
Diễn văn năm mới của Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, Dr. Angela Merkel – ngày 31 tháng 12 năm 2020
Giới thiệu với mọi người bài phát biểu của thủ tướng Đức, Dr. Angela Merkel, chúc mừng năm mới. Bài phát biểu sâu sắc, hàm chứa nhiều điều mà nếu chỉ đọc thoáng qua ta không nhận ra (thật lòng), kể cả với người không sống tại Đức. Hy vọng sẽ có nhiều người Đức cũng đọc.Lưu ý: một vài chỗ tôi phải tra ngược sang tiếng Anh để hiểu từ ngữ, nên để lại định nghĩa để mọi người cùng hiểu rõ ý.
Video:https://www.bundeskanzlerin.de/…/merkel…
Các quốc dân yêu mến,
Một năm không thể tưởng được đã nằm lại phía sau chúng ta! (was für ein Jahr liegt hinter uns! – what a year is behind us!)
Vào năm 2020, một cái gì đó đã đến với chúng ta mà thế giới không ngờ tới. Cho đến nay một loại virus chưa được biết đến xâm nhập vào cơ thể và cuộc sống của chúng ta. Nó đánh vào những chỗ mà chúng ta biểu hiện bản chất con người nhất (wo wir am allermenschlichsten sind): trong việc tiếp xúc gần gũi, trong cái ôm, trong trò chuyện, trong khi các dịp ăn mừng. Virus biến hành vi bình thường thành nguy cơ – và biến các biện pháp bảo vệ hoàn toàn không quen thuộc trở nên bình thường.
Năm 2020, năm đại dịch này, là một năm học hỏi. Vào mùa xuân, chúng ta phải phản ứng với một loại virus mà hầu như không có bất kỳ kiến thức và thông tin đáng tin cậy nào về nó. Chúng ta phải đưa ra những quyết định mà ban đầu chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng chúng sẽ đúng.
Đại dịch coronavirus đã và đang là một nhiệm vụ chính trị, xã hội, kinh tế của thế kỷ. Đó là một cuộc khủng hoảng lịch sử đã áp đặt rất nhiều lên tất cả mọi người và quá nhiều đối với một số người. Tôi biết rằng nó đã đòi hỏi ở các bạn sự tin tưởng và kiên nhẫn khổng lồ và sẽ tiếp tục yêu cầu các bạn tham gia vào „màn trình diễn sức mạnh“ mang tính lịch sử này. Vì điều này, tôi cảm ơn các bạn với cả trái tim mình (từ tận đáy lòng mình).
Vào cuối năm khó thở này, cũng là dịp để chúng ta nên dừng lại một chút – và để thương tiếc. Là một xã hội, chúng ta không được phép quên bao nhiêu người đã mất đi một người thân yêu mà không thể ở gần họ trong những giờ phút cuối cùng. Tôi không thể xoa dịu nỗi đau của họ. Nhưng tôi nghĩ về họ, đặc biệt là đêm nay.
Tôi chỉ có thể cảm đoán cái cảm giác cay đắng ra sao với những người thương tiếc người thân vì Corona hoặc những người phải vật lộn nhiều với hậu quả của một căn bệnh khi bị một số người không chịu tiến bộ chối và phủ nhận sự hiện diện của vi rút. Các thuyết âm mưu không chỉ không đúng sự thật và nguy hiểm, mà chúng còn mang tính hoài nghi và tàn nhẫn đối với những người này.
Năm 2020 được đánh dấu bằng sự lo lắng và không chắc chắn. Tuy nhiên, đồng thời cũng là một năm mà rất nhiều người đã vượt qua chính mình mà không ngồi bắt loa kêu gào với cả thế giới (ohne das an die große Glocke zu hängen, to shout from the rooftops). Các bác sĩ và y tá trong bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở khác chứng minh điều này cho chúng ta. Điều này có thể được nhìn thấy ở các nhân viên của cơ quan y tế, những người đã đột ngột chuyển đến trung tâm của cuộc chiến chống lại virus. Chúng ta có thể thấy điều đó trong sự nhiệt tình của quân đội của chúng ta, nơi cung cấp hỗ trợ ở mọi nơi.
Vô số người đã góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên khả thi bất chấp đại dịch: trong các siêu thị và việc vận chuyển hàng hóa, bưu điện, xe buýt và xe lửa, đồn cảnh sát, trường học và nhà trẻ, nhà thờ, tòa soạn.
Tôi luôn biết ơn về cách mà hầu hết mọi người đeo mặt nạ có kỷ luật, cách họ cố gắng giữ khoảng cách. Đối với tôi, điều này thể hiện những gì làm nên cuộc sống trong một xã hội nhân ái: sự quan tâm đến người khác, cái nhìn sâu sắc về việc thỉnh thoảng cũng thu mình lại để nhường cho nhu cầu của người khác (Giải thích từ: „die Einsicht, sich selbst auch einmal zurückzunehmen“: dem Gegenüber den notwendigen Raum geben, damit das Klangereignis zur Entfaltung seines Wesens gelangen kann; Stepping aside and leaving the limelight to others, allowing the necessary room for the sound event to fully unfold and become a sound experience.), ý thức về tinh thần cộng đồng.
Thái độ này của hàng triệu đồng bào cho đến nay đã giúp (tiết kiệm) chúng ta rất nhiều trên con đường vượt qua đại dịch. Nó cũng sẽ cần thiết trong năm tới.
Điều gì khiến tôi hy vọng?
Trong vài ngày nay, niềm hy vọng đã xuất hiện: đó là khuôn mặt của những người được tiêm chủng đầu tiên, của những người già và y tá, hộ lý của họ, của các nhân viên y tế trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (Intensivstationen) – không chỉ ở đây, mà ở tất cả các nước châu Âu và nhiều nước khác. Mỗi ngày có nhiều hơn, dần dần các nhóm tuổi và nghề nghiệp khác sẽ được thêm vào – và sau đó là tất cả những ai muốn. Tôi cũng sẽ tiêm phòng khi đến lượt mình.
Các nhà khoa học cũng cho tôi hy vọng – trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là ở Đức, quốc gia chúng ta. Thử nghiệm corona đáng tin cậy đầu tiên đã được phát triển ở đây – và giờ đây cũng là vắc xin đầu tiên được chấp thuận ở châu Âu và nhiều nước trên thế giới. Nó xuất hiện từ công trình nghiên cứu của một công ty Đức và hiện đang được sản xuất dưới dạng hợp tác sản xuất giữa Đức và Mỹ.
Những người sáng lập Ugur Sahin và Özlem Türeci từ thành phố Mainz nói với tôi rằng những người làm việc trong công ty của họ đến từ 60 quốc gia. Không gì có thể cho thấy tốt hơn rằng chính sự hợp tác châu Âu và quốc tế, rằng sức mạnh của sự đa dạng, mang lại tiến bộ.
Các nhiệm vụ mà đại dịch buộc ta phải đối mặt vẫn còn lớn khủng khiếp (gewaltig). Nhiều chủ hãng xưởng, người lao động (người làm việc), những cá nhân tự kinh doanh và các nghệ nhân phần lớn không chắc chắn và thậm chí lo sợ về sự tồn tại của họ. Chính phủ liên bang đã không để họ một mình trong trường hợp khẩn cấp này mà hoàn toàn không phải do lỗi của họ. Sự hỗ trợ của nhà nước đang giúp đỡ ở mức độ chưa từng có. Nắm bắt các quy tắc làm việc ngắn hạn được cải tiến. Do đó, công việc làm có thể không bị mất đi.
Vì vậy, trong năm mới tất cả mọi thứ đều là liên quan tới Corona? Không, và nó cũng không có trong cái cũ (Nein, und das war es auch im alten nicht). Không phải chỉ kể từ khi bắt đầu đại dịch mà thế giới chúng ta đang sống đang thay đổi nhanh chóng và cơ bản (grundlegend).

Điều quan trọng hơn là Đức phát triển những ý tưởng dũng cảm cho tương lai bằng tất cả sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Rằng nền kinh tế của chúng ta, sự di chuyển của chúng ta, cuộc sống của chúng ta sẽ thân thiện với khí hậu. Rằng mọi người ở Đức có thể hưởng lợi từ điều kiện sống bình đẳng và công bằng giáo dục thực sự. Rằng chúng ta có thể khẳng định mình tốt hơn với Châu Âu trong thế giới số hóa, toàn cầu hóa.
Đồng bào yêu mến,
Những ngày và tuần này, không có gì để đánh bóng, là những thời điểm khó khăn đối với đất nước chúng ta. Và nó sẽ còn như vậy trong một thời gian khá dài. Làm thế nào chúng ta vượt qua đại dịch này, điều đó sẽ phụ thuộc vào tất cả chúng ta trong một thời gian dài sắp tới. Mùa đông đang và sẽ khó khăn.
Chúng ta biết mình có thể làm gì để chống lại vi rút. Phương tiện hữu hiệu nhất ngoài vắc-xin nằm trong tay chúng ta bằng cách tuân thủ các quy tắc, mỗi một người trong chúng ta. Tất cả chúng ta cùng nhau.
Cuối cùng, hãy để tôi nói điều gì đó cá nhân: trong chín tháng nữa, sẽ có cuộc bầu cử quốc hội, mà tôi sẽ không tranh cử nữa. Trong tất cả khả năng, đây sẽ là lần cuối cùng tôi được nói chuyện với các bạn với tư cách là Thủ tướng bằng một bài phát biểu đầu năm mới. Tôi nghĩ mình không ngoa khi nói: chưa bao giờ trong 15 năm qua, chưa bao giờ chúng ta cảm thấy năm cũ khó khăn đến thế – và chưa bao giờ bất chấp những lo lắng, hoài nghi, chúng ta lại hướng tới năm mới với nhiều hy vọng.
Và vì vậy, tôi chân thành chúc các bạn và gia đình sức khỏe, sự tự tin và những phước lành của Chúa cho năm mới 2021.
[Tiếng Đức -Deutsch]
Neujahrsansprache der Bundeskanzlerin der Bundesrepublik Deutschland, Dr. Angela Merkel, am 31. Dezember 2020
Liebe Mitbürgerinnen und liebe Mitbürger,
was für ein Jahr liegt hinter uns!
2020 ist etwas über uns gekommen, womit die Welt nicht gerechnet hatte. Ein bis dahin unbekanntes Virus dringt in unsere Körper und unsere Leben ein. Es trifft uns da, wo wir am allermenschlichsten sind: im engen Kontakt, in der Umarmung, im Gespräch, beim Feiern. Das Virus macht normales Verhalten zu einem Risiko – und ganz ungewohnte Schutzmaßnahmen normal.
2020, dieses Jahr der Pandemie, war ein Jahr des Lernens. Wir mussten im Frühjahr auf ein Virus reagieren, über das es kaum gesichertes Wissen und Informationen gab. Wir mussten Entscheidungen treffen, von denen wir zunächst nur hoffen konnten, dass sie sich als richtig erweisen würden.
Die Coronavirus-Pandemie war und ist eine politische, soziale, ökonomische Jahrhundertaufgabe. Sie ist eine historische Krise, die allen viel und manchen zu viel auferlegt hat. Ich weiß, dass es ungeheures Vertrauen und Geduld von Ihnen verlangt hat und weiter verlangt, sich auf diesen historischen Kraftakt einzulassen. Dafür danke ich Ihnen von ganzem Herzen.
Am Ende dieses atemlosen Jahres heißt es auch, einmal innezuhalten – und zu trauern. Wir dürfen als Gesellschaft nicht vergessen, wie viele einen geliebten Menschen verloren haben, ohne ihm in den letzten Stunden nah sein zu können. Ich kann ihren Schmerz nicht lindern. Aber ich denke an sie, gerade auch heute Abend.
Ich kann nur ahnen, wie bitter es sich anfühlen muss für die, die wegen Corona um einen geliebten Menschen trauern oder mit den Nachwirkungen einer Erkrankung sehr zu kämpfen haben, wenn von einigen Unverbesserlichen das Virus bestritten und geleugnet wird. Verschwörungstheorien sind nicht nur unwahr und gefährlich, sie sind auch zynisch und grausam diesen Menschen gegenüber.
2020 war bestimmt von Sorge und Ungewissheit. Zugleich war es aber auch ein Jahr, in dem so viele über sich hinausgewachsen sind, ohne das an die große Glocke zu hängen. Das beweisen uns die Ärztinnen, Ärzte und Pflegekräfte in Krankenhäusern, Pflegeheimen und anderen Einrichtungen. Das zeigt sich bei den Mitarbeitern der Gesundheitsämter, die so plötzlich ins Zentrum des Kampfes gegen das Virus gerückt sind. Das sehen wir an der Einsatzfreude unserer Bundeswehr, die an allen Ecken und Enden Unterstützung leistet
. Unzählige Menschen haben dazu beigetragen, dass unser Leben trotz Pandemie weiter möglich war: in den Supermärkten und im Gütertransport, in den Postfilialen, in Bussen und Bahnen, auf den Polizeiwachen, in den Schulen und Kitas, in den Kirchen, in den Redaktionen.
Ich bin auch immer wieder dankbar dafür, wie diszipliniert die allermeisten Menschen ihre Masken tragen, wie sie sich um Abstand bemühen. Darin drückt sich für mich aus, was ein Leben in einer menschenfreundlichen Gesellschaft erst möglich macht: Rücksichtnahme auf andere, die Einsicht, sich selbst auch einmal zurückzunehmen, das Bewusstsein von Gemeinsinn.
Diese Haltung von Millionen von Mitbürgern hat uns auf unserem bisherigen Weg durch die Pandemie manches erspart. Sie wird auch im kommenden Jahr nötig sein.
Was lässt mich hoffen?
Seit wenigen Tagen hat die Hoffnung Gesichter: Es sind die Gesichter der ersten Geimpften, der ganz Alten und ihrer Pfleger und Pflegerinnen, des medizinischen Personals auf den Intensivstationen – nicht nur bei uns, sondern in allen europäischen und vielen anderen Ländern. Tagtäglich werden es mehr, schritt-weise werden andere Alters- und Berufsgruppen dazukommen – und dann alle, die es möchten. Auch ich werde mich impfen lassen, wenn ich an der Reihe bin.
Hoffen lassen mich auch die Wissenschaftler – weltweit, aber gerade auch bei uns in Deutschland. Der erste verlässliche Coronatest wurde hier entwickelt – und nun auch der erste in Europa und vielen Ländern der Welt zugelassene Impfstoff. Er ist aus der Forschungsarbeit eines deutschen Unternehmens hervorgegangen und wird jetzt als deutsch-amerikanische Koproduktion hergestellt.
Die Gründer Ugur Sahin und Özlem Türeci aus Mainz haben mir erzählt, dass Menschen aus 60 Nationen in ihrem Unternehmen arbeiten. Nichts könnte besser zeigen, dass es die europäische und internationale Zusammenarbeit, dass es die Kraft der Vielfalt ist, die den Fortschritt bringt.
Die Aufgaben, vor die die Pandemie uns stellt, bleiben gewaltig. Bei vielen Gewerbetreibenden, Arbeitnehmern, Solo-Selbstständigen und Künstlern herrschen Unsicherheit, ja Existenzangst. Die Bundesregierung hat sie in dieser ganz unverschuldeten Notlage nicht allein gelassen. Staatliche Unterstützung in nie dagewesener Höhe hilft.
Verbesserte Kurzarbeitsregeln greifen. Arbeitsplätze können so bewahrt werden.
Ist also auch im neuen Jahr alles Corona? Nein, und das war es auch im alten nicht. Nicht erst seit Beginn der Pandemie verändert sich die Welt, in der wir leben, rasant und grundlegend.
Umso wichtiger ist es, dass Deutschland mit all seiner Kraft und seiner Kreativität mutige Ideen für die Zukunft entwickelt. Dass unser Wirtschaften, unsere Mobilität, unser Leben klimaschonend wird. Dass alle Menschen in Deutschland von gleichwertigen Lebensverhältnissen und echter Bildungsgerechtigkeit profitieren können. Dass wir uns auch mit Europa besser behaupten in der globalisierten, digitalisierten Welt.
Liebe Mitbürgerinnen, liebe Mitbürger,
diese Tage und Wochen, da gibt es nichts zu beschönigen, sind schwere Zeiten für unser Land. Und so wird es auch noch eine ganze Weile bleiben. Es wird noch eine ganze Zeit an uns allen liegen, wie wir durch diese Pandemie kommen. Der Winter ist und bleibt hart.
Wir wissen ja, was wir dem Virus entgegensetzen können. Die neben dem Impfstoff wirksamsten Mittel haben wir selbst in der Hand, indem wir uns an die Regeln halten, jeder und jede von uns. Wir alle zusammen.
Lassen Sie mich zum Schluss noch etwas Persönliches sagen: In neun Monaten ist Bundestagswahl, zu der ich ja nicht wieder antreten werde. Dies ist deshalb heute aller Voraussicht nach das letzte Mal, dass ich mich als Bundeskanzlerin mit einer Neujahrsansprache an Sie wenden darf. Ich denke, ich übertreibe nicht, wenn ich sage: Nie in den letzten 15 Jahren haben wir alle das alte Jahr als so schwer empfunden – und nie haben wir trotz aller Sorgen und mancher Skepsis mit so viel Hoffnung dem neuen Jahr entgegengesehen.
Und so wünsche ich Ihnen und Ihren Familien von Herzen Gesundheit, Zuversicht und Gottes Segen für das neue Jahr 2021.

nguồn Lê Thanh Nhàn’s phê tê bốc