chuyện mùa ôn dịch :đọc lại chuyện “Vịt kìu thành Vịt kẹt” và những lạm dung trong các chuyến bay nhân đạo !!?

Khi Việt kiều thành Việt… kẹt

Lê Nguyễn

Giải cứu: Chặt chém giá trên giời. Ảnh minh họa Dân Trí

Gần hai năm qua, trong thành phần những cư dân hỗn tạp đang bị kẹt, hiên diện trên đất Mỹ và Châu Âu cũng như trên các nước khác…đã xuất hiện thêm một thành phần mới mà có người đặt cho cái tên thật gợi cảm, gợi hình đó là “Việt Kẹt”.

Do dịch bệnh tràn lan, hàng vài chục ngàn người đã bất đắc dĩ kẹt lại ở Mỹ, Châu Âu cũng như ở các nước khác.., sau khi kết thúc việc du học, sau một thời gian vài tháng ở thăm thân nhân, cùng nhiều lý do a,b,c,d khác. Tất nhiên mỗi người có một hoàn cảnh riêng, song dù với hoàn cảnh nào, họ cũng xứng danh với cái tên … Việt kẹt.

Về phần mình, với số Việt kẹt đông như quân Nguyên này, cơ quan di trú nước sở tại cũng bó tay. Họ thu phí và nhận đơn xin gia hạn visa mà cũng không thể xử lý được gì hơn ngoài việc cung cấp cho đương đơn một “receipt number” (số biên nhận), rồi … thôi.

May mà Mỹ(và các xứ dãy chết )là xứ sở của lòng nhân đạo, của cách hành xử nhân văn, không biết lợi dụng thế kẹt của người xứ khác để làm khó dễ,hay thu lấy những đồng tiền bất chính.

Bù lại, từ hai năm qua, giới “Việt kẹt” được thừa hưởng nhiều “đặc ân” mà các cơ quan trong và ngoài nước đã thông cảm dành cho họ, đó là những “chuyến bay nhân đạo” hay những “chuyến bay giải cứu” với giá trọn gói từ 80-90 triệu đến 150 triệu đồng, hay hơn nữa.

Tất nhiên, “đặc ân” lớn lao quá, hầu hết Việt kẹt không tài nào nhận nổi. Và cũng từ đó, người ta bắt đầu đề cập đến một ngành kinh doanh mới mẻ thuộc sáng kiến độc quyền của người Việt Nam, không nước nào dám thực hiện, đó là ngành “Kinh Doanh Nỗi Nhớ”, Ép vào thế bí…thu lợi nhuận từ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ người thân trĩu nặng trong lòng mỗi người Việt xa quê.

Gần đây, thông tin về sự khai mở những “chuyến bay thương mại quốc tế” mang lại một luồng gió mới, lòng người Việt kẹt nghe tươi mát với hình dung những đường bay của các hãng hàng không quốc tế tới lui tấp nập trên các sân bay Việt Nam, nhả ra những con người mệt mỏi kinh niên sau những ngày tháng khắc khoải lam lũ…trên xứ người.

Nhưng nỗi phấn khởi cũng sớm lụi tàn, như chiếc bong bóng xì hơi, khi mọi người được biết rằng, ít nhất trong thời gian sắp tới, các “chuyến bay thương mại quốc tế” ấy là sự độc quyền của ngành hàng không Việt Nam, với giá vé một chiều thấp nhất là từ 45 triệu đồng!
Cái khó ló cái liều, nhiều Việt kẹt đã liều chọn giải pháp đi theo con đường vòng về Việt Nam qua ngả Campuchia, với giá vé Mỹ-Campuchia khoảng 13 triệu đồng, tức chưa đến 600 USD!(Nếu từ Châu Âu bay về thì giá cũng tương tự hoặc rẻ hơn chút). Tất nhiên,với con đường vòng đó, họ còn phải vất vả với thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh Campuchia, tìm phương tiện trở về cửa khẩu Việt Nam. Đổi lại, gần như trọn “chuyến đi bão táp” vòng vo ấy, họ chỉ phải tốn chưa đến 20 triệu đồng, bằng dưới 50% giá tối thiểu của hàng không Việt Nam!

Sự lựa chọn của họ nghe tựa như cách vùng vẫy của con thú bị thương, mặt khác cũng là nỗi xấu hổ của những ai mượn danh nghĩa “GIẢI CỨU ” để bắt chẹt,bòn rút hút máu…đồng bào của mình, thu lợi trên chính nỗi nhớ quê hương trĩu nặng trong lòng họ!

Chúng ta biết rằng trong thời gian qua, ngành hàng không quốc tế và quốc nội của Việt Nam là một trong những ngành thương mại bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh gây ra,và nghe đâu chính phủ đã phải trợ cấp hàng chục ngàn tỉ đồng. Song đó không phải là lý do chính đáng để gỡ lại phần nào những thiệt hại lớn lao ấy bằng lề lối “kinh doanh nỗi nhớ” của chính đồng bào mình đang gánh chịu hậu quả do Cúm Tàu gây ra.

Chính quyền Campuchia đã tỏ ra “khôn ngoan” trong chính sách hàng không của họ. Họ để cho sự cạnh tranh của các hãng hàng không quốc tế tạo ra những giá vé thuận lợi cho hành khách vào nước họ, họ thu lợi ít tính trên từng cá nhân, nhưng vẫn được nhiều nhờ vào số đông. Mặt khác, cách cư xử của họ có thể gọi là văn minh và nhân đạo, mặc dù dịch bệnh đang hoành hành, vẫn mở rộng cửa sân bay đón những người không phải là đồng bào của họ, và còn dành cho người Việt mình những thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh dễ dàng để về nước.

Cớ sao người Việt ta lại không thể đối xử với chính đồng bào của mình,bằng những việc làm tối thiểu như họ?

Đó là những suy nghĩ thật lòng của một người ly hương bất đắc dĩ, luôn mỉm cười với nghịch cảnh, và rất sẵn sàng chờ đón thêm một cái tết tha hương.

Lê Nguyễn(ĐCV)

Hành vi trục lợi từ các chuyến bay giải cứu phải bị trừng trị nghiêm khắc

Nguyễn Trường

Thứ năm, 20/01/2022 –

(Dân trí) – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, các hành vi trục lợi, tiêu cực, làm thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu phải bị lên án và chịu sự trừng trị nghiêm khắc theo quy định.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 20/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhận được câu hỏi về những thông tin công khai trên báo chí, phản ánh người Việt về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn. Trong vụ việc này có hay không sự trục lợi từ các chuyến bay giải cứu?

Trước khi trả lời câu hỏi, bà Hằng khẳng định, chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước là chủ trương đúng đắn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Hành vi trục lợi từ các chuyến bay giải cứu phải bị trừng trị nghiêm khắc - 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, các hành vi trục lợi, tiêu cực, làm thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu phải bị lên án và chịu sự trừng trị nghiêm khắc (Ảnh: Hải Phạm).

Trong suốt gần 2 năm qua, thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ các hãng hàng không trong nước và nước ngoài thực hiện gần 800 chuyến bay, đưa hơn 200 nghìn người từ hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước an toàn. Điều này được thực hiện trong bối cảnh trong nước có những lúc gặp khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các chuyến bay, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ở nước ngoài luôn phối hợp chặt chẽ với cơ quan trong nước đăng tải công khai đăng tải công khai, minh bạch thông tin về các điều kiện hồ sơ, thủ tục đăng ký trên website chính thức và mạng xã hội.

Để tránh tình trạng công dân bị lừa đảo, lợi dụng chiếm đoạt tài sản, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan khuyến cáo công dân không liên hệ các cá nhân, tổ chức, các trang thông tin không chính thống; không làm việc qua bất cứ hình thức môi giới, trung gian nào.

“Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng là tất cả hành vi trục lợi, tiêu cực và làm thay đổi mục đích nhân đạo của các chuyến bay phải bị lên án và chịu sự trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật” – bà Hằng nhấn mạnh.

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.