Tại sao Việt Nam không thể kìm hãm Phầy Búc (Facebook)?

  • baby reading newspaper

    Tại sao Việt Nam không thể kìm hãm Facebook?

    logo facebook

  • Dien Luong
    Vũ Quốc Ngữ dịch

    Theo Việt Nam Thời Báo

    Lời người dịch: Một bài hay nói về Facebook ở Việt Nam, được đăng tải ở VnExpress nhưng lại chỉ có phiên bản tiếng Anh. Do vậy, để phục vụ bạn đọc, tác giả đã chuyển ngữ từ tiếng Anh.

    Việc bãi nhiệm một đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản cầm quyền. Sự “đầu thú” của một quan chức đứng đầu một doanh nghiệp nhà nước sau một thời gian trốn chạy và chiến dịch điều tra chống tham nhũng. Tài sản không công khai của quan chức chính phủ.

    Việc độc giả Việt Nam nhận được những dạng thông tin trên từ Facebook, chứ không phải là từ các phương tiện truyền thông chính thống, đã minh họa sự phát triển của mạng truyền thông xã hội trong một quốc gia có hơn một nửa của tổng dân số gần 92 triệu người đang online.

    Nguyễn Công Khế, tổng biên tập viên sáng lập đã nghỉ hưu của tờ báo Thanh Niên, đã viết cho New York Times năm 2014 rằng độc giả Việt Nam, đang khao khát nhiều tin tức mới hơn, đang rời xa các phương tiện truyền thông truyền thống.

    Điều này hầu như không thay đổi trong ba năm qua. Đảng Cộng sản, đã nhiều lần cảnh báo các phương tiện truyền thông truyền thống rằng nó có nguy cơ tụt hậu thời công nghệ số. Đảng kêu gọi các tờ báo tận dụng Internet và truyền thông xã hội để truyền bá thông điệp của Đảng.

    Ngày nay, những tờ báo đưa tin sớm là những người chiến thắng, chứ không phải là những tờ báo lớn, ông Võ Văn Thưởng, người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản, nói tại một cuộc họp vào tháng trước. Khi các phương tiện truyền thông xã hội hay phương tiện truyền thông kỹ thuật của nước ngoài là những người đầu tin đưa tin về một sự kiện nào đó, họ đã giành được sự công nhận của công chúng, làm cho các phương tiện truyền thông chính của Việt Nam tụt lại phía sau, ông nói thêm.

    Các quan chức của đảng đã xem xét trong nhiều năm nhằm tạo ra một sự thay thế cho Facebook ở tầm quốc gia. Trong tháng 4, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu tại phiên họp của một quốc hội rằng các công ty mới thành lập của Việt Nam nên thay thế Facebook bằng mạng lưới của họ. Trung Quốc, nơi những sự lựa chọn khác như Weibo chiếm ưu thế, đã không có Facebook trong nhiều năm.

    Nhưng không giống như ở Trung Quốc, người khổng lồ trong lĩnh vực phương tiện truyền thông xã hội đang hiện diện ở Việt Nam. Việt Nam nằm trong số 10 nước có số lượng người sử dụng Facebook nhiều nhất. Trích dẫn hãng truyền thông xã hội We Are Social and Hootsuite, Reuters nói rằng hiện nay Việt Nam có hơn 52 triệu tài khoản Facebook đang hoạt động.

    Lý do không phải là khó hiểu: Việt Nam thiếu tài chính và đòn bẩy để ngăn chặn các công ty phương Tây như Facebook hay Google. Trung Quốc có nhiều nguồn lực cho việc phát triển các nền tảng thay thế và đặt chúng dưới sự kiểm soát của Chính phủ.

    Zachary Abuza, giáo sư tại Washington, tác giả bài báo năm 2015 về giới truyền thông và xã hội dân sự ở Việt Nam cho hay Việt Nam đã thất bại trong nỗ lực thiết lập nền tảng phương tiện truyền thông xã hội trong nước.

    Ông Abuza cho biết năm người bạn Việt Nam trên Facebook của ông chiếm gần 40% bài viết trên dòng thời gian của ông. “Tôi nghĩ rằng nếu Chính phủ thực sự cố gắng để ngăn chặn Facebook, nó sẽ gây ra một sự phản đối dữ dội”.

    Thậm chí cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thừa nhận thất bại khi mạng lưới xã hội mà ông chỉ đạo cho Đoàn Thanh niên Trung ương thành lập vào năm 2013 đã không thể thoát khỏi tình trạng phá sản. Hai năm sau khi dự án thất bại, ông thừa nhận tại cuộc họp nội các rằng cấm Facebook là không thể.

    Theo các chuyên gia, điểm mấu chốt là hầu như không thể huy động được một số lượng lớn người sử dụng cần thiết để thúc giục những người khác thay đổi mạng truyền thông xã hội từ người khổng lồ Facebook.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích đồng ý rằng thị trường truyền thông xã hội của Việt Nam đang phát triển mạnh ngay cả khi các công ty trong nước không thể thay thế các công ty đa quốc gia từ thung lũng Silicon.

    Alice Mummery, chuyên gia phân tích về Châu Á của Economist Intelligence Unit, cho biết: “Dân số trẻ và ngày càng tăng của Việt Nam kết hợp với thu nhập khả dụng đang tăng sẽ hỗ trợ việc sử dụng điện thoại thông minh và các dịch vụ công nghệ trong những năm tới, giúp tiếp tục phổ biến các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook”.

    Hơn nữa, Facebook đã có một tác động hữu hình lên việc định hình chính sách của Chính phủ.

    Gần đây, sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho tỉnh Quảng Bình tiếp tục xây dựng một tuyến cáp treo trong Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, một di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận, cộng đồng cư dân mạng Việt Nam đã thất vọng.

    Các nhà hoạt động phản ứng bằng cách bắt đầu một đơn yêu cầu trực tuyến nhằm cứu Sơn Đoòng, số phận của Sơn Đoòng chưa biết thế nào nhưng chắc chắn chính quyền phải cân nhắc trong việc đưa ra quyết định cuối cùng.

    Mặc dù vẫn còn cần thời gian để xem liệu áp lực trực tuyến có làm cho Chính phủ dừng dự án cáp treo hay không, thì đây không phải là lần đầu tiên người sử dụng Internet ở Việt Nam đã thành công trong việc kiến ​​nghị Chính phủ.

    Năm 2014, một thỉnh nguyện thư trên Facebook đã thu hút được gần 3.500 chữ ký của các kiến ​​trúc sư, nhà nghiên cứu và sinh viên cũng đã cứu được Trung tâm Trọng tài Thương mại Sài Gòn, một kiến trúc lịch sử được xây dựng bởi người Pháp trước năm 1924, khỏi bị phá hủy để thực hiện dự án phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh.

    Một năm sau, cư dân mạng Việt Nam cũng đã giúp ngăn chặn việc đốn 6.700 cây cổ thụ ở Hà Nội sau khi bày tỏ sự tức giận trực tuyến. Sự phản đối đã buộc Chính phủ không chỉ hủy kế hoạch mà còn trừng phạt các quan chức có trách nhiệm trong vụ việc.

    Chính phủ đã thừa nhận sự phổ biến của Facebook bằng cách thiết lập trang của riêng mình để giữ cho công chúng biết về chính sách của mình. Thậm chí, Chính phủ còn thực hiện những chương trình livestream cho họp báo sau cuộc họp nội các hàng tháng.

    Ngoài việc cố gắng thể hiện có trách nhiệm nhằm chiếm tình cảm của công chúng, Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận rằng họ đã phát triển đội ngũ dư luận viên để định hướng tư tưởng của dân chúng trên Facebook và chống lại “các thế lực thù địch trực tuyến”.

    Nhưng mặt khác, chính quyền luôn tìm cách để có được một cách quản lý tốt hơn những gì đang được lưu hành trên phương tiện truyền thông xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông trong tháng Giêng đã ban hành một thông tư yêu cầu Facebook và các trang web tương tự với hơn một triệu người dùng ở Việt Nam cộng tác với các cơ quan chức năng để ngăn chặn nội dung độc hại, từ quảng cáo cho các sản phẩm bị cấm đến nội dung chống lại nhà nước.

    Bộ cũng yêu cầu Google ngăn chặn và loại bỏ 2.200 đoạn phim trên YouTube mà nó nói rằng vu khống và phỉ báng các nhà lãnh đạo Việt Nam. Google một phần tuân thủ, gỡ bỏ gần 1.300 clip như vậy trong tháng Tư,

    “Chúng tôi có chính sách rõ ràng về việc yêu cầu dỡ bỏ từ các Chính phủ trên thế giới, và các chính sách đó đã không thay đổi”, phát ngôn viên của Google cho biết trong một bản tuyên bố hồi tháng Năm khi được hỏi liệu công ty có sửa đổi các quy tắc để đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam hay không.

    ‘Nội dung gây xúc động, tức giận hoặc hoàn toàn không đúng sự thật là một phần lý do tại sao Facebook, vốn đã từ chối bình luận về những câu chuyện này, lại trở nên hấp dẫn, theo Tri Phương, một nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, người đang nghiên cứu các công nghệ truyền thông mới, nền văn hoá thanh thiếu niên thành thị và cộng đồng số ở Việt Nam.

    “Cấu trúc của trang Facebook được thiết kế để thúc đẩy người theo dõi và khuyến khích sản xuất nội dung liên tục bởi người dùng để tăng hồ sơ của họ”, ông Phương nói. “Như vậy, cấu ​​trúc số này sẽ gây ra hiện tượng như bẫy like, độc đáo và tin giả – tất cả được thiết kế để làm tăng sự quan tâm và sự chú ý của công chúng.

    Nếu đây là bối cảnh mà Việt Nam muốn phát triển một nền tảng truyền thông xã hội bản địa để đối đầu với Facebook, nó sẽ bị rơi vào trạng thái mâu thuẫn (nguyên văn Catch-22). Rõ ràng, Chính phủ sẽ không muốn làm cho mạng truyền thông xã hội tự phát triển trở thành một nền đất màu mỡ cho tình trạng đưa tin không trung thực. Nhưng nếu Việt Nam tìm cách hạn chế các yếu tố đó bằng cách tạo ra một mạng lưới xã hội mới, “người ta sẽ không sử dụng nó”, ông Phương nói.

    VnExpress International đã nói chuyện với hơn một chục người dùng Facebook trẻ tuổi Việt Nam để hỏi liệu họ có chuyển sang một phương tiện truyền thông xã hội tự phát nếu được xây dựng. Kết quả? Đa số họ cho biết không; một vài người cho biết họ sẽ cố gắng nhưng không thấy có lý do gì để từ bỏ Facebook.

    “Tôi sẽ chuyển sang mạng nội địa chỉ khi nó cung cấp các dịch vụ vui vẻ hơn Facebook”, một đại lý bất động sản 24 tuổi tại Hà Nội nói, từ chối xưng tên. “Nhưng có thể không?”

    logo_vne_web

    Why Vietnam can’t hold back Facebook

    By Dien Luong   September 10, 2017 | 07:00 pm GMT+7

    Why Vietnam can’t hold back Facebook

    Internet users browse the Internet near an advertising billboard for 4G connection service at a bus-stop in Hanoi. Photo by Reuters/Kham

    Unlike China, Vietnam has embraced Facebook, with plans for creating a homegrown rival courting skepticism.

    The dismissal of a high-ranking Communist Party bigwig. The “voluntary return” of a fugitive executive hunted in a widening corruption crackdown. The exposure of the shady assets of a public official.

    Vietnamese readers first got wind of all those headline-grabbing developments thanks to Facebook, not the mainstream media, crystalizing how the social media giant is well ahead in a country where more than half of its nearly 92 million people are online.

    Nguyen Cong Khe, Thanh Nien newspaper’s retired founding editor, wrote in a 2014 New York Times op-ed that Vietnamese readers, hungry for more up-to-speed news, were leaving traditional media outlets in droves for an anonymous blogosphere dominated by Facebook.

    That has barely changed in the past three years. The Communist Party, which has repeatedly warned traditional media that it risks trailing behind digital technology, today urges the newspapers to capitalize on the Internet and social media to spread the Party’s messages.

    “Nowadays, it is the early-bird newspaper, not the major one, that will triumph,” Vo Van Thuong, the head of the Communist Party’s propaganda organ, said at a meeting last month. When social or digital foreign media break stories first, they’ve already won public recognition, leaving Vietnam’s mainstream media well behind, he added.

    why-vietnam-cant-hold-back-facebook

    More than half of Vietnam’s population of nearly 92 million people are online. Photo by VnExpress/Quynh Tran

    A local alternative to Facebook has been contemplated for years by Party officials. Just in April, information minister Truong Minh Tuan said at a parliamentary hearing that Vietnamese startups should eventually replace Facebook with their own networks. China, where alternatives like Weibo dominate, has been without Facebook for years.

    But unlike in China, the social media giant is here to stay in Vietnam. Vietnam is among Facebook’s top 10 countries by users. The country now boasts more than 52 million active accounts to advertisers, Reuters has reported, citing social media agencies We Are Social and Hootsuite.

    The reason is not hard to fathom: Vietnam lacks the financial wherewithal and leverage over Western firms like Facebook or Google to simply block them. The sheer size of China means that it can develop alternative platforms and put them under its control.

    “As large as Vietnam is, attempts at establishing domestic social media platforms have failed,” Zachary Abuza, a Washington-based professor who authored a 2015 paper about the media and civil society in Vietnam, said.

    “I can tell you, anecdotally, that my five Vietnamese Facebook friends account for almost 40 percent of the posts on my timeline,” Abuza said. “I think that if the government really tried to shut it down it would provoke such a backlash.”

    Even former Prime Minister Nguyen Tan Dung admitted defeat when the social network he instructed the Central Youth Union to create in 2013 failed to get off the ground. Two years after the project failed to materialize, he acknowledged at a cabinet meeting that banning Facebook would be impossible.

    The bottom line is it is virtually impossible for the country to reach a critical mass of users required to prompt an exodus from the social media giant, according to experts.

    Analysts agree, however, that Vietnam’s social media market is rife for growth even if local companies cannot supplant the multinationals from Silicon Valley.

    “Vietnam’s young and growing population, combined with rising disposable income will support an increase in smartphone usage and technology services in the coming years, helping to further fuel the popularity of social media platforms, such as Facebook,” Alice Mummery, the Asia analyst at the Economist Intelligence Unit, said.

    Furthermore, Facebook has arguably already had a tangible impact on shaping government policy.

    Recently, after Prime Minister Nguyen Xuan Phuc gave Quang Binh province the go-ahead to build a cable car in the UNESCO-listed Phong Nha-Ke Bang National Park, the Vietnamese netizen community was left on tenterhooks.

    The activists responded by initiating another online petition aiming to save Son Doong, whose fate is anything but certain as the authorities remain elusive on their final decision.

    While it remains to see if online pressure will scrap the cable car project, it would not be the first time that Vietnamese internet users had successfully petitioned the government.

    In 2014, a Facebook petition which garnered nearly 3,500 signatures from architects, researchers and students also helped to save certain historical elements of the Saigon Tax Trade Center, a colonial structure opened in 1924, before the developer razed it to make way for a 40-story skyscraper in Ho Chi Minh City.

    A year later, Vietnamese netizens also helped prevent 6,700 trees in Hanoi from being chopped after expressing their outrage online. The backlash forced the government to not only cancel the plan but also punish the officials responsible.

    why-vietnam-cant-hold-back-facebook-1

    To Internet-savvy Vietnamese youth, there’s always a lot of fascinating stuff going on on the internet and social networks. In Vietnam, organized opposition to dizzying development at the expense of natural attractions or colonial heritages has found an unlikely ally: Facebook. Photo by VnExpress/Quynh Tran

    The government has conceded to Facebook’s popularity by setting up its own page to keep the public in the loop on its policies. It even live streams press conferences that take place after its monthly cabinet meetings.

    Apart from trying to appear responsive to public sentiment, the Vietnamese government has also acknowledged that it has deployed “public opinion shapers” to both gauge public sentiment on Facebook and counteract “hostile online forces”.

    But on the other hand, authorities have always sought to get a better handle on what is being published on social media. The Ministry of Information and Communications in January issued a circular asking Facebook and similar sites with more than one million Vietnam-based users to collaborate with authorities to block “toxic” content, ranging from ads for banned products to anti-state content.

    The ministry also asked Google to block and remove 2,200 clips on YouTube that it said slandered and defamed Vietnamese leaders. Google partially obeyed, removing nearly 1,300 such clips in April,

    “We have clear policies for removal requests from governments around the world, and those polices have not changed,” a Google spokesperson said in a statement in May when asked if the company would modify its rules to accommodate the requests of the Vietnamese government.

    Content that is sensationalistic, inflammatory or outright untrue is partially why Facebook, which has declined to comment for this story, is popular in the first place, said Tri Phuong, a researcher at Yale University who is studying new media technologies, urban youth cultures, and digital communities in Vietnam.

    “The architecture of the Facebook page is designed to boost ‘followership’ and encourage constant content production by users to boost their profiles,” Phuong said. “As such, this underlying digital architecture would provoke such phenomenon as click-baiting, sensationalism and fake news – all designed to increase public attention and followers,” he added.

    If this is the context in which Vietnam looks to develop a native social media platform to rival Facebook, it is caught in a Catch-22. Obviously, the government will not want to make its homegrown social media network another fertile ground for dishonest online anarchy. But if Vietnam seeks to curb such elements by creating a new social network, “people will simply not use it,” Phuong said.

    VnExpress International spoke to more than a dozen young Vietnamese Facebook users to ask whether they would switch to a homegrown social media if built. The result? An overwhelming majority of them said no; a few said they would try, but saw no reason to abandon Facebook altogether.

    “I would switch to a homegrown network only if it offers services that are much cooler than Facebook’s,” a 24-year-old real estate agent in Hanoi said, declining to be named. “But can it?”

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.