(thầy)Chu Mộng Nong đã tìm ra “nguồn gốc tiếng Anh từ tiếng Việt ” !!!

ĐÃ TÌM RA NGUỒN GỐC TIẾNG ANH

Chu Mộng Nong

Một phát hiện làm ngỡ ngàng giới nghiên cứu Việt ngữ học trong nước: đã tìm ra nguồn gốc và sự hình thành tiếng Anh.

Miệt mài 25 năm nghiên cứu âm vị học tiếng Anh, một người Mỹ gốc Việt đã phát hiện ra tiếng Anh có nguồn gốc và hình thành từ tiếng Nghệ An và Quảng Ngãi của Việt Nam.

Ngoài các phụ âm kép tiếng Việt được ghi nhận trong từ điển và thư từ của các cha cố thế kỷ 16 rất giống tiếng Anh, học giả người Mỹ gốc Việt còn phát hiện hai từ “nỏ” và “gớ” xuất hiện ở hai địa phương Bắc Trung bộ Việt Nam gần âm và cùng nghĩa với tiếng Anh: “no” và “girl”. Từ “nỏ” (không) được dùng phổ biến ở Nghệ An. Từ “gớ” (gái) được dùng ở đa số các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi. Coi như tiếng Anh đã tìm thấy “người anh họ” của mình ngay trên đất Việt. Điều đó chứng tỏ tiếng Anh có gốc từ tiếng Nghệ An và Quảng Ngãi pha trộn lại.

Quyển sách được viết với chuyên môn khá sâu, nên người bình thường khó hiểu. Tuy nhiên, vẫn có thể hiểu được khi ai cũng có thể hình dung, vào cái thời nghèo đói tả tơi, rất nhiều người dân Bắc Trung bộ đã trốn vào các xe động lạnh âm thầm di chuyển sang đảo Anh trồng cỏ để sống. Tại đây, người Anh bản xứ đã bị giết sạch hoặc bỏ chạy sang Pháp, chỉ còn người Nghệ An đã sống chung với người Quảng Ngãi và sinh ra tiếng Anh.

Đây là một cuốn sách thú vị và gây bất ngờ. Bất ngờ bởi nó khác với những đoán định từ trước đến nay vẫn cho rằng tiếng Anh khác hoàn toàn với tiếng Việt! Nay, với những bằng chứng ngôn ngữ học, tác giả công bố một kết luận khác: nó là thứ tiếng được mang từ Bắc Trung Bộ Việt Nam sang tận đảo quốc bên kia địa cầu.

Nó bất ngờ và sẽ còn bất ngờ rất lâu nữa với những độc giả không chuyên, thậm chí còn gây ra những cãi cọ rất buồn cười ở nhiều người do bập bõm về tri thức ngôn ngữ học. Đây là một công trình khoa học, không phải là tản văn chuyên chở những ý tưởng lãng mạn bay bổng. Có rất nhiều trang trong cuốn sách này là không thể đọc được đối với người không có chuyên môn sâu về âm vị học và ngôn ngữ học nói chung. Nói gọn là ngu thì đọc không hiểu được rồi cãi bừa!

Âm vị học, ngôn ngữ học lịch sử là những ngành học gần giống như toán học (cao cấp), nó đòi hỏi tính chính xác và giá trị chân lý phổ quát; vì thế, những tri thức ấy chỉ dành cho một thiểu số các nhà khoa học chuyên sâu. Rất may mắn, ngoài những nội dung có tính chuyên ngành đó, cuốn sách còn mang đến những tri thức về lịch sử, di dân, văn hóa, về dân tộc học…, với những chuyến đi điền dã gây cảm hứng phiêu lưu, đủ để hấp dẫn chúng ta. Nói gọn là nhiều người làm gì đủ tiền mà bay đến Nghệ An hay Quảng Ngãi để tìm hiểu thấu đáo.

Cuốn sách được viết bởi một giáo sư đại học Mỹ gốc Việt, dù xa quê hương đã lâu nhưng văn phong tiếng Việt thì rất trong sáng, và đẹp. Có nhiều trang trong sách mang đến cho người đọc những xúc cảm đặc biệt về quê hương và tiếng nói quê hương như một tài sản vô giá, làm khơi dậy tình yêu tiếng Việt và yêu lịch sử các tộc người anh em trên đất nước Việt Nam. Nói gọn là không có quyển sách này, nhiều người đã ghét tiếng Việt đến mức chối bỏ nó rồi chạy đua học ba thứ tiếng bậy bạ!

Tôi đã đọc cuốn sách này với tâm thế của một học trò. Cảm ơn tác giả người Việt gốc Mỹ vì một công trình tham khảo có giá trị nhiều mặt, đặc biệt là sự chặt chẽ và nghiêm cẩn trong nghiên cứu nhưng không độc đoán và “học phiệt” như càng ngày càng xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, nhất là giữa bối cảnh mà mạng xã hội đã gây nên “ảo tưởng thông thái” ở khắp nơi. Nói gọn là tôi viết lời giới thiệu dân chủ đến mức trấn áp những kẻ dám tỏ ra thông thái với tôi mà không sợ ra đường bị đánh vỡ mồm!

Học giả nào cổ vũ và mua sách này, rất nhiều khả năng sẽ được mời sang Mỹ một chuyến, hoặc du học hoặc nói chuyện bằng tiếng Việt cho Mỹ nghe…

Thái Hộ

—–

Các hình ảnh sau thêm minh chứng tiếng Anh có nguồn và hình thành từ tiếng Việt cổ:

No photo description available.

Chu Mộng Nong

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.