“giai thoại” dòng sông “Son”(đỏ như máu ??) tại Quảng Bình VN

BỊA ĐẶT ĐẾN THẾ …. khác chi “phản động”

Gần đây, trên địa bàn Quảng Bình xuất hiện nhiều “công trình” liên quan đến lịch sử – văn hoá với nhiều dung lượng khác nhau, từ vài chục trang lên đến cả nghìn trang.Tác giả những “công trình” này đã dày công sưu tầm tài liệu từ nhiều nguồn, ghép lại mà thành sách và cần một khoản lệ phí xuất bản là mặc nhiên cái đống tư liệu hổ lốn ấy trở thành “công trình” lưu hành rộng rãi. Trong khi, từ tư liệu để trở thành dữ kiện lịch sử – văn hoá cần đến phương pháp luận khoa học nghiêm túc để loại bỏ những hư huyền, lọc ra cái lõi của sự thật mới có thể được coi là dữ kiện. Có dữ kiện nhưng không có nghĩa là ghép nó lại thì thành lịch sử – văn hoá mà nó cần phương pháp luận khoa học để định vị cấu trúc trong hệ thống lịch sử văn hoá mà nó tồn tại. Thông qua đó định vị các giá trị lịch sử – văn hoá… Từ định vị cấu trúc mới bắt đầu đặt nền móng cho công trình tái hiện lịch sử – văn hoá.Nghĩa là cần một chuyên môn được đào tạo bài bản như bất cứ một ngành khoa học nào khác. Nghĩa là … vô học bất thuật. Buồn thay, vẫn in, vẫn tặng, vẫn huyên thuyên những thứ tào lao.Bài báo dưới đây là một ví dụ:

Khắc Thái

Giai thoại ly kỳ về dòng sông ‘đỏ máu’ của đất Quảng Bình

13/06/21 12:25 GMT+7GốcCó nhiều giai thoại được lưu truyền về nguồn gốc tên gọi sông Son, dòng sông chảy qua Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Trong đó, một giai thoại gắn với cuộc giao tranh Tây Sơn – Nguyễn Ánh vào đầu thế kỷ 19…

Chảy qua những dãy núi đá vôi trùng điệp ở Di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, sông Son còn được gọi là sông Troóc hay sông Tróc, là một trong những dòng sông có cảnh quan ngoạn mục nhất Việt Nam.

Đây là một chi lưu của sông Gianh và chảy hoàn toàn trên địa phận tỉnh Quảng Bình. Một phần thượng nguồn của sông Son dài gần 8 km, chảy ngầm trong các núi đá vôi ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và chảy ra từ cửa động Phong Nha.

Không chỉ mang vẻ đẹp quyến rũ, sông Son còn là dòng sông có lịch sử đặc biệt. Vào thế kỷ 17, đầu thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, sông Son cùng sông Gianh là ranh giới tự nhiên giữa châu Bắc Bố Chính và châu Nam Bố Chính, và sau này cũng là ranh giới Đàng Ngoài – Đàng Trong.

Có nhiều giai thoại được lưu truyền về nguồn gốc của tên dòng sông Son. Một giai thoại cho rằng vào đầu thế kỷ 19, quân Tây Sơn giao tranh với quân Nguyễn Ánh tại dòng sông này, máu của các tử sĩ loang ra đỏ như son cả dòng sông, do vậy mà thành tên gọi sông Son.

Giai thoại khác kể về một chuyện tình giữa một cô gái con nhà giàu và một chàng trai con nhà nghèo. Mặc dù bị gia đình phản đối do không môn đăng hộ đối, họ vẫn nguyện sống chết bên nhau.

Cuối cùng hai người dẫn nhau tới dòng sông chảy qua làng mà tự vẫn. Người dân quanh vùng cảm động trước mối tình sắt son của hai người nên đặt tên là sông Son.

Ngoài ra, còn một cách lý giải đơn giản hơn, đó là tên gọi sông Son bắt nguồn từ một thực tế là mùa mưa lũ, nước sông đỏ như son do trộn lẫn với bùn đất bazan ở thượng nguồn đổ về.

Trong suốt nhiều thế kỷ, sông Son chỉ là một dòng sông ít được người đời biết đến. Mọi chuyển đã thay đổi từ khi hệ thống hang động kỳ vĩ ở Phong Nha – Kẻ Bàng được khai phá và mở cửa phục vụ du khách.

Sông Son đã trở thành một phần quan trọng của quần thể Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Bến thuyền sông Son ở thị trấn Phong Nha chính là điểm khởi đầu của hành trình khám phá động Phong Nha, một trong những hang động đẹp và nổi tiếng nhất ở Di sản này.

Khi ngược dòng sông Son để đến cửa động, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp dần dần hiện ra hai bên bờ sông, như khúc dạo đầu tuyệt vời dành cho những vị khách phương xa trước khi thâm nhập vào thế giới huyền ảo ẩn trong lòng núi đá…

Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.

Quốc Lê

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.