ý kiến ý cò :nhân chuyện đang xẩy ra tại (xứ đế quốc đã chết)Mỹ với Đỗ Nam Trâm(Donald Trump)nhìn lại chủ nghĩa Mác(Karl Marx)qua duy vật biện chứng và duy vật sử quan-Trần Mã Thượng

Trần Mã Thượng

CŨ HAY MỚI?

tài liệu thư giản mùa ôn dịch

Theo chủ nghĩa Marx thì trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất hiện năm hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao như sau:.

-Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy. .

-Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ. .

-Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến. .

– Hình thái kinh tế-xã hội chủ nghĩa tư bản. .

-Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa.

– Ba hình thái đầu coi như đã được đúc kết. Hai hình thái sau thì tiếp tục bàn vì hình như hai hình thái này có những vấn đề nội tại trong quá trình phát triển. Có thể chính những vấn đề nội tại đó là nguyên nhân sâu xa làm cho thể chế kinh tế Liên bang Xô-Viết sụp đổ và giờ đây hệ thống kinh tế tư bản toàn cầu cũng đã bắt đầu lúng túng và khởi đầu cho cuộc khủng hoảng mà người ta đang thấy những gì đang diễn ra tại Hoa kỳ.

– Bất kỳ xã hội nào dù cho nó ở bất kỳ hình thái nào thì nhất định nó phải được phát triển qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao nhưng tiếc thay nguồn thông tin , tư liệu quá ít ỏi và không được lưu trữ và đời người lại quá ngắn ngủi so với tương lai nên dù cho là nhà khoa học bẩm sinh chăng đi nữa thì chỉ là dựa vào logic học và cảm biến của tiên tri chứ không thể hình dung hết tất cả để mô tả mọi thứ cho chính xác hơn.

[Thời sơ khai của hình thái kinh tế tư bản Engel quả quyết rằng khâu lưu thông không tạo ra giá trị, nếu ai đó xây dựng giá cả bán ra lớn hơn giá trị thực tế của nó thì đều là mang tính bóc lột nhưng thực tế đang diễn ra hiện nay là giá cả hàng hoá tăng gấp năm đến mười lần so với giá trị do giá trị thương hiệu của nhà kinh doanh mà trong đó bao gờm cả chi phí bảo trì, bảo hành, bảo hiểm trong quá trình tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Anghel không hiểu được điều này. Đó là một đơn cử có tính khác biệt so với quá trình phát triển và nhận thức của con người.]

– Trong khi quan điểm của Kark Marx thì nhà nước tư bản về cơ bản không có chức năng quản lý kinh tế mà mọi hoạt động của nó do thị trường tự do điều tiết và quyết định. Ở đó lấy cạnh tranh làm động lực phát triển. Ngược lại với hình thái kinh tế Xã hội chủ nghĩa thì nhà nước có chức năng này. Nhà nước XHCN trực tiếp bố trí nguồn lực từ tài nguyên quốc gia, nguồn lực tài chính và cho đến nguồn lực con người, tất cả đều được đặt dưới sự giám sát toàn diện của nhà nước. Có nghĩa là ở giai đoạn này người ta nhận ra cống hiến là cao cả hơn cạnh tranh, thứ mà làm cho người ta không xứt đầu thì cũng mẽ trán. Người ta nghiệm được ra rằng tiền bạc là con dao hai lưỡi, cầm nó trong tay không thể nào tránh khỏi đứt tay. Giai đoạn này đồng tiền có vai trò thứ yếu so với giá trị con người và các lợi ích khác.

– Lenin làm cuộc cách mạng tháng mười thành công rồi những gì giúp cho cuộc nội chiến thắng lợi đã cổ suý cho ông tư duy theo hướng có thể bứt phá bỏ qua giai đoạn, có thể lướt qua hình thái tư bản để đi thẳng vào hình thái CNXH. Rất có thể dùng ý chí để vượt qua một giai đoạn nhất định nhưng nhu cầu xã hội không thể kẹt cứng trong tình trạng thếu sức mạnh tài chính trong thời gian dài, điều làm cho động lực cơ bản cho phát triển kém hấp dẫn.

– Trung Quốc nhanh chóng nhận ra lỗ hổng này mà điều chỉnh hình thái xã hội của mình thành tư bản nhà nước, đó là một mô hình lưỡng tính vừa mang tính kinh tế tư bản và kinh tế XHCN (có điều tiết và quản lý của nhà nước) thứ mà họ gọi là “CNXH màu sắc Trung quốc”. Việt Nam cũng đưa ra khái niệm này với tâm thế thẳng thắn hơn, đó là : Kinh tế thị trường (thực chất là xác lập kinh tế tư bản) theo định hướng XHCN (có quản lý của nhà nước).

– Thực ra nền kinh tế Trung quốc và Việt Nam không theo kinh tế thị trường cũng không được vì thế giới đang được chi phối bởi kinh tế thị trường của toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản toàn cầu. Các quy tắc kinh tế quốc tế, nói cách khác là quy ước của mọi cuộc chơi đều do họ quy định. Nếu không theo hay tuân thủ cuộc chơi đó thì sẽ bị loại. Có điều trớ trêu là với hình thái kinh tế tư bản nhà nước mà Trung quốc là mô thức điển hình lại có tác dụng tốt do được quản lý và điều tiết tốt hơn. Nó chứng minh có ưu thế nhất định so với nền kinh tế thị trường tự do thuần tuý.

– Sức mạnh của hình thái tư bản nhà nước đã làm cho Hoa Kỳ, nền kinh tế tự do tiêu biểu và điển hình nhất phải giật mình đối phó. Đó là nguyên nhân và nguồn gốc sâu xa gây ra sự biến động chính trị – xã hội hiện nay ở Hoa Kỳ. Mọi thứ bắt nguồn từ nghịch lý và mâu thuẩn kinh tế nhưng thực ra không phải chỉ là Hoa Kỳ mà ở cấp độ toàn cầu.

– Ông Trump, nói cách khác là những nhà tài phiệt có tầm nhìn nhận ra nguyên nhân và nguy cơ tiềm ẩn làm phá vỡ kinh tế chính trị toàn cầu trong thời gian không xa. Chính vì lẽ này mà ông ấy lấy Trung quốc làm tiêu điểm để ngăn chặn đà nguy biến của hệ thống kinh tế tư bản cũ trên phạm vi thế giới. Ông ấy cũng muốn thay đổi toàn diện các tổ chức và thể chế quốc tế đã cũ kỷ. Nếu xét về góc độ này ông ấy là người có công nhưng xét về tính huỷ hoại nền nếp cũ thì những gì đang xảy ra làm người ta kết tội ông là kẻ phá hoại. Vấn đề là góc nhìn nào đối với ông ấy mà thôi.

– Tuy nhiên ông Trump đường như thiếu một học thuyết mới để thay thế và đổi mới. Ông và những người sau lưng ông chọn phương thức vừa chạy vừa xếp hàng. Đập cho nó nát ra đã còn xây lại như thế nào thì tính sau, có nhiều phương án thiết kế chưa được đo vẽ. Cũng được nhưng thiếu tính thuyết phục và dễ bị phản kháng, thực tế nó đã xảy ra.

– Nếu ông Trump cố rướn lên làm mọi thứ trong hoàn cảnh này thì ông sẽ gặp vô vàn khó khăn. Ông có thể ngăn chặn và cứu vãng tạm thời tiến trình khủng hoảng kinh tế tư bản nhưng cuối cùng quy luật sẽ khẳng định rằng không có bất kỳ ai bất phục tùng nó.

– Không có cái chuyện lật đổ nền kinh tế tư bản để thay thế nó bằng một nền kinh tế tư bản khác biệt. Sự thay đổi thật sự chỉ xảy ra khi nó điều chỉnh bằng một hình thái kinh tế mới, chí ít là hình thức Tư Bản Nhà Nước, thứ mà nhiều người coi đó là chủ nghĩa Dân tuý mà trớ trêu thay nhiều quốc gia lại nhận ra phải nghĩ tới điều này.

Nếu Hoa Kỳ điều chỉnh qua mô hình Tư bản Nhà nước thì cơ may có thể tạo ra thế mạnh hơn nền kinh tế Trung Quốc. Nếu không thay đổi thì chắc chắn nền kinh tế Hoa kỳ sẽ bị bỏ lại phía sau. Phép thử trong việc đối phó với Covid-19 cho thấy rõ điều đó, sự khác biệt đáng kể giữa Việt Nam, Trung quốc và các quốc gia Âu, Mỹ luôn tự hào về xã hội dân chủ và tự do của mình.

Vậy nên hiểu ông Trump như thế nào? Cần suy ngẫm thêm về điều này. 

Trần Mã Thượng

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.