Khi con người “là sản phẩm xuất khẩu ” !!

Thống trị và quản trị

Vì sao tỷ lệ người đi xuất khẩu lao động ở Đồng Tháp tăng?

QĐND – Chỉ sau 5 năm tái khởi động, xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem như “cánh đồng công nghiệp” của Đồng Tháp. Ở đó không chỉ giải quyết cho hàng nghìn lao động vươn lên thoát nghèo, mỗi năm mang về cho tỉnh hàng trăm tỷ đồng, mà còn tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để gieo cấy “mùa vàng” tại quê hương trong tương lai không xa.

Đổi đời nhờ xuất khẩu lao động

Đã thành thông lệ, cứ đều đặn các thành viên trong Câu lạc bộ “Những người có con em đi xuất khẩu lao động” của xã Thông Bình, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) có mặt đông đủ tham gia sinh hoạt. Nội dung các buổi sinh hoạt không chỉ thông báo về kết quả lao động, số tiền tiết kiệm được của từng người, mà từng thành viên câu lạc bộ còn trao đổi thông tin, thảo luận các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động xuất khẩu. Tham gia buổi sinh hoạt của câu lạc bộ, chúng tôi còn được biết, không chỉ giúp hộ nghèo vươn lên, XKLĐ còn giúp nhiều kỹ sư, cử nhân có được việc làm ổn định với mức thu nhập cao. Điển hình như trường hợp của anh Lê Nhựt Trường, ở xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh, sau khi tốt nghiệp ngành cơ điện ở Trường Đại học Cần Thơ nhưng không tìm được việc làm. Đầu năm 2014, anh Trường tham gia XKLĐ tại Nhật Bản và làm trong công ty chuyên về cơ khí (sản xuất líp xe đạp). Qua 3 năm làm việc ở Nhật Bản, trừ hết các khoản chi phí, anh còn dư được gần 1 tỷ đồng. Anh Trường chia sẻ: “Lúc ở Nhật Bản, ngoài thời gian lao động trong công ty, tôi còn tranh thủ học thêm tiếng Nhật để chuẩn bị hành trang sau này. Tháng 2-2017, khi hết hạn hợp đồng lao động, trở về quê, tôi được Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp nhận vào dạy tiếng Nhật cho những người có nhu cầu đi lao động nước ngoài. Giờ đây, ngoài số tiền tích lũy trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, tôi còn có thêm việc làm với mức lương tương đối ổn định”.

Bộ đội xuất ngũ tham gia lớp đào tạo nghề trước khi XKLĐ.

Điểm sáng trong XKLĐ ở Đồng Tháp còn phải kể đến là việc đưa bộ đội xuất ngũ đi lao động ở nước ngoài. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 500 lao động là bộ đội xuất ngũ làm việc tại các nước, như: Nhật Bản, Hàn Quốc… Theo bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp: Tổ chức cho bộ đội xuất ngũ đi lao động nước ngoài là hướng đi mới của Đồng Tháp và hiện đã cho thấy kết quả đáng mừng. Những lao động này được doanh nghiệp đánh giá rất cao và ưu tiên lựa chọn. Bởi sau một thời gian rèn luyện trong quân đội, phần lớn thanh niên đều xây dựng cho mình tính kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, sự gọn gàng ngăn nắp, đoàn kết, hòa đồng và sức khỏe tốt… Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp nước ngoài rất cần ở người lao động.

“Năm nay, được sự đồng ý của Bộ CHQS tỉnh Đồng Tháp, trung tâm đến tư vấn, hướng nghiệp cho quân nhân sắp xuất ngũ đi học nghề, miễn phí 100% học phí và bảo đảm việc làm sau tốt nghiệp từ 95% trở lên. Riêng ngành cơ khí, xây dựng, trung tâm bảo đảm việc làm cho 100% người học”, bà Tuyết cho biết thêm.

Nhiều cách làm hay

Để tăng tính hiệu quả trong tổ chức cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài, Đồng Tháp không chỉ đẩy mạnh việc thành lập các câu lạc bộ, hội, nhóm “Những người có con em đi xuất khẩu lao động”, mà còn chủ động đổi mới việc lựa chọn thị trường và doanh nghiệp XKLĐ theo hướng chọn doanh nghiệp có năng lực, có trách nhiệm và thị trường có điều kiện làm việc hiện đại, thu nhập ổn định ở mức cao, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… để hợp tác. Nhờ đó phong trào XKLĐ ở tỉnh ngày càng lan rộng; tỷ lệ người tham gia XKLĐ ngày càng tăng, đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, 100% lao động khi đi làm việc ở nước ngoài đều được tỉnh đào tạo khá toàn diện từ học nghề, học ngoại ngữ đến việc tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân bản địa… “Do chuẩn bị khá kỹ nên chất lượng nguồn nhân lực của Đồng Tháp đáp ứng yêu cầu của nhiều doanh nghiệp… Theo đó, tỷ lệ người lao động ở Đồng Tháp được các doanh nghiệp tuyển dụng rất cao và luôn giữ được sự tin tưởng”, bà Minh Tuyết cho biết. 

Cùng với giải pháp tuyên truyền, tổ chức đào tạo, hiện Đồng Tháp là một trong những địa phương đi đầu và thực hiện thành công chính sách vay vốn theo hình thức tín chấp đối với lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, bằng nguồn vốn Trung ương và địa phương, thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Đồng Tháp đã hỗ trợ vay tín chấp từ 90% đến 100% chi phí đi XKLĐ. Ngoài ra, trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh cũng hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, lệ phí visa…

Không chỉ hỗ trợ bước đầu, Đồng Tháp còn chủ động xây dựng cả phương án phát huy lợi thế “hậu XKLĐ”. Theo đó, Đồng Tháp đã liên kết mở thêm kênh du học, nhằm tạo cơ hội cho người lao động đủ điều kiện đi tu nghiệp chương trình đại học để có việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp, tạo ra sự ổn định lâu dài; giới thiệu việc làm, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sau khi hết hạn lao động trở về địa phương.

Đồng chí Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết: “Việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển là chủ trương lớn được cấp ủy, chính quyền các cấp ở Đồng Tháp hết sức quan tâm. Vì vậy, Đồng Tháp sẽ đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, nhất là bộ đội xuất ngũ đi XKLĐ. Bởi qua đó, người lao động vừa có việc làm, thu nhập ổn định, vừa học hỏi được tác phong lao động từ các nước tiên tiến. Đây là tài sản để mỗi người tự đi được trên hành trình lập nghiệp của mình. Theo đó, Đồng Tháp xem việc lao động đi làm việc ở nước ngoài là cách đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai góp phần tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương”.

THÚY AN

Triều Tiên có thể kiếm ngoại tệ từ những nguồn nào?

Xuất khẩu than, gửi lao động ra nước ngoài, tấn công ngân hàng được cho là những phương thức để Triều Tiên kiếm ngoại tệ, phục vụ cho chương trình vũ khí.

Công nhân ngành than làm việc ở thị trấn Sinuiju, Triều Tiên sát với thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc. Ảnh: AFP

Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times hôm 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông chuẩn bị giải quyết mối đe dọa hạt nhân với Triều Tiên cho dù Trung Quốc có hợp tác hay không. Tuy nhiên, ông sẽ phải cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh nếu muốn chặn các nguồn thu nhập của chính quyền lãnh đạo Kim Jong-un, theo CNN.

Trung Quốc là trụ đỡ của nền kinh tế Triều Tiên, chiếm đến 80% kim ngạch ngoại thương của nước láng giềng nhỏ bé.

Trong nhiều năm qua, Mỹ và các đồng minh đã nỗ lực tìm cách bóp nghẹt các nguồn thu nhập của chính phủ Triều Tiên cũng như cắt đứt nước này khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu. Song dường như tất cả những nỗ lực này đã giúp Triều Tiên phát triển khả năng luồn lách các lệnh trừng phạt quốc tế.

“Chúng ta kê quá nhiều toa thuốc trừng phạt chế độ Triều Tiên đến mức nước này đã trở thành siêu vi khuẩn kháng mọi loại thuốc”, John Park, giám đốc Nhóm công tác Triều Tiên ở Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc trường Đại học Harvard, Mỹ, nhận định.

Park cho rằng Mỹ cần phải thuyết phục Trung Quốc minh bạch các hoạt động thương mại với Triều Tiên. Những chuyên gia khác cho rằng Washington phải trừng phạt các công ty Trung Quốc được cho là đang giúp Bình Nhưỡng làm ăn.

Dưới đây là những nguồn mang lại thu nhập để Triều Tiên phát triển quân sự, theo cây bút Jethro Mullen của CNN.

Than

Than là nguồn mang lại ngoại tệ lớn nhất cho Triều Tiên vì nước này bán hàng triệu tấn than cho Trung Quốc mỗi năm. Than chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu chính thức của Triều Tiên trong năm 2015. Nguồn thu nhập này bị đe dọa vào tháng hai khi Trung Quốc tuyên bố dừng mọi hoạt động nhập khẩu than từ Triều Tiên cho đến hết năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các tuyên bố của Bắc Kinh về việc hạn chế giao thương với Bình Nhưỡng thường mạnh mẽ hơn những gì xảy ra trên thực tế. Trung Quốc không muốn làm sụp đổ nền kinh tế của Triều Tiên, đất nước được Trung Quốc coi là vùng đệm quan trọng giữa nước này và Hàn Quốc – một đồng minh chủ chốt của Mỹ.

“Mục tiêu của lệnh cấm nhập khẩu than rõ ràng không nhằm làm sụp đổ chế độ Triều Tiên”, Stephan Haggard, học giả ở Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, nhận định sau khi lệnh cấm được thông báo.

Giới phân tích cho rằng các thương nhân của hai bên khu vực biên giới có vô vàn cách để lách lệnh cấm mua bán than thông qua các giao dịch không ghi trên sổ sách cũng như nhờ tình trạng thực thi lỏng lẻo lệnh cấm này.

Bên cạnh than, Triều Tiên cũng xuất khẩu nhiều hàng hóa và nhu yếu phẩm khác bao gồm quặng sát, hải sản, áo quần sang Trung Quốc.

Quỹ dự trữ ở Trung Quốc

Cho dù bị Trung Quốc siết chặt giao thương nhưng Triều Tiên được cho là đã xây dựng được các quỹ dự trữ dồi dào từ những ngày xuất khẩu than ồ ạt cho Trung Quốc, đặc biệt là vào thời kỳ giá cả hàng hóa toàn cầu tăng vọt ở thập kỷ trước.

Park tin rằng Triều Tiên đang giữ những “khoản tiền rất lớn” ở Trung Quốc, cho phép Bình Nhưỡng có thể sử dụng để mua những gì cần thiết cho các chương trình phát triển vũ khí.

Bằng cách giữ tiền ở Trung Quốc, Triều Tiên có thể dễ dàng lách các biện pháp trừng phạt được thiết kế để cắt đứt nước này với hệ thống tài chính toàn cầu. Hạn chế sự tiếp cận của Bình Nhưỡng đối với nguồn tiền này “rốt cục phụ thuộc vào ý chí chính trị của các nhà chức trách Trung Quốc trong việc sử dụng luật trong nước để truy ra những nguồn tiền của Triều Tiên”, Park nói.

Các cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc và Mỹ cũng phát hiện bằng chứng cho thấy Triều Tiên sử dụng các mạng lưới công ty bình phong để tiếp cận các ngân hàng trên toàn cầu.

Anthony Ruggiero, học giả làm việc Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ (FDD) ở Washington, cho rằng chính phủ Mỹ có thể chỉnh đốn vấn đề này bằng cách phạt một ngân hàng Trung Quốc vì hỗ trợ Triều Tiên né các lệnh trừng phạt.

“Một khoản phạt lớn sẽ dẫn đến làn sóng lo ngại trong hệ thống tài chính Trung Quốc, khiến các ngân hàng Trung Quốc phải đánh giá các quy trình tuân thủ pháp lý”, Ruggiero cho biết.

Tấn công mạng

Kể từ đầu năm ngoái, Triều Tiên tạo ra một nguồn thu tiềm năng khác bằng cách sử dụng các tin tặc tấn công các ngân hàng, theo cây bút Jethro Mullen.

Triều Tiên được cho là có liên quan đến các vụ tấn công mạng nhằm vào các tổ chức tài chính ở 18 nước, theo một báo cáo mới từ công ty an ninh mạng Kaspersky của Nga.

“Người Triều Tiên có trình độ đặc biệt giỏi. Đó là một nguồn thu lớn trong tương lai”, Park đánh giá.

Một vụ cướp ngân hàng bằng cách tấn công mạng nhằm vào ngân hàng trung ương Bangladesh vào tháng 3/2016 đã gây chấn động trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu của Kaspersky cho biết phương thức tấn công ngân hàng tương tự có nguồn gốc từ Triều Tiên và đã xảy ra ở các nước nằm xa Bình Nhưỡng như Costa Rica, Ba Lan, Nigeria.

Jethro Mullen cho rằng đây chỉ là phương thức mới nhất trong một danh sách dài các cách thức phi pháp mà Triều Tiên bị cáo buộc sử dụng để kiếm tiền, bao gồm buôn bán các loại vũ khí cấm và ma túy.

Xuất khẩu lao động

Công nhân Triều Tiên làm việc ở một xưởng sản xuất giày tại một ngôi làng ở rìa thành phố Đan Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Triều Tiên có tầng lớp thượng lưu sống ở thủ đô nhưng hầu hết người dân nước này đều nghèo khó và từng trải qua nạn đói trước đây. Triều Tiên cũng là một trong những nền kinh tế khép kín nhất trên thế giới nhưng chính quyền nước này vẫn tìm cách tận dụng lực lượng lao động để kiếm tiền, theo Jethro Mullen.

Một trong những cách đó là gửi hàng nghìn người lao động Triều Tiên ra nước ngoài để làm việc trong các điều kiện khó khăn ở những nơi như Trung Quốc, Nga và Trung Đông, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2015. Người lao động Triều Tiên được cho là làm việc trong các ngành công nghiệp như khai khoáng, khai thác gỗ, dệt may và xây dựng.

Hồng Vân

Triều Tiên xuất khẩu phụ nữ sang Trung Quốc

09:38, 13 Dec 2017

Nhân vật chính trong phim Sleep Well, My Baby (Ngủ ngoan, con yêu). Bộ phim dựa trên các tình tiết có thật liên quan đến đến Joy, một phụ nữ Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc (Ảnh: Facebook)

Nền kinh tế Triều Tiên sản xuất được rất ít thứ mà thế giới có nhu cầu. Tuy nhiên, theo Fox News, nước láng giềng Trung Quốc lại thiếu thốn hai thứ mà Triều Tiên tương đối dư giả: than và phụ nữ. 

Than giữ lửa đốt ở một đất nước thiếu năng lượng như Trung Quốc, còn phụ nữ đáp ứng tình trạng thiếu hụt cô dâu tại nước này, khi xã hội có số lượng nam giới vượt trội so với nữ giới.

Chính sách một con của Trung Quốc đã tàn phá dân số nữ giới. Trong hơn ba thập kỷ, chính sách này khiến hàng chục triệu nữ giới đã biến mất khỏi dân chúng Trung Quốc, theo Fox News. Họ bị loại bỏ bằng nạo phá thai, hoặc bị giết khi vừa mới sinh ra, hoặc bị bỏ mặc đến chết sau khi sinh.

Tình trạng nạo phá thai để lựa chọn giới tính là vấn nạn phổ biến nhất. Gần mười triệu vụ nạo phá thai đã được thực hiện giữa những năm 2000 và 2014 ở Trung Quốc. Điều đó nghĩa là mỗi ngày có 1.800 trẻ em gái chưa sinh ra bị loại bỏ, mỗi năm có 640.000 trẻ em gái bị loại bỏ, và mỗi thập niên có 6,5 triệu bé gái bị cướp đi sinh mệnh từ trong bụng mẹ.

Kết quả là Trung Quốc không có đủ phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Hiện tại có khoảng 33 triệu người đàn ông ở Trung Quốc không thể tìm được vợ ở Trung Quốc đại lục. Vì thế, họ đi tìm kiếm cô dâu ở nước ngoài.

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc được xuất bản vào tháng 3 đã vẽ ra một bức tranh khiếm nhã: Dân số Triều Tiên khoảng 24 triệu người, trong đó có “khoảng 18 triệu người đang sống phụ thuộc vào lương thực của chính phủ, trong khi 10,5 triệu người bị suy dinh dưỡng. Các dịch vụ cơ bản bao gồm nước và vệ sinh cũng như cơ sở y tế hạ tầng đe dọa đến phúc lợi của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ cũng như phụ nữ mang thai và cho con bú”.

Do thiếu lương thực tràn lan và liên tục, những nông dân Triều Tiên đói khổ thường sẵn lòng bán một cô con gái nhỏ tuổi của họ cho “nhân viên tuyển dụng”. Người này tuyên bố rằng họ đang tuyển dụng công nhân cho các công ty Trung Quốc. Họ hứa với cha mẹ cô gái rằng: “Con gái của ông bà sẽ được làm việc trong nhà máy hoặc nhà hàng. Cô ấy cuối cùng sẽ có đủ miếng ăn.”

Những người phụ nữ lớn tuổi cũng được lôi kéo qua biên giới với những lời hứa hẹn tương tự.

Tuy nhiên, những “nhân viên tuyển dụng” này thực sự là những kẻ buôn bán tình dục, và những gì đang chờ đợi các cô gái và phụ nữ Triều Tiên không phải là công việc mà là kết hôn hoặc nô lệ tình dục ngoài ý muốn, theo Fox News. 

Các cô gái trẻ, đặc biệt nếu họ là trinh nữ, sẽ được bán cho người trả giá cao nhất để làm cô dâu. Phụ nữ lớn tuổi thường được bán cho các nhà chứa và buộc phải làm việc như gái mại dâm.

Theo Fox News, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong số họ sẵn sàng trả tiền cho những người dẫn đường để giúp họ vượt biên từ Trung Quốc sang một nước Đông Nam Á. Từ đó, họ có thể tìm cách đến với Hàn Quốc, nơi những người tị nạn Triều Tiên được chào đón.

“Xét về lịch sử, tác động lớn nhất đối với phụ nữ di cư từ Triều Tiên sang Trung Quốc là buôn bán tình dục và kết hôn”, theo ông Sokeel Park, giám đốc nghiên cứu và chiến lược của tổ chức Tự do ở Triều Tiên (Liberty in North Korea), một tổ chức giúp giải cứu người tị nạn Triều Tiên đang lẩn trốn ở Trung Quốc.

Sau khi có được tự do ở Hàn Quốc, rất ít phụ nữ Triều Tiên thừa nhận rằng họ đã bị buộc phải làm mại dâm hoặc bán làm vợ ở Trung Quốc, theo Fox News. Tuy nhiên, gần như tất cả trong số họ đã bị quấy rối tình dụng theo cách thức nào đó tại một đất nước thiếu thốn phụ nữ và xã hội náo loạn như Trung Quốc.

An Bình



Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.