Gỉai mã bức tranh “Tiếng thét”(the scream)sau hơn 120 năm

Bức tranh “Tiếng thét”: Bí mật hơn 120 năm cuối cùng đã được khoa học giải mã

Trang Ly 

Soha.vn

| 26/04/2017 07:245

Bức tranh "Tiếng thét": Bí mật hơn 120 năm cuối cùng đã được khoa học giải mã

Ảnh: Internet.

Ra đời cách đây hơn 120 năm, bức tranh “Tiếng thét” vẫn là tác phẩm chứa đựng những bí ẩn mà hậu thế không ngừng giải mã.

Trong hội họa, không chỉ có bức chân dung nàng “Mona Lisa” hay “Bữa ăn tối cuối cùng”của đại danh họa Leonardo da Vinci là ẩn chứa những bí ẩn thế kỷ mà nhân loại hoài công giải mã. 

Bức tranh Tiếng thét (The Scream) của Edvard Munch (1863 – 1944) cũng ẩn chứa những thông điệp bí mật mà họa sĩ người Na Uy muốn gửi gắm.

Bức tranh Tiếng thét: Bí mật hơn 120 năm cuối cùng đã được khoa học giải mã - Ảnh 1.

Bức tranh “Tiếng thét” vẽ năm 1893 của Edvard Munch. Ảnh: Internet.

Khuôn mặt lộ rõ sự kích động, hốt hoảng cùng đôi tay ôm lấy đầu như muốn quên đi “tiếng thét” đâu đó đã trở thành bí ẩn khó hiểu mà không phải ai cũng cảm nhận trong ý đồ của tác giả.

Không chỉ dừng ở đó, khung cảnh bao trùm bức tranh cũng trở thành đề tài khiến nhiều nhà khoa học khám phá.

Bí ẩn bầu trời ráng đỏ, vàng trong “Tiếng thét” của Edvard Munch

Nếu như vào năm 2004, các nhà thiên văn Mỹ nhận định, bầu trời ánh lên ráng vàng đỏ trong họa phẩm của Edvard Munch phản ánh bầu trời bị bụi đỏ nhuốm màu từ trận phun trào của núi lửa Krakatoa năm 1883 (Indonesia) thì mới đây, các nhà khoa học lại có kết luận khác.

Trong cuộc họp tại Vienna (Áo), các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Khoa học Địa chất châu Âu (EGU) cho biết, tác giả vẽ bầu trời trong “Tiếng thét” ánh lên sắc đỏ, vàng từ những đám mây xà cừ lóng lánh (Nacreous cloud), bao phủ rộng khắp Oslo (thủ đô của Na Uy).

Bức tranh Tiếng thét: Bí mật hơn 120 năm cuối cùng đã được khoa học giải mã - Ảnh 2.

Bầu trời trong “Tiếng thét” ánh lên sắc đỏ, vàng từ những đám mây xà cừ lóng lánh. Ảnh: Internet.

Mây xà cừ là hiện tượng hiếm gặp vì điều kiện để chúng xuất hiện là trong tầng bình lưu (cách mặt đất khoảng 20 đến 30km), ở nhiệt độ rất thấp, âm 78 độ C.

Vì là những đám mây mỏng nên mây xà cừ rất khó nhìn thấy vào ban ngày. Chúng thường dễ quan sát vào lúc hoàng hôn hoặc bình minh.

Vào thời thế kỷ 19, những đám mây trắng đột ngột chuyển sang ráng đỏ, khiến chính tác giả và những người có mặt lúc đó sợ hãi. Tiếng thét vang lên đâu đó là biểu hiện sợ hãi của những người chứng kiến hiện tượng bất thường này.

Vì lẽ đó, tác phẩm “Tiếng thét” đã ra đời. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cũng cho rằng, bức tranh thể hiện tâm tư bất an, lo lắng của chính tác giả. Theo trường phái biểu hiện (đầu thế kỷ 20), tác giả có lẽ có cách thể hiện họa phẩm của mình theo cách riêng.

Bức tranh Tiếng thét: Bí mật hơn 120 năm cuối cùng đã được khoa học giải mã - Ảnh 3.

Chân dung họa sĩ Edvard Munch (1863 – 1944). Ảnh: Internet.

Trong cuốn nhật ký của mình, Edvard Munch đã từng viết, cả cuộc đời ít có phút giây nào trọn vẹn hạnh phúc. Không chỉ đấu tranh với bệnh tật đến cuối đời, ông mồ côi mẹ khi mới 5 tuổi, còn chị gái cũng bị bệnh lao nặng trong khoảng thời gian ông vẽ bản “Tiếng thét” đầu tiên.

Dù các bức vẽ của Edvard Munch có thể hiện sự kiện tự nhiên khác thường tại Na Uy năm 1893 hay thể hiện tiếng lòng đau đớn, hoảng hốt đi chăng nữa thì tác phẩm sau hơn 120 năm vẫn khiến hậu thế có nhiều cảm xúc khi ngắm nhìn.

Bức tranh Tiếng thét: Bí mật hơn 120 năm cuối cùng đã được khoa học giải mã - Ảnh 4.

4 bản “Tiếng thét” của Edvard Munch. Ảnh: Internet.

Từ năm 1893 đến năm 1910, Edvard Munch vẽ 4 bức “Tiếng thét” trên các chất liệu khác nhau. 

Dịch từ: Dailymail

Câu chuyện đau buồn ít ai biết đằng sau bức tranh gây hoảng sợ nhất mọi thời đại “Tiếng thét”

Diệp Lục | 10/01/2019

Câu chuyện đau buồn ít ai biết đằng sau bức tranh gây hoảng sợ nhất mọi thời đại "Tiếng thét"

Người tạo ra bức tranh ám ảnh nhất mọi thời đại “Tiếng thét” có một cuộc đời đầy ám ảnh, đau khổ gắn liền với bệnh tật, cái chết, sự sợ hãi và nỗi sầu muộn.

The Scream (Tiếng thét) của Edvard Munch, bức tranh nổi tiếng chỉ sau Mona Lisa của Leonardo Da Vinci được coi là bức tranh gây hoảng sợ nhất thời đại chứa đựng những bí mật khủng khiếp ít ai biết.

Bức tranh được họa sĩ người Na Uy thực hiện vào năm 1893 mô tả một người đàn ông đi qua cầu vào lúc hoàng hôn, ôm đầu, bịt tai với ánh nhìn đầy kinh hãi. Điều đặc biệt là bức tranh này có 4 phiên bản được thể hiện bằng những chất liệu khác nhau. Phiên bản được đánh giá cao nhất là bản sơn dầu ở Phòng trưng bày quốc gia tại Oslo.

Câu chuyện đau buồn ít ai biết đằng sau bức tranh gây hoảng sợ nhất mọi thời đại Tiếng thét - Ảnh 1.

Chân dung của Munch.

Munch sinh năm 1863, là con thứ hai trong gia đình năm con. Cha ông là một sĩ quan quân đội cuồng tín, người gây ra những ám ảnh, điên cuồng lên con trai mình. Ông cũng đã trải qua một tuổi thơ bi đát liên quan đến cái chết và bệnh tật.

Mẹ và em gái thân thiết của Munch qua đời vào năm 1868 do mắc bệnh lao, khi họa sĩ mới 5 tuổi. Sự ra đi của những người thân đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của ông sau này. Bản thân Munch cũng là người hay ốm đau bệnh tật.

Trong cuốn nhật ký của Munch đề ngày 22/1/1892, có đoạn ghi lại nguồn cảm hứng sáng tác The Scream: “Tôi đang đi bộ trên đường cùng hai người bạn. Khi mặt trời đang lặn, tôi bỗng thấy u sầu vô cùng. 

Đúng lúc đó, bầu trời đột ngột đỏ như máu. Tôi dừng lại, vịn lên thành lan can, mệt mỏi như sắp chết. Các bạn tôi thì vẫn đi tiếp còn tôi đứng đó run rẩy sợ hãi. Tôi bỗng cảm thấy như có tiếng thét vô cùng vô tận vang lên“.

Câu chuyện đau buồn ít ai biết đằng sau bức tranh gây hoảng sợ nhất mọi thời đại Tiếng thét - Ảnh 2.

 Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, vào thời điểm Munch vẽ bức tranh “Tiếng thét” cũng là lúc trái tim ông đang quặn thắt, đau lòng khi tình yêu của mình bị tan vỡ. Munch được biết đến là người kém may mắn trong chuyện tình cảm, nghệ sĩ này đã không bao giờ kết hôn trong quãng đời của mình.

Đặc biệt, ông từng có một vết thương do súng bắn một cách đầy bí ẩn sau khi chia tay. Theo đó, vào năm 1902, mối quan hệ tình cảm giữa Much và cô gái tên Tulla Larsen trẻ tuổi, giàu có đã kết thúc bằng một vết thương do súng bắn vào một ngón tay ở bàn tay trái của Munch. Tuy nhiên, chi tiết xung quanh vết thương ấy cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Mặc dù vậy, một số khác lại cho rằng bức tranh lấy nguồn cảm hứng từ những đau thương, mất mát, ám ảnh về bệnh tật của họa sĩ. Gia đình đông anh em của Munch đều có sức khỏe yếu, người thì qua đời vì bệnh người thì bị bệnh tâm thần phân liệt.

Cây cầu trong bức tranh “Tiếng thét” được cho là mô phỏng một cây cầu nổi tiếng ở Oslo. Nơi đây được biết đến gần với trại tâm thần nơi mà chị gái của Munch điều trị.

Có thể thấy, cuộc đời cha đẻ của bức tranh “Tiếng thét” chứa đầy màu sắc u ám, bi kịch, mất mát và đau thương. Không chỉ “Tiếng thét” mà những bức tranh khác của Munch đều mang một màu sắc u sầu như chính cuộc đời của ông vậy.

Câu chuyện đau buồn ít ai biết đằng sau bức tranh gây hoảng sợ nhất mọi thời đại Tiếng thét - Ảnh 4.

Hai tác phẩm khác của Munch đều mang màu sắc u ám, đau buồn.


Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.