Tài liệu về quốc gia UKRAINE


Nguyễn Kim Chi FB

Ngày mồng 3 tháng 3 năm 1918, tại pháo đài Brest, thành phố Brest-Litovsk (nay là thành phố Brest nằm trên lãnh thổ Belarus), Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Bolshevik và Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Soviet Liên bang Nga, ông Grigoriy Yakovlevich Sokolnikov, đã ký kết với các đại diện Đế quốc Đức, Đế quốc Áo – Hung, Đế quốc Ottoman và Vương quốc Bulgaria một bản hiệp ước hoà bình mà sử sách sau này gọi là «Hoà ước Brest-Litovsk 1918» (Treaty of Brest-Litovsk 1918), trong đó, nước Nga Soviet — thực thể thừa kế lịch sử của Đế quốc Nga — công nhận nền độc lập của 10 quốc gia mới từng là thuộc địa của Đế quốc Nga, bao gồm Ukraine, Ba Lan, Belarus, Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, Armenia, Azerbaijan và Georgia.
Theo hoà ước này, lãnh thổ của quốc gia Ukraine độc lập (bản đồ đính kèm) không những bao gồm toàn bộ vùng Donbass và bán đảo Crimea, mà còn bao gồm cả các thành phố Brest (nay thuộc Belarus), Belgorod và Rostov-na-Donu (nay nằm trên lãnh thổ Nga) cùng toàn bộ vùng Krasnodarskiy Kray của Liên bang Nga ngày nay. Bản hoà ước này được Soviet Đại biểu Công nhân, Nông dân và Binh sỹ Toàn Nga (tức quốc hội nước Nga Soviet) phê chuẩn ngày 15 tháng 3 năm 1918.
Tấm bản đồ này sau đó tiếp tục được Hoà ước Versailles, do các quốc gia thắng trân và bại trận sau Thế chiến 1 họp tại cung điện Versailles (Paris, Pháp) ký kết ngày 28 tháng 6 năm 1919, công nhận.
( Fb Dong Quang Khai)