không phải “nổ” nhưng là chuyện xưa rất mới :cậu bé lai Việt Mỹ từ Gò Công/TG vượt biên(sang Mỹ ăn bơ thừa sữa cặn) nhận được giải thưởng văn chương danh giá Mỹ trị giá $625,000 :Ocean Vương !!

Một người Mỹ gốc Việt (quê mẹ ở Gò Công, Tiền Giang. Sau 30.4.75 vượt biên và định cư ở Mỹ),

33 tuổi, vừa được trao một giải thưởng văn chương danh giá của Mỹ trị giá $625.000.

Anh được người Mỹ đánh giá là thiên tài văn chương mới của nước Mỹ.

***

các phê tê bốc Thái Kế Toại/Trúc Dương/Nam Trân

OCEAN VUONG: MỘT NHÀ THƠ LỚN, THIÊN TÀI GỐC VIỆT…!!?? tại Mỹ

“Có những người con làm rạng danh cha mẹ

Có những con dân làm rạng danh Tổ quốc”.

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, biết Ocean Vuong không? Tất cả đều trả lời là không, vậy là tôi nằm trong khối đa số hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ (genius prize) trị giá 625.000USD

Thơ của em, Night Sky With Exit Wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên Trái Đất Chúng Ta Một Thoáng Huy Hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt; quyển tiểu thuyết được New York Times cho là “biến cố văn chương” năm 2019, và trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp.

XUẤT THÂN

Từ đây, tôi gọi tên em là Vương Hải, chứ không gọi Ocean Vuong như người Mỹ.

See the source image

Em sinh năm 1988, bà Ngoại tên Lan, mẹ tên Hồng, gốc người Gò Công, gia đình 6 người vượt biên qua trại tị nạn Philippines, ở đó 1 năm, định cư ở Mỹ năm 1990, lúc Hải được 2 tuổi.

Gia đình 6 người cư ngụ trong một căn hộ chung cư có một phòng ngủ, ở vùng da đen Harford, Connecticut. Nơi đây đã để lại dấu ấn trong đời và trong thơ văn của Hải. Cho tới khi tiếp xúc với bên ngoài, em cứ nghĩ nước Mỹ là của người da đen.

See the source image

Tên khai sinh do Cha đặt là Vương Quốc Vinh, sau khi Cha đi tù vì tội bạo hành mẹ, ly dị mẹ ,bỏ nhà ra đi, người mẹ quyết định đổi tên em là Hải để cắt đứt với quá khứ.

Một lần phỏng vấn, hỏi nguồn thơ của em từ đâu ra, em trả lời là mặc dù mẹ em mù chữ, nhưng khi đặt tên em, bà nghĩ đến Thái Bình Dương, là biển nối liền Mỹ với quê hương VN là có ý thơ rồi (phải chăng từ câu hát: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”). Hơn nữa, em được giáo dục bởi 3 người đàn bà: bà ngoại, mẹ và dì Mai, đã đọc thơ, kể chuyện, hát ca dao cho em nghe, do đó thơ, từ thuở nhỏ đã thấm vào hồn em.

Bà ngoại Lan, là người mù chữ, cũng như mẹ em và dì Mai, có lẽ trong gia đình có gen ex mang chứng khó đọc chữ (dyslexia) vì người em của Hải đã bị chứng này.

Thời trẻ bà Ngoại bỏ nhà ra đi, làm me Mỹ, gặp ông Ngoại là người Mỹ da trắng, tên Paul, gốc nông dân ở Michigan, cũng bỏ nhà, đăng lính Hải quân, qua chiến đấu ở VN.

Bà ngoại sinh 2 cô con gái, giống Mỹ nhiều hơn giống Việt. Có lúc vì khó khăn, bà phải bỏ con vào cô nhi viện, khi chồng về Mỹ năm 1971 và không trở lại.

Chính bà ngoại là người đã kể cho Hải nghe chuyện chiến tranh VN, do đó, dù đến Mỹ năm 2 tuổi, chiến tranh VN bàng bạc trong thơ văn của Hải. Có thể nói, Hải rời VN nhưng VN không rời Hải.

Mẹ Hải, bà Hồng, sống bằng nghề làm móng tay.

Người tình đầu của em là Trevor, da trắng, con nông gia trồng thuốc lá, là đề tài mà em đã viết trong thơ và quyển tiểu thuyết hết sức sống động. Sau đó, Trevor chết vì chích ma túy quá liều.

Hình ảnh người cha vắng mặt trong đời em, được tả một cách nhạt nhòa bàng bạc trong thơ Hải.

QUÁ TRÌNH HỌC VẤN

Hải đi học Mẫu giáo hồi 5 tuổi, nhưng mãi tới năm 11 tuổi em mới đọc và hiểu được tiếng Anh một cách thông thạo.

Sau đó em thường đi thư viện và miệt mài trong sách vở. Em kể khi nghe băng bài diễn văn của Mục sư Martin Luther King, Jr “I have the dream” thì em bắt đầu có mộng lớn của riêng mình.

Chú bé cô đơn, bị hiếp đáp trên xe bus, trên đường đi học, tìm an ủi trong sách vở, bắt đầu làm thơ. Thầy giáo nghĩ là em đạo văn, ông không thể tưởng tượng một đứa học trò nghèo, xuất thân từ gia đình mù chữ, phát âm chữ THE cũng ngọng, thì làm sao có thể làm thơ hay như vậy, nên phạt em về tội ăn cắp, ăn cắp Thơ. Nhưng ông giáo đã lầm, một Thiên tài vừa xuất hiện mà ông không biết!

Em kể: tôi viết rất chậm, xem từ ngữ như một vật thể, tôi luôn cố tìm từ ngữ trong từ ngữ:

Tôi bước vào đời mình

Cách từ ngữ

Bước vào tôi

Nói về chuyện đọc sách, em viết:

Ôi thằng con ngốc

Con có thể lạc lối trong mọi cuốn sách

Nhưng không bao giờ quên được chính mình.

Vào Đại Học, lúc đầu em chọn Marketing vì hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền để giúp gia đình, nhưng sau 8 tuần thì em bỏ học, vì biết mình đã chọn sai, nên đổi qua Brooklyn College – ĐH New York, theo học Văn chương Anh thế kỷ 19. Em lấy bằng BA, sau đó tốt nghiệp MFA về Thơ của ĐH New York, hiện nay làm Giảng sư MFA ở ĐH Massachusetts, thành phố Amherst.

Quyết định chuyển ngành học từ Marketing qua Văn chương là điều may cho bản thân Hải, cho nước Việt và cho thế giới Thi ca: một nhân tài có dịp để thăng hoa.

Tạp chí Foreign Policy bình chọn Ocean Vuong là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu nhân loại trong năm 2016.

Tôi xin trích vài bài dịch thơ, nói về các người thân của Vương Hải.

VỀ MẸ:

* Trong bài thơ Rồi Có Một Ngày, Ta Sẽ Yêu Ocean Vương

Hải, bạn đang nghĩ gì?

Phần đẹp nhất của y thể là bất cứ nơi đâu.

Phủ hình bóng mẹ (trang 82)

* Trong bài thơ Đầu Ra Trước (head first)

Nhưng chỉ có người mẹ, có thể bước đi, với sức nặng của nhịp đập của quả tim thứ hai (trang 20)

Tôi nghĩ tôi thương mẹ nhiều lắm (trang 70)

Con thương mẹ, mẹ ơi (trang 7)

Không có gì bằng cơm với cá,

Không có gì bằng má với con (thành ngữ VN, trang 20)

VỀ CHA:

Đừng lo, cha mày chỉ là cha mày.

Cho đến, khi một người trong nhà quên mất.

Giống như cách mà xương sống,

Không nhớ hai cánh tay.

VỀ BÀ NGOẠI :

* Trong tập thơ Burning

Ngoại tôi hôn.

Như thể bom đang nổ sau nhà,

Nơi mà bạc hà và hoa lài toả hương,

Qua cửa sổ bếp,

……….

Khi ngoại tôi hôn, sẽ không

Có âu yếm cầu kỳ, không âm nhạc Tây phương

Của đôi môi mím chặt, ngoại hôn như để hút lấy

Bạn vào trong bà.

Vương Hải như đóa sen, mọc từ bùn, vươn lên và tỏa hương. Em đi từ no one (không là ai) trở nên anyone (bất cứ ai) rồi trở thành someone (một người hơn người).

Tôi theo dõi nhiều buổi phỏng vấn, đọc thơ của Vương Hải trên các chương trình TV Mỹ, Canada, Pháp, Đức. … Điều đập vào mắt tôi là cách em chào cử tọa, cúi mình thật thấp. Người Nhật bảo: những hạt lúa chín là những hạt lúa cúi đầu – thái độ thật khiêm tốn, ăn mặc giản dị, giọng nói nhẹ nhàng của phái nữ, trầm bổng đầy chất thơ.

Thật khó tưởng tượng một chú bé, thuở nhỏ nói thứ tiếng Anh của người da đen ít học. Một lần ở tiệm Sears, người bán hàng hỏi em là con nuôi của mẹ (vì mẹ là con lai Mỹ rất trắng), em trả lời không, tôi từ asshole của mẹ tôi ra. Ngày nay, em sử dụng thứ tiếng Anh hết sức trau chuốt của giới trí thức khoa bảng.

Em kể lại, thuở nhỏ, bài học đầu tiên mà bà ngoại và mẹ em dạy để sinh tồn ở nước Mỹ là đừng để ai chú ý tới mình. Vì mình là người Việt da vàng đã khác họ rồi, phải làm sao để trở nên… vô hình, mẹ dạy con phải tự biến mất. Em hiểu là người lớn muốn cho em yên thân, được an toàn (ngày nay với phong trào bài Á, những lời khuyên đó có còn đúng ?)

Có sự khác biệt giữa thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai. Thế hệ 2 muốn người ta biết đến mình, để vươn lên; tự hào về mình. Thế hệ thứ nhất dạy con mình biến đi, tự vệ bằng cách tự xóa mình.

Mong em sẽ đi xa hơn nữa (vì còn quá trẻ, 33 tuổi) trong sự nghiệp sáng tác của mình để đạt được Nobel Văn học.

Tiếc cho em, đạt được vinh quang, thoát cảnh nghèo, thì những người thân lần lượt ra đi: bà Ngoại, người đã dạy Văn chương bình dân VN , kể cho em nghe về cuộc chiến tàn khốc, chết vì ung thư xương giai đoạn cuối, mà em đã tả một cách sống động trong tiểu thuyết.

Người mẹ Hải hết lòng thương yêu (Con thương mẹ, mẹ ơi) ra đi vì ung thư vú di căn. Người mẹ, làm nail, suốt ngày phải cúi đầu giũa móng tay, móng chân cho khách, luôn miệng nói sorry, sợ đau khách sẽ không được tip.

Một bữa, khi dự buổi ra mắt sách của Hải, nghe con đọc thơ tiếng Anh mà bà chẳng hiểu gì, chỉ quan sát cử tọa, bà khóc nức nở vì sung sướng.

Bà nói: “Má không bao giờ nghĩ là mình sẽ sống để thấy ngày những người da trắng, đứng tuổi, vỗ tay tán thưởng con của má”.

Hải trả hiếu cho Mẹ bằng sự thành công khi được đánh giá là Thiên tài nước Mỹ. Có chăng một chốn gọi là chín suối? Nếu có, chắc Mẹ em đang nở nụ cười mãn nguyện: nhiệm vụ của bà đã hoàn thành.

Cám ơn Vương Hải, đã cho tôi niềm hãnh diện của người Việt

“Summer in the mind,

God opens his other eye:

Two moons in the lake”.

Vương Hải.

TĂNG QUỐC VIỆT.

Nguồn: Copy Từ phê tê bốc Trúc Dương

2020

Wikipedia

Vuong in 2019

Ocean Vuong (born Vương Quốc Vinh,Vietnamese: [vɨəŋ˧ kuək˧˥ viɲ˧]; October 14, 1988) is a Vietnamese American poet, essayist and novelist. Vuong is a recipient of the 2014 Ruth Lilly/Sargent Rosenberg fellowship from the Poetry Foundation, a 2016 Whiting Award, and the 2017 T.S. Eliot Prize for his poetry. His debut novelOn Earth We’re Briefly Gorgeous, was published in 2019. He received a MacArthur Grant the same year.

Early life

Vuong was born in Ho Chi Minh City, Vietnam, on a rice farm. His grandmother was a young woman who grew up in the countryside while his grandfather was a white American soldier in the Navy originally from Michigan. His grandparents met during the Vietnam War, married and had three children, Vuong’s mother being one of them. His grandfather had gone back to visit home in the U.S. but was unable to return when Saigon fell to communist forces. His grandmother had separated his mother and aunts in orphanages, concerned for their survival before reuniting as adults. They fled Vietnam after a police officer came to suspect that his mother was of mixed heritage and in turn was working illegally under Vietnamese law.

Vuong in 2014

A two-year-old Vuong and his family eventually arrived in a refugee camp in the Philippines before achieving asylum and migrating to the United States, settling in Hartford, Connecticut, United States with six relatives. His father abandoned his family after that. Vuong was reunited with his paternal grandfather later in life.[ Vuong, who suspects dyslexia runs in his family,[4] was the first in his family to learn to read,at the age of eleven.

Education

Vuong attended Glastonbury High School in Glastonbury, Connecticut, a school known for academic excellence. “I didn’t know how to make use of it,” Vuong said, noting that his grade point average at one point was 1.7.

While in high school, he told fellow Glastonbury graduate Kat Chow he “understood he had to leave Connecticut.” “After spending some time at a community college, Vuong headed to Pace University, in New York, to study marketing. His time there lasted only a few weeks before he understood it “wasn’t for him.”

He then enrolled at Brooklyn College of the City University of New York, where he studied 19th-century English literature under poet and novelist Ben Lerner, and received his B.A. in English. He received his M.F.A. in poetry from New York University.

Career

Reading at the Library of Congress, 2015

Vuong’s poems and essays have been published in various journals, including Poetry,[ The Nation,[11] TriQuarterlyGuernica,The RumpusBoston ReviewNarrative MagazineThe New RepublicThe New Yorker, and The New York Times.

His first chapbookBurnings (Sibling Rivalry Press), was a 2011 “Over The Rainbow” selection for notable books on nonheterosexuality by the American Library Association. His second chapbook, No (YesYes Books), was released in 2013. His debut full-length collection, Night Sky with Exit Wounds, was released by Copper Canyon Press in 2016; as of April that year, the publisher ran a second printing. His first novel, On Earth We’re Briefly Gorgeous, was published by Penguin Press on June 4, 2019. Writing in The New YorkerJia Tolentino sees the “structural hallmarks of Vuong’s poetry—his skill with elision, juxtaposition, and sequencing” in the novel. Paul Batchelor, writing about his first collection in New Statesman, remarks on the surreal imagery of his poems.

In August 2020, Vuong was revealed as the seventh writer to contribute to the Future Library project.[23] The project, which compiles original works by writers each year from 2014 to 2114, will remain unread until the collected 100 works are eventually published in 2114. Discussing his contribution to the project, Vuong opined that, “So much of publishing is about seeing your name in the world, but this is the opposite, putting the future ghost of you forward. You and I will have to die in order for us to get these texts. That is a heady thing to write towards, so I will sit with it a while.”

Currently, Vuong lives in Northampton, Massachusetts, and is an associate professor in the MFA Program for Writers at the University of Massachusetts at Amherst.[ He is a Kundiman fellow.

Awards and fellowships

AwardYearCitation
Academy of American Poets University and College Poetry Prize2010[26]
Stanley Kunitz Prize for Younger Poets2012[27]
The Elizabeth George Foundation Fellowship2013[28]
Chad Walsh Prize, Beloit Poetry Journal2013[29]
The Pushcart Prize2014[30]
Ruth Lilly/Sargent Rosenberg Fellowship2014[31]
The Narrative Prize2015[32]
Whiting Award for Poetry2016[33]
Forward Prize for Poetry Felix Dennis Prize for Best First Collection2017[34]
T. S. Eliot Prize2017[35]
Kundiman Fellowship2018[25]
MacArthur Fellow2019[3]
Dylan Thomas Prize – Shortlisted for On Earth We’re Briefly Gorgeous2020[36]
NAAAP Pride Award2020[37]

Personal life

Vuong has described himself as being raised by women. His mother, a manicurist, gave him the name of Beach. During a conversation with a customer, Vuong’s mother pronounced the word “beach” as “bitch”. The customer suggested she use the word “ocean” to substitute for “beach”. After learning the definition of the word ocean — the most massive classified body of water, such as the Pacific Ocean, which connects the United States and Vietnam — she renamed him Ocean.

Vuong is openly gay, and is a practicing Zen Buddhist.

Ocean Vuong’s Poems/vài bài thơ của Ocean Vương

Someday I’ll Love Ocean Vuong

By Ocean Vuong

April 27, 2015

After Frank O’Hara / After Roger Reeves

Ocean, don’t be afraid.
The end of the road is so far ahead
it is already behind us.
Don’t worry. Your father is only your father
until one of you forgets. Like how the spine
won’t remember its wings
no matter how many times our knees
kiss the pavement. Ocean,
are you listening? The most beautiful part
of your body is wherever
your mother’s shadow falls.
Here’s the house with childhood
whittled down to a single red tripwire.
Don’t worry. Just call it horizon
& you’ll never reach it.
Here’s today. Jump. I promise it’s not
a lifeboat. Here’s the man
whose arms are wide enough to gather
your leaving. & here the moment,
just after the lights go out, when you can still see
the faint torch between his legs.
How you use it again & again
to find your own hands.
You asked for a second chance
& are given a mouth to empty into.
Don’t be afraid, the gunfire
is only the sound of people
trying to live a little longer. Ocean. Ocean,
get up. The most beautiful part of your body
is where it’s headed. & remember,
loneliness is still time spent
with the world. Here’s
the room with everyone in it.
Your dead friends passing
through you like wind
through a wind chime. Here’s a desk
with the gimp leg & a brick
to make it last. Yes, here’s a room
so warm & blood-close,
I swear, you will wake—
& mistake these walls
for skin.

Aubade with Burning City 

BY OCEAN VUONG

South Vietnam, April 29, 1975: Armed Forces Radio played Irving Berlin’s “White Christmas” as a code to begin Operation Frequent Wind, the ultimate evacuation of American civilians and Vietnamese refugees by helicopter during the fall of Saigon.

            Milkflower petals on the street

                                                     like pieces of a girl’s dress.

May your days be merry and bright …

He fills a teacup with champagne, brings it to her lips.

            Open, he says.

                                        She opens.

                                                      Outside, a soldier spits out

            his cigarette as footsteps

                            fill the square like stones fallen from the sky. May all

                                         your Christmases be white as the traffic guard

            unstraps his holster.

                                        His hand running the hem

of  her white dress.

                            His black eyes.

            Her black hair.

                            A single candle.

                                        Their shadows: two wicks.

A military truck speeds through the intersection, the sound of children

                                        shrieking inside. A bicycle hurled

            through a store window. When the dust rises, a black dog

                            lies in the road, panting. Its hind legs

                                                                                   crushed into the shine

                                                       of a white Christmas.

On the nightstand, a sprig of magnolia expands like a secret heard

                                                                      for the first time.

The treetops glisten and children listen, the chief of police

                                facedown in a pool of Coca-Cola.

                                             A palm-sized photo of his father soaking

                beside his left ear.

The song moving through the city like a widow.

                A white     A white     I’m dreaming of a curtain of snow

                                                          falling from her shoulders.

Snow crackling against the window. Snow shredded

                                           with gunfire. Red sky.

                              Snow on the tanks rolling over the city walls.

A helicopter lifting the living just out of reach.

            The city so white it is ready for ink.

                                                     The radio saying run run run.

Milkflower petals on a black dog

                            like pieces of a girl’s dress.

May your days be merry and bright. She is saying

            something neither of them can hear. The hotel rocks

                        beneath them. The bed a field of ice

                                                                                 cracking.

Don’t worry, he says, as the first bomb brightens

                             their faces, my brothers have won the war

                                                                       and tomorrow …    

                                             The lights go out.

I’m dreaming. I’m dreaming …    

                                                            to hear sleigh bells in the snow …    

In the square below: a nun, on fire,

                                            runs silently toward her god — 

 Open, he says.

                                                         She opens.

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.