Nét cổ nhà xưa

TRẦN CÔNG NHUNG
Trong tập chuyện riêng Vào Đời, tôi có nói sơ về tuổi thơ ấu của mình: sinh ra ở thị thành, lớn lên giữa vùng quê khoai lúa hai mùa. Tuổi thơ tôi đầy ắp hình ảnh quê hương mộc mạc, hoàn toàn thiếu vắng nét “văn minh của chốn phồn hoa đô hội.”
Cổng nhà xưa xứ Bắc (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Một trong những hình ảnh gọi là cổ xưa lúc bấy giờ là đình làng có cây đa to, ngôi miếu có cây si rễ buông tua tủa như đầu tóc của người khổng lồ. Thế nên khi được học bài “Trường Học Làng Tôi” có những câu:
Trường học làng tôi ở cạnh đình
Một trường ba lớp vẻ xinh xinh
Trước trường có mấy cây bàng lớn
Thường quyến lòng tôi những cảm tình
tôi thích thú vô cùng và rất tự hào về trường của mình.
Những ngày nghỉ học tôi hay lẩn quẩn nơi đình miễu ngắm nghía những hình rồng, phượng, nghê, voi, hổ được đắp bằng miểng sành nhiều màu, trông rất thích tuy chưa hiểu gì. Lại còn những cổng nhà của phú hộ trong làng, cổng xây có mái lợp, cánh cổng chấn song khác hoàn toàn với cửa ngõ nhà dân thường, khiến tôi tò lén dòm vào mỗi khi ngang qua. Đến lúc trưởng thành có dịp đi qua nhiều miền của quê hương, tôi mới hiểu hơn về phong tục tập quán trong việc xây cổng dựng nhà. Ấy là nói về “mái nhà xưa” từ thế kỷ trước.
Nói đến nhà xưa, nhà cổ người ta nghĩ ngay đến nhà Rường. Nhà Rường là tên gọi loại nhà làm bằng gỗ quí (lim, gõ, trắc, kiền kiền), cột kèo xuyên trến có chạm trổ hoa văn, hình tượng thường là “hoa lá – rồng phượng”… ở miền Trung.
Ngày nay nhà rường thuộc dạng quí hiếm, giới “trưởng giả” sưu tầm để dựng lại nếp sống cổ kính một thời của dòng họ.
Một hiện tượng khác khá phổ biến là giới doanh thương đưa loại nhà cổ vào kinh doanh ăn uống: Nhà hàng cung đình, Vỹ Dạ Xưa, Nam Giao Hoài Cổ,Trà Cung Đình… là những tên nhà hàng thường nghe nhắc đến, không riêng gì ở cố đô Huế mà tỉnh thành nào cũng có.
Về hình thức, tôi nghĩ đây là cách trở mình để lấy lại quân bình cho đời sống trước sự phát triển ồ ạt xô bồ của xã hôi. Người làm ra tiền, sau những toan tính cạnh tranh cũng muốn có những giấy phút sống trong một không gian cổ kính trang nhã để thể hiện “đẳng cấp” của mình.
Cổng nhà làng Tiến Sĩ (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Biểu tượng để giới thiệu khung cảnh đặc biệt nói trên, nhà ở hay nơi kinh doanh, là chiếc cổng vào. Cổng gỗ hay cổng xây tùy theo kích cỡ kiểu dáng có thể nói lên công trình thiết kế nội thất cũng như khuôn viên sau cánh cổng.
Ngày trước, quan viên trong làng hoặc tầng lớp bá hộ giàu có, nhà đều có cổng. Cổng xây gạch, trên có mái che, hai cánh cổng bằng gỗ lúc nào cũng đóng im ỉm. “Kín cổng cao tường” là ám chỉ nề nếp gia phong của giới thượng lưu thời ấy. Dần dà, dân làng nhà nào cũng có cổng. Nhìn hình thức cổng có thể đoán biết hoàn cảnh đời sống của từng gia đình. Nhà giàu cổng xây bốn cột dạng tam quan, phân ba lối vào, lối giữa dành khi có khách quí đặc biệt, bình thường vào ra theo hai lối phụ hai bên. Mái cổng hai tầng lợp ngói đỏ. Cổng nhà như thế chắc chắn bên trong phải là tòa ngang dãy dọc, chủ nhân phải là hào lý trong làng, hoặc thuộc hàng bá hộ giàu có, trong nhà nhộn nhịp gia nhân như luôn có yến tiệc.
Cổng nhà ở Thanh Oai (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Cũng có những cổng nhà đơn giản bằng gỗ mà công kép, lắp ghép chạm trỗ tinh tế, thể hiện nét nghệ thuật công phu: chủ nhân chưa hẳn giàu, nhưng nếp sống thì khá đặc biệt: hàn sĩ nho phong, tâm hồn thơ mộng. Cổng thường cách nhà một “lối trúc quanh co” (ngõ vào nhà cụ Nguyễn Khuyến), hai hàng dâm bụt, hai hàng chè tàu…như ngõ vào phủ công chúa Từ ở Huế. Có khi qua hai hàng cau cao vút mới tới nơi ở (bài Lăng mộ Trịnh Phong).
Cổng nhà ở Cổ Loa (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà.“Kín cổng cao tường” dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài. Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước… là những “rào chắn” thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một nhà… chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có.
Cũng có những cổng nhà đơn giản bằng gỗ mà công kép, lắp ghép chạm trỗ tinh tế, thể hiện nét nghệ thuật công phu: chủ nhân chưa hẳn giàu, nhưng nếp sống thì khá đặc biệt: hàn sĩ nho phong, tâm hồn thơ mộng. Cổng thường cách nhà một “lối trúc quanh co” (ngõ vào nhà cụ Nguyễn Khuyến), hai hàng dâm bụt, hai hàng chè tàu… như ngõ vào phủ công chúa Từ ở Huế. Có khi qua hai hàng cau cao vút mới tới nơi ở (bài Lăng mộ Trịnh Phong).
Các gian thờ nhà xưa. (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà.“Kín cổng cao tường” dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài. Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước… là những “rào chắn” thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một nhà… chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có.
Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ – tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà.
Về mặt Bát Trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối “trực xung” với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi “sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng.” Hướng cổng: Cổng nhà đẹp thì có thể nâng cao vận thế của người ở.
Nội thất nhà hàng xưa. (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
“Cửa, phòng chính, bếp” và lục sự “cửa, lối đi, bếp, giếng, hố, nhà vệ sinh” trong “Dương trạch tam yếu” đều coi cổng là yếu tố đầu tiên, cổng là lối vào của sinh khí, là bộ mặt của ngôi nhà, đồng thời cũng là tấm bình phong phân chia không gian trong, ngoài. Sinh khí trước tiên theo cổng luân chuyển qua sân, vào nhà qua cửa chính và các cửa phụ.
Theo khoa phong thủy, cổng luôn phải phù hợp với kích thước của nhà chính. Sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố luôn là nguyên tắc bất di bất dịch của phong thủy. Nếu cổng quá lớn, quá rộng sẽ khiến khí bị phân tán. Ngược lại cổng quá nhỏ sẽ không tiếp đủ khí cho ngôi nhà.
Ngoài kích thước, cần quan tâm nhiều đến vị trí đặt cổng, kiểu dáng cũng như đường dẫn từ cổng vào nhà. Cổng tốt phải đặt ở vị trí sinh vượng, “khí trường” được dẫn dắt để vào một không gian nào là do sự dịch chuyển của các luồng giao thông do con người tạo nên. Vì vậy, cần lưu ý hướng di chuyển từ đường vào cổng nhà sao cho việc đi đứng thuận lợi nhất, tránh được những xung sát từ bên ngoài như góc nhọn của nhà đối diện, đối diện cột điện, cây cổ thụ, các hướng giao thông giao cắt bất lợi khi bạn ra vào nhà.
Lối vào nhà. (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Cũng không nên thiết kế cổng nhà quá “kín cổng cao tường,” nên chừa những khoảng hở giúp không khí lưu thông tốt, tránh tù hãm. Không nên trồng nhiều loại cây um tùm che kín cổng và nên lưu ý chặt tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn rộng rãi, sáng sủa. Cần dẹp bỏ những thứ gây cản trở lối ra vào như cây cối, cột, vách tường… Những thứ này có thể cản trở vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong nhà. Tuy nhiên, cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ lại thuận tiện cho việc bảo vệ cửa nhà. Tạo minh đường sáng sủa là nguyên tắc vàng, giúp khí lưu thông vào nhà được tốt hơn.
Mười mấy năm trước, khi về xem hội đền Cổ Loa ở Hà Tây, tôi đã bắt gặp những hình ảnh cổ xưa của làng quê Việt Nam. Những đường hẻm lát gạch chạy quanh co từ xóm này qua xóm khác, những chiếc cổng nhà từ mấy trăm năm, bị nắng mưa xoi mòn tróc từng mảng lòi gạch, rêu phủ màu xanh đen, màu của thời gian không biết tự bao giờ.
Mặt tiền nhà xưa. (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Ngày nay xã hội đã biến đổi nhiều, nhất là qua gần thế kỷ sống trong xã hội chủ nghĩa, tâm tính con người không còn trong suốt lương thiện như xưa, ít nghe nhắc đến lương thiện, công bằng, đạo đức mà hàng ngày trong đời sống cũng như qua báo chí thường nghe: bạo lực, vô cảm, trấn lột, tham nhũng, lường gạt, hãm hiếp, đâm chém v.v.. Một học sinh lớp tám có thể cầm dao giết người. Hình ảnh này phổ biến rộng rãi trên các clip video.
Lòng người như thế nên cổng nhà ngày nay đa số như cổng trại tù, cổng đồn binh, cốt để ngăn chận quân gian và sao cho an toàn gia đình mình, đồng thời để khoe khoang sự giàu có hay phô trương “đẳng cấp” xã hội của mình. (chủ tịch tỉnh, bí thư huyện, công an xã, v.v.). Tâm lý như thế thì cổng nhà không còn cần đến các thầy “phong thủy,” cũng chẳng thiết gì phong cách văn hóa xưa nay.