10.
Anh H.Tr. – chủ quán bún cho biết, sáng 2/10, sau khi thực khách là cháu bé khoảng 16 tuổi ăn xong, thanh toán thì nhân viên quán trả lại tiền thừa tầm 25.000 đồng. Vì không có tiền chẵn nên nhân viên trả lại bằng tiền lẻ.
Tuy nhiên, lúc sau thì bố của cháu bé đến quán ném tiền tung tóe, la hét với nhân viên là: “Tụi bây đưa rác cho con tao à” và đe dọa: “Nhà tao ở đây, xem chúng mày kinh doanh được bao lâu”.
Theo anh Tr, sau khi ném tiền, người này còn tát anh một cái trước khi bỏ đi và chiều cùng ngày, ông P kêu một nhóm khoảng 7 người khác quay lại quán bún đe dọa, đòi đánh nhân viên của quán.
“Việc trả lại tiền lẻ cho khách thì cũng bình thường. Tiền lẻ cũng là tiền, cũng có thể phiền hà cho khách nhưng tình thế có lúc như vậy, mong khách thông cảm. Tuy nhiên, việc ném tiền, đánh nhân viên quán và dọa cho đóng quán thì không thể chấp nhận được”, anh Tr phân trần.
Tạm đình chỉ công tác cán bộ ném tiền trong quán ăn
Liên quan đến sự việc này, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết, ông P là lãnh đạo cấp phòng thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất Đà Nẵng.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo Sở TN&MT đã chỉ đạo Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật hoặc chuẩn mực đạo đức (nếu có) và báo cáo kết quả về Giám đốc Sở TN&MT trong hôm nay (3/10).
Đặc biệt, để đảm bảo công tác phối hợp các cơ quan liên quan làm rõ các hành vi vi phạm và chuẩn mực đạo đức của cá nhân này; Giám đốc Sở TN&MT đã chỉ đạo Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm đình chỉ công tác đối với ông Đ.C.P theo thẩm quyền. Đồng thời, khẩn trương tổ chức xử lý theo đúng quy định của Đảng và pháp luật nhà nước, công khai kết quả giải quyết theo quy định.
Riêng dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh trật tự nơi công cộng của ông này sẽ do cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định, giao Văn phòng Sở giúp Giám đốc Sở theo dõi, báo cáo kết quả xử lý.
Tiền lẻ

Nguyễn Thông (Cào)
Về vụ ném tiền (lẻ) ở Đà Nẵng, tay cán bộ lỗi mười mươi, dù lý do nào cũng không thể biện minh được.
Nhưng cái thể chế này cũng không thể đứng ngoài, vô can trong những hành vi như thế. Đã từ rất lâu, họ (nhà nước) chỉ biết in tiền, phát hành tiền, còn nó được đối xử thế nào thì họ bất cần biết.
Hiện những đồng tiền mệnh giá nhỏ bị số đông trong cộng đồng không thừa nhận, nói trắng ra là hắt hủi. Tiền 200 đồng, 500 đồng gần như bị coi là rác, giấy lộn, không mấy ai xem nó là tiền. Nó không có giá trị trong mua bán. Lỡ ta trả ai đó bằng tiền nhỏ ấy, cầm chắc bị mắng vuốt mặt không kịp. Tiền 200, 500 giờ chỉ còn lưu hành trong các siêu thị, để nhân viên tính tiền trả lại (thối lại) cho khách mua (nhiều nơi không có tiền lẻ thì thối bằng kẹo). Khách mua nhận xong tiền thối, lại quành ra chỗ cái thùng mica từ thiện nhét của nợ ấy vào, một công đôi việc, vừa làm từ thiện, vừa đẩy nó đi cho nhẹ nợ bởi có đem về cũng không dùng vào việc gì.
Ngay cả tiền 1.000 đồng, rất nhiều nơi không thèm nhận. Tôi nhớ năm 2019, tôi đến bệnh viện Kiến An (TP.Hải Phòng) thăm bà chị đang nằm bệnh tại đó, lúc lấy xe máy về, trả 5.000 tiền gửi xe, trong đó có 3 tờ tiền 1.000 đồng, người giữ xe dứt khoát không nhận, còn lườm nguýt mắng nhiếc. Họ ném toẹt số tiền lẻ ấy trả lại, tôi đành phải móc tờ 10.000 cho họ thối lại 5.000, nghĩ vừa cay đắng, xấu hổ, vừa uất ức. Lâu nay mình đi siêu thị trong Sài Gòn, trả tiền gửi xe bằng tờ 1.000 đồng, đâu có nghĩ ở quê lại xài tiền lớn đến thế. Ai không tin, cứ tới các bãi giữ xe ở HN, HP, trong đó có bãi xe bệnh viện Kiến An thì rõ.
Thực tế rành rành vậy, nhưng nhà chức việc, nhất là những ông bà cai quản tài chính, ngân hàng gần như không quan tâm tới sự mất giá trị của đồng bạc quốc gia. Nhẽ ra phải thông báo, đồng tiền dù mệnh giá nhỏ nhất vẫn có giá trị, ai không thừa nhận nó là vi phạm pháp luật. Còn nếu thấy trên thực tế nó không còn chút giá trị thanh toán, lưu thông nào thì cũng cần ban bố lệnh chấm dứt sự tồn tại của nó. Đằng này cứ lửng lơ con cá vàng, sống chết mặc bay.
Thời đổi tiền năm 1985, tờ tiền lẻ còn quý hơn vàng, “tiền lẻ, thẻ thương binh”, nhưng nó chỉ tồn tại giá trị vàng ấy được vài tháng bởi đồng tiền nhanh chóng mất giá tới hàng nghìn phần trăm, do cái tư duy kinh tế hũ nút của đám cai trị.
Bây giờ, mừng tuổi/lì xì cho trẻ con dịp tết, đưa tờ 10.000, 20.000 chúng còn chả thèm cầm, mà mình cũng ngượng, tự bộc lộ cái nghèo của mình.
Đồng tiền mệnh giá 1.000, 500, 200 cần được quốc hội xem xét lại sự tồn tại của nó. Khi hạch toán ngân sách, có thể tính tới từng xu, nhưng đó chỉ trên sổ sách, chứ để tồn tại đồng bạc lẻ không còn giá trị, bị hắt hủi, gây phiền nhiễu trong đời sống, rõ ràng là bộ máy cai trị có vấn đề về tư duy và quản lý.
Đi rút tiền ở cây ATM, chỉ thấy đùn ra những tờ bạc mệnh giá lớn 500.000 đồng (tức nửa triệu), vậy mà vẫn duy trì tờ bạc 200, 500, thật chả ra làm sao. Mồm quan cứ bảo không lạm phát, nhưng lạm phát rành rành ở đây chứ đâu.
Ông hàng xóm nhà tôi bảo chúng nó có xài tiền lẻ bao giờ đâu mà biết, ngay cả tờ bạc khủng nhất 500.000 đồng với chúng cũng chỉ như tiền lẻ. Chúng cấm đoán dân chúng mua bán, trữ đô la, ngoại tệ chứ trong ví chúng, thử mở ra coi, chúng lại không đi tù cả nút.
Đồng tiền lẻ 200, 500, có lẽ chỉ còn tác dụng thật sự trong những ngày tới ở BOT trấn lột Cai Lậy. Hãy chờ coi tác dụng vĩ đại của tiền lẻ khi nó là vũ khí chống bóc lột, chống bất công phi lý bạo tàn.
Thông cào
