Triết gia Trần Đức Thảo :Nỗi hốn hận muộn màng(hay lời trăn trối)

bé đọc sách

Triết gia Trần Đức Thảo

Nỗi hối hận muộn màng

(hay Những lời trăn trối)

tran-duc-thao

Thi Vũ Phan Ngọc Khuê ghi

Chương 5

Thực tạị tàn nhẫn chất vấn

Khi nghe bác Thảo phân tách tỉ mỉ sự khám phá và sức
sống âm ỉ của lối ca ả đào, chúng tôi phải ghi nhận rằng bác
là con người có triết học, nên nhạy cảm trước những hiện
tượng biểu hiện sự tồn tại bản chất của con người nói chung.
Càng nghe bác kể, càng nhận ra bác là một con người có tư
duy lý luận sắc sảo, mạch lạc, khác hẳn với cái vẻ tiều tuỵ,
xuề xoà lớ ngớ khiêm tốn bề ngoài. Vì vậy mà nghe bác tâm
sự, là dễ bị cuốn hút bởi sức thuyết phục..
Rồi bác tiếp tục câu chuyện:
– Còn một vụ việc này nữa tôi muốn kể, nó cũng dính líu
tới dĩ vãng, tới truyền thống, nó cũng đã làm hại tôi – không
ít. Đó là lúc tôi không chịu lên án bố mẹ, ông bà nội ngoại
của tôi khi lập hồ sơ lý lịch…
– Sao lại còn chuyện kỳ lạ ấy nữa?
– Câu chuyện là như thế này: lúc mới về tới Nam Ninh,
tôi được một cán bộ quân sự tới hướng dẫn làm hồ sơ lý
lịch… theo thể thức nhập trại, trước khi được phép đi cùng
xe bộ đội, gọi là để “hành quân” về nước.
Rồi bác lại kể tiếp thật chi tiết.
Một buổi sáng trong nhà khách của quân trường hôm ấy,
một cán bộ ăn mặc quân phục mới màu xanh lá cây đậm,
trịnh trọng mang tới một tập giấy kiểu học trò một bút chì,
một lọ mực và một bút viết có ngòi sắt. Khi vào tới cửa, thì
chập chân, đúng nghiêm chào theo kiểu bộ đội và nói lớn

tiếng

– Chào đồng chí Thảo! Tôi là Hùng, của Ban hồ sơ, tới
đây mời đồng chí làm bản trích ngang và bản tự khai để nhập
trại, trước khi tham gia hành quân về nước.
– Chào đồng chí! Xin mời đồng chí vào và cảm ơn đồng
chí tới để chỉ dẫn tôi làm các thủ tục cần thiết. Tôi mới về
đến đây mà đã thấy mọi sự đều xa lạ, có gì cần làm, nên làm
thì nhờ đồng chí chỉ bảo… Tôi là kẻ chưa biết gì về những
điều cần làm trong đời sống như thế này.
Hai người đi tới một đầu bàn dài ở giữa phòng, hai bên
có ghế cho hai chục người ngồi. Thảo giữ ý, tính ngồi đối
diện nhau nhưng Hùng không chịu:
– Mời đồng chí ngồi ở đầu bàn, còn tôi ngồi bên phải này
để tiện làm việc sát cạnh đồng chí.
Cả hai cùng ngồi xuống. Cán bộ hồ sơ mở tập giấy, sắp
xếp ngay ngắn trước mặt Thảo cùng với lọ mực, một bút
ngồi sắt, một bút chì và thước kẻ… rồi nói:
– Vì giấy chưa có kẻ hàng nên phải dùng bút chì kẻ hàng
trước khi viết bằng bút mực. Và đây là mẫu bản trích ngang
còn đây là mẫu bản tự khai.
Thảo cầm lấy hai bản mẫu, mở ra, đọc. Lúc đó mới biết
thế nào là trích ngang và thế nào là bản tự khai. Bản trích
ngang thì có vẻ dễ hơn. Bởi chỉ có một hàng ngang theo
chiều mở rộng của tờ giấy kép trong tập vở học trò. Theo
chiểu ngang ấy là các cột ghi rõ: Họ và tên, các bí danh,
ngày, tháng năm sình, quê quán, trình độ học vấn, trú quán,
tình trạng gia đình, họ tên vợ hay chồng, họ tên các con, đã
thoát ly theo cách mạng ngày nào, đã vào đảng ngày nào,

vào đảng do ai giới thiệu, hiện đang làm nhiệm vụ gì. còn

phần ghi chú thì nêu rô “ghi những gì bản thân muốn khai
báo thêm với cách mạng”.
Bản trích ngang như vậy là có 15 cột để điền vào đó.
Đọc xong, Thảo đặt tờ mẫu bản trích ngang xuống, hơi ngạc
nhiên vì các điều khoản khai ấy quá kỹ. Trong tờ mẫu do ai
đó đã khai đầy đủ chi tiết nên kín hét tờ giấy khổ đôi ấy.
Đến khi cầm mẫu bản tự khai lên đọc thì cảm giác không
còn là ngạc nhiên mà phải nói là kinh hoàng đến lo sợ! Càng
đọc, tim càng đập mạnh! Chẳng những phải khai thật chi tiết
từ ba đời nội ngoại trở lại hiện tại, chẳng những phải khai cả
về bên bố, bên mẹ… Rồi cũng, y như thế, phải khai cả về vợ
và nội ngoại bên nhà vợ. Rồi tới các con cũng với tối đa chi
tiết có thể, rồi cả các bên thông gia nữa! Bản tự khai mẫu này
thực ra là một văn bản đánh giá, tố cáo tất cả mọi người thân
thích từ mấy đời trong đại gia đình bao quanh mình, một hồ
sơ mẫu đã viết kín cả một tập vở học trò đầy!
Hùng ngồi nghiêm trang chăm chú theo dõi từng cử chỉ,
từng diễn biến trên mặt Thảo khi đọc những lời khai mẫu, và
ghi chú vào cuốn sổ tay. Khi thấy Thảo ngưng đọc, hiếu kỳ
ngoảnh lên nhìn Hùng ghi ghi, chép chép thì Hùng nói:
– Tôi cũng phải làm báo cáo tường tình rõ những gì xảy
ra trong buổi làm việc hôm nay với đồng chí!
– Ai sẽ đọc báo cáo ấy? Cũng như sẽ đọc các bản tự khai
của tôi?
– Có lẽ chẳng có ai đọc kỹ các bản tự khai của đồng chí
đâu. ở đây mỗi ngày, có khi hàng trăm tân binh, mới tới
đều phải khai như vậy cả. Làm sao mà đọc hết được, Trừ ra

trường hợp có vấn đề nảy sinh, đáng chú ý, thì lúc đó ban hồ

sơ mới lục nó ra mà đọc, để tìm hiểu, để theo đõi, để đánh
giá… Nhưng riềng với đồng chí thì có lẽ sẽ có nhiều người
tò mò tìm đọc hơn. Vì đồng chí là một trí thức, lại mới ở bên
Tây về… Thôi bấy giờ thì ta cứ tuân thủ mà làm theo thôi!
– Bản tự khai nhiều chi tiết như thế này thì làm sao tôi
nhớ hết mà khai ra ngay bây giờ?
– Không có ai có thể nhớ hết các chi tiết cần khai ngay
lúc đầu. Nhưng rồi, qua các lượt phải làm các bản tự khai
khác sau này, thì mỗi lần nó sẽ được bô túc thêm, khi có thể
và khi cần. Bây giờ đồng chí chỉ phải cố ghi ra cho đầy đủ
nhất về những gì bản thân đã biết hay còn nhớ… Còn các
thành phần gia đình, nội ngoại, con cái thì chỉ cố ghi nếu nhớ
được tên họ, năm tháng sinh thôi. Còn lại các mục khác thì
cứ đề
“không nhớ rõ”
. Nhưng phải ghi rõ từng mục, không
được bỏ trống mục nào, y như trong mẫu này. Làm như vậy
giúp ta không quên những chi tiết mà ta đã biết, hoặc ta
không nhớ lúc khai.
– Tôi thấy ở đây có ghi cả nhận xét, đánh giá công, tội
đối với cách mạng của cả bố mẹ, anh em họ hàng như thế
này, thì tôi cũng phải có sự đánh giá công, tội của ông bà nội
ngoại, bố mẹ, anh em như thế sao? Có thật sụ cần thiết phải
xét công tội của họ như vậy không? Như vậy sẽ có gì nguy
hại cho họ không?
– ấy! Không nên suy nghĩ, lo ngại như vậy. Khai ra sự
đánh giá công, tội như vậy chẳng có hại cho ai cả. Đấy là
cách chứng tỏ mức độ giác ngộ cách mạng của mình. Nó
giúp cách mạng đánh giá bản thân người khai.

– Nhưng ở đây có ghi rõ có thể tố giác vụ việc xấu. Như

vậy là có thể làm hại người mình ghét chứ?
– Rất có thể! Nhưng cách mạng bảo mình khai thế thì cứ
thế mà làm. Còn chuyện lo ngại làm hại người khác, hay lo
có thể khai gian đỗi v v… thì để cách mạng xét. Ta đã theo
cách mạng, theo “đảng”, thì để “đảng” suy xét hộ ta.
– Nhưng lỡ có người e ngại, khai bố mẹ, ông bà, họ hàng
đều là người tốt cả, không theo phong kiến, không theo thực
dân thì sao?
– Vấn đề đó ít khi xảy ra. Vì ai cũng muốn tỏ lòng thành
với cách mạng, nên có khi họ còn cố khai khống lên là có
bố mẹ, ông bà là thành phần phản động để có cơ hội lên án,
để tỏ vẻ là mình đã khai rất thành khẩn! Thôi bây giờ đồng
chí đừng thắc mắc nữa, mà nên bắt đầu làm bản trích ngang
vào tờ giấy nháp này đã, rồi sau đó chép ra cho sạch sẽ sáng
sủa vào bản chính. Nhưng trước hết là phải kẻ hàng bằng
bút chì cho các trang giấy. Để khi chép vào cho ngay hàng,
thẳng cột, cho thật là sảng sủa, vì hồ sơ này sẽ lưu trữ lâu dài
ở Trung ương.
Thảo thấy việc khai lý lịch như vậy, đối với bản thân
mình, thật là căng thẳng, ngột ngạt. Cái lối khai này là dạy
người khai phải nói dối cho hợp ý “đảng”. Thảo bắt đầu viết
trên tờ giấy nháp màu vàng úa vì là loại giấy tồi. Còn bản
khai chính thức thì sẽ chép lại trên giấy trắng hơn, nhưng
cũng là loại giấy thô sơ, gọi là giấy trắng, chứ không hẳn là
trắng có lẽ ở vùng Nam Ninh này chỉ có loại giấy “trắng” đó
thôi.
Trong khi Thảo ôm đầu vất vả cố nhớ ra tên và tuổi bố

mẹ, ông bà nội ngoại… thì Hùng ngồi kẻ hàng ngang trên

giấy giúp Thảo. Cả hai cặm cụi làm việc cho tới khi anh nuôi
mang cơm tới. Hùng đứng dậy và hẹn:
– Đồng chí ngưng tay dùng cơm đã. Một giờ nữa tôi trở
lại. Ta sẽ tranh thủ làm cho xong cái bản trích ngang này, nội
trong đêm nay. Còn bản tự khai thì để ngày mai. Chúc đồng
chí ăn ngon. Vì hôm nay làm hồ sơ, phải động não, nên được
bồi dưỡng hơn ngày thường đấy.
Hùng và Thảo cùng đứng dậy, đi tới mâm cơm đặt ở đầu
bàn bên kia. Hùng chỉ tay vào mâm cơm để giải thích mấy
món đặc biệt.
Thảo nhìn kỹ trên chiếc đĩa nhỏ màu đậm như đất nung,
trong đó có ba miếng thịt to bằng ngón tay cái, màu nâu đen
đen. Nếu không được giới thiệu trước thì khó mà biết được
đó là món gì. Món canh rau cũng vậy, nhìn không thể đoán
ra là canh gì. Chỉ có thau nhôm nhỏ đựng cơm trắng là rõ
thôi. Thảo mỉm cười nghĩ: “Cũng là cải thiện đây”. Hùng đi
rồi, Thảo lấy cơm vào bát nhỏ, ngồi ăn, mà vẫn suy nghĩ về
những gì vừa đọc được trong tập mẫu bản tự khai.
Miệng nhai, nhưng cái đầu không để ý tới hương vị ngon
hay không ngon của bữa cơm. Thật sự là khi biết phải lên án
bố mẹ để chứng minh trình độ gìác ngộ cách mạng, Thảo đã
bị “sốc” mạnh. Trong đầu băn khoăn: “Đây là bước đầu ta
phải uốn mình để nhập vào hàng ngũ cách mạng! Mà cách
mạng bắt phải lên án, kết tội cả cha mẹ, ông bà, anh em, họ
hàng… Nếu họ là những người đã làm việc cho “phong kiến”
hay là cho “thực dân Pháp”. Sự lên án ấy là để tỏ lòng thành
của mình với cách mạng. Thế nhưng tâm tư kẻ đánh giá ấy

có thành thật hay không, ai mà biết được. Người muốn tỏ ra

có mức độ thành khẩn và giác ngộ cách mạng cao, dĩ nhiên
là phải khai khống lên cho nó có vẻ “thành khẩn và giác ngộ
cao”. Nhưng đối với ta, thì trong thâm tâm ta có thấy bố ta
đáng bị lên án là kẻ làm “tay sai cho Pháp” hay không? Ta
vẫn nghĩ bố ta không phải là tay sai của Pháp. Vì làm công
chức ở sở bưu điện thì cũng chỉ là phục vụ nhân dân mà thôi.
Khai và lên án bố, thực ra là đã nói dối. Mà là nói dối với
chính ta! Dù đây là một sự nói dối bắt buộc. Nhưng vẫn là
nói dối, dù cho cách mạng muốn vậy, bắt phải làm như vậy!
Vấn đề ở đây là: ta cũng sẽ nói dối như mọi người, hay là
ta sẽ không nói dối như mọi người? Đây là lúc để ta phải tự
xác định lập trường của ta đối với cách mạng, tức là đối với
“đảng”. Ta sẽ nói dối “đảng” như mọi người, hay sề nói thật
với “đảng” ý nghĩ của ta khác mọi người? Đây là cơ hội để
ta công khai đánh giá phương pháp tự khai này. Chắc chắn
cái sự không chịu nói dối này sẽ gây ra sự chú ý tiêu cực rất
có hại cho ta, nhưng cứ nói dối như mọi người thì có lợi cho
ta không? Thì ta có còn là ta không?
Thảo nuốt miếng cơm mà mắc nghẹn vì những suy nghĩ
căng thẳng trong đầu. Trên quan điểm triết học, việc phải
khai ra sinh hoạt của ông bà, cha mẹ để rồi lên án họ, là một
cách máy móc chối bỏ họ, tức là phái coi quá khứ nguồn gốc
của mình là sai trái. Đấy là một thái độ chối bỏ và lên án cả
quá khứ của mình, và cả của tổ tiên… chỉ vì tổ tiên đã không
có ý thức cách mạng! Như thế thì còn đâu là những lời dạy
đỗ tốt lành của tổ tiên, ông bà cha mẹ! Cứ nhắm mắt khai
sao cho hợp ý cách mạng như vậy là có đúng là thành khẩn

không? Có nên nêu ra thắc mắc này với Hùng hay không?

Dù sao thì cán bộ Hùng cũng không phải là kẻ có đủ trình độ
để thấy sự nghiêm trọng của vần đề phải lên án ông bà, cha
mẹ… như thế.
Nghĩ miên man rồi Thảo quyết định sẽ không nghe theo
sự chỉ dẫn và khuyến khích của cán bộ Hùng. Nhưng trong
đầu vẫn cứ thắc mắc. Như vậy là ta đã làm một điều cực kỳ
nguy hại cho ta! Như vậy là ta bắt đầu bước vào con đường
gay go mà mọi người muốn tránh. Như vậy là cảnh giác cách
mạng buộc ta phải chơi trò dối trả? Càng lục soát vào cõi
riêng ta, thì càng gây ra phản ứng khiến người ta muốn che
giấu nên phải giả dối, thói đời nay là thế! Khai khống như
vậy là cách mạng dạy ta xảo trá! Nhưng ta trở về là với ý
hướng làm tốt cho cách mạng, chứ không phải để chạy theo a
dua, nịnh bợ để làm hỏng cách mạng. Ta chỉ có ích cho cách
mạng khi ta giữ vững lập trường của con người chân thật.
Nếu ta cứ giả vờ chạy theo cách mạng, chạy theo “đảng” như
mọi người thì ta không còn là ta, mà là ta đã phản bội chính
ta. Vì mục tiêu của ta khi trở về là để thực hiện mơ ước liên
kết hành động cách mạng với chân lý, lời nói với việc làm,
lý thuyết với thực tại… Mà bây giờ ta lại bắt đầu bằng thái
độ cúi đầu nói dối, khai man sao?
Đêm hôm ấy Hùng ngồi quan sát Thảo đang trong trạng
thái do dự trong các lời khai, cho tới khi thấy Thảo bắt đầu
cúi xuống cặm cụi viết thì mừng thầm là sẽ không phải chờ
lâu. Bởi cả doanh trại đã tắt đèn, chỉ còn ngọn đèn bão ở nhà
khách.
Hồi chiều khi ăn cơm xong, Hùng tội tỏ vẻ thân thiện,
mang theo một phích nước. Thảo nói:
– Đồng chí mang nước tới làm gì, tôi cũng đã có được
phát một phích nước đây mà chưa uống hết đâu.
– Không phích nước này của tôi là đặc biệt lắm. Do tôi
cải thiện. Vì đây là phích nước chè tươi.
Hùng muốn tỏ vẻ làm thân nên kể rằng mỗi chiều, để giữ
thể lực, anh ta đều chạy bộ khoảng một tiếng đồng hồ chung
quanh một đồi cây chè già cỡ cả chục năm bỏ hoang, bên
ngoài doanh trại, cố mót thì cũng được một nắm là non nhỏ
li ti, đủ để nấu một nồi nước có hương vị lá chè tươi, thơm
và có hậu vị ngọt, y như là chè tươi ở quê nhà Thảo uống thử.
Bỗng thấy sống dậy một hương vị thời trẻ. Hồi đó nhà Thảo
cũng thường uống thứ lá chè xanh tươi như thế. Những năm
tháng sống ở Pháp, Thảo đã quên hẳn hương vị chát chát mà
có hậu vị ngọt ngọt ấy. Đây cũng là một nỗ lực “cải thiện”
trong cuộc sống.
Hùng ngồi chờ cho Thảo làm xong bản khai trích ngang,
có lúc nhắc nhở như dỗ dành:
– Ngày mai, khi làm bản tự khai thì đồng chí nên tỏ ra là
mình khai với lòng thành, với tinh thần giác ngộ cách mạng
cao độ, bằng cách phải lên án mạnh mẽ cha mẹ họ hàng đã
từng đi theo phong kiến, chạy theo thực dân!
Lời khuyên này làm Thảo cười thầm trong bụng: ta đã
dứt khoát giữ vững lập trường của ta.
Hôm sau, Hùng lại tới, tay cầm một cuốn vở và một xấp
giấy và nói;
– Tôi mang thêm vở và giấy, phòng khi đồng chí cần viết
thêm, hay viết lại.

Thảo ngồi chăm chỉ viết rất nhanh. Hùng vui vẻ đi đi,

lại lại ở phía ngoài để không làm Thảo bị bận tâm vì sự hiện
diện của mình. Cho tới trưa thì Thảo đã viết gần xong bản tự
khai! Đên mục khai trình độ, Thảo hỏi:
– Tôi khai ra đây tên Pháp của mấy trường mà tôi đã
học như tiểu học là trường Félix Fauré, trung học thì là
trường Lycée Albert Sarraut… ở Hà Nội, rồi học trường cao
đẳng Ecole Nọrmale Supérieure ở phố
ulm ở Paris… được
không?
Hùng vội đáp:
– ấy chết! Đừng viết tiếng Pháp như thế!
ở đây người ta
ghét thực dân Pháp lắm. Thấy bất cứ cái gì là của Pháp thì
quần chúng cách mạng, vì lòng căm thù “thực dân Pháp”,
nền ghét cả những gì, những ai có liên hệ tới chúng! Mà viết
tiếng Pháp thì ở đây chẳng ai đọc được đâu.
Thảo đành khai là “học tiểu học và trung học ở Hà Nội,
học và rồi dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm ở Ba-lê…”
Hùng mừng rỡ vì không ngờ Thảo làm xong bản tự khai
nhanh đến thế, nên tới cầm tập vở ghi “bản tự khai” của Thảo
ra chỗ đầu bàn, gần cửa ra vào có nhiều ánh sáng, và ngồi
xuống đọc. Nhưng sau ngay vài trang đầu, Hùng không dấu
được sự ngạc nhiên; nên chốc chốc lại thốt lên những câu
đầy kinh ngạc:
– Trời đất ơi! Sao lại khai như thế này!… Ủa! Không lên
án mà còn khen ả? Khai thế này thì không đạt tiêu chuẩn
đâu! Không được! Không được! Phải viết lại thôi đồng chí
Thảo ạ!
– Đấy là tôi đã thành thực khai báo với cách mạng! Tôi

đã đắn đo suy nghĩ kỹ cả đêm qua, nên hôm nay tôi đã viết

ra với tất cả tấm lòng thành thật của tôi! Tôi đã khai đúng
những gì tôi biết, tôi nghĩ, tôi tin. Tôi đã thành thật đánh giá
ông bà cha mẹ tôi y như tôi nghĩ trong đầu. Tôi không thể
nghĩ một đàng viết một nẻo… Tôi nghĩ sao là cứ viết y như
vậy, tôi không thể viết lại theo tiêu chuẩn mà đồng chí đã đề
ra. Vì viết như vậy là tôi đã lừa dối chính tôi và lừa dối cả
“đảng”!
– Đồng chí khai như thế này là bên trên sẽ khiển trách
tôi là không biết hướng dẫn đồng chí! Bên trên sẽ bảo là tôi
không biết “giác ngộ” đồng chí! Mà thật vậy, đồng chí không
lên án việc cộng tác với phong kiến, với thực dân là phản
động, là có tội với nhân dân… thì điều đó chứng tỏ đồng chí
chưa thật sự giác ngộ cách mạng! Viết thêm một câu, như
mọi người vẫn làm, để lên án tất cả mối liên hệ với thực dân,
phong kiến thì có mất mát gì đâu, mà đồng chí không làm
được? Đồng chí không muốn tỏ ra là mình đã giác ngộ cách
mạng sao?
– Tôi có giác ngộ cách mạng thì tôi mới bỏ nước Pháp mà
về đây! Nhưng không phải vì giác ngộ cách mạng mà phải
xỉ vả ông bà, cha mẹ là những người đã dậy tôi nên người
lương thiện, yêu nước, yêu đồng bào, yêu tổ quốc…
– Giác ngộ như vậy là chưa đúng! Giác ngộ cách mạng là
phải nói và làm đúng theo yêu cầu của cách mạng. Tôi không
thể chấp nhận bản tự khai này, đồng chí phải làm lại đi!
– Tại sao tôi phải làm lại khi tôi đã thành thật khai báo?
Tôi sẽ không làm lại vì tôi không muốn lừa dối cách mạng.
Đầu óc tôi nghĩ sao thì tôi cứ viết ra y như vậy. Tôi không

thể tự lừa dối cả tôi.

– Đồng chí ngoan cố quá! Cách mạng đã lên án tất cả các
kẻ cộng tác với phong kiến và thực dân, vậy mà đồng chí lại
ca ngợi chúng! Thái độ, lập trường ấy là chống cách mạng
chứ coi là giác ngộ cách mạng sao được! Đồng chí nghe tôi
đi! Vì quyền lợi của đồng chí, đồng chí phải làm lại bản tự
khai này!
– Tôi không thể làm một bản tự khai khác, vì làm khác đi
là tôi nói dối, là tôi lừa đảo cách mạng.
– Đồng chí mà không chịu làm lại bản tự khai, thì tôi coi
như đồng chí chưa làm. Chứ tôi không thể nạp bản tự khai
không đúng cách thức này vào hồ sơ lý lịch của đồng chí!
Như vậy là đồng chí chưa hoàn thành đứng thủ tục lập hồ sơ
nhập trại để có thể hành, quân về nước! Đồng chí suy nghĩ
lại đi!
Tôi cảm thấy trong đầu óc người cán bộ hồ sơ này có một
cái khoá kiên cố, không có cái chìa khoá chấp nhận gian dối
thì không mở nó ra được. Thế nên tranh cãi với cái khoá như
thế là điều vô ích. Cuối cùng Thảo đưa ra một đề nghị như
một lời an ủi:
– Thôi bây giờ tôi chấp nhận như chưa làm bàn tự khai,
nhưng với điều kiện là cho tôi viết một bản tự bạch để yêu
cầu đồng chí chuyển lên trên, nếu sau khi bên trên đọc bản
tự bạch của tôi rồi, mà vẫn có lệnh bắt tôi phải làm lại thì tôi
sẽ làm lại y như ý hướng dẫn của đồng chí, nghĩa là tôi chấp
nhận nói dối theo lệnh của bên trên. Đồng chí cứ chuyển
bản tự bạch của tôi lên trên, rồi sẽ tính sau, như vậy có được
không? Còn nếu không thì tôi sẽ làm lại bản tự khai với câu

mở đầu “Sau đây là bản tự khai do cán bộ hồ sơ bắt buộc tôi

phải làm chứ tôi không làm theo sự thành khẩn của tôi…”
Đồng chí có bằng lòng như vậy không?
Cán bộ Hùng ngồi thừ người ra nhìn Thảo trong im lặng
thật lâu. Cuối cùng người cán bộ hồ sơ, thở đài với vẻ mặt
thiểu não, bực bội, thất vọng, đành chấp nhận một cách miễn
cưỡng:
– Tôi đã giải thích hết hơi, hết lý lẽ rồi, bây giờ đồng chí
viết bản tự bạch như đồng chí muốn đi, giấy đây! Rồi để trên
tính sao thì tính, chứ tôi hết cách hướng dẫn đồng chí rồi.
Thảo cầm tập giấy, vội vã ngồi xuống viết một mạch
kín bốn trang của tờ đôi vở học trời. Đây có thể coi là một
bài luận văn giải thích sự thành thực của mình, nêu rõ quan
điểm không thể nhắm mắt lên án cái thời quá khứ chỉ vì tội
đã không biết làm theo ý hướng cách mạng, vì thời đó đã có
ai biết cách mạng là cái gì đâu. Trải lại thời đó tổ tiên dân
tộc đã biết tạo ra bao nhiêu thế hệ sống lương thiện, biết xây
dựng những con người dũng cảm, đã biết tạo dựng và biết
bảo vệ non sông gấm vóc, tổ quốc vinh quang… mà ngày
nay không ai có thể chối bỏ dĩ vãng lịch sử, chối bỏ non sông
gấm vóc và tổ quốc này. Bằng chứng là đã có bao thế hệ đã
biết noi gương người xưa để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và
riêng tôi thì không bao giờ quên những lời dạy dỗ của ông
bà, cha mẹ là phải chăm chỉ học hành, thành người hữu ích
cho dân tộc và tổ quốc. Vì vậy mà tôi không thể nào lên án
ông bà, bố mẹ và tồ tiên, gốc gác của tôi được.
Hùng tới cầm bài tự bạch ấy cùng với bản trích ngang,
bản tự khai của Thảo một cách miễn cưỡng và nói:

– Ba ngày qua, đồng chí đã bỏ công sức làm những thứ

này mà không rõ bên trên có chấp thuận hay không! Riêng
tôi thì từ thủa cha mẹ sinh ra tới nay mới gặp một người
ngoan cố cúng đầu như đồng chí! Bây giờ tôi về trình lên
trên xem sao rồi ta sẽ tính sau. Tôi cũng mệt lắm rồi.
– Xin cảm ơn đồng chí, tôi tự biết là đã làm đồng chí
bực mình, nhưng xin tha ỉỗi cho tôi. Tôi không thể làm khác
được, vì tôi đã thề là sẽ không bao giờ dối trá trong những
việc làm của tôi, đặc biệt là đối với cách mạng.
Sang ngày thứ tư, Hùng, tay không, vẻ mặt lạnh lùng, tới
nhà khách và nói với Thảo:
– Nhiệm vụ của tôi phải “làm việc” với đồng chí đã chấm
dứt, tuy chưa thực sự hoàn thành. Hồ sơ lý lịch chưa hoàn
thành của đồng chí đã được gửi về Trung ương cứu xét, chứ
ở đây không ai dám có ý kiến, mặc dù các thủ trưởng ở đây
đã xúm nhau vào đọc và bàn luận, nhưng rồi không ai dám
quyết định gì cả! Đành gửi về Trung ương với lời ghi “Hồ
sơ chưa hoàn tất vì lý do đặc biệt, đang chờ Trung ương cứu
xét”. Như vậy là kể như đồng chí chưa làm xong bản tự khai
để hoàn tất thủ tục nhập trại. Tôi chỉ có thể thông báo cho
đồng chí biết như vậy thôi. Chúc đồng chí mạnh khỏe chở
được hành quân trở về quê hương!
Bác Thảo nhấn mạnh:
– Có thể nói là cái vụ làm hồ sơ lý lịch của tôi như thế là
đã sinh ra mâu thuẫn đầu tiên, trên giấy tờ, về lập trường và
hành động, giữa cách mạng và tôi!
Nghe kể tới đó, Canh và tôi đều chê:
– Tại bác ưa suy nghĩ quá đấy thôi, chứ như mọi người,

thì cứ khai khống lên là cả bố mẹ, họ hàng nội ngoại đều là

hành phần phục vụ phong kiến, thực dân. Khai như vậy là
để cho xong cái yêu cầu của cách mạng, chứ có ai biết đâu
mà ngại. Tổ tiên mà có biết thì cũng chẳng sao, vì con cháu
các cụ nó phải sống vào cái thời đại cũng phải làm như thế,
phải khai như thế, các cụ tổ cũng phải hiểu cho mà tha thứ
chứ!
Bác Thảo cãi:
– ấy không thể thế được. Vì vấn đề lên án bố mẹ, ông bà
tổ tiên không phải là vấn đề tôi sợ các cụ tổ giận đâu. Mà là
tôi ngại rồi cứ theo cái đà ấy, mấy cái ông cán bộ i tờ, quen
đà lấn áp, cứ tưởng mình là trời, bắt dân làm gì cũng phải
làm. Bắt khai gian, làm dối cũng phải tuân lệnh, như thế là
bắt tôi phải làm triết gian, triết đối rồi, đâu còn gì là triết học,
triết lý nữa. Cũng chính vì suy nghĩ và có lập trường như thế
mà sau này tôi đã liều chết phản đối chính sách xét xử một
cách bậy bạ, rồi xử bắn cả những người vô tội, khi lần đầu
tiên, tôi tham gia và chứng kiến một đợt thi hành cải cách
ruộng đất. Lần ấy suýt làm tôi mất mạng. Đợt cải cách khủng
khiếp này đã xảy ra ở huyện Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên
Quàng…
– Vụ ấy đã diễn ra như thế nào?
Bác Thảo mau mắn kể lại kinh nghiệm lần đầu tiên, được
tham gia một đoàn chuẩn bị đi trực tiếp phát động một đợt
cải cách ruộng đất mới. Nhiệm vụ của đoàn là xây dựng
những “tổ viên đội cải cách”.
Đội của bác Thảo trước khi đi thì được “học tập” công
tác tiến hành phương pháp “bắt rễ, xâu chuỗi” ngay khi tới

địa phương. Nhưng đối với Thảo thì đây là lần đầu tiên nghe

thấy những “công tác” lạ tai ấy.
“Bắt rễ” là khi tới địa phương, đội viên phải tìm tới sống
chung với một gia đình bần cố nông có tên trong một danh
sách thành phần xã hội nghèo túng, mà chính quyền địa
phương đã lập từ trước. Danh sách đó ghi rõ họ tên từng chủ
gia đình với cách sinh sống… như đi làm thuê, nguồn thu
nhập ngày có, ngày không, tải sản riêng không có gì đáng kể,
nơi cư ngụ thì là ở tạm bợ trong một túp lều tranh trên phần
đất công điền, công thổ dễ bị đuổi đi bất cứ lúc nào… Các
đội viên phát động cải cách có nhiệm vụ động viên, giáo dục
bần cố nông, tức là dạy cho họ biết các “quyền” và “lợỉ” của
bần cố nông trong và sau khi tham gia cải cách ruộng đất.
Họ có quyền và nghĩa vụ hạch tội, trừng trị những kẻ “đã từ
bao đời liên tiếp cưỡi lên đầu lên cố bần cố nông, đã bóc lột,
hành hạ, đánh đập bần cố nông, đời này qua đời khác”. Lợi
là họ sẽ được chia “quả thực” trong số những ruộng đất, nhà
cửa, tải sản tịch thu của những kẻ giàu có chuyên sống bằng
cách đè đầu đè cổ, bóc lột bần cố nông.
– “Xâu chuỗi” là sử dụng cách sống chung ấy để kết nạp,
thúc đẩy và tổ chức cho bần cố nông ấy trở thành một tổ viên
thi hành cải cách, nghĩa là biết đấu tố, biết hạch tội, biết nhận
một thứ nhiệm vụ công tố y như trong một toà án. Tổ viên
này sẽ đứng ra buộc tội, lên án bọn địa chủ, phú nông, cường
hào, ác bá, tức là bọn nắm quyền, nắm lợi trong xóm, trong
làng, trong xã, trong huyện… từ trước tới nay..
Để kích động tinh thần các bần cố nông đã được bật rễ và
xâu chuỗi ấy, để họ hăng hái ra tay phát động cải cách ruộng

đất, thì các đội viên phát động cải cách phải giải thích cho

bần cố nông rõ đây là một dịp trả mối thù lâu đời của bần cố
nông. Phải làm cho họ có tinh thần căm thù cao độ, để biến
hận thù thành hành động, để thẳng tay trừng trị, tiêu diệt,
nghĩa là đòi xử tử những tên nặng tội nhất, ngoan cố nhất,
có nợ máu nhiều nhất với giai cấp bần cố nông. Càng vạch
mặt chỉ tên và trừng trị được nhiều thành phần phản động thì
càng tịch thu được nhiều của cải, ruộng đất, nhà cửa, thì càng
thành công, cuối cùng thì bần cố nông càng được chia nhiều
“quả thực”… Và sự trừng trị càng mạnh thì tàn dư phong
kiến, thực dân càng sợ hãi mà không dám ngóc đầu lên để
bóc lột như trước nữa.
Sự thành công của công tác cải cách ruộng đất tuỳ thuộc
vào tài tổ chức, động viên và huấn luyện bần cố nông thành
những nhân chứng luận tội của nhân dân, để nhân dân biết
vùng lên tiêu diệt giai cấp đã bóc lột họ. Công tác nặng nề
và khó khăn này là của các đội viên đi phát động cải cách.
Thực tế là đa sổ bần cố nông đều chưa biết ăn nói, thường
rất rụt rè trước đám đông, nhiều khi còn e nể những chủ cũ,
sợ sệt những lý trưởng, những chức sắc cũ của làng xã! Chỉ
thị nêu rõ là phải tận dụng phương pháp kích thích hận thù
qua nhũng bước như kể khổ, hạch tội, xỉ vả tới những quyết
định trừng trị… làm cho bần cố nông mạnh dạn tham gia cải
cách.
Ngồi nghe giảng dạy nhiệm vụ của một đội viên phát
động cải cách như thế, trong đầu Thảo tự nhiên nảy sinh
nhiều thắc mắc về mặt đạo lý, cồng lý. Có một điều Thảo
biết chắc chắn là những phương pháp cải cách này, chính

Marx hay Engels cũng chưa hề đề cập tới một cách cụ thể

như thế. Vì cả hai ông thày của cách mạng vô sản này chưa
bao giờ thật sự bắt tay vào thực tế thi hành lệnh xoá bỏ giai
cấp mà cả hai ông hô hào! Những chính sách đấu tố như vậy
là phương pháp mà Lenin và Mao đã tuỳ tiện khai triển và nó
đã đi quá xa với những gợi ý đấu tranh giai cấp của Marx, xa
tới độ trái với ý hướng nhân bản của Marx.
Suy nghĩ như vậy, Thảo đâm ra hoang mang đến chán
nản, nhưng không thể nói ra. Vì đang mang mặc cảm bị nghi
ngờ là kẻ phản cách mạng, phá cải cách, kẻ đang bị thanh
gươm “cảnh giác” treo lơ lửng sẵn trên đầu!
Khoá tập huấn chuẩn bị cho đoàn viên đi phát động cải
cách đã hoàn tất được hai ngày. Đội của Thảo được phân công
đi phát động cải cách ở một địa điểm cách Phú Thọ không
xa, tức là ở huyện Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên Quang kế
cận. Đó là một huyện trong vùng an toàn, xa sự đe doạ của
các cuộc càn quét của quân lính Pháp. Dân ở đây thua thớt,
đất ruộng ở đây thuộc loại xấu và rất phân tán vì phần lớn
các gia đình nồng dân chỉ có một vài mẫu cho tới vài sào,
sản xuất một lượng thóc gạo đủ ăn cho chín hay mười tháng.
Khi giáp hạt thì dân thường phải ăn độn. Thế nên gia đình
nào có vài mẫu ruộng đủ ăn thì cũng bị xếp vào thành phần
phú nông. Hơn nữa, vùng này có nhiều rừng rậm, giao thông
thô sơ, ruộng lúa chen lấn quanh núi rừng, rất khó làm, cầy
cấy rất vất vả.
Việc đầu tiên phải làm khi về tới địa phương là tìm một
gia đình bần cố nông để “bắt rễ”.
uỷ ban hành chính địa
phương, đã lập sẵn danh sách các gia đình bần cố nông, ít

ruộng, không nghề nghiệp hay thu nhập gì rõ rệt. Các chủ gia

đình nghèo ấy khi có người thuê mướn thì đi làm nửa buổi,
khi thì làm cả ngày… làm bất cứ việc gì: từ dọn cỏ, cuốc đất
cho tới quét nhà, dọn vườn, đào mương, móc cống… nghĩa
là đủ thứ làm việc vặt trong nhà. Những ngày không ai thuê
mướn, thì cả vợ chồng, con cái phải đi mò cua, bắt ốc, nhặt
củi, hái những thứ rau cỏ hoang, bắt cào cào, châu chấu…
miễn sao có thể nấu lên, nướng lên mà ăn để sống qua ngày.
Vì thế khi được đoàn cải cách về ở chung, họ mừng lắm. Bởi
đoàn cải cách có gạo và góp tiền nhờ họ nấu cơm để cùng
ăn. Nhưng cái khó cho mỗi đoàn viên phát động cải cách là
chỉ trong vòng vài ngày, phải huấn luyện người chủ gia đình
bần cố ấy thành một nhân chứng, một “đội viên cải cách”:
biết ăn nói rành mạch, biết tố giác tung tích, kể khổ, rồi hạch
tội các địa chủ, phú nông, các hào lý hách dịch chuyên cậy
quyền thế, ỷ vào “việc quan” để sai khiến, đánh đập, bóc lột
người nghèo khổ.
Thảo được chỉ định tới ở chung trong một túp lều rơm
của gia đình bần cố nông Lê Tư, một vợ đang đau ốm với hai
đứa con một đứa đã năm tuổi, một đứa mới một tuổi rưỡi.
Thủ trưởng đoàn giới thiệu với bần cố nông Lê Tư rằng Thảo
là một cán bộ trí thức mới ở bên Tây về với cách mạng.
“Ở
bên ấy trí thức Tây cũng phải kính phục đồng chí Thảo”
,
nghe vậy, bần cố Lê Tư cũng nể phục lắm.
Sau khi đưa phiếu khẩu phần gạo và tiền cho gia chủ
nhờ nấu cơm, công việc bắt rễ khỏi sự bằng cách giảng giải
nhiệm vụ của một “bần có nông nổi dậy”, đứng lên tố khổ
bọn nhà giàu, quy tội chúng là thành phần bóc lột, là kẻ thù

của giai cấp công nông… để đòi tịch thu tài sản của chúng,

bắt chúng từ nay phải tự tay láo động, để mà sống… Cuối
cùng Thảo hỏi Lê Tư:
– Lãnh trách nhiệm một bần cố nông nổi dậy là như vậy,
đồng chí có làm được không?
– Cháu là thằng vô học, ông bảo cháu làm gì thì cháu sẽ
làm y như vậy. Ông dạy cháu nói sao thì cháu sẽ nói y như
vậy…
– ấy, ấy, không được! Không được!
ở đây không còn có
ông, có cháu gì cả! Chỉ có chúng ta là đông bào, đồng chí,
bình đẳng với nhau thôi. Nước nhà được độc lập rồi, mọi
người đều bình đẳng rồi, nên đã cấm không được gọi ông,
xưng cháu với nhau nữa. Đồng chí phải xưng là “tôi” với
mọi người, bởi đồng chí bây giờ là bình đẳng với mọi người
rồi, đồng chí nhớ chưa?
– Dạ vâng!
– Cũng không được nói “dạ vâng” nữa. Từ nay cấm không
được trả lời ”dạ vâng”! Đồng chí nghe rõ chưa?
– Dạ…
– Đã bảo là không được “dạ” nữa cơ mà!
– Thế thì phải nói làm sao?
– Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào thì đồng chí phải bắt
đầu bằng “tôi” để trả lời. Thí dụ như ai hỏi, “Đồng chí nhớ
chưa?” thì phải trả lời là “Tôi nhớ!”. Nểu ai hỏi “Đồng chí!
có nhất trí không?” thì phải trả lời là “Tôi nhất trí”. Bây giờ
tôi hỏi và đồng chí trả lời nhé!… Đồng chí tên là gì?
– Dạ…
– Đã cấm không nói “dạ” nữa cơ mà!

– Trong đầu đã tính nói tôi, mà cái mồm nó lại bật ra tiếng

“dạ”! Khổ thế!
– Không có khổ gì ở đây. Ta học tập làm người bình đẳng,
sao lại là khổ được? Thế là sướng chứ! Bây giờ đồng chí
mím môi lại, khi tôi hỏi xong thì đồng chí phải trả lời thật
chậm. Bây giờ tôi hỏi lại này. Đồng chí tên là gì?
– T.. ôi… tên… là… Tư!
– Đúng rồi! Nhớ xưng là “tôi” nhé! Thế là tiến bộ rồi đấy!
Vậy đồng chí là người tự do rồi đấy!
– Dạ!
– Sao đồng chí lại vẫn nói “Dạ”?
– Khổ quá…!
– Sao lại là khổ? Học làm người tự do bình đẳng là sướng
chứ! Đồng chí không muốn được làm người tự do bình đẳng
à?
– Dạ muốn!
– Lại vẫn dạ nữa!
Cả một buổi huấn luyện mà chỉ nội chỉ dẫn cái cách tự
xưng là “Tôi”, bỏ thói “dạ, thưa” thôi mà vẫn chưa đạt kết
quả! Phản xạ khiêm tốn tự nhiên nó đã in sâu vào óc, vào
lưỡi của “đồng chí” Lê. Tư quá nửa già đời người. Bây giờ
muốn xoá bỏ phản xạ đó thật là khó khăn. Mất ba ngày góp
gạo cho gia đình đồng chí Tư rồi mà Thảo vẫn chưa đe cập
được tới giai đoạn học tập tố khổ, hạch tội…
Đêm đến, trằn trọc khó ngủ, nghĩ lại mấy ngày cố dạy để
biến Lê Tư thành “một bần cố nông nổi dậy” mà chưa được,
nên thấy tinh thế thật vừa nguy nan, vừa khôi hài: một giáo
sư tốt nghiệp thạc sĩ một trường sư phạm nổi danh thế giới,

mà nay bất lực không dạy được một bần cố nông trở thành

người bình đẳng với mọi người! Bỗng Thảo bật cười, nhịn
không được! Cứ cười như nổi cơn điên. Cười mãi mới nín
được, rôi lại tủi phận mình mà bật khóc, lấy khăn tay sịt mũi
kêu khịt khịt. Làm cho Lê Tư nằm trong ổ rơm ở góc chòi
thức giấc, vừa bực mình, vừa lo sợ nên hỏi:
– Đồng chí Thảo ơi! Sao mà hết cười, rồi lại khóc vậy?
Ngủ đi chứ!
Thảo giật mình khí biết đã phá giấc ngủ của gia chủ nên
vội lấy khăn tay bịt miệng, bịt mũi, cố giữ nín thở, im lặng
một lúc, rồi đành phải mở khăn, thở trở lại, nhưng rồi vẫn
không nhịn được cười, cười đến tràn nước mắt…
Sáng ra, khi ra trụ sở xã để báo cáo công tác, Thảo đành
thú nhận một cách buồn thảm với đoàn cải cách:
– Tôi thật là bất tài, không thể nào dạy đồng chí Lê Tư
làm nhiệm vụ được. Xin cho tôi trở về cứ. Công tác này quả
thật là tôi không làm được.
– Không sao, đồng chí cứ ở đây với đoàn. Tên Lê Tư nó
không chịu làm đội viên cải cách thì có người khác, không
thiếu đâu mà ngại. Xã này nghèo lắm, thiếu gì bần cố nông
muốn được vào đội cải cách.
Chủ tịch xã có mặt ở đó nói xen vào:
– Cái tên bần cố nông Lê Tư này thì tôi biết nó ngoan cố
lắm. Nó đóng kịch giả câm, giả điếc với đồng chí đấy. Tôi sẽ
trừng trị nó, cho bớt cái thói lẩn tránh không chịu tham gia
phong trào. Tôi chỉ doạ phạt nó một tháng lao động khổ sai
là bảo gì nó cũng nhớ và làm ngay
(Hết chương 5 đọc tiếp chương 6….)

Để lại lời nhắn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.