“Ai đông ke,tui đông ke”(I don’t care):ngôn ngữ “thịt ba rọi”của Vịt kìu

tạp bút

logo-con-bo-cu%cc%9bo%cc%9bi

AI ĐÔNG KE !TUI ĐÔNG KE !!

 hay Việt-Anh lẫn lộn nơi xứ người

Ngọc Lan/Người Việt

Nếu những đứa bé lớn lên ở Mỹ có thể nói tiếng Việt một cách “thuần Việt” thì người lớn cũng có nên tập như thế? (Hình minh họa: Ngọc Lan/Người Việt)

Sổ tay phóng viên

WESTMINSTER, California (NV) – Lỡ phóng lao rồi thì đành nhắm mắt theo lao, tui mặc “áo giáp” (như một độc giả nào đó khuyên) viết thêm một chuyện có liên quan đến người mình – chuyện mà ngay cả khi ông “big boss” của tui gợi ý, tui hỏi lại “Vậy chứ theo ý chú thì nên như thế nào?”, ổng trả lời tỉnh bơ “Tôi không có ý gì hết. Cô mang điều đó hỏi độc giả, xem ý độc giả là nên như thế nào.”

Ra là, với sếp lớn, ý của độc giả mới là quan trọng, bởi độc giả là số đông, là 9 người vạn ý. Vậy thì ý của quý độc giả là như thế nào, về vấn đề tui sắp kể lể dưới đây, xin nêu ra cho mọi người cùng biết với.

Điều tui kể liên quan đến cách nói chuyện bằng tiếng Việt chen tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày của người mình ở bất kỳ mọi lúc mọi nơi, như kiểu tui vừa dùng chữ “big boss” trên kia.

Vấn đề này có lẽ không loại trừ ai hết, bởi sống trong xã hội loài người thì ai cũng phải nói chuyện, không nói ít thì nói nhiều, nhưng mà khi nói, giữa những người biết tiếng Việt với nhau, thì chỉ nên nói toàn bằng tiếng Việt, hay là nên cố gắng dặm thêm tiếng Mỹ vào càng nhiều càng tốt, như một cách “rèn luyện” ngôn ngữ người bản xứ?

Bàn về đề tài này, dĩ nhiên là mình không tính đến những người “mù” tiếng Anh, mà chỉ xoay quanh những người nói tiếng Anh như tiếng Mỹ, ý quên, nói tiếng Anh như tiếng Việt, hay cũng lắp bắp được vài câu tiếng Mỹ lấy le với đời.

-“Cô ơi, tôi muốn khám bệnh. – Bác mới tới đây lần đầu hả bác? – Dạ, cô. – Vậy bác ‘phiu ao’ (fill out) cái ‘phom’ (form) này dùm con nha bác…”

-“Chả nói tui suốt ngày chỉ lo ‘sốp binh’ (shopping), hỏng có ‘khe’ (care) gì cho chồng con nhà cửa. Tui nói tui có ‘khe’ (care) chứ sao không ‘khe,’ (care) không ‘khe’ (care) thì ai đi chợ ‘khút’ (cook) cho cha con chả ăn. Tui nói chả đừng có chọc tui ‘ghét mát’ (get mad) lên là tui ‘mu’ (move) ra thì đừng có mà khóc lóc năn nỉ…”

-“Anh ơi, chiều nay có quởn thì mang cái xe đi ‘quát’ (wash) dùm em nha. Sẵn anh ‘tét’ (text) luôn cho cô Tám hỏi cổ coi cái máy xay thịt của cổ còn ‘quớt’ (work) không ghé mượn về làm nem ăn…”

-“Tui đi làm kiếm tiền, tiền tui tui xài, ‘ai đông ke’ (I don’t care) ai nói gì…”

Nhìn lại, dường như việc chen những tiếng Mỹ “thông dụng” vào trong lúc nói chuyện đã trở thành thói quen hay một phản xạ vô điều kiện của nhiều người, đến mức chính họ cũng không nhìn ra.

Bên cạnh việc chen tiếng Mỹ “một cách vô thức,” cũng có nhiều người đệm tiếng Anh vào trong lúc nói chuyện một cách “có ý thức” cho có vẻ “sang chảnh” chút chơi.

“Điều mà tôi ‘khần xơn’ (concern)là khả năng làm việc của nó. Tôi thật sự thấy ‘quơ ri’ (worry) về điều này, liệu có nên để nó ‘khân ti niu’ (continue) với cái ‘chốp’ (job) này không?”

Nói đến vấn đề này, chợt nhớ đến chuyện những đứa trẻ ở đây được dạy tiếng Việt từ trong nhà cho đến trường học, mà khi để ý mới thấy một điều khá thú vị là khi tụi nhỏ đã cố gắng nói tiếng Việt thì hoàn toàn là tiếng Việt, không chêm tiếng Mỹ, trừ khi nào nó không biết chữ mà nó muốn nói trong tiếng Việt là gì, cho dù giọng nói của chúng có ngô nghê, có “lơ lớ.” Đây là điều khác hẳn với người lớn, vì hơn ai hết, người lớn biết “Ai đông ke” (I don’t care) trong tiếng Việt là gì, nói ra làm sao, hay “khần xơn” (concern)có nghĩa mần răng.

Trong khi người mẹ nhắn tin cho đứa con trai rằng “Con nhớ text cho mẹ cái address để mẹ ghé đón con,” thì cậu con trai 14-15 tuổi, đang theo học lớp tiếng Việt trong chương trình chính khóa của trường, trả lời, “Mẹ ơi, đây là địa chỉ nhà của bạn con…”

Rõ ràng là những đứa nhỏ lớn lên ở đây có thể nói được tiếng Việt một cách “thuần Việt” không cần chêm tiếng Mỹ, thứ tiếng mà chúng thông thạo hơn.

Vậy, liệu người lớn cũng có nên “tập” nói chuyện hoặc thuần Việt hoặc thuần Mỹ thôi không? Và cách nói chuyện bằng tiếng Việt chen tiếng Mỹ liệu có làm cho cái sự cố gắng gìn giữ tiếng ông bà bị mai một và lai căng theo thời gian không?

Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com

Ý KIẾN Ý CÒ

    •  
      Avatar

      Theo ý tôi, trong giao tiếp hằng ngày nói tiếng
      Việt chêm tiếng Anh là lười biếng. Nhất là giới truyền thông thì dứt khoát phải có trình độ tiếng Việt cao hơn độc giả và thính giả. Nghèo nàn và chướng tai nhất là khi giới truyền thông nói tiếng Việt chêm tiếng
      Anh
      khi phỏng vấn người Việt trên đài phát thanh hay truyền hình.

    • Đúng là không nên nói tiếng Việt ba rọi nghe rất chướng tai, nhưng cũng phải chấp nhận một điều là trong ngôn ngữ nào cũng đã, bị, và sẽ có những từ ngữ phải vay mượn từ tiếng ngoại quốc, xài lâu ngày từ đời này qua đời kia, nghe riết thành quen rồi tưởng là tiếng của mình. Một số thí dụ sau đây:

      -áp phe affaire, bình ắc qui accumulateur, ăng ten antenne, bá láp palabre
      -bê tông béton, bia bière, bơ beurre, bu gi bougie, búp bê poupée
      -cà vạt cravat, cà phê café, cà rốt carotte, cam nhông camion, cu li coolie, cinê cinema, cúp cua cours

      -da ua yaourt
      -gác dan gardien
      -lăng xê lancée, lancer
      -ma lanh malin, mít tinh meeting,
      -ny lông nylon
      -phô mát fromage
      -Ra đi ô radio
      -sâm banh champagne, sếp chef, sô-cô-la chocolat
      -tắc xi taxi
      -va li valise

      -xà lách salade, xi líp slip, xú chiêng soutien-gorge, xi măng ciment, xi nhan signal, xích lô cyclo, xì căng đan scandale, xiếc cirque, xốt sauce …

      Và còn nhiều nữa…

       

    •  
      Avatar

      Qúa đã, đọc bài xong, đọc thêm các lời bình luận và góp ý nữa, Quá đã…
      Kho tàng ngôn ngữ Việt đang giầu có hơn theo vận nước nổi trôi…
      Sau những từ: Bình-tông, Xà-phòng, Ô-tô, Ô-tô-buýt , Mù-tạt…..

       
       
    •  
       
      Avatar

      Ý kiến của độc giả Hồng Trang Nguyễn gửi qua email:

      Để đáp lại sự quan tâm của ” Xếp Lớn ” của cô Ngọc Lan, “Ngài” muốn biết ý kiến của độc giả báo Người – Việt , nên tôi xin mạn phép góp chút ý kiến nhỏ nhoi :

      Theo ý kiến cá nhân của tôi thì không nên chút nào .
      Ở phần dưới đây , tôi sẽ viện dẫn ra ba lý do , theo quan điểm dứt khoát của tôi .

      Tôi thật sự khó chịu khi nghe một người nói tiếng Mỹ không rành , phát âm sai ( rặt giọng VN ) , nhưng lại hay sính nói vài từ tiếng Mỹ vào giữa câu :

      ” Hè này tui mu ( move ) qua bên tiểu bang XYZ , ở bển giá nhà rất chíp ( cheap ) hơn bên này , mà tìm dóp ( Job ) cũng dễ hơn ! “

      ” Tháng sau tui đi vờ kế sần ( vacation ) nên tui phải đi …ren ( Rent ) cái …Sì To Rì ( Storage ) “

      ” Tui muốn rì lát ( relax ) nên mới rủ ổng đi coi mu vì ( movie ) “

      ” ổng bây giờ cúc ( cook ) rất giỏi , lại còn biết tếch khe ( take care ) nhà cửa nữa …! “

      ” Ông đó coi vậy mà sì tu pịt ( Stupid ) nên ổng không có mo nì ( Money ) ….”

      Thánh thần ơi ..!! Sao phải mất công bẻ miệng bẻ mồm , ráng…rặn ra vài từ tiếng Mỹ làm chi vậy , trời ?? Sao không nói tiếng mẹ đẻ của mình từ bao nhiêu năm nay , vừa tự nhiên , vừa dễ dàng , vừa đơn giản , vừa nhẹ nhàng trong câu nói , mà người nghe cũng cảm thấy êm ả ( cái lỗ tai ! )

      Cố nhà báo Bùi Bảo Trúc lúc còn sinh thời , ông cũng hay phê bình , chế giễu về chuyện này rất rất nhiều lần , BBT đã nhái giọng và thẳng thắn xách mé gọi đây là : ” Tiếng Anh …ăn đong của Phước Lộc Thọ ” ( nguyên văn lời của ông Bùi Bảo Trúc ! )

      Dù trình độ Anh ngữ rất rất giỏi ( từng làm giáo sư dạy Anh ngữ trong nhiều năm ) , thế nhưng Bùi Bảo Trúc lại KHÔNG hề bao giờ ..chêm , đệm vài từ tiếng Anh vào trong câu nói của ông ta . BBT xử dụng hoàn toàn tiếng Việt Dấu Yêu 100% ! Tôi rất thích tác phong ngôn ngữ thuần Việt này của BBT , nghe rất dễ chịu và gần gũi hơn là kiểu nói lai căng ở trên .

      Theo kinh nghiệm sống ở đất Cali này đã trên dưới 30 năm , tôi nhận thấy :

      Thứ nhất : Những người thường hay chêm , đệm vài từ tiếng Anh vào trong câu nói của họ …thường là những người không biết tiếng Anh . Vốn liếng Anh ngữ không được bao nhiêu ( đúng là tiếng Anh ăn đong ) . Họ chỉ nói được một vài từ ( nghe lóm , học lóm ) để chứng tỏ mình KHÔNG chỉ biết tiếng EM – Mà cũng biết tiếng ANH …chớ bộ ?
      Chứ kêu họ nói nguyên một câu tiếng Anh , chắc họ …lè lưỡi , chạy dài !! 😂😁

      Thứ Hai : Vì câu nói :
      “Tiếng VIỆT CÒN – Nước VIỆT CÒN ! ” Nên tất cả
      chúng ta đang ra sức cố gắng dạy các con , em , cháu , chắt chúng ta Học Việt Ngữ ( dù cuối tuần phải đưa , đón rất mất thời giờ ) vì thế chính chúng ta nên và cần phải làm gương cho các con , các cháu để chúng còn nhớ và cùng nhau gìn giữ tiếng VIỆT mến yêu .

      Tôi thấy nhiều bậc Ông Bà , Cha Mẹ , khi nói chuyện với con , em , cháu chắt mà cứ nói nửa nạc nửa mỡ , sao không nói tiếng Việt với chúng ? Chúng nghe riết rồi …tự nhiên chúng sẽ rành tiếng Mẹ đẻ , khỏi cần phải đi học ở các trung tâm dậy Việt ngữ chi cho mất công .

      Ở trong nhà ông bà , cha mẹ , chú bác , cô dì , anh chị cứ nói thuần túy tiếng Việt với chúng , dần dần tự nhiên chúng sẽ biết nghe , nói , đọc , viết tiếng VIỆT.

      Thứ Ba : Khi tiếp xúc với người bản xứ , chúng ta bắt buộc phải nói toàn tiếng Mỹ 100% . Thế nhưng khi nói chuyện với những bạn bè , người quen , hàng xóm là người Việt Nam , theo tôi không nên chêm vào vài từ tiếng Anh : ” I đông khe ” ” sì tu pịt ” ” mu ao ”
      nghe nó có vẻ ..lai căng , ba rọi và ..rẻ tiền lắm !

      CHÚNG TA ĐI MANG THEO QUÊ HƯƠNG :
      Đối với bất cứ dân tộc nào cũng vậy : Ngôn ngữ là điều chính yếu và quan trọng nhất để gìn giữ giống nòi của dân tộc , tiếng Mẹ đẻ cần thiết gìn giữ hơn cả văn hóa ẩm thực .

      Các món ăn thuần túy của VN có thể bị mai một , hoặc bị thất truyền , hoặc biến tấu đi . Nhưng tiếng VIỆT thì nhất định không thể ! Vậy tại sao trong một câu nói có vài chữ , mà ta lại phải chêm vào đó hai , ba từ tiếng Anh …để làm chi ?? Để cho mất gốc dần dần à ?

      Tôi quen biết rất nhiều gia đình người Hoa ở quận Cam và ở trên LA . Các con , cháu của họ , dù được sanh ra tại Mỹ , muốn làm gì làm – nhưng việc đầu tiên và bắt buộc là phải biết nghe , nói , đọc , viết tiếng Tiều và tiếng phổ thông trước tiên cái đã .

      Tôi hết sức ngạc nhiên khi mấy đứa cháu ngoại mới lên 3 , 4 tuổi của bà bạn người Triều Châu , đã biết nghe , hiểu , và nói được tiếng Triều Châu . Tôi hỏi thì bà bạn trả lời : ” Ở nhà tụi em không nói tiếng gì khác , ngoài tiếng Tiều .Vì tiếng Tiều là tiếng gốc của tổ tiên & của ông bà & cha mẹ bao nhiêu đời rồi , thì bắt buộc tụi nó phải biết nói , biết nghe chớ ? Còn tiếng Mỹ thì đâu cần phải lo , tụi nó sanh ra ở đây , đương nhiên là nó phải biết nói tiếng Mỹ rồi , nên không cần nói tiếng Mỹ với tụi nhỏ đâu , chị Trang “

      Vài ý kiến thô thiển , xin được nói lên suy nghĩ của một nữ độc giả đã đọc báo NGƯỜI – VIỆT suốt từ năm 1990 cho đến nay .

      Kính chúc quý báo luôn thăng tiến và thành công .

      trân trọng kính chào ,

      Hồng Trang Nguyễn .

       
       
       
      Avatar

      Rất đồng ý với sự nhận xét của bạn Hồng Trang Nguyễn, tôi cũng thấy ngứa mũi khi nghe ai nói tiếng Việt mà cứ chêm vô mấy chữ tiếng Mỹ sai bét.

      Bà thím tôi năm ngoái mới mua được căn nhà. Bà gọi khoe rằng nhà sân sau đất rộng nhiều cây trái, mặc dù có cái “PHÙ”! Tôi thắc mắc thì bị Thím chê tôi dở quá cái PHÙ cũng không biết.
      Báo hại tôi ngẩn ngơ suy nghĩ mãi tự hỏi sao mình tệ ghê, mới sang Mỹ mấy mươi năm mà đã quên cái “PHÙ” là cái gì?

      Tức quá hôm sau ghé nhà thím để được coi tận mặt cái PHÙ, thì “ôi cha mẹ ơi”, là cái (pool) hồ tắm! LOL

      Mấy đứa con của tôi sanh tại Mỹ, nhờ được cho đi học Việt ngữ lúc 6 tuổi, và phải nói tiếng Việt ở nhà. Nên bây giờ hai mươi mấy tuổi đứa nào cũng nghe, đọc, và nói tiếng Việt lưu loát, chỉ có viết thì còn hơi lọng cọng chút.

      Điều tôi thấy kỳ dị và khó hiểu ở chỗ, là khi các con tôi gặp các ông bà bạn đồng hương người Việt mình, hoặc như bà Thím kể ở trên, thì chúng nó khoanh tay lễ phép chào hỏi bằng tiếng Việt rành rẽ, nhưng các đồng hương đó lại cứ hỏi và trả lời chúng bằng tiếng Mỹ…Tho.
      Làm nhiều khi chúng không hiểu phải đưa mắt nhìn sang chờ bố mẹ dịch qua … tiếng thuần Việt.

    •  
       
      Avatar

      Trích, ” Vậy, liệu người lớn cũng có nên ‘tập’ nói chuyện hoặc thuần Việt hoặc thuần Mỹ thôi không? Và cách nói chuyện bằng tiếng Việt chen tiếng Mỹ liệu có làm cho cái sự cố gắng gìn giữ tiếng ông bà bị mai một và lai căng theo thời gian không?” Ngưng.

      Cô Ngọc Lan ơi! Do thường ngày Tía Tú Nớp tui từng khuyên bảo là, “Tu dois respecter la femme comme ta mère/you must respect the woman like your mother.” Ngoài ra, khi đặt chơn đến Mỹ Tú Nớp tui cũng thường nghe mấy anh Mỹ “kháo” nhau là, “Lady first” cũng như mấy ông “Dzịt Kìu” thường than là giới liền ông trên đất Mỹ có chung một “tủi.” Đó là, “tủi Thân” và giới “đờn bầu” cùng có chung một tuổi là “tuổi Dần!”

      Bởi dzậy cho nên, dzề “chiện” Cô Ngọc Lan nêu câu hỏi là liêu có nên dùng tiếng “thuần Việt” hoặc “thuần Mỹ” không thì Tú Nớp tui không dám trả lời mà chỉ xin phép Cô Ngọc Lan nêu lên thắc mắc. “Thuần Mỹ” thì đâu đó đã rõ ràng rồi. Trái lại, “thuần Việt” là “thuần Việt” nào?

      Ở vào cái thời buổi mà ở trong nước khỉ lên làm người và người xuống làm khỉ nầy thì tìm cho ra một câu “thuần Việt” (dầu rằng bên ngoài VN) cũng rất khó, đó Cô Ngọc Lan. Thì dụ như trên Website (lại tiếng Mẽo) của hội cựu SVSQ Thủ Đức, một tác giả đã viết, “Quân trường Thủ Đức đã sản sinh ra nhiều vị Tướng Lãnh cho QLVNCH!” Ối trời đất quỷ thần ơi! Quân trường sao không đào tạo mà lại sản sinh nè trời! Đó là chỉ một ví dụ, chớ thường ngày, ngay trên đất Mỹ nầy còn biết bao nhiêu là, “chia sẻ, bức xúc, cơ bản, hệ quả, khả năng …” (Riêng chữ khả năng thì trước 1975 là “ability” còn bây giờ là “possibility”).

      Ngoài ra, Tú Nớp tui cũng thắc mắc là tại sao thức ăn thì có thể “lấy vợ, lấy chồng ngoại quốc” đưọc, mà ngôn ngữ lại không được , dầu rằng cả hai đều thuộc về văn hóa ? Nếu người Việt hải ngoại chúng ta không sợ thức ăn Việt mai một, nhưng tại sao lại sợ ngôn ngữ Việt mai một? Đó là chưa nói tới việc cộng sản đang bằng mọi cách, mọi phương tiện , hằng ngày tiệu diệt cả một nền văn hóa cổ truyền của nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam thì cái sợ “passive/thụ động” nầy có là giải pháp không?!

      Theo thiễn ý, một nồi canh (hay thức ăn nói chung) thì dầu có nấu tài cách mấy cũng không bằng có thêm gia vị . Dzậy, tại sao chúng ta không cho là nói chêm một vài ngoại ngữ (không có ý làm chảnh) là một cách thêm gia vị vào thức ăn ? Hơn nưa, có những ngoại ngữ mà khi dung, mọi người đều không nghĩ đó là tiếng nước ngoài. Thí dụ như: OK, Cheers, Website, Cell, Ticket (bị cảnh sát “cho” ticket”), IPhone, IPad, Computer … chẳng hạn.

      Mấy lời thô thiển. …

      •  
        Avatar

        Xin chào Tú Nớp , thuần Việt là khi nói chuyện với bạn bè , với đồng hương , đồng khói .. chúng ta chỉ nói hoàn toàn bằng tiếng VIỆT thuần túy mà thôi . Không chêm vô mấy chữ tiếng Anh như tôi đã trình bày ở trên . Tiếng VIỆT của chúng ta rất hay , rất phong phú ,rất đa dạng , nên dễ nói , dễ nghe và dễ chịu nữa . Chêm , đệm vô vài chữ tiếng Anh trong câu chuyện giữa bạn bè , hàng xóm với nhau , tôi thấy nó mất đi cái thân tình , sự gần gũi thân thiện trong câu nói .

        Còn tiếng VIỆT ở trong nước hiện nay ..thì thôi khỏi nói , xin miễn bàn ..Vì đề tài này nó dài lê thê , nói đến cả tháng cũng chưa hết . Nhưng cái chính là bị bọn CS ngu dốt nó cải biến , cải tạo tiếng Việt mến yêu của chúng ta , thành ra bây giờ đây rất quái đản đến ghê rợn , ví dụ như : ” Ca sĩ A xử lý ca khúc ” ” tham gia giao thông ” ” thực hiện cuộc gọi điện ” ” rất bức xúc ” ” sở hữu một bộ ngực khủng ” ” phục trang tỏa sáng ” ” diện nghèo khó ” v.v…

        Mỗi khi ra ngoài đường , tôi gặp rất nhiều người Phi Luật Tân , Hàn quốc , Nhật , Singapore , Đài Loan , Thái Lan …Khi nói chuyện , họ luôn luôn Nói bằng chính ngôn ngữ của nước họ , tôi thấy họ không bao giờ chêm vào một , hai từ ngữ tiếng Anh , hay bất cứ thứ tiếng ngoại quốc nào . Họ nói hoàn toàn bằng ngôn ngữ của đất nước họ200% . Và tôi nhận thấy trong mắt của họ -ánh lên một niềm kiêu hãnh khi vẫn giữ được ngôn ngữ của đất nước mình , dù đang sinh sống tại Hoa Kỳ . Vì cùng là dân Á Châu , nên đôi khi nhìn bề ngoài chúng ta không thể phân biệt được giữa các sắc dân , như : Đài Loan , Hàn quốc , Nhật , Singapore , Thái Lan ..Vì thế chỉ nhận ra – khi họ cất tiếng nói bằng chính ngôn ngữ của nước họ . Vậy thì tại sao chúng ta không hãnh diện khi nói bằng tiếng VIỆT của chúng ta ..? Mà cứ phải : ” mu ao ” ” gơ phen ” ” chíp ” ” mu vì ” ” rì lát ” ” cúc ” ” sì tu pịt ” để làm chi vậy , trời ?? Tiếng Việt của chúng ta nghèo nàn từ ngữ lắm hay sao ..mà cứ phải chêm , đệm vào mấy chữ tiếng Anh .

    •  
       
      Avatar

      ha ha ha so funny .

    •  
       
       
    •  
      Avatar

      Tôi có nhận xét khác nữa về người Việt nói tiếng Việt chêm tiếng Anh, không phải chỉ Việt ở hải ngoại mà người Việt trong nước cũng nói tiếng Việt-Anh ba rọi…cứ vào Facebook mà xem. Người Việt ở hải ngoại vì môi trường giao tiếp, vì nghề nghiệp sinh sống của xã hội Mỹ, lấy tên Mỹ, và phải biết nói tiếng Anh ít nhiều để kiếm cơm…nên khi nói chuyện với đồng hương thường chêm tiếng Anh, điều này dễ hiểu, còn trong nước xin hỏi có nhu cầu lấy tên Mỹ, chêm tiếng Anh vào khi người Việt nói chuyên với người Việt, giao dịch buôn bán với nhau không ? Có cần trở thành Tina, Jenny, Mike, Tony v.v… không ? Và ngườ Việt hải ngoại nếu nói, viết tiếng Viêt chêm tiếng Anh, tôi thấy còn dễ hiểu hơn người Việt trong nước rất nhiều, nhất là họ nói, viết tiếng việt bây giờ theo 1 ngôn ngữ XHCN, tối nghĩa, viết tắt…cú pháp, văn phạm, chính tả sai, loạn xà ngầu không quy tắc rồi còn chêm tiếng Anh (Phiên Âm) vào như Ma-dê-in VN thì thật là tai hoạ !

    •  
       
    •  
       
      Avatar

      Việc dùng tiếng Anh-Việt trộn lẫn của người Việt ở nước ngoài là chuyện chẳng đặng đừng, là do thói quen khi giao tiếp giữa nguời Việt, do thiếu từ VN, ngay cả trên web của báo Nguời Việt cũng dùng chữ Anh-Việt-không tránh khỏi. Có phàn nàn chăng chính là người Việt trong nước nói tiếng Anh-Việt trộn lẫn. Bây giờ họ nói OK nhiều hơn là đồng ý

    •  
       
    •  
       
      Avatar

      Chịu Ngọc Lan luôn, bài quá hay, mình bó tay luôn, xin miễn bàn chuyện ni, vì ý tác giả đã quá đầy đủ.

    •  
       
    •  
       
      Avatar

      Bai viet rat la tao lao – khong hay ho gi het

      •  
        Avatar

        Khó tánh wá dzị bạn!

      •  
        Avatar

        Chúng ta nên cời mở để trong giao tiếp thêm phong phú ngữ vựng mới .Người Việt trên đất Mỹ này khi hội họp vẫn xen món ăn Việt với Pizza , hot dogs …có sao đâu , mà lại thú vị nữa chứ! Cũng như khi dịch “you” và “I ” vẫn có thể chấp nhận được ” mày ” và “tao”trong khi nói chuyện ( tôi không muốn nói đến văn xuôi) . Hai chữ “mày “và “tao “rất phù hợp trong đàm thoại khi cần chuyển ngữ , 1 đặc thù đánh dấu giai đoạn lịch sử xa xứ .

        •  

          Khi các bạn thân tình khi còn ở VN., vẫn dùng cách xưng hô mày tao đâu có sao ?

        •  
           
          Avatar

          Tào lao, ” mày tao” mà lại thích hợp cho việc đàm thoại à? Vậy thì Mạo Muội nghĩ sao có người đáng tuổi con cháu mà lại kêu ông bà nội /ngoại của Mạo Muội bằng mày và xưng là tao?

        •  
           
    •  
       
      Avatar

      Xin đánh máy lại ý kiến bị một vài lỗi đánh máy:

      Lối nói tiếng Việt pha lẫn tiếng Anh/Mỹ (hoặc tiếng Việt pha lẫn tiếng Pháp/Đức/Thụy Điển/Hòa Lan …,) có lẽ đã trở thành một thói quen khó bỏ cũng y như trường hợp mấy vị hay chửi thề trong lúc nói chuyện, vì họ nói mà không mấy quan tâm đến cách nói của họ hay để ý đến thái độ khó chịu của người nghe.

      Ước mong là qúy vị đó đọc bài viết này của cô Ngọc Lan, lưu tâm sửa đổi thì ký giả Ngọc Lan cũng không đến nỗi uổng công.

      Và, hy vọng trong một chủ đề khác, cô Ngọc Lan làm ơn đề cập đến cách dùng chữ vô nghĩa hay khó hiểu của người Việt trong nước bây giờ và đã lây lan ra đến hải ngoại, nhất là trong lãnh vực truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyển hình, …).

      Xin nêu ra đây một số chữ làm thí dụ:

      – Bến cảng (bến = cảng) thay vì HẢI CẢNG/THƯƠNG CẢNG (chữ đúng)
      – In ấn (in = ấn) thay vì ẤN LOÁT hoặc ẤN HÀNH (ấn loát và phát hành)
      – Tuyến đường (tuyến = đường) thay vì LỘ TRÌNH (chữ đúng)
      – Xử lý thay vì GIẢI QUYẾT/XỬ TRÍ.
      – Hộ gia đình thay vì GIA ĐÌNH
      – Căn hộ hay vì CĂN NHÀ, CĂN CƯ XÁ (trong các chung cư)
      – Từ thay vì CHỮ/TIẾNG
      – Xuất khẩu/ nhập khẩu (dùng chung cho người và đồ vật) thay vì XUẤT/NHẬP CẢNH (cho người) hoặc XUẤT/NHẬP CẢNG (cho hàng hóa, đồ vật)
      V.v… và v.v… (còn nhiều lắm)

      Phải thú nhận rằng tôi rất khó chịu khi phải đọc hay nghe những từ ngữ ngô nghê, ngớ ngẩn này. Vì thế, một bài viết về đề tài này của cô Ngọc Lan sẽ được độc giả hoan nghênh vô cùng. Và tôi cám ơn cô Ngọc Lan nhiều lắm lắm.

      see more

       
       
       
    •  
       
      Avatar

      Bài viết xuất sắc, rằng hay thì thật là hay. Cái gì sai và không đúng thì xin sửa từ từ vậy.
      Đã quen miệng nói rồi, chắc khi nói cũng phải để ý lắm mới có thể bỏ bớt được.
      Mai mốt mà tui gặp ai nói kiễu ” Rau muống chấm ketchup ” ( may quá, câu nầy chưa có đăng ký bản quyền, nên mượn đở của codobai xài vậy, xin tạ lỗi trước. :-))
      thì tôi sẽ hỏi người đó: Bộ chưa đọc bài viết ” Ai Đông Ke ” của cô NL hả.?

      Không hiễu nghĩa của từ : chương trình ” chính khóa” của trường.
      Nếu nói 14, 15 tuổi thì đang học trung học ( junior high school) – có lớp tiếng Việt như là môn ngoại ngữ. Thành ra nói : ” đang học tiếng Việt trong chương trình ngoại ngữ ” thì dễ hiễu hơn.

       
       
       
      •  
         
        Avatar

        Bạn nghĩ thế nào, nếu Tú Nớp tui đề nghị, ” đang học tiếng Việt trong chương trình song ngữ/bilingual program ?”

         
         
         
      •  
         
        Avatar

        Khi dùng chữ “chính khóa” là ý NL muốn phân biệt với các trường dạy Việt Ngữ bên ngoài nhà trường, mà không nhớ phải dùng chữ gì cho chính xác hơn.
        Cám ơn gợi ý của độc giả Hung Le 🙂

         
         
         
        •  
           
          Avatar

          Kỳ sao có viết bài, không cần mặc “áo giáp ” đâu nha, trời thì nóng nực chịu sao nỗi. Hơn nữa ” đạn ” của đọc giả ngọt như đường thốt nốt dzậy mà, càng được nhiều thì NL càng ngọt ngào hơn, không có sao đâu.
          Nhờ ông xã kiếm dùm cho cái áo nào 1 lỗ hay 6 lỗ là thoãi mái phóng bút viết ro ro rồi.

           
           
           
    •  
       
      Avatar

      Concern not concert

       
       
       
    •  
       
      Avatar

      Concern not concert

    •  
       
       
    •  
       
      Avatar

      Cô NL ơi! Lần tới cô nên viết bài có những người Việt tự cho mình là không biết nói và hiểu tiếng Việt ,tôi quen nhiều gia đình Việt Nam ,các cháu sinh ra ở My nhưng nói tiếng Việt rất lưu loát .

    •  
       
    •  
       
      Avatar

      Tôi ở My đã hơn 30 năm ,nhưng khi nói chuyện với bạn bè ( người Việt ) hay trong gia đình tôi không bao giờ xen tiếng My ,tôi nghĩ những người nói chuyện hay pha tiếng My như là thói quen của họ ,tôi đồng y nên tập nói tiếng Việt thuần tiếng Việt !!!

    •  
       
    •  
       
      Avatar

      Ký giả Ngọc Lan mới nêu lên có một vấn đề khi nói tiếng Việt mà pha tiếng Mỹ thôi, vì bên cạnh đó còn có cách viết chêm tiếng Anh nữa mà cô chưa đề cập đến.
      Với tui, đôi khi nói chuyện với con cái, với bạn bè…, tui cũng có xen vô bằng Anh ngữ trong lúc vô thức, nhưng khi ý thức được, tui liền tự chỉnh sửa lại.
      Riêng về chuyện viết lách cho người đọc và hiểu được tiếng Việt, ngay cả với những câu vô cùng thông thường nhất, lại độn vào tiếng Mỹ ,thì tui lại cho rằng đó là cách làm dáng, cho mình là giỏi ngoại ngữ, là thời thượng, là
      lai căng một cách lố bịch.
      Xin đơn cử ví dụ có người viết như vầy :
      “Chắc là tôi missed all the fun things, ôi ôi sao mà xui vậy.
      Thanks thầy lý có ý nhắn lời kêu mời, chỉ bao nhiêu đó cũng lighten up tinh thần tôi big tổ bố.
      Đương nhiên khi ghé bến Bolsa sẻ kiếm bạn bè tán dóc.
      Life without friends is like bún bò Huế quên bỏ mắm ruốc, isn’t it right?
      I miss you all, bằng hữu.” Trích của Toike, NgoclanBlog.
      Thật tình tui ngửi không nổi với cái kiểu viết quái thai, cái kiểu phở bò xịt ketchup. Lý luận là do qua Mỹ lâu quá nên quên tiếng Mẹ đẻ, hay viết như vậy là dễ dàng hơn… đó là ngụy biện, vì theo như tui nghĩ một khi còn ăn nước mắm thì không thể nào quên đi “Tiếng Nước Tôi” cho được, cho dù có định cư tại nước này bao lâu đi chăng nữa.

      •  
        Avatar

        Cám ơn độc giả Ken Zip đã đưa ra một ví dụ cụ thể cho hiện tượng Việt-Anh lẫn lộn.

        Tuy nhiên, ngoại trừ những người được xem là nổi tiếng, là “nhân vật cộng động”, là các chính trị gia, diễn viên… “phải” chấp nhận sự bình luận, khen chê của người đời ở mọi lúc mọi nơi, còn lại, khi mình mang một cá nhân nào đó ra để bình phẩm nơi công cộng như thế này, theo NL là điều không đúng, nhất là khi chúng ta đang ở Mỹ, là nơi mà quyền riêng tư của mọi người được tôn trọng tối đa.

        •  
          Avatar

          Cảm ơn ký giả Ngọc Lan đã nêu ra vấn đề quyền riêng tư nên được tôn trọng. Nhưng thiết nghĩ một khi đã viết ra cho nhiều người đọc, thì không còn được gọi là “riêng tư” nữa. Và khi trích dẫn, tôi đã ghi rõ xuất xứ của nó một cách đàng hoàng.
          Không riêng gì tôi, khi chính cô viết báo, cô cũng đã trích dẫn những câu của người khác viết, trong đó cũng có của tôi, chẳng lẽ đó lại là xâm phạm quyền riêng tư?
          Để tôi chỉ cho cô thấy khi nào quyền riêng tư bị xâm phạm, bằng một ví dụ của một câu chuyện cũng liên quan đến đề tài bài báo này :
          Có một ông vượt biên qua Mỹ khi tuổi mới chừng 14,15 tuổi. Sau nhiều năm tháng miệt mài, ông ta cũng trở thành kỹ sư, và đi làm cho một hãng lớn của Mỹ.
          Ông ta có yêu một cô mới chập chững đến Mỹ, và ngôn ngữ ông ta dùng để giao tiếp toàn là Anh ngữ, với lý do là ông ta đã quên tiếng Mẹ đẻ rồi.
          Nếu tôi đem câu chuyện này ra viết lại vào đây, với đầy đủ tên của những người trong cuộc, thì đó mới là xâm phạm quyền riêng tư, vì câu chuyện này tôi chỉ được nghe cô ta kể riêng cho tôi nghe mà thôi.
          Vài dòng thô thiển, với mục đích để cô hiểu thêm đâu là riêng tư, đâu là công cộng.
          Dẫu sao cũng đã cảm ơn cô nhắc nhở.

    •  
      Avatar

      … Có ketchup nó mới “number one” nghe như bị bắt Ăn cơm độn Cố nhai, Cố nghiến, mà sao khó Nuốt thiệt… KHah! KHah…
      gậy ông đập lưng ông. Khah…Khah…

    •  
      Avatar

      Nói hai thứ tiếng lẫn-lộn chêm vào nhau thì nó khó chịu cho người nghe như bị bắt ăn cơm độn! Cố nhai, cố nghiến, mà sao khó nuốt quá đành xin chịu! Ai ơi, xin nhớ rằng ăn rau muống luộc thì chấm nước mắm chanh nó ngon trần-ai. Còn ăn hamburger thì phải có ketchup nó mới number one. Rau muống chấm ketchup nuốt nó không xong, bà con ơi!

    •  
       
      •  
        Avatar

        Đồng y 100% !!!

      •   
      • Cô Ngọc Lan ui….. “”” Trích : và cách nói chuyện tiếng Việt chen tiếng Mỹ liệu
        có làm cho ” sự cố “….. thử hỏi ” cô giáo Ngọc Lan “” SỰ CỐ “” là cái chi chi DZậy cô giáo ???

        •  
          Avatar

          Dạ, câu trích này không có trong bài viết này, đúng không ạ?

          Còn nếu độc giả Johnny Nguyen muốn biết nghĩa chữ “sự cố” là gì thì NL có thể trả lời một cách đơn giản, rằng “sự cố” là một tai nạn, một sự bất trắc hay một sự hư hỏng, trục trặc gì đó.

        •  
           
           
        •  
          Avatar

          Đó cũng là vấn đề cần bàn đến, vì những từ ngữ ngô nghê chấp vá của bọn cán cộng trong nước nhổ ra, thì một số người bên này nhai lại, ví dụ như ” cộm cán, bức xúc, lí giải, quan ngại… “. Cần làm trong sáng chữ Việt, dù trong cách viết hay cách nói, để khỏi phải phân vân khi nghe hoặc đọc phải những ngôn từ quái đản đó, không biết đâu là việt cộng, đâu là Quốc Gia

        •  
           
      •  
        Avatar

        Đồng ý với codobai, có những người từng làm báo tiếng Việt, từng là sếp lớn cho một tờ báo Việt ngữ mà khi “trao đổi” với những người cùng ngôn ngữ với mình, nếu không lổn nhổn nửa hotdog nửa nước mắm, thì lại xổ nguyên con toàn là Anh ngữ. Khâm phục cho những người giỏi sinh ngữ ghê :

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: