Nhân ngày “Quốc Tế Phụ Nữ 8/3”:Nạn buôn bán đàn bà Việt Nam qua Tàu- France2TV&TeleOBS Pháp

Nhân “Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3”

logo phóng sự

Đài Truyền Hình Pháp France 2 và TeleOBS

Nạn buôn bán đàn bà Việt Nam qua Tàu

mẹ Việt tôi

Envoyé spécial :

“Les branches esseulées : trafic de femmes vietnamiennes en Chine”

 

L’amour est une grâce, et un miracle, c’est un bonheur sans prix. En Chine, où tout s’achète et se vend, il en a un : 5 000 euros – l’équivalent de dix ans de travail – c’est ce qu’a dépensé le jeune Xiao Lu, un cultivateur de thé, pour aller s’acheter une épouse au Vietnam, à 3 500 kilomètres de chez lui. La pratique est courante : dans les campagnes chinoises les jeunes filles en quête d’un mari riche émigrent en masse vers les villes, abandonnant les paysans à leur solitude.
Les Chinois appellent ces derniers les « branches esseulées ».Ils sont innombrables. Selon une étude récente, d’ici à 2020 – autant dire demain – 35 millions d’hommes ne pourront pas trouver l’âme soeur dans l’empire du Milieu. Des trafics illégaux se sont donc organisés pour marier ces solitaires, et des milliers de femmes arrivent chaque année des régions rurales du Vietnam, du Laos, de Birmanie ou d’Indonésie. Des femmes vendues comme des esclaves, auxquelles les trafiquants font miroiter une vie fastueuse mais qui, loin des leurs, ne connaîtront que le labeur et les larmes.

Pour « Envoyé spécial », Patricia Wong et Gaël Caron ont filmé pour la première fois ce commerce d’un nouveau genre. Après un long périple, le jeune Xiao Lu se retrouve dans l’agitation de Hô-Chi-Minh-Ville, à la merci des trafiquants qui lui ont confisqué son passeport. Lui qui débarque de sa verte vallée se sent complètement perdu dans cette mégapole rugissante de 7 millions d’habitants. C’est dans une lugubre chambre d’hôtel qu’il rencontre pour la première fois sa promise, Thu Yen. Elle entre, pétrifiée de timidité. C’est presque une enfant encore. Ils ne parlent pas la même langue, et un traducteur s’efforce d’effacer les silences. La petite se tient immobile, raide sur son tabouret, face à cet homme venu la chercher de si loin.

Responsable de ce « réseau de vente », Mme Wang est fière de son activité : « Je me suis occupée de centaines de « branches esseulées ». Parfois les hommes seuls d’un village entier font appel à moi. » Elle feuillette une sorte de catalogue, montre à la caméra les photos de ravissantes Vietnamiennes : « Ce sont toutes des paysannes. Elles acceptent de s’exiler parce qu’avec le développement économique les Chinois sont plus riches qu’avant. »
En moyenne, chaque famille perçoit 300 euros. C’est un peu plus cher pour une vierge. Mais Mme Wang dirige une entreprise sérieuse : en cas de problème, dans un délai d’un mois il est possible de procéder à un échange (moyennant un surcoût de 1 000 euros tout de même), voire de se faire rembourser ! C’est pourquoi les relations sexuelles sont interdites avant le retour en Chine : en cas d’échange, la mariée doit demeurer vierge… Ils sont quatre associés dans ce business, deux Chinois, deux Vietnamiens. « C’est une affaire comme les autres. On se partage les bénéfices… »
Direction le village de la petite Thu Yen à présent, sur les bords du Mékong, à dix heures de route. L’accueil y est glacial : personne ne s’occupe vraiment du discret Xiao Lu. La famille ne se déridera que lorsque celui-ci entreprendra une distribution de billets de banque, en vue de la cérémonie du mariage, fixée sept jours plus tard. Xiao Lu est pressé : « Plus je reste plus je perds de l’argent. J’ai déjà dépensé une fortune pour votre fille ! »
La fête réunira tout le village : les parents de Thu Yen sont fiers que leur fille soit parvenue à épouser un riche Chinois. En fait, arrivée en Chine, la petite Thu Yen aura tôt fait de déchanter. Elle débarque dans un modeste hameau d’une vallée perdue où habite aussi Kim, 30 ans, une Vietnamienne « achetée » il y a dix ans. Elle a une fillette et elle travaille. Pas son mari. Question : « Est-ce que ton mari t’aime ? – Je pense que oui. Sinon pourquoi se marier ? – Il est gentil avec toi ? Disons que… s’il ne m’insulte pas, s’il ne me bat pas, c’est un miracle. »Elle s’effondre soudain en larmes. « Pourquoi tu pleures ? – C’est tes questions qui me rendent triste… »
La fête de bienvenue réunit, là aussi, le village tout entier, dans une ambiance chaleureuse. Mais Thu Yen est tendue. Son mari la supplie d’être « gentille avec lui ». Elle ne veut rien entendre : le mariage n’est toujours pas consommé. Elle se montre distante, et maussade, se retranche dans un coin pour téléphoner à sa mère : « Ca n’est pas du tout ce qu’il nous avait dit, chuchote-t-elle. C’est la campagne ici, il n’y a pas de commerces comme il le prétendait ! C’est juste une maison de bois. Je suis très inquiète. Il n’y a rien du tout, on est dans les montagnes… » Xiao Lu, qui porte toujours la belle chemise grenat du mariage, est inquiet : et si elle repartait ? Thu Yen renâcle, regard traqué. Elle doit se sentir cernée au milieu de ces montagnes. Et tellement déçue ! Non, elle ne sera jamais riche. Ses rêves de grandeur ont sombré, pauvre petite fille perdue dans un univers inconnu, sans protection et sans attaches.
Son histoire est une illustration de cette mutation éclair qui se produit dans cette partie du monde, dévastant certaines communautés, et pulvérisant les familles. L’argent facile a déferlé sur ces pays pauvres d’Asie, et ce mirage universel va jusqu’à effacer, parfois, les valeurs ancestrales, il balaie peu à peu cette spiritualité douce qui éclairait ces populations démunies. Que restera-t-il, demain, de la sagesse de l’Orient ?

Richard Cannavo

Đài truyền hình Pháp France Television/France 2 trình chiêu

 

Người Pháp kinh ngạc trước màn ảnh truyền hình vì tưởng rằng chế độ nô lệ đã chấm dứt trên thế giới.

MÓN HÀNG: “ĐÀN BÀ VIỆT NAM” ĐỄ BÁN RA NƯỚC NGOÀI!!

khóc ảnh động

Phan Nguyên Luân

7775b-clip001-1

Một bài phóng sự được đặc phái viên của Pháp đưa lên “Mổ xẻ” trên đài truyền hình France Television/France 2 đã làm phẩn nộ đồng bào Việt trong nước lẫn hải ngoại. Trước hết, người xem có cùng cảm xúc trái tim bị co thắt lại vì xót xa cho phận đàn bà Việt Nam sống dưới chết độ của người Việt cộng. Chúng ta hãy nhìn lại,  chưa có một triều đại nào từ thời lập quốc Việt Nam của Vua Hùng Vương đến ngày nay mà Phụ Nữ Việt Nam bị khinh rẻ tàn mạt đến như vậy.. 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ, dân tộc ta, người Phụ Nữ cũng không bị bán thân, đẩy ra hải ngoại làm tôi tớ như món hàng. Và gần đây nhất trên 100 năm bị giặc Pháp đô hộ, phụ nữ vẫn bình yên sống, những năm phát xít Nhật xâm chiếm, phụ nữ Việt Nam cũng không bần cùng, 21 năm chiến tranh Nam Bắc, phụ nữ Việt Nam cũng chưa bao giờ bị khinh miệt như vậy. Thế thì… tại sao Việt Nam sau 42 năm không còn tiếng súng, hòa bình trên khắp quê hương, mà người Phụ Nữ bị rao bán một cách nghiệt ngã tang thương? Như vậy, chúng ta khẳng định ai là thủ phạm bán nước, hại dân, đẩy đồng bào ra nước ngoài làm lao công để trừ nợ, và đẩy phụ nữ, rao bán phụ nữ cho ngoại bang một cách tinh vi để thủ lợi riêng… (Phan Nguyên Luân)
Sau dây là bài phóng sự được chiếu trên đài truyền hình quốc gia Pháp, nói về chuyện tổ chức bán đàn bà VN cho người Tầu. Thú thực, tôi không dám coi  hết, như không có đủ can đảm nhìn vết thương nhầy nhụa trên thân thể mình.
Phóng sự chiếu trên TV cùng ngày với đám tang ông Stéphane Hessel (Tổng thống Pháp chủ tọa ), tác giả cuốn Indignez-vous ! (Hãy Nổi Giận ).. Nếu cùng với việc bán nước, chuyện bán đàn bà cho người Tầu không làm chúng ta nổi giận, chắc chúng ta sẽ chấp nhận bất cứ sự sỉ nhục nào.
 

21

 

Không ưng được đổi lại (bài viết này đề cập đến đề tài đường dây buôn bán phụ nữ V.N sẽ được chiếu trên TV Pháp). Khán giả ti vi ở Pháp sẽ được coi một chương trình đặc biệt, một phóng sự hình ảnh về đề tài, nạn mua bán đàn bà Việt Nam đưa sang Trung Quốc (Les Branches esseulées: Trafic de femmes vietnamiennes en Chine). Nhà bình luận Ngô Dân Dụng, nhận định một cách khá chi tiết về sự kiện “mua đàn bà Việt Nam” qua tựa đề “Les Branches esseulées” dịch nguyên văn hai chữ Hán mà người Tầu phiên âm là “Guang-gun,” đọc lối Hán Việt là “Quang Côn..” Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng.” Côn là cây gậy, có thể dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài” (Truyện Kiều). Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa. Trong từ điển Hán Việt ghi nghĩa thông dụng nhất của từ này: Quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, thường gọi là ế vợ.

31
Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam, cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ta là Xiao Lu, 30 tuổi, chưa có vợ bao giờ. Anh làm công nhân đồn điền trà, ở một làng tên là Ting Xia. Tìm trong các mạng ở Trung Quốc thấy có làng trồng trà có tiếng tên là Thôn Ðình Hạ. Chương trình Quang Côn này sẽ được chiếu trên đài France 2. Hai nhà báo đi theo anh Xiao Lu trên con đường thiên lý tầm thê đó. Nhưng bài phóng sự cũng mô tả chung nạn mua bán đàn bà con gái từ các nước Việt Nam, Lào, Miến Ðiện và Indonesia, để đưa sang Tàu.
Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Ðịnh bị bán sang Quảng Ðông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cố lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tầu ế vợ, do nhà xuất bản Ðại Học MIT in.
Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập khẩu” qua Tàu, trên nguyên tắc để làm vợ cho các quang côn, những cành cây trụi lá; nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.
Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các quang côn được tập trung tại một khách sạn; họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành, hộ chiếu của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5,000 đồng Euro, vào khoảng 8,000 đô-la Mỹ; những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương, “échangeable”  trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.
Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến hộ chiếu với visa nhập cảnh Trung Quốc. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh; mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.
Trung Quốc có rất nhiều đàn ông ế vợ, một phần vì chính sách của Mao Trạch Ðông chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có một đứa con, áp dụng cho phần lớn nhưng không phải tất cả dân Trung Hoa. Vì mong có con trai nối dõi, nhiều người đã giết chết các trẻ sơ sinh con gái, nhiều nhất là ở miền quê; gây ra cảnh trai thừa gái thiếu hiện nay.

co-dau-dai-loan

Theo báo Nhà Kinh tế (The Economist, March 6, 2010), đầu năm 2010 Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (CASS) đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tầu cứ năm (5) thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về.” Con số này tính ra dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “thặng dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là họ không thể nào có vợ – trừ khi nhập cảng phụ nữ hoặc xuất khẩu đàn ông!
Ðể độc giả thấy rõ con số đó lớn hay nhỏ ra sao, báo Economist đã so sánh: Con số 40 triệu này lớn bằng tất cả số thanh niên cùng tuổi ở nước Mỹ vào năm 2020, có vợ hoặc chưa có vợ.. Trong lịch sử loài người, trong thời gian không có chiến tranh, chưa bao giờ một nước nào trên thế giới lại “chứa” một lực lượng đàn ông độc thân và ế vợ cao đến thế. Nếu so sánh với Việt Nam thì con số 40 triệu đó cũng xấp xỉ một nửa dân số nước ta, tức là gần bằng tổng số người đàn ông, con trai người Việt, kể từ trẻ sơ sinh tới các cụ già.
Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái/105 trai không còn nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và Trung nước Tầu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.
Tỉnh Quảng Ðông, ở sát nước ta, là nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai. Ðến năm 2025, 2030, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ.. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh trù phú nhất Trung Quốc này, mà có độ dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?
Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam thì chắc đó cũng là một mối sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bày hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa.

phu-nu-vn1

(Quảng cáo bán đàn bà Việt Nam

Mua một người vợ từ Việt Nam chỉ tốn 6,000$US

-Bảo đảm “còn trinh “

-Bảo đảm giao hàng(người) trong 90 ngày

-Không tính tiền phụ trội

-Trong vòng một năm nếu bỏ trốn sẽ thay thế một người khác MIỄN PHÍ)

Kiếp đàn bà của dân tộc Việt chúng ta đang sống trong nước coi như đã là “món hàng trao đổi, mua bán” cho ngoại bang nay đã trở thành bình thường. Phụ nữ Việt Nam chưa bao giờ bị khinh bỉ, rẻ rúng như ngày nay. Việt cộng đã làm cho tổ quốc mục ruỗng, chế độ cộng sản đã đưa phụ nữ nói riêng và đồng bào Lạc Việt nói chung đi vào con đường bế tắc, và dân tộc trở thành nô lệ chỉ còn là thời gian… Nếu vẫn còn thơ ơ với sự tồn vong đất nước!
 
Không lẽ dân tộc Lạc Việt đã chuẩn bị cho… dấu chấm hết ?!!

| PHAN NGUYÊN LUÂN |

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.