


Chuyện phiếm: 10 giai thoại về Trần Bắc Hà

Tác giả: theo FB Những công dân tự do

Kỳ Duyên
: Thông tin Trần Bắc Hà tử vong ngay trong trại tạm giam làm chấn động dư luận. Một bị can, nguyên là một doanh nhân rất giàu có, kiêm quan chức, khi còn sống, tính cách ngạo mạn, thô lỗ, vô học bởi cậy quyền cậy thế, nên khi chết đi chỉ thấy “tiếng xấu, tiếng dữ đồn xa”, nên XH chẳng ai có chút cảm thương, nuối tiếc.
Đọc trên FB nhà báo Hoàng Nguyên Vũ, thấy có một câu hay quá: “Thực sự thì chết không phải là hết đâu. Bạn vẫn mãi còn đó. Vấn đề là còn trong tim người khác, hay còn trong miệng lưỡi người khác mà thôi!” (!)
Nhưng mình nghĩ, nhiều kẻ đang sống, thì đã còn trong miệng lưỡi nhân gian rồi
Vì vậy mà sống như thế nào không đơn thuần chỉ có “tứ khoái”, mà quan trọng nhất, là có Giá trị, có Ý nghĩa thế nào với cuộc đời, nhất là khi có sẵn cái ghế quyền lực
Đọc được bài này trên FB, xin đăng lên để bạn đọc, đọc và suy ngẫm
———————-
Vừa là doanh nhân vừa là quan chức, ông trùm Bắc Hà luôn được xem là “con sói” trong giới ngân hàng, là nhân vật số hai dưới triều đại cũ. Quyền năng có thể coi là hô phong hoán vũ, sự ngạo mạn đã thành giai thoại.
Ông trùm có tật mê múa lửa, mê chân dài, bất cứ lễ động thổ, khởi công… nào có mặt là phải có màn múa lửa, về rượu thì mê Ballantine !Sau đây là các giai thoại của ông ấy:
1. Một nữ nhân viên BIDV bước vào thang máy, ở đó đang có một người, “ông trùm” mà cô chưa kịp chào. Cô nhận ngay một trận chửi té tát.
– Cút ngay!
2. Trên một chuyến bay VN Airline, ông trùm tát thẳng cánh một nữ tiếp viên, bắt cô phải quì gối xin lỗi vì làm gã phật ý. Sau đó ông trùm cũng không tha làm nhục cả cơ trưởng.
3. Tại Sàn chứng khoán Tokyo, ông trùm hò hét tuỳ tùng trai thì “thằng” gái thì “đĩ” và yêu cầu được hút thuốc, dù có bảng cấm hút trong phòng giao dịch.
4. Một cuộc hội họp ở Bình Định, một PCT tỉnh vừa mở miệng phê phán thì bị ông trùm quát:
– Mày không đủ tuổi nói chuyện với tao!
Vị PCT vừa phản ứng thì lập tức nhận ngay một cú tát trời giáng, ôm mặt khóc giữa đám đông.
4. Lại có lần, xích mích chuyện đầu tư cảng Quy Nhơn, ông trùm hẹn Nguyễn Văn Thiện, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chơi golf. Khi Thiên tới, ông trùm vụt gậy golf tới tấp, Thiện gãy ba sườn, phải chở đi bệnh viện cấp cứu.
5. Đại hội BIDV có nhiều tai to mặt lớn. Một người hỏi:
– Tại sao nhân sự chủ chốt của ngân hàng đa phần là người Bình Định? Lập tức nhận được câu trả lời đốp chát của ông trùm:
– Đã có quá nhiều người hỏi câu này. Tôi xin trả lời luôn một lần: Vì tôi là người Bình Định!
6. Trên khoang thương gia, một lãnh đạo cao cấp đang đọc quyển tạp chí. Ông trùm bước tới giật phăng rồi cười ngạo nghễ. Vị quan to im lặng.
7. Có lần ông trùm chửi thẳng mặt một bộ trưởng:
– Tại sao mày xin chỉ đạo của thủ tướng vào lúc này? Cút ngay! Rồi quay sang bảo – Đi thôi anh Ba, trễ giờ bay rồi!
8. BIDV muốn thâu tóm Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB), ông trùm hỏi cộc lốc:
– Giao hay không?
Dù không muốn, nhưng sau đó lãnh đạo MHB buộc phải giao vì có “chủ trương bên trên”.
9. Có lần, cả chuyến bay phải dừng lại chờ một nhân vật trễ giờ, nhân vật ấy là ông trùm. Bất chấp trên máy bay hôm ấy có ông Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng đương nhiệm.
10. Một lần đến Thành phố Pleiku dự một buổi liên hoan, Trần Bắc Hà đã chỉ tay chửi mắng, dọa đánh mấy diễn viên của đoàn nghệ thuật tỉnh Gia Lai – Kon Tum khiến đoàn trưởng Ymoan vốn chẳng sợ ai phải cự lại, và thách thức.
Anh hùng nào rồi cũng đến thời mạt vận.
Hôm nay, ông trùm tắt thở
———
Nguồn: Fb Văn Lang

Ông Trần Bắc Hà” băng hà”: Điều tra và xử lý tài sản thế nào?
Tác giả: Minh Tuệ (tổng hợp)
Theo luật sư Cường, trong trường hợp kết luận cuối cùng của tòa án xác định ông Trần Bắc Hà có tội, nhưng bị can chết nên không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng nếu bị can Trần Bắc Hà có tội và tội đó gây thiệt hại cho Nhà nước vẫn truy cứu trách nhiệm dân sự của bị can tương ứng số tài sản ông ấy để lại. Những người thừa kế có trách nhiệm phải đứng ra thực hiện các thủ tục để bồi hoàn thiệt hại.
“Trong trường hợp này, trách nhiệm hình sự có thể thoát nhưng trách nhiệm dân sự có thể không thoát nếu như cơ quan tố tụng có đầy đủ chứng cớ chứng minh ông ấy vi phạm”- luật sư Cường chia sẻ thêm.

KD: Với Trần Bắc Hà, chết chưa phải hết chuyện. Kịch hay còn ở phía trước….Chỉ tiếc, cái chết “đúng quy trình” này làm lợi cho nhiều kẻ
—————-
Ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch BIDV đã tử vong do bệnh nặng trong thời gian tạm giam. Theo điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trường hợp bị can chết, cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra với bị can đó..

Biệt thự tại resort Hoàng Gia (TP Quy Nhơn, Bình Định), nơi ở trước đây của ông Trần Bắc Hà. Ảnh: PLO |
Khi thông tin việc bị can Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV tử vong, nhiều người đặt câu hỏi, liệu có ảnh hưởng đến quá trình điều tra, truy tố xét xử vụ án hay không?
Trả lời trên VOV.VN, luật sư Đặng Văn Cường, văn phòng Luật sư Chính pháp cho rằng, trong vụ án hình sự mà bị can chết phải đình chỉ điều tra với bị can đó. Tuy nhiên, vụ án đó có đồng phạm, cho nên không đình chỉ vụ án mà tiếp tục giải quyết vụ án đó và với các đồng phạm khác. Qua đó, xem xét trách nhiệm hình sự của từng bị can, để sau này sẽ đưa ra tòa xét xử.
Theo luật sư Cường, trong trường hợp kết luận cuối cùng của tòa án xác định ông Trần Bắc Hà có tội, nhưng bị can chết nên không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng nếu bị can Trần Bắc Hà có tội và tội đó gây thiệt hại cho Nhà nước vẫn truy cứu trách nhiệm dân sự của bị can tương ứng số tài sản ông ấy để lại. Những người thừa kế có trách nhiệm phải đứng ra thực hiện các thủ tục để bồi hoàn thiệt hại.
“Trong trường hợp này, trách nhiệm hình sự có thể thoát nhưng trách nhiệm dân sự có thể không thoát nếu như cơ quan tố tụng có đầy đủ chứng cớ chứng minh ông ấy vi phạm”- luật sư Cường chia sẻ thêm.
Trách nhiệm dân sự của bị can Trần Bắc Hà được luật sư Cường chia sẻ cụ thể: “Khi một người chết đi để lại các nghĩa vụ dân sự, đầu tiên phải dùng tài sản do người chết để lại để giải quyết các nghĩa vụ dân sự. Nếu còn thừa mới chia thừa kế. Nếu nghĩa vụ lớn hơn số tài sản người khác thừa kế thì chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản để lại”.
Đồng tình với quan điểm này,luật sư Nguyễn Anh Thơm, trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn LSTP Hà Nội thông tin thêm trên báo Kiến Thức, ông Trần Bắc Hà đang là bị can bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) khởi tố về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015.
Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam nên Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bị can để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm nhận định, đây là vụ án đồng phạm. Do đó, việc đình chỉ điều tra đối với bị can Trần Bắc Hà sẽ không làm ảnh hưởng đến các bị can khác trong vụ án.
“Qua quá trình tạm giam bị can hơn 7 tháng qua, Cơ quan CSĐT về cơ bản đã thu thập đầy đủ các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can Trần Bắc Hà, cũng như các đồng phạm khác.
Lời khai nhận của bị can trong các vụ án kinh tế không phải là chứng cứ quyết định hành vi phạm tội. Chứng cứ buộc tội các bị can được sử dụng là các chứng cứ vật chất như các giấy tờ, tài liệu có sự ký nhận, các thiệt hại xảy ra trên thực tế đã được xác định,…
Thực tế, nhiều vụ án liên quan đến tội phạm kinh tế, dù cho bị can không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng quá trình điều tra đã có đủ căn cứ chứng minh bị can đã ban hành và ký nhận các giấy tờ tài liệu và được giám định đó chính là chữa ký của bị can nên bị can phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã gây ra tương ứng với quy định của pháp luật”, luật sư Thơm cho biết.
Đối với vần đề thu hồi tài sản do phạm tội mà người phạm tội đã chết, luật sư Thơm cho rằng, theo quy định của pháp luật, bị can vẫn phải liên đới bồi thường trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại đến tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước.
Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, Cơ quan điều tra có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của Bị can Trần Bắc Hà theo Điều 128, 129 BLTTHS. Do đó, khi bị can chết vì việc thu hồi tài sản sẽ được Cơ quan thi hành án căn cứ vào Bản án, quyết định củaTòa án khi xét xử các Bị cáo đồng phạm khác đã có hiệu lực pháp luật.
Trước đó, cuối tháng 11/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với ông Trần Bắc Hà để điều tra về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cùng bị khởi tố với ông Hà ở thời điểm đó còn có các bị can Trần Lục Lang (cựu Phó tổng giám đốc BIDV), Kiều Đình Hòa (cựu Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh) và Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh).
Ông Trần Bắc Hà cùng 3 thuộc cấp bị khởi tố để điều tra về những sai phạm liên quan đến việc cho dự án chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh vay vốn gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.
Cuối tháng 3/2019, con trai ông Trần Bắc Hà là Trần Duy Tùng – 34 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP An Phú, trụ sở tại TP Quy Nhơn, Bình Định cũng bị Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, thông tin trên báo Giao thông.
Ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch BIDV đã tử vong sáng 18/7 khi đang bị tạm giam để điều tra về những sai phạm trong hoạt động ngân hàng tại BIDV.Đại tá Đỗ Quang Mão – Chính ủy Bệnh viện quân y 105 cho biết: “6h30 sáng 18/7, ông Trần Bắc Hà được đưa vào Bệnh viện quân y 105 trong tình trạng đã tử vong”. Ông Trần Bắc Hà bị bệnh về gan và từng đi nước ngoài điều trị. Từ khi bị tạm giam để điều tra, ông Trần Bắc Hà thuộc diện được lưu ý chăm sóc y tế, dùng thuốc thường xuyên vì có nhiều bệnh nan y. Những ngày qua, ông Hà hay mệt vì bệnh tái phát |
Cuộc đời lúc lên voi, lúc xuống chó, không biết đâu mà lần