

Đào Hiếu
SỰ TỰ TIN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM, NHẤT LÀ TRONG LÃNH VỰC DỊCH THUẬT THẬT ĐANG NỂ. THỨ TIẾNG ANH CỦA HỌ CHẲNG NHỮNG ĐƯỢC NÓI BẰNG LỜI, IN THÀNH SÁCH MÀ CÒN ĐƯỢC KHẮC VÀO BIA ĐÁ ĐỂ HẬU THẾ HỌC TẬP VÀ NGƯỠNG MỘ.CHÚNG TÔI XIN ĐĂNG nguyên văn BÀI TRÍCH TỪ WIKIPEDIA (Tiếng Việt) ĐỂ QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ THẤY NHỮNG NGƯỜI ĐÃ SÁNG TÁC VÀ DỰNG NÊN TẤM BIA ĐÁ LỊCH SỬ NÀY TÀI HOA VÀ “DŨNG CẢM” ĐẾN MỨC NÀO.*CÂY GẠO
Tác giả: Wikipedia tiếng Việt
cây gạo đại thụ/Plant Rice University Acceptance/trồng năm Giáp thân(Body Armor- 1284-

*Cây gạo (danh pháp hai phần: Bombax ceiba), tương tự như các loài cây khác trong chi Bombax, còn có tên gọi khác là mộc miên, hoặc hồng miên và người Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lang. Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).
HOA GẠO
Đây là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân (tháng 3 hoặc tháng 4) trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật. Mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ, nhưng gỗ của nó quá mềm để có thể sử dụng vào những việc như vậy.
Loài cây này có lẽ có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi ở các bang của Malaysia, Indonesia, miền nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam. Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc thì vua Nam Việt là Triệu Đà ((趙佗) đã tặng một cây cho vua của nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN.
Các sợi bông của nó cũng được dùng nhồi vào gối hay nệm cũng như làm lớp cách nhiệt lót áo lạnh. Tuy nhiên vì bông cây gạo không dài sợi nên không thể kéo sợi và dệt như bông vải được.Hoa gạo được dùng trong một số loại trà thuốc Trung Hoa.Tại Quảng Đông (Trung Quốc), cây này gọi là 木綿 – mộc miên (cây bông thân gỗ), hay 紅綿 – hồng miên (bông đỏ). Nó còn được gọi là 英雄樹 – anh hùng thụ (cây anh hùng) do có thân cao và thẳng.Hoa của loài cây này là hoa biểu trưng cho Quảng Châu, Cao Hùng (Đài Loan), Nam Định (Việt Nam).
(Trích nguyên văn từ Wikipedia Tiếng Việt)
CÒN ĐÂY LÀ ĐOẠN TRÍCH TỪ BÀI VIẾT TRÊN TRANG FB CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU VƯƠNG TRUNG HIẾU, PHÊ PHÁN NHỮNG NGƯỜI SÁNG TÁC, DỊCH THUẬT VÀ DỰNG TẤM BIA LỊCH SỬ NÀY.”.
.. Cây gạo trên 700 tuổi tọa lạc trong sân Đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng). Cây gạo này rất nổi tiếng, có tên trong sách Kỷ lục Việt Nam, được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản Việt Nam. Còn Đền Mõ là nơi thờ Quỳnh Trân công chúa (con gái vua Trần Thánh Tông) – người đã có công khai hóa mảnh đất này. Nhìn chung, một di tích lịch sử gắn liền với một kỷ lục VN quả là nơi đáng chú ý cho khách tham quan trong và ngoài nước. Rấc tiếc là tấm bia giới thiệu CÂY GẠO ĐẠI THỤ lại chú thích sai tiếng Anh đến mức không ngờ!

CÂY GẠO ĐẠI THỤ = PLANT RICE UNIVERSITY ACCEPTANCEGIÁP THÂN = BODY ARMOR
Chúng tôi thấy nhiều người đã phản ánh điều này trên Internet, nhưng rất tiếc một số báo đài đã không nhận ra lỗi tiếng Anh này, vẫn giới thiệu cây gạo đại thụ trên báo đài của mình.
Có những bài báo kèm theo hình tấm bia kể trên mới thật là lạ (!).”

trâu cười
Đào Hiếu