Sorry, we Norwegians don’t want to emigrate to countries run like “shitholes”/Xin lỗi người Na Uy chúng tôi không muốn di cư đến những đất nước được điều hành như những”hố phân ” đâu !!-Eirik Bergesen

reading-newspaper

‘Cảm ơn, nhưng không’: Người Na Uy khước từ đề nghị cho nhập cư của Trump

Erik

Eirik Bergesen

Theo VOA


Tổng thống Donald Trump muốn thêm nhiều người Na Uy di cư sang Mỹ, nhưng phát biểu miệt thị của ông về Haiti và các nước Châu Phi gây nên phản ứng tiêu cực ở quốc gia Bắc Âu này.

Tổng thống Donald Trump muốn thêm nhiều người Na Uy di cư sang Mỹ, nhưng phát biểu miệt thị của ông về Haiti và các nước Châu Phi gây nên phản ứng tiêu cực ở quốc gia Bắc Âu này.

Ít khi được nhắc tới trong những hàng tít báo toàn cầu, Na Uy thức dậy vào sáng thứ Sáu trước tin tức Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn nhận thêm nhiều người nhập cư từ quốc gia Bắc Âu này.

Đó lẽ ra có thể là một lời khen làm hài lòng nhiều người ở đất nước yên bình với 5,2 triệu dân này, nhưng thay vào đó nó lại khơi ra phản ứng tiêu cực từ người dân cho tới chính trị gia.

Trước khi nhắc tới Na Uy, ông Trump đã dùng một từ thô tục để miệt thị Haiti và các nước Châu Phi, quê hương của một số người nhập cư vào Mỹ.

Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Erna Solberg trong Phòng Đông của Nhà Trắng, ở Washington, ngày 10 tháng 1, 2018.

Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Erna Solberg trong Phòng Đông của Nhà Trắng, ở Washington, ngày 10 tháng 1, 2018.

Trong một cuộc họp với các nhà lập pháp hôm thứ Năm, ông Trump đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại cho phép nhiều người nhập cư từ Haiti và Châu Phi hơn là từ các nước như Na Uy, trong lúc một thượng nghị sĩ đang giải thích về một thỏa thuận đạt được bởi sáu thượng nghị sĩ lưỡng đảng, có thể bảo vệ gần 800.000 người nhập cư trẻ tuổi theo chính sách Hành động Trì hoãn cho Người nhập cư lúc nhỏ (DACA) khỏi bị trục xuất.

“Tại sao chúng ta lại cho những người này từ các quốc gia hố phân tới đây,” tổng thống đặt câu hỏi, dùng một từ thô tục trong tiếng Anh (“s***hole”) hàm ý chê bai các nước này bẩn thỉu và nghèo đói, theo các nguồn tin. Ông Trump sau đó nói rằng Mỹ thay vào đó nên cho thêm nhiều người từ Na Uy nhập cư.

Tổng thống hôm thứ Sáu phủ nhận ông sử dụng ngôn ngữ như vậy, nhưng thượng nghị sĩ Dân chủ Dick Durbin, người có mặt trong cuộc họp, xác nhận ông Trump đã dùng chính xác từ này và lặp đi lặp lại.

Phát biểu miệt thị của ông Trump được đưa ra một ngày sau khi ông hội kiến Thủ tướng Na Uy Erna Solberg ở Washington. Tại Oslo, phát biểu này bị xem là mang nặng thành kiến chủng tộc và ngược hẳn với các giá trị về sự tổng hòa của Na Uy.

 

“Thay mặt Na Uy: Cảm ơn, nhưng không,” Torbjoern Saetre, chính trị gia đại diện Đảng Bảo thủ của Na Uy ở một khu thành thị gần thủ đô Oslo, viết trên Twitter.

“Phát biểu này cho thấy rất nhiều về suy nghĩ của ông Trump về việc là người Mỹ có ý nghĩa là như thế nào,” Hilde Restad, phó giáo sư về các vấn đề quốc tế và là người từng sống ở Mỹ, được hãng tin AP dẫn lời nói.

Bà nói thêm rằng người Na Uy thường không muốn “được tổng thống Mỹ nịnh kiểu này.”

Đó cũng chính là suy nghĩ của cô Ingvild Rosseland. Cô đang dẫn chó đi dạo trong một công viên công cộng vào sáng thứ Sáu ở Oslo khi được hỏi ý kiến về phát biểu của ông Trump.

“Người ta muốn chúng tôi tới cũng là chuyện tốt,” người phụ nữ 40 tuổi này nói, “nhưng tôi không phản ứng về nó như một lời khen.”

Na Uy vươn lên vị trí thứ nhất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2016. Na Uy cũng tự hào về hệ thống chăm sóc y tế toàn dân, tỉ lệ thất nghiệp thấp và các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng khác.

Na Uy vươn lên vị trí thứ nhất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2016. Na Uy cũng tự hào về hệ thống chăm sóc y tế toàn dân, tỉ lệ thất nghiệp thấp và các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng khác.

Từ ngữ gây phản cảm của tổng thống Mỹ có thể đã khơi lên phản ứng tiêu cực, nhưng người Na Uy có những lý do khác khiến họ không nỡ từ bỏ đất nước của mình để sang Mỹ định cư.

Na Uy, một nước giàu trữ lượng dầu mỏ, xếp thứ tư trên thế giới về GDP bình quân đầu người, trong khi Mỹ đứng thứ tám. Na Uy cũng tự hào về hệ thống chăm sóc y tế toàn dân, tỉ lệ thất nghiệp thấp và ngân quỹ dự phòng trị giá 1 ngàn tỉ đôla được bơm vào từ nguồn dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi giúp trả lương hưu hào phóng và các chương trình phúc lợi xã hội khác.

Người Na Uy có tuổi thọ trung bình là 81,8 tuổi, là nước có dân sống thọ thứ 15 trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Mỹ đứng ở vị trí thứ 31, với tuổi thọ trung bình là 79,3.

 

“Tại sao người Na Uy lại muốn nhập cư vào đây? Họ có hệ thống chăm sóc y tế thực sự và sống thọ hơn,” Stephen King, tác giả Mỹ nổi tiếng với những tiểu thuyết kinh dị và khoa học viễn tưởng, viết trên Twitter.

Năm ngoái, Na Uy vươn lên vị trí thứ nhất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới. Mỹ đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng mới nhất, tụt xuống từ vị trí thứ 13 trong năm 2016. Trong những năm qua, người Mỹ đều tự đánh giá mình là kém hạnh phúc.

Người biểu tình tụ tập trong cuộc Tuần hành của Phụ nữ (Women's March) ở Oslo, Na Uy, ngày 21 tháng 1, 2017. Cuộc tuần hành được tổ chức trong tình đoàn kết với các cuộc tuần hành khác ở Mỹ và khắp thế giới sau khi Tổng thống Trump nhậm chức.

Người biểu tình tụ tập trong cuộc Tuần hành của Phụ nữ (Women’s March) ở Oslo, Na Uy, ngày 21 tháng 1, 2017. Cuộc tuần hành được tổ chức trong tình đoàn kết với các cuộc tuần hành khác ở Mỹ và khắp thế giới sau khi Tổng thống Trump nhậm chức.

Trong lịch sử đã có lúc làn sóng người Na Uy ồ ạt tràn sang bên kia bờ Đại Tây Dương.

Từ năm 1870 tới 1910, một phần tư dân số Na Uy trong độ tuổi đi làm đã di cư, chủ yếu là tới Mỹ, theo một công trình nghiên cứu được đăng trên Chuyên san Lịch sử Kinh tế Châu Âu vào năm 1997.

Vào năm 2008, một loạt dữ liệu mới được công bố về Na Uy cho thấy những di dân từ Na Uy sang Mỹ trong giai đoạn di cư ồ ạt đó là những người nghèo nhất và ít học nhất.

Di dân Na Uy tới Mỹ đạt đỉnh điểm vào năm 1882 với 29.000 người. Tuy nhiên, trong năm 2016, chỉ có 1.114 người Na Uy di cư sang Mỹ trong khi có 1.603 người Mỹ dọn sang Na Uy, theo AP.

Các quan chức chính phủ Na Uy, cố né tránh sự chú ý của truyền thông thế giới, từ chối đưa ra bình luận về phát biểu của ông Trump, Reuters cho biết.

Nhưng những người Na Uy khác không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình.

 

“Xin lỗi nha, @realDonaldTrump, người Na Uy chúng tôi không muốn di cư tới những nước được điều hành như hố phân đâu,” Eirik Bergesen, người từng là nhà ngoại giao tại Mỹ nhưng giờ là một nhà bình luận chính sách đối ngoại và cây bút trào phúng, viết trên Twitter.

Đài truyền hình Quốc gia Na Uy TV2 hôm thứ Sáu xuống đường ở Oslo và hỏi mọi người liệu họ có muốn dọn đến Mỹ sống không. Không ai trả lời có.

“Tuyệt đối không,” một người đàn ông không xác định danh tính nói. Và một người phụ nữ không nêu tên nói thêm: “Có nếu như họ có tổng thống mới.

Phụ đính

Trump derides protections for immigrants from ‘shithole’ countries

 

The Fix’s Eugene Scott explains how Trump’s “shithole countries” comment is the latest example of his history of demeaning statements on nonwhite immigrants.

January 12

President Trump grew frustrated with lawmakers Thursday in the Oval Office when they discussed protecting immigrants from Haiti, El Salvador and African countries as part of a bipartisan immigration deal, according to several people briefed on the meeting.

“Why are we having all these people from shithole countries come here?” Trump said, according to these people, referring to countries mentioned by the lawmakers.

Trump then suggested that the United States should instead bring more people from countries such as Norway, whose prime minister he met with Wednesday. The president, according to a White House official, also suggested he would be open to more immigrants from Asian countries because he felt that they help the United States economically.

In addition, the president singled out Haiti, telling lawmakers that immigrants from that country must be left out of any deal, these people said.

“Why do we need more Haitians?” Trump said, according to people familiar with the meeting. “Take them out.” 

In November, the Trump administration rescinded deportation protection granted to nearly 60,000 Haitians after the 2010 earthquake and told them to return home by July 2019.

Lawmakers were taken aback by the comments, according to people familiar with their reactions. Sens. Lindsey O. Graham (R-S.C.) and Richard J. Durbin (D-Ill.) had proposed cutting the visa lottery program by 50 percent and then prioritizing countries already in the system, a White House official said. 

A White House spokesman defended Trump’s position on immigration without directly addressing his remarks. White House officials did not dispute the account. 

“Certain Washington politicians choose to fight for foreign countries, but President Trump will always fight for the American people,” spokesman Raj Shah said in a statement issued after The Washington Post first reported Trump’s remarks. “. . . Like other nations that have merit-based immigration, President Trump is fighting for permanent solutions that make our country stronger by welcoming those who can contribute to our society, grow our economy and assimilate into our great nation.”

Trump built his candidacy and presidency around hard stances on immigration, vowing to build a wall along the Mexican border and cut legal immigration by half, among other positions. Officials at the Department of Homeland Security have increased immigration raids, including dozens this week at convenience stores across the country. 

Trump’s comments Thursday also put further scrutiny on his long-standing tendency to make racially charged remarks — including attacks on protesting black athletes and his claim that there were fine people “on both sides” after neo-Nazis rioted in Charlottesville, Va. Trump falsely claimed for years that Barack Obama was not born in the United States and took out advertisements calling for the death penalty for members of the Central Park Five — four black youths and a Hispanic youth who were accused of a brutal rape in New York and later exonerated.

1:21
A running list of countries Trump has insulted
 

President Trump referred to African nations and Haiti as “shithole” countries on Jan. 11. Here are other nations he has insulted.

The president’s remarks were quickly met with scorn from Demo­crats and some Republicans and could throw another wrench into bipartisan discussions on immigration, which had shown promise in recent days, according to legislators.

Rep. Luis Gutiérrez (D-Ill.) said the comments “will shake the confidence that people have” in the ongoing immigration policy talks.

 “Democrats and Republicans in the Senate made a proposal. The answer is this racist outburst of the president. How can you take him seriously?” Gutiérrez said. “They [Republicans] don’t believe in immigration — it’s always been about people of color and keeping them out of this country.”

Rep. Cedric L. Richmond (D-La.), chairman of the Congressional Black Caucus, said on Twitter that Trump’s remarks “are further proof that his Make America Great Again Agenda is really a Make America White Again agenda.”

Some Republicans also raised objections. Rep. Mia Love (R-Utah), whose family is from Haiti, said in a statement that Trump’s remarks were “unkind, divisive, elitist, and fly in the face of our nation’s values. This behavior is unacceptable from the leader of our nation.”

“My grandmother used to say, ‘Digame con quién caminas, y te diré quién eres.’ ‘Tell me who you walk with, and I’ll tell you who you are,’ ” said Rep. Adriano Espaillat (D-N.Y.), who represents most of Harlem and is an immigrant from the Dominican Republic, which shares the island of Hispaniola with Haiti. “If he’s walking around with white supremacists and supporting them, this kind of talk doesn’t surprise me.”

The New York Times also reported last year that Trump said immigrants from Haiti have AIDS. The White House denied that report.

In a statement condemning Thursday’s remarks by Trump, Haiti’s ambassador to the United States, Paul G. Altidor, said that “the president was either misinformed or miseducated about Haiti and its people.” He said the Haitian Embassy was inundated with emails from Americans apologizing for what the president said.

Democrats were quick to note that Trump employs Haitians at his Mar-a-Lago resort in Florida and that he praised Haitian Americans during a roundtable in Miami in September.

“Whether you vote for me or don’t vote for me, I really want to be your greatest champion, and I will be your champion,” Trump said at the roundtable. 

Alix Desulme, a city council member in North Miami, home to thousands of Haitian Americans, said the president’s latest remarks were “disgusting.” 

 “Oh, my God. Oh, my God Jesus,” Desulme said. “I don’t know how much worse it can get.”

“This is very alarming. We know he’s not presidential, but this is a low,” he said. “It’s disheartening that someone who is the leader of the free world would use such demeaning language to talk about other folks, referring to folks of color.”

Trump’s critics also said racially incendiary language could damage relationships with foreign allies. 

For many of Trump’s supporters, however, the comments may not prove to be particularly damaging. Trump came under fire from conservatives this week for seeming to suggest that he would be open to a comprehensive immigration reform deal without money for a border wall, before he quickly backtracked.

“He’s trying to win me back,” conservative author Ann Coulter, who has called for harsh limits on immigration, wrote on Twitter. 

Outlining a potential bipartisan deal, the lawmakers discussed restoring protections for countries that have been removed from the temporary protected status (TPS) program while committing $1.5 billion for a border wall and making changes to the visa lottery system. Lawmakers mentioned that members of the Congressional Black Caucus had requested that some African countries be included in a deal, according to a White House official, who spoke on the condition of anonymity to describe a private conversation.

The exchange was “salty” on all sides, this person said, with the president growing profane and animated while discussing immigrants from other countries. “It did not go well,” this person said. 

The administration announced this week that it was removing TPS status for citizens of El Salvador. Haitians were added to the TPS program because of a strong earthquake that devastated Haiti eight years ago.

Trump had seemed amenable to a deal earlier in the day during phone calls with lawmakers, aides said, but shifted his position in the meeting and did not seem interested in the bipartisan compromise.

The scene played out hurriedly in the morning. Graham and Durbin thought they would be meeting with Trump alone and were surprised to find immigration hard-liners such as Rep. Bob Goodlatte (R-Va.) and Sen. Tom Cotton (R-Ark.) at the meeting. White House and Capitol Hill aides say Stephen Miller, the president’s top immigration official, was concerned there could be a deal proposed that was too liberal and made sure conservative lawmakers were present.

subscribe

After the meeting, Marc Short, Trump’s director of legislative affairs, said the White House was nowhere near a bipartisan agreement on immigration. 

“We still think we can get there,” White House press secretary Sarah Huckabee Sanders said at the daily White House news briefing.

Ed O’Keefe, Maria Sacchetti and Erica Werner contributed to this report.

 

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: