Covid-19(cúm Tàu..) một năm sau khi bùng lên ở Vũ Hán-RFI…..

Covid-19: Một năm sau khi bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc, nguồn gốc virus vẫn chưa rõ ràng

Đăng ngày: 11/01/2021 – 14:24

Ảnh minh họa : Trên một phố tại Vũ Hán; Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 01/01/2021.
Ảnh minh họa : Trên một phố tại Vũ Hán; Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 01/01/2021. AFP – NOEL CELIS

Trọng Nghĩa5 phút

Hôm nay, 11/01/2021 là đúng một năm ngày ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 chính thức được ghi nhận tại Vũ Hán (Trung Quốc). Từ ngày 11/01/2020 đến nay, con virus corona chủng mới, với tên khoa học là SARS CoV2, đã lây lan ra toàn thế giới, giết chết hơn 1,9 triệu người.QUẢNG CÁO

Theo thống kê của hãng tin Anh Reuters, trên toàn thế giới, số ca nhiễm đã vượt qua mốc 90 triệu người vào hôm nay. Theo khu vực, châu Âu là nơi bị nặng nhất với 25 triệu ca vượt qua hồi tuần trước, theo sau là Bắc Mỹ (22,4 triệu) và châu Mỹ Latinh (16,3 triệu).

Tính theo quốc gia, dựa trên số liệu của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, nước Mỹ đi đầu với hơn 22 triệu ca nhiễm, tiếp theo là Ấn Độ với hơn 10 triệu ca, và Brazil với hơn 8 triệu. Nga đứng thứ tự với gần 3,4 triệu, theo sau là Anh với hơn 3 triệu.

Bi thảm hơn là số người chết vì Covid-19, đã vượt mức 1,9 triệu nạn nhân, và đang chạm gần đến mốc biểu tượng 2 triệu người. Hoa Kỳ cũng là nước có số tử vong cao nhất (374.784), tiếp theo là Brazil (203.100), Ấn Độ (151.160), Mêhicô (133.706) và Vương quốc Anh (81.561).

Điều đáng nói là cho đến giờ, nguồn gốc chính xác của con virus corona chủng mới vẫn chưa được biết rõ.

Đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde đã đến Vũ Hán và  thử tìm hiểu xem người dân thành phố này biết gì về nguồn gốc của con virus mà nhiều người gọi là virus Vũ Hán :

Chung quanh khu chợ là những bức tường xanh, dưới một chiếc lều bạt ở ngã tư có một viên cảnh sát canh gác: Một năm sau khi đại dịch bắt đầu, chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán vẫn không được mở ra cho công chúng. Trong một chiếc áo khoác màu cam dạ quang, một nữ công nhân làm đường 56 tuổi khẳng định rằng: “đã gần một năm rồi, không còn virus ở chợ này nữa. Họ đã dọn dẹp mọi thứ. Không có cửa hàng nào được mở cửa. Mọi thứ đều đóng cửa, đều được xây tường bịt kín”.

Về mặt lý thuyết, ổ dịch đầu tiên được ghi nhận và đã được tẩy trùng này có thể nằm trong số những nơi mà nhóm chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO sẽ đến thăm, cũng như là phòng thí nghiệm của Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh ở bên cạnh.

Để hỏi xem virus đến từ đâu, chúng tôi đã gặp ngay trước chợ một sinh viên 22 tuổi, vốn mong muốn được tiếp tục học tập tại Hoa Kỳ. Đối với anh khó mà có câu trả lời rõ ràng: “Ông hỏi virus từ đâu đến, và ông nghĩ rằng nó xuất phát từ đây à? Lúc đầu, quả đúng là mọi người đều nghĩ như vậy, nhưng bây giờ nhiều người tin rằng virus đến từ châu Âu. Tóm lại không ai biết rõ và để khẳng định, bạn cần bằng chứng và điều đó có thể mất 10, 20 năm.”

Bằng chứng cũng là điều mà một bà bán đồ chơi cho du khách trên các chiếc phà vượt song Dương Tử gần đấy đòi hỏi: “Chỉ có bằng chứng khoa học mới biết được nguồn gốc của virus corona. Và tôi đọc thấy trên internet là con virus thực ra đến từ nước ngoài. Từ ngày Vũ Hán không có trường hợp nhiễm Covid nào, phi cơ từ ngoại quốc đã quay trở lại Trung Quốc và các trường hợp nhiễm virus mới lại xuất hiện.”

Phải nói là từ nhiều tháng nay, một giả thuyết về việc virus corona không phải xuất xứ từ Trung Quốc mà là ở nước ngoài, đã được một số phương tiện truyền thông và chuyên gia Trung Quốc nhắc lại. Một phái bộ của WHO đang chờ được đến Vũ Hán để điều tra.

Trung Quốc đã bật đèn xanh cho phái đoàn WHO

Nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) được giao nhiệm vụ điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 sẽ đến Trung Quốc vào ngày 14/01/2021. Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc đã xác nhận tin trên vào hôm nay, 11/01, nhưng không cho biết chi tiết về hành trình của phái đoàn.

Phái đoàn chuyên gia của WHO lẽ ra đến Trung Quốc từ đầu tháng, nhưng chuyến đi đã bị trì hoãn do việc Bắc Kinh không cấp visa, điều mà Trung Quốc biện minh là do “hiểu lầm”.

Covid-19: WHO kết thúc điều tra ở Trung Quốc, quá nhiều câu hỏi để ngỏ

18-02-2021

(NLĐO) – Nhóm chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kết thúc cuộc điều tra thực địa nguồn gốc dịch Covid-19 kéo dài 28 ngày tại TP Vũ Hán – Trung Quốc song vẫn chưa làm rõ được nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia tin rằng dịch bệnh này rất có thể lây nhiễm sang người từ vật chủ trung gian là động vật. Sau khi phát hiện các cụm dịch Covid-19 ở Vũ Hán vào cuối năm 2019, Trung Quốc đã phong tỏa thành phố này 76 ngày. Công tác điều tra của phái đoàn WHO bị cản trở bởi sự chậm trễ, lo ngại về khả năng tiếp cận và mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ.

Chuyên gia WHO đến Vũ Hán gồm những ai?

Nhóm chuyên gia WHO được dẫn dắt bởi tiến sĩ Peter Ben Embarek – chuyên gia hàng đầu của tổ chức này về các bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật. Nhóm chuyên gia có 14 thành viên, là các nhà dịch tễ học, chuyên gia về bệnh động vật và con người, bác sĩ thú y, bác sĩ y khoa và nhà virus học.

Theo tờ The Straits Times, trong nhóm chuyên gia có nhà động vật học Peter Daszak, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Dominic Dwyer, Marion Koopmans – nhà virus học tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Hà Lan, chuyên gia dịch tễ học người Đan Mạch Thea Kolsen Fischer.

Covid-19: WHO kết thúc điều tra ở Trung Quốc, quá nhiều câu hỏi để ngỏ - Ảnh 1.

Chuyên gia Peter Ben Embarek giơ biểu đồ cho thấy các con đường lây truyền virus trong cuộc họp báo của WHO tại Vũ Hán vào ngày 9-2. Ảnh: AP

Nhiệm vụ là gì?

Ngoài giả thuyết về SARS-CoV-2 gây Covid-19 bị rò rỉ ra từ phòng thí nghiệm Viện Virus học Vũ Hán, nhóm chuyên gia WHO cần làm rõ các giả thuyết về virus SARS-CoV-2 đến từ vật chủ nào.

Thứ 1, người bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với virus nằm trong động vật chủ là loài dơi. Thứ 2, virus lây truyền sang người một cách gián tiếp, thông qua một loài vật trung gian. Thứ 3, virus gây dịch Covid-19 nằm trong loài dơi (theo giả thuyết thứ 1) hoặc một loài vật trung gian (giả thuyết thứ hai) đã lây truyền ở các sản phẩm của dây chuyền đông lạnh.

Trong quá trình điều tra, nhóm chuyên gia đã đến khảo sát các địa điểm quan trọng ở Vũ Hán như chợ hải sản Hoa Nam, nơi những ca nhiễm đầu tiên được phát hiện, và Viện Virus học Vũ Hán.

Trung Quốc có cản trở cuộc điều tra của WHO?

Các quốc gia phương Tây chỉ trích Bắc Kinh vì đã không hoàn toàn minh bạch khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, xử lý sai các giai đoạn ban đầu và để mầm bệnh thoát ra ngoài biên giới Trung Quốc.

Covid-19: WHO kết thúc điều tra ở Trung Quốc, quá nhiều câu hỏi để ngỏ - Ảnh 2.

Các chuyên gia tin rằng Covid-19 rất có thể lây nhiễm sang người từ vật chủ trung gian là động vật. Ảnh: EPA-EFE

Đầu tháng 1, Trung Quốc từ chối không cho các thành viên trong nhóm chuyên gia WHO tới Vũ Hán để tìm hiểu nguồn gốc đại dịch. Khi đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tỏ ra “rất thất vọng”.

Mặc dù một số thành viên trong nhóm chuyên gia WHO khẳng định họ được phép tiếp cận các địa điểm và những người muốn gặp nhưng một số cho biết họ không được cung cấp dữ liệu thô về các ca Covid-19 ban đầu.

Nhóm chỉ nhận được một bản tóm tắt, thay vì dữ liệu thô của 174 ca Covid-19 được Trung Quốc xác định từ giai đoạn đầu của đợt bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12-2019 cũng như các trường hợp khác. Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa giải quyết về vấn đề cung cấp dữ liệu thô.

Có “rò rỉ” virus từ phòng thí nghiệm Trung Quốc không?

Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây khẳng định rất khó có khả năng rò rỉ virus SARS-CoV-2 từ Viện Virus học Vũ Hán. Theo đánh giá của nhóm chuyên gia, không có dữ liệu nào chứng minh cũng như không có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ đây. Vì vậy, giả thuyết về việc virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm này rất ít khả thi.

Covid-19 xâm nhập Trung Quốc qua đồ đông lạnh từ nước ngoài?

Bắc Kinh đặt giả thuyết SARS-CoV-2 đã xâm nhập Trung Quốc thông qua hàng đông lạnh nhập từ nước ngoài, chỉ ra các ca bệnh gần đây ở Trung Quốc đều liên quan tới những khu chợ có bán đồ đông lạnh nhập khẩu.

Tiến sĩ Peter Ben Embarek cho rằng cần nghiên cứu thêm để xác định xem động vật hoang dã đông lạnh trong điều kiện thích hợp có thể lây lan virus hay không.

Covid-19: WHO kết thúc điều tra ở Trung Quốc, quá nhiều câu hỏi để ngỏ - Ảnh 3.

Nhóm chuyên gia WHO đến chợ hải sản Hoa Nam của Vũ Hán vào ngày 31-1. Ảnh: Kyodo

Quốc tế phản ứng thế nào?

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về thông tin của WHO, kêu gọi Trung Quốc công bố dữ liệu từ những ngày đầu tiên dịch Covid-19 bùng phát.

Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi ký kết một hiệp ước toàn cầu về các đại dịch, các quốc gia ký kết đảm bảo rằng họ đóng góp tất cả dữ liệu mình có, từ đó giúp ngăn đại dịch tái diễn.

Về phía Trung Quốc, đáp lại những lời chỉ trích của Mỹ rằng họ nên cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu thô sớm hơn, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố Mỹ không nên “chỉ tay” vào Trung Quốc và các quốc gia khác đã hỗ trợ WHO trong đại dịch.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Sau câu hỏi liệu một số giả thuyết có bị loại bỏ hay không, Tổng giám đốc của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bói rằng mọi khả năng vẫn còn bỏ ngỏ và cần nghiên cứu thêm về nguồn gốc của Covid-19.

Các nghiên cứu trong tương lai có thể bao gồm cách virus lây nhiễm sang người từ các sản phẩm thực phẩm đông lạnh, truy tìm chuỗi cung ứng các sản phẩm động vật đông lạnh tại chợ Hoa Nam để xác định vật chủ, mở rộng tìm kiếm trên toàn cầu để tìm bằng chứng về sự lây lan dịch Covid-19 trước tháng 12-2019.

Huệ Bình

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.