Hitler không hạ được Boris. Bây giờ Putin đã giết ông/“Hitler could not defeat our friend Boris. Now Vladimir Putin has killed him !!=Jens Christian-Wagner

Hitler không hạ được Boris. Bây giờ Putin đã giết ông/“Hitler could not defeat our friend Boris. Now Vladimir Putin has killed him

Jens Christian-Wagner

Đinh Từ Thức

(Nguyên bản Anh ngữ,Hitler could not defeat our friend Boris. Now Vladimir Putin has killed him,” trang mạng CNN, 23/03/22)


Boris Romantschenko (giữa), thoát thảm nạn Holocaust, cùng các bạn cựu tù nhân từ trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc Xã trong lễ tưởng niệm vào tháng Tư, 2015 (Nguồn: CNN)

*Jens-Christian Wagner là giáo sư lịch sử tại Đại học Friedrich Schiller tại Jena, bang Thuringia, Đức, và là Giám đốc quỹ tài trợ cho Đài Tưởng niệm Buchenwald và Mittelbau-Dora tại Weimar, Đức. Những quan điểm thể hiện dưới đây là của riêng cá nhân ông.

Boris Romantschenko của chúng tôi, một người đã sống sót từ Buchenwald và ba trại tập trung khác, đã thiệt mạng khi một hoả tiễn của Nga bắn trúng nơi ở của ông tại một chung cư nhiều tầng ở Kharkiv.

Romantschenko thọ 96 tuổi. Tại trại tập trung, ông đã cùng với các đồng bạn người Nga chống lại Mật vụ SS Đức. Kể từ khi được tự do vào năm 1945, Romantschenko đã tham gia vào việc bảo tồn hòa bình và ký ức về sự tàn bạo của Đức quốc xã. Bây giờ, con người quả cảm này, nói ngôn ngữ chính là tiếng Nga, đã trở thành nạn nhân trong cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine – một thảm cảnh đáng xấu hổ.

Romantschenko chào đời năm 1926, tại làng Bondari, gần thị trấn Sumy ở Ukraine. Cuối năm 1942, một năm rưỡi sau khi Đức Quốc Xã xâm lấn Liên Xô, quân xâm lăng bắt mọi trai tráng trong làng, nhiều người chỉ mới 16 tuổi, mang về Đức làm lao công cưỡng bách.

Romantschenko lúc ấy mới 16 tuổi, cùng với những người trong làng, đã bị đem đến Dortmund, ở đấy cậu bị cưỡng bách làm việc dưới hầm ở một mỏ than. Cậu đã cố trốn, nhưng bị cảnh vệ bắt giữ tại nhà ga vận chuyển hàng hoá ở Dortmund. Cậu trải qua nhiều nhà tù, trước khi bị mật vụ Đức Gestapo, tống cổ tới trại tập trung Buchenwald gần Weimar vào cuối tháng Giêng năm 1943. Cậu bị cưỡng bách khổ sai tại một hầm đá ở đó.

Tháng Sáu 1943, Mật vụ SS chuyển cậu và gần 200 tù nhân khác tới Peenemunde trên đảo Usedom ở Biển Baltic. Các tù nhân phải lắp ráp các hoả tiễn V2 do Wernher von Braun sáng chế, dùng để oanh tạc London và Antwerp vào năm 1944. Sau cuộc oanh tạc của không lực Anh trên Peenemunde vào tháng Tám 1943, khiến cả tù nhân tại trại tập trung ở đây cũng bị giết, xưởng lắp ráp hoả tiễn đã phải chuyển tới một cơ sở dưới hầm tại dẫy núi Harz: trại tập trung Mittelbau-Dora.

Mật vụ SS chuyển các tù nhân, gồm cả Romantschenko, từ Peenemunde tới Núi Harz, nơi đây họ làm việc và sống dưới mặt đất. Những giường gỗ bốn tầng nằm dưới hầm sâu 50 mét là chỗ nghỉ ngơi của họ. Các tù nhân gọi trại tập trung dưới hầm này là “Địa Ngục Dora” (Hell of Dora).

Trải qua đói khát, bệnh tật và hành hạ, Romantschenko đã sống sót tại địa ngục này. Anh cũng sống sót sau cuộc triệt thoái tử thần (death march) tới trại tập trung Bergen-Belsen vào tháng Tư 1945. Quân đội Anh đã giải thoát anh vào ngày 15 thắng Tư 1945, nhưng anh chưa được phép trở về với gia đình.

Dưới thời Stalin, tù nhân tại các trai tập trung hay tù nhân chiến tranh người Liên Xô còn sống sót sau các thử thách cam go, đều bị nghi là đã hợp tác với Đức. Giống như nhiều tù nhân Liên Xô khác sống sót, Romantschenko đã bị cưỡng bách phục vụ trong đạo quân chiếm đóng của Hồng Quân tại Đông Đức. Tại đó, người ta mong đợi anh tự chứng tỏ là một công dân Liên Xô chính hiệu. Anh đã không được phép trở về với gia đình ở vùng đông Ukraine cho đến năm 1950.

Trở về Ukraine, Romantschenko làm công việc đánh máy chữ, được trả công từng ngày; buổi chiều, anh theo học ngành kỹ sư hầm mỏ, và tốt nghiệp với bằng cấp. Sau đó, anh sáng chế máy móc dùng cho nông trại. Sau khi Liên Xô sụp đổ, anh công khai kể lại những trải nghiệm của mình tại các trại tập trung ở Đức. Anh đã tới Đức nhiều lần và tham dự các lễ tưởng nhớ tại đài tưởng niệm Buchenwald và Mittelbau-Dora.

Romantschenko nói với học sinh về những trải nghiệm của mình và kêu gọi mọi người gìn giữ hoà bình cùng tự do và bảo vệ nhân quyền. Lên tiếng vào năm 2013 tại sân điểm danh của đài tưởng niệm, nhân kỷ niệm ngày giải phóng trại tập trung Buchenwald, ông nói: “Từ đáy lòng, tôi cầu chúc các bạn điều may mắn nhất, và tôi hy vọng từ nay trở đi không ai sẽ phải trải qua những gì như cựu tù nhân chúng tôi đã phải trải qua.”

Vào lúc đó, không ai có thể tưởng tượng rằng, chỉ chín năm sau, Romantschenko, người đã sống sót sau nhiều khổ ải tại các trại tập trung và Đệ Nhị Thế Chiến, đã bị thiệt mạng trong một vụ oanh tạc của không lực Nga. Ông còn lại một người con trai và cô cháu gái, những người đã thương yêu săn sóc ông trong mấy tháng buộc ông phải nằm nhà để tránh bị nhiễm dịch Covid.

Hitler đã không hạ nổi ông bạn Boris. Bây giờ, một tay độc tài phát xít khác, Vladimir Putin, đã giết ông. Nhưng Putin không phải là một Hitler mới. Cho dù ai ai cũng giận dữ trước hành vi của nhà lãnh đạo Mạc Tư Khoa, người đã ra lệnh xâm lăng Ukraine mà không mảy may trắc ẩn về những biện pháp tàn bạo đàn áp người dân của y, chúng ta nên thận trọng không làm công việc phân tích lịch sử sai lầm so sánh sự tàn bạo của Quốc Xã với những tội ác mà Putin và những nước chư hầu của ông ta đã gây ra.

Holocaust và những tội ác khác của Quốc Xã chỉ là những việc làm đơn lẻ vi phạm trong một hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, và chúng ta nên lưu tâm đề phòng về những chuyện này. Tuy nhiên, chúng ta không cần so sánh với Holocaust để bầy tỏ sự phẫn nộ của chúng ta trước những tội ác đương thời của nhà lãnh đạo Nga. Cũng nên nhấn mạnh rõ ràng rằng luận điệu của Putin muốn “chống quốc xã hóa” Ukraine chỉ là lời dối trá trơ trẽn, đã được nêu ra để bào chữa cho chủ nghĩa đế quốc xâm lấn, một sự dối trá đã có nguồn gốc từ tư tưởng Đại Nga thời thế kỷ 19.

Sự vô lý của điều gian dối này đã được chứng tỏ bởi hàng ngàn người dân Ukraine—sống sót sau thảm trạng kinh hoàng của Quốc xã–đã sát cánh với các bạn người Nga chống lại Quốc xã hồi Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng bây giờ họ lại bị đe dọa, và trong trường hợp của Boris Romantschenko, đã bị giết bởi bom Nga.

Đó là một thảm cảnh và sự phản bội đối với di sản của những người đã sống sót tại Buchenwald–họ là những người, vào năm 1945, đã đứng tại sân điểm danh của trại tù được giải phóng, và thề sẽ xây dựng một thế giới hoà bình và tự do.

96-Year-Old Holocaust Survivor Killed When Russian Forces Hit His Ukraine Home

Boris Romantschenko lived through four Nazi death camps. He was killed Friday by a Russian strike on his apartment building in the Ukrainian city of Kharkiv

By Diane Herbst

March 22, 2022 10:32 AM

FB Tweet

Boris Romanchenko

Boris Romantschenko

Boris Romantschenko, a Holocaust survivor who lived through four Nazi concentration camps, was killed Friday when Russians shelled his apartment building in the city of Kharkiv, the Buchenwald and Mittelbau-Dora Memorials Foundation announced Monday. He was 96.

“We are horrified by the violent death of Boris Romantschenko in the war in Ukraine,” the foundation says in a statement emailed to PEOPLE. “A bullet hit the multi-story building in which he lived. His apartment burned down.”

Romantschenko survived Nazi death camps — including Buchenwald, Dora and Bergen Belsen — and served as a vice president of the Buchenwald-Dora International Committee for Holocaust survivors for many years, working “intensively on the memory of Nazi crimes,” the group says.

The foundation shared a photo from April 12, 2015, when he read the Oath of Buchenwald in Russian and said, “Building a new world of peace and freedom is our ideal.”

RELATED: Ukraine’s President and U.N. Report Rising Child Deaths in War, But ‘Actual Figures Are Considerably Higher’

Ottomar Rothmann from Germany, Alojzy Maciak from Poland, Edward Carter Edwards from Canada, Pavel Kohn from the Czech Republic, Caston Viens from France and Boris Romantschenko from the Ukraine renew on April 12, 2015 in the Buchenwald concentration camp memorial

Boris Romantschenko reading the oath of Buchenwald

| Credit: Michael Reichel/TSK

“Now he has been killed by a bullet that hit his house,” they wrote in a tweet. “We are stunned.”

Romantschenko was born on Jan. 20, 1926 in a Ukrainian village called Bondari. In 1942, he was forced into a German labor camp. After an escape attempt, he was caught and sent to the Buchenwald concentration camp in January 1943. 

Romantschenko was later moved to Peenemünde, where he had to help build the V-2 rocket, and then to the Mittelbau-Dora and Bergen-Belsen concentration camps.

Russia has relentlessly attacked Kharkiv with an array of weaponry, including artillery, rockets, and guided missiles, destroying the historic city and leaving over 500 dead there, The New York Times reported.

Russian President Vladimir Putin has repeatedly said a goal of his invasion of Ukraine is the “denazification” of the country, which critics say is twisting history for his own gain.  

Ukraine President Volodymyr Zelenskyy is Jewish, and many of his family members were killed by the Nazis during the Holocaust.

On March 1, Russian bombs in Kyiv damaged the Babyn Yar Holocaust Memorial Center, where in September 1941 Nazis killed almost 34,000 Jews within 36 hours. 

At the time of the Russian bombing at Babyn Yar, Zelenskyy said in a tweet that history was repeating itself: “To the world: what is the point of saying ‘never again’ for 80 years, if the world stays silent when a bomb drops on the same site of Babyn Yar? At least 5 killed. History repeating…” 

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.