Đọc báo giùm bạn

Lưu lượng nước xả lũ từ các hồ thủy điện trên sông Ba đổ về hạ lưu lên đến 11.000m3/giây đã làm nhiều vùng ngập nặng.
Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng 10.000m3/giây
Chiều 3-11, ông Trần Hữu Thế – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, cho biết Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ (thuộc địa phận huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đã tăng lưu lượng xả lũ lên 10.000m3/giây. Nếu tính cả lưu lượng xả nước chạy máy hết công suất của 2 thủy điện Sông Ba Hạ và Sông Hinh thì lưu lượng nước đổ về hạ lưu sông Ba đã lên đến khoảng 11.000m3/giây.
Hạ lưu sông Ba mệnh mông nước từ việc xả lũ
Đây là lưu lượng xả lũ lớn nhất trong 7 năm qua. Thủy điện này xả lũ với lưu lượng lớn vì các thủy điện ở thượng nguồn sông Ba đang đồng loạt xả lũ. Trong đó, Thủy điện Krông H’năng xả lũ với lưu lượng xấp xỉ 1.800m3/giây, còn thủy điện An Khê – KaNak xả với lưu lượng 500m3/giây.
Đường Nguyễn Trãi (TP Tuy Hòa) trở thành sông
“Thông tin từ các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk cho biết sáng 3-11 những tỉnh này có mưa rất to, dự báo đến cuối chiều nay lưu lượng nước đổ xuống hạ lưu sông Ba sẽ tăng lên trên 12.000 m3/giây. Trong khi đó, dự báo đến 19 giờ 30 phút đêm nay, triều cường sẽ đạt đỉnh, tỉnh Phú Yên có nguy cơ ngập sâu. Do đó, chúng tôi yêu cầu Thủy điện Sông Ba Hạ tăng lưu lượng xả lũ, sau đó hạ xuống để chủ động đón nước” – ông Thế nói.
Theo Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, hiện lưu lượng nước về hồ trên 7.000m3/giây. Thủy điện này đã xả lũ xuống cao trình 103,5m, còn lại 1,5m so với mực nước thiết kế để đón lũ.
Một người suýt chết khi cố băng qua đường Bạch Đằng khi lũ lên
Từ việc xả lũ của các thủy điện đã làm mực nước sông Ba lên nhanh trong chiều nay. Hiện nhiều con đường ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) như Trần Hưng Đạo, Lương Văn Chánh, Lê Lợi, Phan Đình Phùng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trãi… đã ngập sâu hơn nửa mét. Nhiều khu dân cư thuộc các huyện Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, TP Tuy Hòa cũng đã bị ngập sâu. Nhiều gia đình đã phải vận chuyển đồ đạc để tránh lũ.
Nhiều gia đình ở TP Tuy Hòa vội vã chuyển đồ đạc khi lũ lên nhanh
Chiều 3-11, ông Trần Văn Tâm (ngụ phường 6, TP Tuy Hòa) cùng 3 ngư dân đã đưa tàu cá của mình từ cảng cá phường 6 băng qua sông Ba để đến cảng cá Đông Tác neo đậu, tránh nước lũ đang lên nhanh. Tuy nhiên, khi đến giữa dòng sông Ba thì tàu cá bị chết máy. Nước lũ làm lật tàu rồi cuốn cả tàu cá và 4 ngư dân ra biển, trước sự chứng kiến của nhiều người. Hiện 4 ngư dân này vẫn chưa được tìm thấy.
Lực lượng cứu hộ trực tại các khu dân cư giúp người dân tránh lũ
Theo Hồng Ánh (Người lao động)

Ngày 1/11, thuỷ điện An Khê – Ka Nak bất ngờ xả lũ không thông báo với chủ tịch tỉnh Gia Lai.

Cùng với thủy điện Sông Bung 4, thủy điện Đắk Mi tiếp tục xả lũ vào chiều nay (2.11) khiến cho người dân vùng hạ du hết sức lo lắng.

Bí thư Hà Tĩnh nói thủy điện Hố Hô xả không tuân thủ ý kiến của tỉnh, Hố Hô bảo xả đúng quy trình.
Phú Yên
Lũ lên nhanh ở Phú Yên khiến nhiều huyện miền núi ngập nặng, các tuyến giao thông liên huyện bị chia cắt, hàng trăm hộ dân bị cô lập. Đã có 7 người chết, mất tích do lũ.
Hai ngày qua mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên kết hợp việc các hồ thủy điện xả lũ khiến các huyện Đồng Xuân, Tuy An, thị xã Sông Cầu ngập nặng. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Phú Yên trong 24 giờ tới mực nước các sông tiếp tục dâng, đạt hoặc trên mức báo động III từ 2 đến 3 m. Ảnh: La Hai. |
Nước lên nhanh, nhiều hộ dân bị ngập sâu, bà con phải dùng thuyền di dời các vật dụng gia đình lên các vùng cao hơn. Ảnh: La Hai. |
Người dân huyện Tuy An, Đồng Xuân dọn đồ đạc tháo chạy lên đường sắt.
|
Đến đầu giờ chiều ngày 3/11, lũ trên sông Kỳ Lộ vẫn tiếp tục tràn vào nhà dân. Ảnh: La Hai. |
Chiều 3/11, đã có 7 người chết, mất tích do mưa lũ gồm: ông Phan Sơn (43 tuổi) ở phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu; ông Hồ Tân (68 tuổi) ở thôn Thạnh Hội, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, chị Trần Thị Vinh (24 tuổi) ở thôn Long Uyên, xã An Dân, huyện Tuy An và 4 ngư dân ở thành phố Tuy Hòa chưa xác định tên, tuổi. Ảnh: La Hai. |
Hiện các địa phương đang tập trung cứu dân ở những vùng bị ngập; chưa thống kê mức độ thiệt hại. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Phú Yên dự báo trong 24 giờ tới mực nước các sông tiếp tục dâng, đạt hoặc trên mức báo động 3 từ 2 đến 3 m. Ảnh: La Hai. |
![]() |
Để phòng tránh lũ, ngập lụt, UBND tỉnh Phú Yên đã phát công điện yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”. Ảnh: Thu Tuyết |
![]() |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương chỉ đạo các nhà máy thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ, Krông H’năng, Công ty thủy nông Đồng Cam, UBND các huyện bố trí người bảo vệ công trình, sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”. Ảnh: Thu Tuyết. |
![]() |
Hiện tại các tuyến đường từ thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) đi bốn xã: An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Định và An Nghiệp bị chia cắt; hàng trăm nhà dân bị ngập. Tỉnh lộ 641 từ thị trấn Chí Thạnh đến thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) ngập sâu trong nước. Tại khu vực thôn Định Trung 2, Định Trung 3 và thôn Phong Niên thuộc xã An Định (huyện Tuy An), nhiều ngôi nhà nước ngập đến mái. Ảnh: Thu Tuyết. |
![]() |
||||||||||
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương thực hiện các phương án phòng tránh lũ, ngập lụt; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các vùng ven sông, suối, vùng trũng thấp để có kế hoạch di dời, sơ tán dân và thông báo cho nhân dân biết để phòng tránh. Ảnh: Fanpage Dân Phú Yên.
Hà TĩnhLũ chồng lũ, 15.000 em chậm học gần một thángChiều 2/11, thầy giáo Trần Đình Hùng (Trưởng phòng GD&ĐT Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết hiện có 41/59 trường phải cho học sinh nghỉ vì ngập lũ. Cả hai đợt lũ liên tiếp khiến tổng 15.000 học sinh các cấp bị chậm học gần một tháng, đặc biệt là những xã vùng trũng như Hà Linh, Phúc Đồng, Phương Điền, Phương Mỹ. Mưa to liên tục trút xuống suốt mấy ngày qua đã khiến nhiều huyện của tỉnh Hà Tĩnh bị ngập sâu và chia cắt. Riêng vùng “rốn lũ” huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập sâu, chia cắt cục bộ khiến 64 trường học các cấp từ mầm non đến THPT trên địa bàn huyện Hương Khê phải cho học sinh nghỉ học.
“Tính đến ngày 2/11, toàn huyện có khoảng 15.000/ tổng gần 22.000 học sinh phải nghỉ học vì giao thông chia cắt, nhà nhà ngập lụt. Tính chung cả đợt lũ 10 ngày trước, tình hình học tập của ngành giáo dục huyện Hương Khê đã chậm lịch mất hơn 20 ngày, và nguy cơ sẽ cao hơn do đợt lũ này đang tiếp diễn”, thầy Hùng nói. Trong khi đó, tại một số huyện khác như huyện Kỳ Anh, tình hình mưa lũ cũng đang diễn biến phức tạp. Một số vùng như Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Sơn, Kỳ Hợp đang có khoảng hơn 5.000 học sinh của 13 trường từ bậc mầm non đến THCS phải nghỉ học. Tại huyện Cẩm Xuyên, có khoảng 4.000 học sinh tại 12 trường thuộc các xã bị ảnh hưởng do xả tràn Kẻ Gỗ phải nghỉ học.
|