
Bộ trưởng tài chính: “Ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào”
RFA
2021-09-17
Hình minh hoạ: Trụ sở Ngân hàng Nhà nước ở Hà Nội và tấm biển trước văn phòng Ngân hàng Vietcombank Reuters
Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc tiết lộ trong cuộc họp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16/9 rằng ngân sách Nhà nước đang rất eo hẹp, đến mức “gần như không còn đồng nào”.
Theo ông Phớc thì nguồn thu từ thuế đã giảm một nửa do các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội nhằm chống dịch CVOID-19.
Trong đó, đáng chú ý nhất là TPHCM và các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp ở phía nam, vốn là nguồn cung thuế lớn nhất nước, lại đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.
Cũng theo ông Phớc thì việc ngân sách eo hẹp đã khiến cho việc cung cấp chi phí chống dịch cho lực lượng công an và quân đội gặp khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ riêng trong năm nay thì chính phủ đã hai lần cấp ngân sách chống dịch cho Bộ Công an với số tiền tổng cộng là 689 tỷ đồng.
Thông tin về ngân sách nhà nước được ông Bộ trưởng Tài chính đưa ra trong bối cảnh các gói, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đang được bàn thảo, qua đây có thể hiểu rằng khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà nước là rất hạn chế do tình hình tài chính eo hẹp.
Tuy nhiên, ông Phớc cũng cho rằng điều cần kíp nhất hiện giờ là tìm cách để giúp các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động càng sớm càng tốt.
Tin, bài liên quan
- Bội thu ngân sách Nhà nước: Chuyện không thể có?
- Quốc hội Việt Nam bàn về “trà đá vỉa hè”
- Việt Nam cần 100 tỷ đôla đầu tư công
- Bội chi ngân sách bốn tháng đầu năm
- Tăng cường biện pháp chống buôn lậu và gian lận thuế
- Tình trạng thất thu vốn Nhà nước
- Quốc hội cắt bớt đầu tư cho quốc doanh
Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam
RFA
2021-09-17
Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam trong một tuần bắt đầu từ ngày 15/9. Nguyên nhân được nói do tìm thấy coronavirus trên bao bì và hộp các-tông được vận chuyển từ tỉnh Quảng Ninh. Truyền thông trong và ngoài nước dẫn nguồn từ thông báo trên website của Bộ Thương mại Việt Nam đưa tin ngày 16/9.
Tin cho biết, nhà chức trách ở khu vực Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc, giáp với Việt Nam, đã thông báo cho Bộ Thương mại VN về việc dừng hoạt động để tiếp tục kiểm tra các lô hàng thực phẩm nhập khẩu để tìm bằng chứng về mầm bệnh. Tuy nhiên, sau 23h00 ngày 21/9, mặt hàng thanh long sẽ tự động được khôi phục thông quan nhập khẩu qua địa điểm này.
Nếu tiếp tục phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm PCR trên thanh long hoặc mặt hàng khác, cơ quan phòng chống dịch COVID-19 Đông Hưng sẽ gia hạn thời gian tạm dừng thông quan nhập khẩu thêm một tuần đối với mặt hàng đó. Nếu phát hiện ba lần dương tính, mặt hàng đó sẽ bị tạm dừng thông quan bốn tuần.
Trung Quốc đã thận trọng kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thịt và hải sản, để tìm dấu vết của vi-rút, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới cho biết không có bằng chứng về việc người dân nhiễm vi-rút từ thực phẩm và bao bì thực phẩm.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương VN, dẫn thông tin từ Hải quan Trung Quốc, cho biết Trung Quốc nhập khẩu thanh long chủ yếu từ Việt Nam với lượng chiếm 99,99% tổng lượng thanh long nhập khẩu, còn lại là lượng nhập khẩu từ thị trường Đài Loan.
Còn theo lời ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam được báo chí trích dẫn, Trung Quốc là điểm đến hàng đầu của thanh long Việt Nam, chiếm hơn 80% tổng lượng xuất khẩu và lên tới 1 tỷ USD mỗi năm.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến diễn ra sáng 17/9 về bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các đại biểu đưa ra đề xuất: ưu tiên tiêm phòng vắc-xin ngừa COVID-19, giảm chi phí xét nghiệm cho lao động làm việc “3 tại chỗ”; khuyến khích nông dân trở lại sản xuất và hỗ trợ lao động trở lại làm việc tại các vùng sản xuất, nhà máy, cơ sở chế biến; tăng cường kết nối thị trường để tránh đứt gãy thêm chuỗi sản xuất.
Tin, bài liên quan
- Xuất nhập khẩu Việt Nam tăng mạnh trong năm 2020
- 60 tấn gạo Việt Nam đầu tiên đã có mặt tại chuỗi siêu thị tại Anh
- Xuất khẩu xăng dầu của Hàn Quốc vào Việt Nam giảm sút do Luật Thuế nhập khẩu sửa đổi
- Xuất khẩu thép của Việt Nam tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2020
- Hoa Kỳ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ
- Trung Quốc dừng nhập khẩu xoài của Việt Nam do phát hiện gian lận
- Sản xuất vải để hưởng lợi từ EVFTA và CPTPP: bài toán nan giải cho Việt Nam!
- Vải tươi Việt Nam khó vào thị trường Nhật Bản năm 2020
- COVID-19 tác động mạnh tới xuất nhập khẩu của Việt Nam
- Xuất khẩu thép sang Trung Quốc tăng đột biến trong hai tháng đầu năm 2020
Vì sao bây giờ mới yêu cầu sĩ quan quân đội kê khai tài sản?
RFA
2021-09-15
Ảnh minh họa: Các sĩ quan quân đội VN tại Đồng Đăng trước đây. REUTERS 00:00/08:41
Theo dự thảo được Bộ Quốc phòng Việt Nam ban hành hôm 15/9, mọi sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công viên chức quốc phòng… sẽ phải kê khai tài sản, thu nhập…
Theo Bộ này, mục đích của việc ban hành dự thảo là để bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền kiểm soát của quân đội, để từng bước đẩy lùi tham nhũng, xây dựng quân đội trong sạch.
Thiếu tướng Lê Kế Lâm – nguyên Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 15/9, nhận định:
“Hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm chống tham nhũng đến cùng. Do đó trong lực lượng vũ trang cũng không thoát khỏi có một số thành phần thoái hóa đã tham nhũng, vì vậy phải kê khai tài sản để phát hiện có tham nhũng hay không.”
Vì sao Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam đã có từ năm 2005, và Luật này đã sửa đổi năm 2018, đến năm 2020 Chính phủ còn ban hành Nghị định 130 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị… bao gồm cà quân đội và công an… Nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Việt Nam mới ra Dự thảo buộc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công viên chức quốc phòng… phải kê khai tài sản, thu nhập để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. (!?)
Có một nghịch lý, Việt Nam có ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ lâu rồi, nhưng hầu hết các vụ án lớn đưa ra xét xử thì hầu hết không phải tội tham nhũng. Mà chủ yếu là tội cố ý làm trái, vi phạm quy định… còn chỉ đích danh tội tham nhũng thì không.
-Ông Vũ Minh Trí
Liệu có phải quân đội không thuộc nhóm phải tuân thủ Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam trước đây? Liên quan vấn đề này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm giải thích:
“Theo tôi lực lượng vũ trang của Việt Nam không có quản lý riêng, mà đều do Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang theo ba nguyên tắc ‘Tuyệt đối, Thống nhất và Toàn diên’… Đó là nguyên tắc lãnh đạo lực lượng vũ trang của Đảng CSVN. Nhưng phải nói, chống tham nhũng ở những năm trước, trước khi ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư thì có những cái không cương quyết và không chặt chẽ. Do đó cho nên số người tham nhũng phát hiện ra ngày càng rõ ra… nên Đại hội 13 của Đảng quyết tâm chống tham nhũng, nếu không dân sẽ không tin. Mà ông Trọng đã nói, dân mà không tin thì mất cả đảng lẫn chế độ. Cho nên phải cương quyết chống tham nhũng kể cả quân đội, công an.”
Theo Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nếu Bộ Quốc phòng ra được Dự thảo buộc quân nhân kê khai tài sản thì quân đội đã chuyển biến và họ đã nghiêm túc thực hiện nghị quyết của đảng CSVN tại đại hội 13 vừa rồi.
Tuy nhiên, khi trao đổi với RFA tối 15/9, ông Vũ Minh Trí, trước khi về hưu giữ chức vụ Trung tá tại Tổng cục Tình báo quân đội – Tổng cục II, cho rằng, có nghịch lý trong phòng chống tham nhũng tại Việt Nam:
“Có một nghịch lý, Việt Nam có Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ lâu rồi, nhưng hầu hết các vụ án lớn đưa ra xét xử thì hầu hết không phải tội tham nhũng. Mà chủ yếu là tội cố ý làm trái, vi phạm quy định… còn chỉ đích danh tội tham nhũng thì không. Thí dụ gần đây nhất là vụ Thượng tướng Nguyễn Văn Hiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng không bị xử vì tội tham nhũng. Thế nên trong chuyện chống tham nhũng thì tôi thấy thật sự nói một đàng làm một nẻo. Nếu nhìn vào các vụ án đã được xử thì có thể thấy kết quả gần như =0, vì nói theo kiểu TQ là đả hổ diệt ruồi… thì có bắt được con hổ nào đâu? Toàn là tội cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng…”
Nguyên thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến chính thức bị khởi tố vì liên quan trách nhiệm trong vụ án Đinh Ngọc Hệ, tức ‘Út Trọc’, Bùi Văn Nga và đồng phạm. Ông Nguyễn Văn Hiến bị qui tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ theo khoản 3, Điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam. Sau đó tại phiên phúc thẩm hôm 11 tháng 12 năm 2020, Tòa án Quân sự Trung ương đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiến ba năm sáu tháng tù giam.
Còn bị cáo Đinh Ngọc Hệ tức Út Trọc, cựu thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, trong phiên xử vào năm 2018 bị tuyên tổng cộng 12 năm tù với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan tổ chức.

Liên quan việc vì sao bây giờ Bộ Quốc phòng lại ra dự thảo yêu cầu quân nhân kê khai tài sản. Liệu dự thảo này có đem lại hiệu quả, hay chỉ là hình thức như những lời tuyên bố chống tham nhũng trong quân đội trước đây? Ông Vũ Minh Trí nhận định:
“Trước kia có vẻ mọi người nghĩ quân đội không có thu nhập gì, tức chỉ tiêu xài bằng ngân sách nhà nước. Nhưng thực chất quân đội quản lý một khối lượng tài sản rất lớn, ví dụ như đất đai, nhà cửa, kể cả trong việc mua sắm trang thiết bị. Hôm trước tôi đọc thấy hợp đồng lớn nhất ký với nước ngoài là của một công ty quân đội mua tàu, máy bay trị giá đến 5 tỷ USD… tôi nghĩ tất cả những cái đấy đều chứa đựng nguy cơ tham nhũng rất cao. Tôi phải khẳng định lương, kể cả cấp tướng cũng chẳng được bao nhiêu, thế mà ai cũng có cuộc sống xa hoa, nhiều nhà, nhiều xe… nhưng bị quản lý chặt chẽ, không được kinh doanh, thì lấy ở đâu ra? Chỉ là do tham nhũng.”
Tôi phải khẳng định lương, kể cả cấp tướng cũng chẳng được bao nhiêu, thế mà ai cũng có cuộc sống xa hoa, nhiều nhà, nhiều xe… nhưng bị quản lý chặt chẽ, không được kinh doanh, thì lấy ở đâu ra? Chỉ là do tham nhũng.
-Ông Vũ Minh Trí
Cho nên theo ông Vũ Minh Trí, việc kê khai tài sản quân nhân tuy đã rất chậm, nhưng thật sự cần thiết. Với điều kiện việc kê khai tài sản tiến hành công khai và được sự giám sát của báo chí, nhân dân thì mới có tác dụng. Nếu không sẽ như vụ Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh, qua hai lần kê khai bị phát hiện có rất nhiều tài sản, nhưng cuối cùng cũng không xử lý gì và đi vào im lặng. Điều đó theo ông Trí, có nghĩa việc kê khai tài sản chẳng có ý nghĩa gì, chẳng qua chi là trò hề đối với nhân dân, còn giữa họ với nhau thì có thể đó là công cụ để khi cần thì lôi ra đấu đá, loại trừ nhau… Ông Vũ Minh Trí cho rằng, đã là quy định thì tất cả mọi nơi phải được áp dụng như nhau, quân đội cũng không ngoại lệ. Ông nêu ví dụ:
“Vụ xử một số tướng quân đội bên quân chủng phòng không như Tướng Phương Minh Hòa, Tướng Trần Văn Thanh… thì báo có đăng quân đội đề nghị xử lý nội bộ… nhưng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng kiên quyết đưa ra pháp luật. Nhưng cuối cùng chỉ xử mỗi Tướng Nguyễn Văn Hiến, còn gần 20 tướng khác chưa thấy xử. Thế nên tôi nghĩ rằng ở VN luật là một đàng, còn thực hiện là hoàn toàn khác. Bởi vì như Tổng Bí thư Trọng có nói, Hiến Pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau Cương Lĩnh Đảng… có nghĩa những chỉ thị của đảng nhiều khi được đặt lên trên pháp luật.”
Ông Vũ Minh Trí cho rằng, Luật pháp của Việt Nam dù cũng theo tiêu chuẩn chung của thế giới, nhưng việc áp dụng luật thì hết sức tùy tiện, thậm chí không áp dụng hoặc áp dụng ngược lại.
Tin, bài liên quan
- “Không thắng không về”: Bộ trưởng Quốc phòng coi COVID-19 là kẻ thù hữu hình?
- Ảnh hưởng gia tăng của quân đội lên thượng tầng chính trị Việt Nam
- Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam: Quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng
- Việt Nam – Ấn Độ khánh thành trung tâm công nghệ thông tin quân đội
- Nhiệm vụ và trách nhiệm của quân đội có thật sự như phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng?
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: quân đội là chỗ dựa vững vàng cho Đảng
- Việt Nam gởi đoàn tham dự Hội thao quân sự quốc tế 2020 tại Nga
- Đài Loan tuyên bố không bao giờ nhượng bộ Trung Quốc
- Liệu Tướng Quân đội đã nghỉ trong năm đầu không được mở công ty có thể hạn chế tham nhũng?
- Viettel đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển ADC
Bình Dương: phát hiện “thư tuyệt mệnh” của Bí thư thị trấn Lai Uyên
Ông LNV nạn nhân tử vong trong xe hơi cá nhân tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2, Bình Dương. RFA Edited
Công an tỉnh Bình Dương ngày 15/9 cho biết phát hiện một mẫu giấy nghi là “thư tuyệt mệnh” của nạn nhân tử vong trong xe hơi tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2.
Truyền thông Nhà nước dẫn thông báo của Công an Bình Dương cho hay, nạn nhân tên là LNV (1976) – Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Cơ quan Điều tra thuộc Công an Bình Dương cho biết, mẫu giấy nghi là “thư tuyệt mệnh” chưa khẳng định được là do ông V viết hay do người khác viết nên cần giám định chữ viết rõ ràng mới kết luận.
Trước đó, vào ngày 14/9, ông V được phát hiện đã tử vong trong xe hơi cá nhân tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2 thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cơ quan chức năng xét nghiệm cho thấy ông V âm tính với COVID-19.
Theo thông tin điều tra, ông V rời khỏi nhà vào tối ngày 13/9 để đến nơi làm việc nhưng sáng hôm sau mọi người đợi ông V đến họp thì không thấy, cũng không thể liên lạc nên đã tổ chức tìm kiếm. Một người dân thấy xe của ông V đậu ở vị trí bất thường trong khu công nghiệp Mỹ Phước 2 nên đã báo với cơ quan chức năng.
Tin, bài liên quan
- Dân Bình Dương treo bảng xin cứu trợ; Bộ Quốc phòng điều 2.000 quân đến Bình Dương
- Bất thường với con số kết dư của hai Quỹ Bảo hiểm & thất nghiệp!
- 8,6 triệu người có nguy cơ thiếu đói tại 24 tỉnh, thành ở Việt Nam
- Lạng Sơn: tuyên phạt hơn hai năm tù về tội đánh công an tại khu cách ly tập trung
- Uỷ ban Kiểm tra Trung Ương đề nghị kỷ luật Bí thư tỉnh Bình Dương cùng các nguyên lãnh đạo khác
- Người lao động “ồ ạt” rút số bảo hiểm xã hội một lần, Vì sao?
- 31,8 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng dịch COVID-19 trong 9 tháng/2020
- Việt Nam có 33.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm
- Thêm vụ đình công tại công ty Đài Loan ở Bình Dương
- Đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng
Quê hương Đồng khởi Bến Tre cũng có phản động
Facebooker Nguyễn Duy Linh ở Bến Tre bị bắt với cáo buộc chống Nhà nước
RFA
2021-09-16
Facebooker Nguyễn Duy Linh nghe quyết định khởi tố và bắt tạm giam của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre hôm 14/9/2021 Báo Đồng Khởi
Ông Nguyễn Duy Linh, chủ tài khoản Facebook cùng tên, vào ngày 14/9 bị Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an Tỉnh Bến Tre khởi tố, khám xét nơi ở và bắt tạm giam với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’, theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Mạng báo Đồng Khởi của tỉnh Bến Tre và báo Bảo vệ Pháp luật của Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao loan tin trên trong hai ngày 15 và 16/9.
Tin cho biết, ông Nguyễn Duy Linh sinh năm 1976, ngụ ấp Chánh, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng cho rằng, từ năm 2017 đến nay, ông Nguyễn Duy Linh đã sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook cá nhân thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video, hình ảnh có nội dung bị cho là xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Công an tỉnh đã nhiều lần mời ông Nguyễn Duy Linh làm việc, giáo dục, xử phạt vi phạm hành chính để răn đe.
Cơ quan An ninh Điều tra tiến hành khám xét nơi ở của ông Nguyễn Duy Linh và thu giữ những tài liệu mà họ cho là chứng cứ liên quan hành vi bị cho phạm tội của ông Nguyễn Duy Linh
Trên trang Facebook Nguyễn Duy Linh còn một số video clips mà chủ tài khoản chia xẻ về hành xử của các cán bộ thi hành công vụ; cũng như đưa ra bình luận phê phán biện pháp chống dịch COVID-19 lâu nay của cơ quan chức năng Việt Nam…
Tin, bài liên quan
- Mạo danh nhân viên y tế chống dịch COVID-19 để bắt người bất đồng chính kiến
- Tiếng nói chỉ trích Nhà nước, ông Bùi Văn Thuận bị bắt
- Tiền Giang: Một Facebooker bị bắt với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước’
- Một Facebooker ở Nghệ An bị án chín năm tù với cáo buộc chống Nhà nước
- Một người bị tuyên án tù với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống Nhà nước’
- Facebooker Huỳnh Anh Khoa mãn hạn tù
- Chủ trang fanpage Facebook Giang Kim Cúc và các Cộng sự bị phạt 10 triệu đồng
- Chủ tài khoản Facebook Phi Kim ở An Giang bị bắt với cáo buộc hoạt động lật đổ chính quyền
- Phó tổng biên tập Nguyễn Đức Hiển bị phạt năm triệu đồng vì đưa tin vụ “Bác sĩ Khoa” trên Facebook
- Facebooker bị truy tố theo Điều 331 vì “nói xấu” lãnh đạo Đảng