The Last Farewell to the Mighty Mekong/Lời ai điếu cho dòng sông Cửu Long(Mekong)-Tom Fawthrop/Trần Gia Huấn dịch(ĐCV)

Lời ai điếu cho dòng Mekong hùng vĩ

Những con đập thủy điện trên dòng Mekong

Biển Hồ là tim. Dòng Mekong là động mạch. Nếu tim teo tóp và ngừng đập, thì động mạch sẽ ra sao. Lời kêu cứu cuối cùng gởi tới những con đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong.

Mekong hùng vĩ là nhờ có Biển Hồ ở Cambodia. Chiếc hồ mầu nhiệm này đã giữ lại lượng nước khổng lồ vào những mùa mưa lũ, để khi mùa khô tới, Mekong vẫn miệt mài, cuồn cuộn. Giờ đây Biển Hồ đang cạn dần bởi những con đập thủy điện, hạn hán, và biến đổi khí hậu.

Học giả người Thái, Chainarong Setthachua, nói với tuần báo The Diplomat rằng: ‘’Đây là một tai họa khủng khiếp cho toàn vùng Mekong. Nếu chúng ta để mất Biển Hồ, chúng ta sẽ mất đi nguồn cá nước ngọt lớn nhất hành tinh.’’

Biển Hồ là nền tảng quyết định cho nghề cá ở Cambodia. Ở đây, đàn cá sinh sản và di cư tới toàn lưu vực. Vào năm 2014, Chheng Phen, lãnh đạo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Thủy Sản Cambodia đã nói với tờ The New York Times rằng: ‘’Nếu Biển Hồ chết, toàn bộ nguồn cá nước ngọt thuộc lưu vực Mekong sẽ chết theo.’’ Đây chính là điều mà chúng ta đang đối mặt.

Đã hai năm nay, Mekong cứ cạn kiệt dần. Nó không thể giữ được phong độ truyền thống sau mỗi mùa mưa. Bởi vì Biển Hồ cạn không thể giãn nở lớn gấp năm lần vào mỗi mùa mưa lũ.

Đây là đại họa Biển Hồ gây ra bởi những con đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn. Những con đập này đã cướp mất cả nước và trầm tích những sinh tố sống còn cho toàn bộ hệ sinh thái của lưu vực Mekong.

Chưa hết, đại họa Biển Hồ lại được bồi thêm bởi hai con đập khổng lồ ở Lào – đập Xayaburi và Don Sahong khởi công vào năm 2019. Hai đập này đã chặn đứng toàn bộ nguồn nước, đàn cá di cư, và cả dòng trầm tích. Thailand và Malaysia là hai nhà đầu tư vào hai con đập kể trên.

Khi mùa mưa lũ tới, nước trên toàn bộ lưu vực Mekong chảy về Biển Hồ. Nó trở thành chiếc hồ lớn nhất vùng Đông Nam Á. Biển Hồ thành kho chứa nước khổng lồ, nuôi dưỡng những cánh rừng bao la xung quanh, nơi sinh sản của các loài cá, và điều tiết lượng nước cho dòng chảy Mekong.

Nhưng mùa mưa 2020, từ tháng Sáu tới tháng Mười, lượng nước đổ về Biển Hồ quá ít và quá trễ. Năm ngoái 2019, cũng xảy ra như vậy. Những cơn mưa đến muộn, mãi tận giữa tháng Tám, ít nước, hồ cạn, thiếu oxygen làm muôn vàn loài cá chết, không cách gì đếm xuể.
Năm 2020, cảnh tượng tương tự. Mùa mưa lũ đến trễ và quá yếu. Mãi đến giữa tháng Tám, Biển Hồ mới trở lại dung tích bình thường của nó vào đầu tháng Sáu.

Brian Eyler, một chuyên gia của tổ chức bảo vệ Mekong, hồi tưởng lại thảm họa Biển Hồ năm 2019, đã đẩy 2.5 triệu người đánh cá vào cảnh đói nghèo, nợ nần và phá sản. Năm nay 2020, cảnh ngộ tại Biển Hồ còn tệ hại hơn. Đánh bắt cá ít đi làm tăng khoản nợ nần. Nó như một vòng xoắn bệnh lí lặp đi lặp lại. Đời sống kinh tế quanh Biển Hồ và của cả đất nước vỡ vụn ra từng mảnh.

Senglong Youk, người lãnh đạo một tổ chức phi chính phủ bảo vệ thủy sản Biển Hồ (Fisheries Action Coalition), đánh giá rằng có đến 20-30 phẩn trăm người sống bằng nghề đánh cá đã bỏ nghề, đi kiếm kế sinh nhai khác.

Brian Eyler, tác giả cuốn sách ‘’Những ngày cuối cùng của dòng Mekong hùng vĩ’”, đã theo dõi cẩn thận những hành vi của Trung Quốc vận hành những con đập ở thượng nguồn Mekong. Ông khẳng định chắc chắn rằng: ‘’Bắt đầu vào đầu tháng 7/2020, Trung Quốc cho đóng toàn bộ những con đập thượng nguồn, tạo ra cơn hạn hán thiếu nước khủng khiếp. Năm ngoái 2019, Trung Quốc cũng làm như vậy gây ra những cảnh tượng rất thê lương ở miền hạ lưu.

Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc và Ủy Ban Sông Mekong đổ thừa cho hạn hán và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu khoa học đầy thuyết phục đã phản bác những luận điệu của Trung Quốc rằng: Chính những con đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong là thủ phạm đã tàn phá số lượng cá, dòng chảy, trầm tích, và toàn thể hệ sinh thái ở hạ lưu Mekong.

Một nghiên cứu công bố vào 2013, do Timo Rasanen đứng đầu của Đại học Aalto, Phần Lan, đã chứng minh mức độ tàn phá của những con đập thượng nguồn Trung Quốc vượt rất xa những tác động của biến đổi khí hậu tới Biển Hồ và Mekong.

Ian Cowx, đứng đầu Viện Thủy Sản Quốc tế thuộc Đại học Hull, Vương quốc Anh, giải thích rằng những ảnh hưởng, tai hại lâu dài nhất cho nguồn thủy sản không phải do biến đổi khí hậu, hay hạn hán, mà từ những con đập ở thượng nguồn Trung Quốc.

Ông bảo: ‘’Mọi loài thủy sản đều có khả năng thích nghi với hạn hán hay lũ lụt. Vấn đề tai hại nhất ở đây là giảm lưu lượng chảy do những con đập của Trung Quốc. Thêm vào, đập Hạ Sesan 2 (nằm trên lưu vực Mekong, thuộc địa phận Cambodia) và đập Don Sahong thuộc Lào đã bức tử toàn bộ hạ lưu.

Không phải chỉ riêng Trung Quốc, mà cả Thái Lan và Malaysia tay cũng nhúng chàm. Thái xây đập Xayaburi còn Malaysia xây đập Don Sahong đã thay đổi toàn bộ lưu vực thủy văn của dòng sông.

Vì sao Mekong nên nông nỗi này?

Nhiều nhà quan sát trông đợi vào vai trò của Ủy Ban Sông Mekong – một cơ quan tư vấn thuộc các nước lưu vực Mekong – xông lên tuyến đầu để cứu lấy dòng sông. Nhưng không! Ủy Ban Sông Mekong không làm gì cả, ngoài việc hô hào khẩu hiệu bảo vệ môi trường.

Những nhà khoa học đã đưa ra nhiều lời cảnh báo về giảm lưu lượng dòng chảy Mekong nhưng đều vô vọng. Thậm chí, ngay những nghiên cứu của Ủy Ban Sông Mekong xuất bản 2018 nêu ra: Phát triển thủy điện gây hậu quả tai hại cho nguồn cá. Tổng số nguồn thủy sinh sẽ giảm 35 đến 40% tới năm 2020, và 40 đến 80% tới năm 2040.

Sự suy giảm nghiêm trọng nguồn thủy sản và sự đe dọa nhãn tiền tới an ninh lương thực cho 70 triệu người thuộc hạ lưu Mekong đều rơi vào hư không. Ủy Ban Sông Mekong không làm gì cả. Các quốc gia như Trung Quốc, Lào, Cambodia vẫn ra sức xây đập thủy điện.

Marc Goichot, một chuyên gia về nguồn thủy sản trong vùng thuộc Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên Thế Giới có trụ sở tại Việt Nam viết, ‘’Chúng ta đã tiên đoán và chứng kiến kẻ gây ra thảm họa. Vấn đề không thuộc về sự thiếu hiểu biết khoa học. Nó thuộc về các chính phủ. Chúng ta phải hành động khẩn cấp để cứu lấy dòng sông.’’

Chánh văn phòng Ủy Ban Sông Mekong, tiến sỹ An Pich Hatda đáp lại thảm họa lớn chưa từng thấy ờ Biển Hồ tới các quốc gia thành viên là ‘’Cần phải chia sẻ thêm số liệu, thông tin về những con đập và chiến dịch xây cất hạ tầng một cách nhanh và minh bạch.’’

Goichot trả lời phỏng vấn của tờ The Diplomat: ‘’Thay bằng Ủy Ban Sông Mekong tìm cách cứu lấy dòng sông như thế nào thì họ lại tập trung vào thu thập số liệu, cảnh báo lũ lụt, hay hạn hán. Đáng lý ra, Ủy Ban Sông Mekong có thể ngăn chặn được những thảm họa, nhưng họ đã thất bại. Họ thất bại trong việc đưa những thông tin tai hại nếu xây đập. Họ thất bại trong việc cho dừng những hoạch định xây cất. Họ thất bại trong việc ngăn những thảm họa cho toàn dòng Mekong.’’

Ủy Ban Sông Mekong thường từ chối trả lời những vấn đề mà những nhà phê bình nêu lên. Họ bảo: Họ không có thẩm quyền giải quyết. Chức năng của họ là tạo điều kiện cho cuộc thương thảo giữa quốc gia thành viên Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Ủy Ban Mekong giải thích về những con đập ‘’Chúng tôi tìm kiếm những cách thức để tránh, giảm thiểu, hạn chế những ảnh hưởng xấu xuyên quốc gia của những con đập trên dòng Mekong.” Nhưng những bằng chứng khoa học đã chỉ ra những con đập ngăn dòng gây ra tổn hại khủng khiếp cho nguồn thủy sản nước ngọt, sự đa dạng sinh thủy và an ninh thực phẩm trên thế giới đến mức không thể chấp nhận được. Hàng loạt những chuyên gia về dòng Mekong đã phủ nhận những thông tin do Ủy Ban Mekong đưa ra rằng: lượng cá vẫn tăng, lượng nước và trầm tích ổn định. Những thông tin mà Ủy Ban Sông Mekong đưa ra là thiếu căn cứ khoa học về một dòng sông nhiệt đới.

Rất nhiều tổ chức phi chính phủ cảnh báo rằng Ủy Ban Sông Mekong đã đánh bài lờ, nhắm mắt làm ngơ trước những sự việc hiển hiện như câu chuyện “con voi ở giữa phòng.’’ Vấn đề được đặt ra là: Có nên xây đập không? Thêm bao nhiêu đập nữa? Trong khi thủy điện đã để lại bao nhiêu hệ lụy, bao nhiêu tàn phá khổng lồ. Thế mà Ủy Ban Sông Mekong không những không đưa ra hướng dẫn, mà còn cấm cản các câu hỏi trên trong những cuộc hội thảo về Mekong.

Mekong đã bị bức tử

Mauricio Arias, thuộc Đại học South Florida, giáo sư hàng đầu trong ngành thủy văn và cộng sự trong hội nghị quốc tế chuyên đề ‘’Hệ Sinh Thái Trong Lưu Vực Sông và Mạch Nước Ngầm” năm 2017 đã kết luận rằng xây những con đập ở thượng nguồn Mekong cùng với sự biến đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả tai hại không có cách gì sửa chữa được cho toàn bộ hệ sinh thái của dòng Mekong. Ông chỉ ra “Chúng ta đang trôi nổi từ dòng Mekong hoang dã tới con sông bị đóng kín. Đó là sự buồn tẻ và chết chóc.” Ông nêu ra một dẫn chứng tương tự ở sông Colorado, Hoa Kỳ.

Hình như Ủy Ban Sông Mekong và cả những chính phủ thuộc lưu vực Mekong không mấy bận tâm đến số phận hẩm hiu của dòng Mekong.
Senglong Youk, lãnh đạo tổ chức phi chính phủ về nghề cá trong vùng, rất lo lắng về tương lai của Mekong. ‘’Thật khó khăn. Làm sao có thể phục hồi được lượng cá ở Biển Hồ. Người thì lấn chiếm lòng hồ một cách phạm pháp. Người khác thì biến đáy hồ thành những sân bóng đá khổng lồ.’’

Mọi báo cáo đều chỉ ra: Tương lai của Mekong rất u ám, và ngày lâm chung của nó đang đến rất gần. Những người yêu Mekong phải đối mặt với cảnh tượng vô cùng bi đát và chúng ta phải nói lời vĩnh biệt thương đau tới dòng Mekong hoang dã oai hùng.

Biết đâu có một hoạt cảnh khác: ‘’Nếu’’

Công cuộc xây dựng thủy điện Luang Prabang, Pak Beng và vài con đập khác nữa trên địa phận của Lào, hoàn toàn phụ thuộc vào việc Thái Lan có đồng ý mua điện của Lào hay không. Thái Lan vừa là chủ đầu tư vừa là người thi công của đập Xayaburi tại Lào. Thái đồng ý mua 95% sản lượng khi hoàn thành. Nếu Bangkok không mua, thì đập Luang Prabang sẽ phải dừng lại. Điều này cho phép những nhà hoạch định chính sách của Bangkok suy nghĩ lại về số phận của Mekong.

Thái Lan là một quốc gia có sản lượng điện dư thừa cao nhất trong vùng, dư đến mức 40% số điện thực sự Thái sử dụng. Các nhà phân tích độc lập còn đánh giá cao hơn, cao đến 60%.

Mọi giả thiết có thể xảy ra. Nhưng viễn cảnh phục hồi nghề cá ở Biển Hồ ở mức trung bình 300.000 tấn cá mỗi năm là không còn hy vọng. Goichot bình luận rằng “Vào thời điểm này, phục hồi lại những gì đã mất trên dòng Mekong là một giá vô cùng đắt đỏ và lâu dài, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác.’’

Goichot cổ xúy cho trương trình phục hồi khẩn cấp đa dạng sinh học nước ngọt trên thế giới, mà dòng Mekong là tiêu điểm quan trọng nhất trên hành tinh.’’

Trong lúc Senglong Youk và 2.5 triệu người Khmer đang sống trong tuyệt vọng, đang cần sự trợ giúp, thì những bi kịch trên đang thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan thuộc Liên Hiêp Quốc để cứu lấy Mekong và Biển Hồ.

Vậy Ủy Ban Sông Mekong có giúp đỡ gì không? Tôi hỏi Senglong Youk, người lãnh đạo tổ chức phi chính phủ bảo vệ Biển Hồ. Senglong Youk trả lời: ‘’Họ có thể giúp bằng cách phải ngừng ngay những công trình xây đập thủy điện trên dòng Mekong.”

Đây chính là tiếng kêu cứu của những cộng đồng sống dọc theo lưu vực Mekong. Thế nhưng nó lại là điều nhạy cảm, cấm kị của Ủy Ban Sông Mekong trong những diễn đàn xây đập thủy điện.

Tiến sỹ sinh thái học và tác giả Ngô Thế Vinh đã nêu lên vai trò sống còn của sông hồ kiến tạo lên lịch sử Cambodia. ‘’Dòng Mekong và Biển Hồ là nơi chôn rau cắt rốn của cả nền văn minh Khmer cổ và hiện đại. Bất hạnh thay, Biển Hồ và Mekong đang chết.’’

Tổ tiên Angkor của dân tộc Cambodia sẽ phán xử những nhà lãnh đạo đất nước hôm nay như thế nào. Chính họ đã góp phần bóp chết Biển Hồ vào việc đồng ý xây dựng thêm con đập thủy điện Hạ Sesan II- một phụ lưu sống còn của dòng Mekong. Họ nghĩ gì về Ủy Ban Sông Mekong chỉ ngồi đó thu thập những thông tin, mà không hề có hành động gì để cứu lấy dòng sông.

Biển Hồ quan trọng đến mức nó đã được đặt tên là “Nhịp tim của Cambodia.” Nhưng những nhà lãnh đạo của những quốc gia thuộc Ủy Ban Sông Mekong thì rất đói khát thủy điện. Họ chẳng màng gì đến số phận đang hấp hối của Mekong.

Liệu chính phủ Cambodia, liệu Ủy Ban Sông Mekong, liệu những quốc gia đầu tư có còn chút lương tâm cứu lấy dòng Mekong, cứu lấy nhịp đập Mekong, cứu lấy một kỳ quan của nhân loại.

Nếu họ không làm gì, không thực hiện vai trò lãnh đạo để bảo vệ lấy tài sản vô giá này, thì đây thực sự là lời trăng trối của dòng Mekong hùng vĩ.

Tom Fawthrop

The Last Farewell to the Mighty Mekong, September 11, 2020; The Diplomat.
————
Đôi dòng về tác giả Tom Fawthrop
Tom Fawthrop là phóng viên thường trú tại Đông Nam Á. Ông có mặt ở Phnom Penh, Manila, Chiang Mai, và Dili từ những năm đầu của thập kỷ 1980.

Ông viết lâu năm cho nhiều nhật báo và tuần báo: The Guardian, Economist, South China Morning Post, và The Diplomat.

Ông làm phim tài liệu cho BBC và Al Jazeera TV. Những cuốn phim nổi tiếng như: Giết dòng Mekong; Đập nối Đập; Dòng sông cuối cùng không đập; Bơi ngược thủy triều…

Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Tại sao lại trắng án với tội diệt chủng?” về những khuất tất trong những tòa đại hình xử lãnh đạo Khmer Đỏ được Trung Quốc bao che.

Trên tờ The Diplomat, tháng 7/2020, ông có viết bài dài “Liệu Việt Nam có thể ngăn được đại dịch tới?’’ (Can Vietnam Prevent the Next Pandemic?) về chính sách chống buôn bán động vật hoang dã của Việt Nam.

Tháng 9/2020

Trần Gia Huấn dịch

The Last Farewell to the Mighty Mekong

The shrinking Tonle Sap, the river’s “beating heart,” is the latest wake-up call of the damage wrought by dams.

Tom Fawthrop

By Tom Fawthrop

September 02, 2020

The Last Farewell to the Mighty Mekong
A river barge carries sand on the Tonle Sap, in Phnom Penh, Cambodia, Oct. 7, 2019. Credit: AP Photo/Heng Sinith

The miracle of the Mekong, where the pulsating force of the monsoon-driven river every year pushes its tributary to back up and reverse its flow into the great Tonle Sap lake in Cambodia, has again been disrupted and obstructed by dams, drought, and climate change.

“This is a terrible disaster for the whole Mekong region,” Thai academic Chainarong Setthachua declared. He told The Diplomat, “If we lose the Tonle Sap we lose the heart of the biggest inland fisheries in the world.”

The lake is a critical fishing ground for Cambodia, as well as supporting fish migrations along the entire Mekong. Back in 2014, Chheng Phen, the former director of Cambodia’s Inland Fisheries Research and Development Institute, told the New York Times, “If the Tonle Sap does not function,” he said, “then the whole fishery of the Mekong will collapse.” That is exactly what the Mekong region is facing today.

For the second year running, the wild pulsating waters of the Mekong have failed to work their traditional monsoon magic, which in normal times empowers the Tonle Sap lake to expand to five times its dry season size.

Get briefed on the story of the week, and developing stories to watch across the Asia-Pacific.Get the

The Tonle Sap’s area before (left) and after the annual flooding expands its banks. Image courtesy of Eureka Films.

It is hard to exaggerate the extent of the unfolding disaster caused primarily by Chinese dams upstream, trapping both water and sediment that is vital to the healthy survival of the Mekong ecosystem.

The Tonle Sap crisis has also been greatly exacerbated by the two Lao dams – the Xayaburi dam and the Don Sahong launched in 2019 – that have blocked fish movement and sediment. Thailand and Malaysia are the developers and prime investors for those projects.

The Mekong-driven reverse flow had for centuries transformed the Tonle Sap lake, flooding what was once a sizable forest into part of the largest inland lake in Southeast Asia. In normal times the arrival of the rainy season flood and the reversal of the Tonle Sap tributary replenishes an amazing nursery of the fisheries by giving birth to the flooded forest of the lake.

In the flooded forest of the Tonle Sap. Photo by Tom Fawthrop.

But in 2020, like last year, too little water arrived and too late in the five-month rainy season from June to October. In 2019 the belated arrival of the flood pulse in mid-August led to the influx of shallow, warm, oxygen-starved waters and countless thousands of dead fish.

The same drought syndrome is happening again in 2020, with the damaged Mekong monsoon flow too weak push the Tonle Sap tributary back into the lake until mid-August (in a normal year it starts in June).

The Stimson Foundation’s Mekong specialist Brian Eyler recalled the wider  impacts of last year’s disaster, now repeating itself: “The Tonle Sap’s 2.5 million fishermen took on higher levels of debt to cope with the extremely low fish catch. Now in 2020 it is maybe worse. These cycles of high debt and low fish catch can only be repeated so many times before the economy around the lake and likely the country itself begins to fall apart.”

Senglong Youk, the Tonle Sap team leader of local NGO FACT (Fisheries Action Coalition), estimates that 20-30 percent of all fishermen have abandoned their livelihood to look for alternative employment.

Eyler, who is also the author of “The Last Days of the Mighty Mekong,” closely monitors China’s dams upstream. His research has now confirmed that “Chinese dams in July 2020 began to restrict an unprecedented amount of water while the countries downstream suffered drought in a repeat performance of last year.”

While the Chinese government and the Mekong River Commission (MRC) have claimed the primary causes of the drought are extra low rainfall and the El Nino effect, several studies have convincingly shown that these factors are far less important in causing the decimation of lower Mekong fisheries than the rapid expansion of  hydropower.

A  2013 study from Aalto University in Finland conducted by Timo Rasanen demonstrated the impacts of upstream dams far outweighed climate change in its effects on the Tonle Sap lake.

Ian Cowx, director of Hull University’s International Fisheries Institute (HIFI) in the U.K., explained via email that the biggest long-term obstacle to the recovery of fisheries would not come from climate change and this drought, but rather from the dams upstream.

“All fish species are adapted to periods of droughts and floods,” he wrote. “The big issue here is the reduction in flows caused by Chinese dams, the Lower Sesan 2 dam [on a Mekong tributary in Cambodia], and the loss of the Hou Sahong channel because of Don Sahong dam.”

All these dams – not only the Chinese but also Thailand’s massive Xayaburi dam in Laos and the Malaysian-promoted Don Sahong dam – have changed the hydrology flow of the river and undermined the flood-pulse.

Xiaowan Dam in Yunnan, China. Photo by Tom Fawthrop.

How Did the Mekong Come to This?

Many observers would expect it is the role of the Mekong River Commission — a consultative body of four lower Mekong countries — that should come to the rescue. After all, the MRC claims to protect the environment.

Yet scientists have issued numerous warnings about the rapid decline of Mekong to no avail. Even the MRC’s own research published in the 2018 Council Report warned that hydropower development would result in drastic fish losses through 2040, resulting in fish stocks declining dramatically. The total fishery biomass will be reduced by 35–40 percent by 2020, 40–80 percent by 2040, the MRC predicted.

But this alarming evidence of a massive fisheries decline and the imminent threat to the food security for 70 million people living in the Mekong basin did not lead to any declaration or guidance to member states on the need to put the brakes on hydropower.

In the words of Marc Goichot, a regional specialist in freshwater resources for WWF (World Wide Fund for Nature) based in Vietnam, “We predicted and witnessed the disaster in the making.”

“The problem is not one of technical and scientific understanding. It is one of governance. We need urgent action to improve the condition of the river,” he added.

But the response from MRC secretariat’s chief executive officer Dr. An Pich Hatda to the worst-ever crisis of the Tonle sap was a predictable call to all six Mekong countries “for more data and information sharing on their dam and water infrastructure operations in transparent and speedy manner.”

Goichot analyzed the lack of action in his interview with The Diplomat: “[I]nstead of focusing on how to save the river, the MRC focuses on activities such as collecting more data, monitoring and forecasting floods, droughts, and  consultations,” he said. “The MRC could have prevented the crisis, but it failed in translating this (monitoring and science) into policies and an action plan to prevent it.”

The constant refrain of the MRC secretariat in answer to all criticism is to note that the group has no regulatory powers and only serves to facilitate dialogue between the four member states (Cambodia, Laos, Thailand, and Vietnam).

The MRC secretariat explained that in dam consultations “we seek measures to avoid, minimize and mitigate the potential transboundary adverse impacts of any proposed projects on the Mekong river.This even as scientific evidence shows that large dams have inflicted unacceptable losses to the world’s inland fisheries, biodiversity, and food security. A range of Mekong experts have dismissed fish ladders, sediment and flushing  schemes as lacking any scientific basis or track record of success on a tropical river.

Many Mekong NGOs consider that MRC-led stakeholder consultation process ignore the elephant in the room: The question of whether dams should be built at all. Should there be any more dams when hydropower has already left such a gigantically destructive footprint on the river? But the MRC secretariat guidelines try to block this question from being raised inside consultation forums. The implicit MRC bias toward accepting these dam projects has led to International Rivers and other environmental NGOs boycotting these stakeholder forums.

“We do not expect MRC to go beyond its mandate,” Goichot explained, “but good governance demands alerting MRC member states to the gravity and urgency of the crisis, and  guidance on how to act on the dramatic decline in fisheries and sediment; and the sinking delta.”

The Mekong River Commission headquarters. Photo by Tom Fawthrop.

Is the Mekong Doomed?

University of South Florida Professor Mauricio Arias, a leading hydrologist and participant in an International Symposium on Flood-pulse Ecosystems held in 2017 concluded that dams built upstream along the Mekong River, as well as the effects of climate change, have irreversibly harmed the ecosystem.

“We’re going from a wild Mekong to a closed river system that’s boring and dead,” Arias said. He pointed to the cautionary tale of the similarly heavily dammed Colorado River in the United States.

It seems that the MRC and some regional governments do not mind that the Mekong is heading toward a similarly tragic fate.

Senglong Youk, the local fisheries NGO leader, is deeply worried about the Mekong’s future. “It’s very hard to dream for the recovery of the fisheries in the Great Lake. Some people are illegally clearing flooded forest. Other people consider using it as [the] site of a giant soccer field.”

One narrative is clearly all about gloom and doom, which prompts Mekong lovers to feel despair as we all bid a fond farewell to a free-flowing and mighty Mekong.

However, an alternative scenario also beckons with a number of big “ifs” attached. If economic sense prevails, and all parties settle for solar and wind power as the best energy pathway, and if future Mekong dams in Laos are suspended as obsolete, then a recovery plan becomes a real possibility.

Construction of the Luang Prabang, Pak Beng, and other dams in the Lao pipeline are now largely dependent on whether Thailand signs an agreement to buy the electricity. Thailand built and funded the Xayaburi dam in Laos and agreed to import 95 percent of its electricity. If Bangkok does not buy, the Luang Prabang dam  almost certainly will not go ahead. This gives Bangkok’s policymakers a pivotal role in deciding the fate of the Mekong.

Thailand has one of the highest energy surpluses in the region, bringing in 40 percent more electricity than actual consumption. Independent analysts claim the figure is around 60 percent.

Whatever happens, the prospect of Tonle Sap’s fisheries recovering their average of 300,000 tons a year is hard to imagine. Goichot of the WWF commented, “At this stage, repairing the damage already done to the Mekong will be long and costly; but there is no other way forward.”

Goichot advocates for the WWF-launched Emergency Recovery Plan for the world’s freshwater biodiversity. “This WWF plan applies to the entire planet, but it is even more urgent in the Mekong than in most other places in the world.”

Meanwhile, some 2.5 million people like Senglong Youk are in dire need of for funds to save their Great Lake. The effort should attract interest from many U.N. agencies that have a stake in the preservation of the Tonle Sap.

Could the MRC help? I asked the Tonle Sap-based leader. Senglong Youk replied with his “message to the MRC”: “you can help first by stop building hydropower dams.”

This is a popular cry among the suffering communities of the river, but a viewpoint that has been censored inside the MRC consultative stakeholder forums on dams.

U.S.-based Vietnamese author and ecologist Dr. Ngo The Vinh pointed out the crucial role the lake has played in Cambodian history. The Mekong River and Tonle Sap Lake are the birthplace of the ancient as well as modern Khmer civilization. Regrettably, the survival of the Tonle Sap Lake itself is in doubt,” he said.

How will Cambodia’ s Ankorian ancestors judge todays rulers, who have weakened Tonle Sap by damming the Lower Sesan 2, a vital tributary of the Mekong? What would they think about a Mekong River Commission that contents itself with data and monitoring rather than taking action?

Such is the importance of the Great Lake that it has been dubbed as the “beating heart of Cambodia.” But the hydro-hungry leaders of MRC member states do not seem to care or be aware of the Tonle Sap’s critical state.

Will the Cambodian government, the MRC, and donor countries come up with an intensive care and rescue plan to save this wonder of the world and keep the Mekong’s heart beating? If they fail to deliver on their duty of stewardship and protection of this Cambodian treasure, this is indeed the last farewell to the mighty Mekong.

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.