Lời “dạy” của Karl Marx và Engel về “BÁO CHÍ”

DANH NGÔN

Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6, đọc lại lời của chính K. Marx

1. “Báo chí nói chung là sự thực hiện Tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí”.

(Mác – Ăngghen – Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, t. I, tr. 84)

2. “Bản chất của báo chí tự do, đó là bản chất dũng cảm, có lí tính, có đạo đức của tự do. Tính cách của báo chí kiểm duyệt – đó là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa”.

(Mác – Ăngghen – Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, t. I, tr. 89),

3. ”Báo chí tự do – đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới; nó là hiện thân của nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đấu tranh đó. Báo chí tự do, đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm như mọi người đều biết thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do, đó là tấm gương tinh thần, trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do, đó là tinh thần cuả quốc gia, mà mọi túp lều tranh đều có thể có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực và lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào…”. 

(Mác – Ăngghen – Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, t. I, tr. 100),

4. “Luật kiểm duyệt không phải là luật, mà là biện pháp cảnh sát, thậm chí còn là biện pháp cảnh sát tồi [….] Tệ lớn nhất – tệ giả dối gắn liền với báo chí kiểm duyệt, tệ xấu nhất căn bản này của nó là nguồn gốc của tất cả những thiếu sót khác của nó, trong đó cả mầm mống của mĩ đức cũng không có. Tệ đó – tệ đáng ghét nhất… Điều đó dẫn đến cái gì? Chính quyền chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân, hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng với cuộc sống quốc gia biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư, làm cho nhân dân quen coi cái phạm pháp là tự do, coi tự do là phi pháp, coi cái hợp pháp là cái không tự do”

(Mác – Ăngghen – Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, t. I, tr. 98, 105)

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.