Nhạc phẩm “Một chút Kontum”-Thơ Tạ Văn Sỹ/Nhạc Võ Ngọc Minh

nhạc và hoa

MỘT CHÚT KONTUM

Tạ Văn Sỹ KT

Thơ Tạ Văn Sỹ

Phổ nhạc : Võ Ngọc Minh

siu_black_bat_ngo_lam_giam_khao_toi_la_nguoi_chien_thang_0

Tiếng hát: Siu Black(?)

LQC

Bởi lần đầu anh đến thăm em

Em đưa anh thăm phố yên lành

Kon Tum nhỏ bởi lòng thung nhỏ

Chầm chậm thôi, vội bước chi nhanh

*

Anh thấy không, phố bốn bề xanh

Rừng vây quanh, núi cũng vây quanh

Đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược

Trời rộng thênh, mây trắng yên lành

*

Ôi những con đường, nối phố với rừng

Mang thiên nhiên gần quá đổi gần

Như ánh núi rừng cao ngất ngàn năm

Người ở đây hồn người rất rộng

*

Đi cùng em với vài con dốc

Có gì đâu mà anh mỏi chân

Mai tạm biệt anh, về phố lớn

Mang theo về một chút Kon Tum.

ảnh đẹp Kontum2

 

 

Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum

 

của nhà thơ Tạ Văn Sỹ

                                                                                                                                                                         HÀ THỊ KIỀU OANH

(Lớp 9A, (trường THCS Trần Hưng Đạo)

 

     “Mai tạm biệt – em về phố lớn

Mang theo về một chút Kon Tụm”…

Vâng! Đó là lời thơ sâu lắng, thiết tha, hay tiếng lòng của người Kon Tum nhắn với khách phương xa về thăm phố núi Kon Tum ?…

Những Cảm xúc lắng đọng sâu sắc để rồi thăng hoa thành bài thơ Một chút Kon Tum. Bài thợ được nhà thơ Tạ Văn Sỹ sang tác và nhạc sỹ Võ Ngọc Minh phổ nhạc được phổ biến rộng rãi vào năm 1992, ngay sau Kon Tum vừa chia tách khỏi tỉnh chung Gia Lai – Kon Tum.

Bài thơ một chút Kon Tum thể hiện nét đẹp bình yên của một đô thị nhỏ miền núi. Thiên nhiên hoang sơ gần gũi với con người là một nét riêng của Kon Tum. Nhân vật không rỏ mặt trong bài thơ – tức người Kon Tum – đã dắt dẫn khách phương xa thăm thú và giới thiệu về quê hương với tấm lòng nhân hậu, nhiệt tình qua những lời thơ có âm điệu sáng trong, đằm thắm ân tình, như đất và người Kon Tum vậy.

Thành phố Kon Tum không ồn ào xô bồ như những đô thị đông dân cư, sầm uất khác là vì…” Kon Tum nhỏ bởi lòng thung nhỏ” ! vâng, Kon Tum nằm gòn trong lòng chảo thung lũng sông Đăk Bla, và đó là nét riêng đáng yêu của Kon Tum. Và cũng do thế cảnh sắc Kon Tum “… phố bốn bề xanh/ rừng vây quanh, núi cũng vây quanh “.

Nếu ở các đô thị lớn con người sống xa cách với thiên nhiên, them khát thiên nhiên, thì với Kon Tum “ Rừng và phố cách dăm dốc nhỏ / Nên thiên nhiên gần quá đỗi gần “!

Sống giữa lòng một đô thị bình yên, giữa một không gian thoáng đãng, nên nhịp sống con người hóa ra cũng thong thả, bình dị,; hồn người cũng phóng khoáng, cởi mở :

“ Người ở đây hồn người rất rộng

Như núi rừng trầm mặc ngàn năm “.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hóa than của tác giả vừa kể tả, chuyện trò, vừa giải bày, nhắn nhủ, sẻ chia với khách phường xa một cách tự hào về quê hương xứ sở của mình qua một kiểu ngôn ngữ đối thoại giản dị đến đơn sơ, nhưng súc tích và giàu cảm xúc :

“ Chưa tròn buổi phố chừng muốn hết

Đã gì đâu mà em mỏi chân!…

… Mai tạm biệt –  em về phố lớn

Mang theo về một chút Kon Tum “…

        Bài thơ biểu thị lòng người yêu mến, gắn bó cùng đất và người Kon Tum hay chính là âm điệu của đất và người ở nơi đây ? Ôi, sao mà trong sáng, chân thành, ân tình, bình dị! Và, chắc chắn trong ký ức người ra đi – Tức khách phương xa sẽ luôn mãi đọng lại một đô thị Kon Tum bình yên, xinh đẹp và con người Kon Tum mến khách, ân tình.

Bằng một âm điệu thơ nhẹ nhàng mà đằm thắm, ngôn ngữ thơ bình dị mà gợi tả, bài thơ Một chút Kon Tum đã neo lại trong lòng người đọc, người nghe một ấn tượng đẹp về hình ảnh một phố núi Kon Tum thơ mộng và thanh thoát.

Qua bài thơ một chút Kon Tum, tôi thêm yêu Kon Tum tha thiết. Kon Tum trong trái tim tôi!…

Một chút Kon Tum

 
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kon Tum xinh đẹp, nơi đây nổi tiếng với cây sâm Ngọc Linh của núi Ngọc Linh hùng vĩ, nhà thờ Gỗ đặc biệt kiêu kỳ thách thức gió mưa, dẫu cho bao mùa nắng gió cao nguyên vẫn sừng sững một góc trời. Có Cầu treo KonKlor nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại ở đó có  những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6km đến làng KonKơtu, một làng dân tộc BahNar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ, có nhà rông cao, đẹp, có rượu cần tây nguyên, có bếp lửa bập bùng bên người dân bản địa.

Đến với Kon Tum, không ai quên được một dòng sông rất lạ – dòng sông Đak Bla chảy ngược giữa lòng TP, như dải lụa hồng vắt ngang bộ ngực thanh xuân thiếu nữ về phía Tây, đổ ra Biển Hồ mênh mông rồi lại quay về Việt Nam qua hệ thống sông Cửu Long, chính sông Dakbla làm cho thị xã Kon Tum thơ mộng hơn, đáng yêu hơn. Với những tâm hồn lãng mạn thì sông Dakbla là một nguồn cảm hứng sáng tác về Kon Tum như Tình ca trên sông Dakbla của Nguyễn Cường, Chiều Dakbla của nhạc sỹ Quỳnh Hợp thơ Kpa Ylăng…

 
Đến với dòng Đăkbla chúng ta sẽ cảm nhận được nét thi vị của con sông lúc hung dữ, lúc hiền hòa, thiết tha ôm lấy TP thơ mộng, .Con sông “như một tiếng tù và thổi qua lòng xanh TP”, đưa chúng ta ngược dòng thời gian trở về những năm tháng tranh đấu hào hùng, đầy máu và nước mắt của dân tộc nói chung, đất và người Kon Tum nói riêng. Đứng bên dòng sông đỏ nặng phù sa hiền hoà xuôi về phía mặt trời mọc, chúng ta như nghe văng vẳng bên tai tiếng hô vang của những chiến sĩ cách mạng trong cuộc “Đấu tranh Lưu huyết” và “Đấu tranh Tuyệt thực” tại Ngục Tù Kon Tum – nơi một thời giam cầm các nhà hoạt động cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trịnh Quang Xuân, Võ Trọng Bành, Trương Quang Trọng, Ngô Đức Đệ… năm xưa vọng lại. Vùng đất ấy, hôm nay trở thành một vườn hoa tuyệt đẹp, điểSẽ không thể không kể đến khu du lịch sinh thái Măng Đen được mệnh danh “Đà Lạt của Kon Tum”. nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ hiếm có với phong cảnh núi rừng, hồ, thác… Nằm ở độ cao 1.100 – 1.400m so với mặt biển, cách thành phố Kon Tum hơn 50km, giữa ngút ngàn thông và hoa rừng, Măng Đen lúc nào cũng se se lạnh và tĩnh lặng giữa đại ngàn… m hội tụ truyền thống, khu di tích lịch sử hấp dẫn.
 
Giữa vùng Tây Nguyên nắng gió với bầu trời xanh thẳm, giữa âm vang núi rừng, bỗng vang lên tiếng chuông nhà thờ – tiếng chuông như gợi nên nỗi nhớ về mảnh đất Kon tum, về một không gian thâm trầm, thánh thiện của ngôi nhà thờ Gỗ “có một không hai” tại Việt Nam. Nhà thờ gỗ Kon tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, hoàn thành năm 1918, tọa lạc giữa trung tâm thị xã Kon tum. Công trình này được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây theo phương pháp thủ công với kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana, là sự giao thoa giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu. Không “đụng” tới bê tông cốt thép, không dấu tích của vôi vữa, nét độc đáo của kiến trúc này còn nằm ở chỗ tất cả các bức tường đều được xây bằng đất trộn rơm – kiểu làm nhà phổ biến của người miền Trung, và dù gần một thế kỷ trôi qua nhưng thánh đường vẫn vững vàng, chưa có dấu hiệu nào xuống cấp.
 
 

Kon Tum theo ngôn ngữ của người Ba Na, một dân tộc bản địa của KT, thì Kon có nghĩa là Làng, Tum có nghĩa là Hồ, vì vậy Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ. Làng Hồ sẽ khiến ai đã ghé một lần sẽ khó mà quên được.

Hoa Anh Túc

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.