- Sáng tác của ký giả Jasper Becker
- Người Dịch :Ngọc Nhân(tintucparis)
- GIỚI THIỆU
- Chắc hẳn ông Jasper Becker là một người có uy tín hơn các người phóng viên thường trú người ngoại quốc tại thủ đô Bắc Kinh. Các bài phóng sự của ông đã được đăng tải trên nhật báo South China Morning Post, một nhật báo lớn tiếng Anh xuất bản tại HongKong, nội dung của bài phóng sự này đã chứng minh cho sự hiểu biết sâu rộng của ông về các biến cố đã xảy ra tại Trung quốc, nhưng với ý chí của ông để tìm hiểu về nội dung của các thảm trạng đã xảy ra vì các thảm trạng này đã làm đảo lộn đời sống của toàn thể dân chúng của Trung quốc. Vì ông Becker chỉ không xét qua với các diễn tiến phiến diện, ông đã truy tầm qua các bài diễn văn chính thức và ông đã hỏi và nói chuyện với các người dân thường. Các người bạn đồng nghiệp của ông chỉ nhận định theo các lời đồn đãi đã có tại thủ đô, ông đã hành động khác với các người này. Ông đã đi đến từng các địa phương, đi đến từng các thành phố và các làng xã của đất nước rộng lớn này, ông đã tìm hiểu các sự làm xáo trộn xã hội Trung quốc. Ông đã viết các bài tường thuật làm cho say mê, đã được đăng trên nhật báo South China Morning Post, tả cảnh thành phố “gương mẫu” Zhangjiagangtại tỉnh Jiangsu, một thành phố đã được kiến tạo theo chỉ thị của ông tổng thơ ký Đảng cộng sản, ông Giang Trạch Dân (Jiang Semin), tại thành phố này trật tự và sạch sẽ không thua gì thành phố Singapour. Ông Becker cũng đã nhận xét về sự “buôn hương bán phấn” (gọi nôm na là mãi dâm) với đường lối hành nghề tại tỉnh Hồ Bắc (Hebei) và việc này là nguồn lợi duy nhất của các làng xóm của tỉnh này. Không thể tìm được ở một nơi nào khác các hình ảnh sống động của xã hội Trung quốc, việc này mà tác giả đã truy ra từ các bài diễn văn của các cán bộ của Đảng cộng sản, nay là các “vị quan” (guan) của xã hội thời nay, các người cán bộ này đã luôn luôn cố gắng trình bày cách nhận định của các người “bô lão không tên” (lao bai xing tiếng Trung quốc), các người dân nhỏ bé về cách suy tư của họ đã khác hẳn với các người đang cai trị họ.
- Có thể nhận định là sở thích của ông Becker là tiếp xúc với các người nông dân và các người này đã giải thích cho ông biết về các biến cố đã gây ra nạn đói lớn ở Trung quốc, ở những năm cuối của thập niên 1950 vào khi Chiến Dịch Bước Nhảy Vọt lớn được phát động. Ông Becker là người đầu tiên đã viết một tác phẩm nghiên cứu về nạn đói lớn này. Ngày hôm nay, tác phẩm này đã được chuyển ngữ sang tiếng Pháp, đây là một việc đáng được lưu ý đến.
- Trong dịp đi làm các thiên phóng sự đã đưa ông đi về nhiều địa phương ở Trung quốc, luôn cả đi về các vùng thôn quê hẻo lánh, do đó ông đã được biết rõ các thảm họa do nạn đói gây ra. Và có thể là các người nông dân đã đối thoại với ông đã không ước lượng được tầm quan trọng lớn của biến cố này đã gây ra vì mọi sự đã được nhà cầm quyền và các cán bộ của Đảng đã cố tình “dấu kín” việc mà ông Becker đang cố gắng truy tìm để hiểu biết. Vì lý do này ông đã trao lời cho các người nông dân, nói chung, việc mà các người nông dân này không có phương tiện để nói ra. Vì vậy, ông Becker đã quyết định làm việc phi thường này. Cũng như ở trong mục lời nói đầu, ông đã nhắc lại: “Các người nông dân đã là các nạn nhân đầu tiên do nạn đói gây ra, nhưng người nông dân đã không viết ra được các quyển sách, quay các cuộn phim cho điện ảnh và cũng không có dịp và phương tiện để tiếp xúc với các người ngoại quốc. Để nói lên sự bất công này, đây là một tham vọng của tác giả.
- Ông Becker đã mất nhiều năm để truy tìm các tư liệu hầu để viết ra tác phẩm này, đây không phải là tác phẩm của một nhà nghiên cứu. Có thể là các nhà nghiên cứu phê bình ông là đã thiếu sự chính xác nào đó và đã có sự xét đến tận gốc trong phần thiên về lịch sử và về phần so sánh với Liên Sô đã hơi “nhẹ nhàng.” Và các nhà nghiên cứu cũng lấy làm tiếc về việc ông Becker đã không ghi vào tác phẩm của ông các việc vừa được tiết lộ cho biết về việc tranh chấp xảy ra ở nội bộ giữa các vị lãnh tụ của đảng cộng sản Trung quốc, việc tranh chấp này đã xảy ra vào lúc chiến dịch Bước Nhảy Vọt lớn được phát động. Và tác phẩm này cũng không tiết lộ việc gì đã khiến cho Mao Trạch Đông đã làm một chính sách quá tai hại, đó là gây ra nạn đói lớn cho toàn quốc.
- Nhưng tác phẩm này đã khác biệt với các tác phẩm của các vị giảng viên đại học, tác phẩm của ông Becker đã thuật rõ lại tất cả các dấu ấn của sự kiện bi đát của một trong các thảm họa lớn của thế kỷ 20. Và ở nơi này, người phóng viên đã trổ hết tài năng của ông. Vì trong các cuộc du hành của ông trong xứ sở rộng bao la này, ông đã không thiếu sót để hỏi các người đối thoại với ông về các việc đã xảy ra trong thời điểm đã xảy ra cuộc thảm họa này. Về điểm này, ông Becker đã bị ám ảnh bởi việc, là đầu năm 1997, ông mới được biết về việc nạn đói đang hoành hành và tàn phá nước Bắc Triều Tiên, ông đã vội vàng đi về vùng Dandong, thuộc Trung quốc liền với biên giới với Bắc Triều Tiên, để phỏng vấn các người tị nạn, việc này đã tạo nên một bức tranh vẽ ra các chi tiết. Các bài phỏng vấn của ông đã được đăng tải trên các nhật báo ở HongKong. Câu hỏi đã ám ảnh cho ông, vì ông cố gắng tìm câu đáp lại cho câu hỏi: dưới các chế độ cộng sản, nạn đói có thể là không thể tách rời cùng tồn tại với những chế độ cộng sản.
- Vì vậy ông Becker đã tìm cách đưa sự nhận thức về phối cảnh tức là do nhu cầu cốt tử của nạn đói, dưới hai điểm quan sát của lịch sử Trung quốc, về Bước Nhảy Vọt lớn và thực chất chính trị của chế độ cộng sản.
- Trong lịch sử dài của nước này, nước này đã trải qua nhiều giai đoạn đói kém đã xảy ra, và vì vậy đã phát sinh ra một nền “văn hóa về nạn đói” ông đã ghi là các thảm họa này đã xảy ra là do các cuộc chiến tranh (nội chiến hay ngoại xâm) hay là do thời tiết gây ra như nắng hạn, sâu bọ hay lụt lội. Các nạn đói này chỉ xảy ra ở một vài địa phương vì lối chuyển vận còn quá lạc hậu hay vì sự rối loạn về chính trị đã gây ra, các việc này đã gây khó khăn cho việc phân phối lương thực. Các người chết đói đã là các nạn nhân, ít ra là do sự lọt vào các khu đất hơn là về các biến cố.
- Nhưng nói tự nhiên về trường hợp do Bước Nhảy Vọt lớn đã gây ra nạn đói cho toàn nước Trung quốc, khi vấn đề giao thông của nước này đã tốt hơn so với thế kỷ 19, và đây là lần đầu tiên gần một thế kỷ, nước này đã không có nội chiến và nước này đã có được một chính phủ thống nhất do cộng sản lãnh đạo. Không thể nói là đi tìm đâu xa ở trong lịch sử của nước này để giải thích cho thảm trạng này.
- Một triền khác về phối cảnh này, là việc trình bày về nạn đói của Liên Sô đã xảy ra vào năm 1932 do sự cưỡng bách tập thể hóa gây ra. Trong sự nhận xét chung của cách biên chép sử học đã xác định về việc Stalin đã là kẻ thù của các người nông dân trong khi Mao là người hiểu các người nông dân, ông Becker đã bẽ bác luận đề này. Đối với ông, chính là với ý thức hệ cùng với ý chí muốn thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa mà, Mao cũng như Stalin, đã gây nên các tai họa này vì hai người này đã được thuyết phục là việc duy nhất là phải xây dựng một nền kỹ nghệ Nặng là mới có thể biến đất nước này trở thành một cường quốc. Và để làm được việc này, Mao cũng như Stalin đã ước định là phải khai thác triệt để các nguồn thặng dư về nông sản dù là phải có các kết quả khốc hại về việc khai thác này. Vì vậy nạn đói đã là hậu quả về việc thiết lập chế độ này.
- Ai cũng đều được biết về các sự thái quá trong việc tập thể hóa, do các toán người thợ gây ra, họ đã khủng bố các ngôi làng ở Liên Sô để tịch thu lúa dù là làm tuyệt lương gây ra cho các người nông dân và gọi các nông dân là các người Koulak (phú nông). Nhưng chỉ có ít người được biết về các toán người, được ông Zhao Ziyang huy động vào năm 1950, để chống lại việc cất giấu lương thực tại tỉnh Guandong khi đang xảy ra nạn đói; các toán người này đã đến để thu hồi ngũ cốc của các người nông dân đang cất giấu. Cũng chính ông Zhao Ziyang này, vào năm 1989, đã bị ông Deng Xiao Ping sa thải khỏi chức vụ tổng thơ ký Đảng vì đã chống lại việc tuyên bố việc Thiết Quân Luật.
- Nhưng với sự giống nhau với Liên Sô, ông Becker còn đi xa hơn: ông đã tiết lộ việc Mao đã say mê các lý thuyết của ông Lys-senko. Vào năm 1958, Mao vì say mê lý thuyết này, đã đưa ra 8 điểm áp dụng cho canh nông của Trung quốc như: cày sâu và cấy lúa sát với nhau. Nhà sinh vật học Lyssenko đã được Stalin cho đại chúng biết và trong việc xảy ra Bước Nhảy Vọt lớn đã cho chúng ta biết là về trước, các người Trung quốc cũng giống như các người Liên Sô, đã có được nhiều sự phát minh lớn về “khoa học vô sản” bằng cách ghép vào các loại cây khác nhau. Tác giả cũng đã kể ra việc ghép cây bông vải với cây cà chua hầu đạt được loại bông vải đỏ và tác giả cũng nhắc lại việc ghép giống khoai với cây cà chua như ông Vladimir Voïnovitch đã mô tả một cách mỉa mai trong tác phẩm: Các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của người lính Tchonkine.
- Việc giống nhau còn đi xa hơn nữa. Ông Liu Bianyan đã thuật lại việc trước khi xảy ra Bước Nhảy Vọt lớn được thiết lập, các người cán bộ của Đảng đã ra lệnh cho các người dân của một làng chỉ được ăn thịt lợn một lần cho suốt năm, nhưng lại ra lệnh cho xây cất một cái chuồng để nhốt các con cọp.Ông Becker đã kể ra một bài viết của ông Cholokov là trong thời gian diễn ra cuộc tập thể hóa ở Liên Sô, việc ăn thịt lợn hay thịt bò được xác nhận là một hành động phản cách mạng. Ông Becker cũng đã ghi ra các gương mẫu cụ thể chứng minh là hai chế độ Sô Viết và Trung quốc đều đã thực hành các biện pháp giống nhau.
- Các người chuyên về khảo cứu đã trách ông Becker là phóng viên thường trú của nhật báo South China Morning Post đã không nêu ra các sự phát giác của ông trong các chương sách về nạn đói đã xảy ra ở tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Trung quốc. Nhưng các chương nghiên cứu, ở tỉnh Hồ Nam (Henan) và An Huy (Anhui) đã được tinh tế hơn ở các hạt Fenyang và việc nghiên cứu này đã căn cứ trên các tài liệu và văn bản “thông tin mật” của Đảng mà ông Becker đã đọc được và biết là một việc rất là bổ ích. Ông Becker đã mô tả tỉ mỉ về cách này hay vì đường lối nào đã gây ra nạn đói, ông đã nói lên điều vô lý của các lệnh từ cấp trên đưa xuống với tính cách hèn hạ của các viên cán bộ ở địa phương. Cách mô tả về nạn đói đã có thể coi là không thể chịu được. Về việc này thì quyển sách này đã có đường lối dứt khoát, không giống như đường lối của các nhà nghiên cứu có khuynh hướng “kinh viện.” Ông Becker đã tạo cho một gương mặt, thường là một tên hay một tên tục với việc này không giống như các người chuyên về khảo cứu đã diễn đạt dưới các bản thống kê trừu tượng. Sức khoẻ của các người dân ở các làng cứ yếu đi, các cơn đói của họ đã trở nên không thể chịu nổi được đã khiến họ phải trao đổi cho nhau các đứa con, để ăn thịt các đứa con này: việc này đã nói lên về tính cách dữ tợn của thời kỳ này.
- Chắc chắn là các người bào chữa cho chế độ cộng sản đã “vặn bẻ” lại và nói là tất cả mọi người đều cùng một lứa. Đối với các người quan sát thì thời kỳ Bước Nhảy Vọt lớn xảy ra là thời kỳ mà sự bình đẳng đã được coi là tuyệt đối. Rất ít khả năng khi mà tất cả các người nông dân đã phải đem cho tất cả các nồi để nấu ăn của họ để nấu chảy thành thép và họ đã phải đi ăn cơm ở các nhà ăn tập thể, thì các người cán bộ có các nhà ăn riêng của họ. Khi mà, ông Lu Xian-wen, bí thư Đảng của hạt Xinyang, một hạt đang bị nạn đói lớn hoành hành, thì ông đã đặt một bữa ăn gồm có 24 món vào khi ông đi thanh tra ở các ngôi làng. Vị bí thư này đã chửi và mạt sát thậm tệ các người địa chủ và tố cáo các người địa chủ của chế độ cũ là vô nhân đạo, và để lấy điểm với cấp trên, vị bí thư này đã tăng phồng lên con số ngũ cốc mà hạt này đã sản xuất ra để cung cấp cho Nhà Nước. Số lượng cung cấp cho Nhà Nước đã lên đến 3/4 của số họ đã sản xuất ra, vậy người dân còn có gì để ăn. Khi các người nông dân để thoát khỏi phải chịu chết đói, đã cất giấu một phần lương thực thì vị bí thư này đã tuyên bố: “Chúng ta có đủ thóc gạo để sinh sống, nhưng 90 phần trăm (90%) dân chúng có vấn đề về ý thức hệ. Khi tình hình của nạn đói đã trở nên khẩn trương, chính quyền tỉnh đã phải gởi ngũ cốc đến để cứu đói, ông Lu Xianwen để giữ thể diện, đã gởi trả lại số ngũ cốc này. Sau cùng, Zhengzhou đã phát giác ra sự thật, vào đầu năm 1961, và đã huy động 30.000 quân nhân đến Xinyang để phân phát lương thực cho các người nông dân và bắt giam toàn thể Đảng bộ của nơi này. Cuối cùng, ông Lu Xianwen đã bị xử tử hình nhưng chính Mao Trạch Đông đã ngăn cản việc hành quyết. Khó có thể nhận định là Mao là người bạn của các người nông dân vì chính Mao đến can thiệp để cứu sống một vị bí thư của hạt này, tại nơi này có 8 triệu người dân sinh sống thì đã có từ 1 đến 4 triệu người đã chết vì đói.
- Có phải đây là sự phá hoại của các kẻ thù của xã hội chủ nghĩa? Không phải vậy! Các người lãnh tụ đã cư xử một cách cục súc các vị bí thư của các ủy ban tỉnh (tỉnh ủy) tên Zeng Xisheng tỉnh An Huy (Anhui) và Wu Zhifu tỉnh Hồ Nam (Henan) là các người gốc là cựu nông dân.
- Mặc dầu với sự trầm trọng này, trên căn bản, nước Trung quốc vẫn yên ổn. Ông Becker đã đưa ra các tư liệu mới về các sự nổi loạn của các người nông dân cũng đã từng xảy ra, khi các nhà chuyên về khảo cứu đã nghĩ rằng các người nông dân đã tỏ ra thụ động trước các tai biến đã xảy ra. Tác giả đã giải thích về sự thụ động này là do sự trấn áp quá gắt gao của chính quyền, cùng với sự suy yếu về thể xác của các người nông dân vì họ đã kiệt quệ vì quá đói. Có được sự yên ổn này là vì chính quyền đã không bao giờ “thả lỏng” bàn tay sắt. Khi các người dân quân, các người này đã chứng kiến sự trầm trọng của nạn đói, họ đã từ chối không bắn súng vào các người đi biểu tình vì đói, thì các người lãnh đạo đã bị kết án tử hình. Trong lúc này thì các vựa lúa đầy ắp, nhắc lại là nạn đói đã do con người gây ra. Tình trạng thê thảm này đã làm vững thêm vị trí và quyền lực của các người lãnh tụ và các người này có quyền ban sự sống hay chết cho các người dân bị trị. Các người lãnh tụ này đã không ngần ngại gì để tra tấn, đánh đập, cưỡng hiếp hay bắt giam.
- Đương nhiên ông Becker không phải là người đầu tiên và xa hơn nữa, đã là người trưng ra việc nạn đói do Bước Nhảy Vọt lớn gây ra là việc do con người tạo ra và đơn giản không phải là thảm họa do thời tiết gây ra vì đã có nhiều nhà khí tượng học đã xác nhận là không có nắng hạn hay bão tố đã xảy ra. Ông Becker đã trưng ra nhiếu việc chính xác về các cách thức mà các người lãnh đạo đã dùng rất nhiều cách để giấu giếm các trách nhiệm của họ. Các bản phúc trình về khí tượng đã bị làm giả, các bản điều tra dân số đã không được công bố, tất cả các phương pháp này đã được Stalin xử dụng vào năm 1933.
- Từ thảm trạng này, không một người nào là không thiệt hại, luôn cả các người lãnh đạo, và các người này sang đến các năm thuộc thập niên 1980 đã là các người biểu hiện cho chủ nghĩa tự do. Vào năm 1959, tại tỉnh Quảng Đông (Guandong) ông Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) đã là người tổ chức các toán người chống lại sự oa trữ. Người ta cũng được biết là ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang) lúc còn làm bí thư cho Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, đã được Mao cử về tỉnh Henan, nơi sinh quán của ông, ông này đã chối là không hề có xảy ra nạn đói tại đây. Về việc này, đến năm 1980, ông này đã xin tha lỗi cho ông.
- Dù là với sự rộng lớn của tai họa đói kém này, trong 20 năm đại dân số ở phương Tây đã không hề biết được chính xác về nạn đói đã xảy ra do Bước Nhảy Vọt lớn gây ra. Một tư liệu của một người lãnh đạo của Đảng, tư liệu này đã ghi là nạn đói này là một Holocauste (giống như việc sát hại các người Do Thái xảy ra trong cuộc Thế Chiến 2) và mọi người đều coi Mao là một chính khách và lãnh tụ lớn của lịch sử, việc này đã nói lên việc “từ chối một muốn biết” hay là sự không hề biết của các người ở phương Tây.
- Nhưng, cũng như ở tại Trung quốc, các người chống đối lại chế độ cũng đã coi Bước Nhảy Vọt lớn là một sự rủi ro của một hành trình, và họ đã ước lượng là đã có các biến cố quan trọng hơn đã từng diễn ra và xảy ra trong lịch sử của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc. Về việc này, các nhà trí thức thuộc trường phái tự do cũng đã đồng ý với các sử gia chính thức của Đảng cộng sản, về việc này, ông Becker viết: Bước Nhảy Vọt lớn đã gây thiệt hại cho đời sống và nền kinh tế; nhưng cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã được sinh ra từ lãnh vực ý thức hệ; vì vậy tất cả các lãnh vực khác cũng đều bị tác động đến.
- Nếu ông Ba Yin đã ngỏ lời kêu gọi chính quyền hãy thiết lập một Viện Bảo Tàng về cuộc Cách Mạng Văn Hóa để cho tất cả các việc này đừng xảy ra nữa, nhưng chả có một người nào kêu gọi hãy xây một Tượng Đài để kỷ niệm nhiều triệu người đã là nạn nhân của Bước Nhảy Vọt lớn. Quyển sách này có thể coi là viên đá đầu tiên để xây tượng đài này.
- Trước khi vào đề
- Về nạn đói lớn đã xảy ra ở Trung quốc vào khoảng giữa các năm 1958 và 1962, có một điều đáng được chú ý hơn các điều đáng chú ý đến là việc trong hơn 20 năm không có một người nào đã tin chắc là nạn đói đã xảy ra. Dù là các người cộng sàn đã làm được những gì cho đất nước này, tất cả mọi người đều đồng ý nhìn nhận là ít ra chế độ này đã đảm bảo được cho một dân số khổng lồ này có đủ lương thực để ăn. Chế độ này cũng đã vượt qua các sự khó khăn hầu để không còn có nạn đói xảy ra. Nhưng đến các năm về sau, khi nước Trung quốc đã cho thi hành chính sách “mở cửa” với các nước ngoài thì các nhà chuyên học về dân số là người Mỹ, đã được tham khảo các bản thống kê về dân số. Sau khi đã tham khảo các bản thống kê này, các người chuyên học về dân số đã đưa ra bản kết luận gây sửng sốt và hoảng hốt: ít ra cũng đã có 30 triệu người dân Trung quốc đã chết vì nạn đói, hơn hết tất cả các người, gồm cả các người đã phê bình gắt gao chế độ cộng sản Trung quốc, tất cả mọi người có thể tưởng tượng.
- Vì sao và vì thế nào mà một tai biến lớn như vậy có thể xảy ra được ? Và ai là người có lỗi ? Làm thế nào để giữ được lâu như vậy một sự bí mật ? Ở các vùng thôn quê, các việc gì đã xảy ra ? Các người dân đã xử sự ra sao và họ đã làm cách gì để được sống còn ?
- Quyển sách này có chủ định là truy tìm các nguyên tố để trả lời cho các câu hỏi được nêu ra. Tại Trung quốc, nạn đói cũng hiếm được nêu ra, và còn hiếm hơn để được đưa ra thảo luận, và hầu như suốt trong giòng lịch sử của nước này thì nạn đói giết chết nhiều người là một bí mật. Theo như các sự nhận định chính thức của chế độ thì đã xảy ra trong 3 năm các thiên tai: tai ương chính đã xảy ra về sau là trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa, khi các người cách mạng lão thành của đảng cộng sản đã bị ngược đãi. Tuy vậy, đã có nhiều người dân Trung quốc đã đi được ra nước ngoài để sinh sống, họ đã viết ra các bài chuyên khảo và các bài viết này đã giúp cho việc làm sáng tỏ các việc đã xảy ra. Sự hiển nhiên là các người dân đã phải chịu sự chấn thương nặng do nạn đói chớ không phải do cuộc Cách Mạng Văn Hóa gây ra. Phần lớn các bài viết là do nơi các nhà trí thức viết ra, và khi xảy ra nạn đói thì các nhà trí thức này vẫn cư ngụ ở trong thành phố hay là cũng có các nhà trí thức đang bị giam cầm, vì vậy các người này rất ít nhận được các tin tức về số phận của đa số người nông dân Trung quốc. Đa số các người nông dân này đã là các nạn nhân chính của nạn đói, nhưng một người nông dân không có khả năng để viết ra một quyển sách, không thực hiện được việc quay ra một cuộc phim ảnh và lại càng hiếm hoi hơn để có thể nói chuyện với một người nước ngoài. Cũng phải nói đến việc không một cá nhân nào có được một giấy phép chính thức để đi làm việc nghiên cứu về đời sống ở các vùng quê, việc cấp giấy phép này rất hiếm có, và có thể nói là không có được việc cho tự do giao thiệp với người nông dân. Việc đã có và không hề thay đổi là các cán bộ ở địa phương đã chỉ đạo cho các người dân ở các địa phương phải học tập “ăn nói” khi các nhà nghiên cứu đến địa phương này và các người cán bộ cũng hiện diện khi người nghiên cứu đặt các câu hỏi với các người nông dân. Vẫn thường xảy ra, các người cán bộ đã “ngắt lời” của các người dân được hỏi đến và đã thay thế các người nông dân để trả lời các câu hỏi của các nhà nghiên cứu, và việc khó khăn hơn là làm sao để hiểu được các thổ ngữ của các địa phương khác nhau này, các thổ ngữ này hầu như người nước ngoài khó thấu hiểu được.
- Vào thời điểm này, các người đang sinh sống ở các vùng nông thôn, các hình ảnh ghê tởm và rùng rợn đã in sâu vào tâm tư của họ và các hình ảnh này không hề phai mờ. Như ông Wei Jiengsheng, một người ly khai với chế độ, ông này đã viết là các người nông dân đã nói đến thời điểm của nạn đói mà họ đã thoát được, coi đó là một sự “tận thế.” Ba thập niên sau, các ảnh hưởng và các ký ức vẫn còn sống động, việc này đã được chứng tỏ khi tôi có được các cuộc nói chuyện vào lần đầu với các người nông dân đã từng sinh sống ở thôn quê. Vào thời này, các người nông dân vẫn còn ở tại nhà cửa của họ ở thôn quê và về sau họ đã ra đi sinh sống ở nước ngoài. Vào năm 1994, tôi đã đăng nhiều mục trong các mục tin tức nhỏ trên các nhật báo ở nước ngoài và tôi cũng đã nhận được hàng trăm bức thơ trả lời như: từ bức thơ chỉ có viết vài hàng chữ cho đến các bản báo cáo dày từ 20 đến 30 trang giấy viết. Tôi đã đến thăm viếng các người viết thơ cho tôi ở khắp nơi như ở HongKong, ở Anh quốc hay ở Mỹ quốc và tôi kết thúc chuyến đi của tôi ở tại Dharamsala để viếng các người Tây Tạng định cư ở Ấn Độ, các người Tây Tạng này đã tìm đến đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong. Và chỉ về sau, trong óc não của tôi đã phát hoạch một chương trình chính xác hơn về việc sẽ tuần tự tiến hành, tôi đã đi đến toàn các khu vực của tỉnh Hồ Nam (Henan), tỉnh An Huy (Anhui) và tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) và tại các nơi này tôi đã nói chuyện với các người nông dân cao tuổi, các người đã sống sót qua nạn đói.
- Về phần hậu của quyển sách này đã được lấy ra từ các cuộc nghiên cứu của các vị học giả thuộc đại học, càng ngày càng có nhiều người nghiên cứu về nền canh nông của Trung quốc. Tôi cũng gặp được sự may mắn là đã có được các nguồn do các bài viết của các người đã là chứng nhân và chứng minh về các sự tàn bạo đã xảy ra. Sự tự do tương đối cho phép các nhà xuất bản nhỏ ở các tỉnh lẻ, vào thời gần đây, các nhà xuất bản này đã cho in ra rất nhiều văn bản liên quan đến nạn đói, và nay các văn bản này vẫn có thể tìm ra trên thị trường. Ngoài ra, sau biến cố lớn xảy ra vào năm 1989, đã có một số lớn các nhà trí thức Trung quốc, các người này đã chọn sự lưu vong và họ đã cung cấp cho tôi một số lớn các văn kiện, tài liệu chính thức của chính quyền của các tỉnh Hồ Nam (Henan) và An Huy (Anhui) các văn kiện này đã tường thuật lại các sự việc đã xảy ra cùng với các con số chi tiết.
- Tuy vậy, vẫn còn thiếu sót nhiều chi tiết cho cuộc nghiên cứu rộng lớn này. Sự hiểu biết của chúng tôi về các việc đã xảy ra trong giới các người cán bộ cao cấp của đảng cộng sản vào một giai đoạn nào đó, sự hiểu biết này chỉ có là những phần nhỏ vì vậy không thể giúp được để hiểu biết rõ ràng tại sao các sự việc đã xảy ra và diễn biến như vậy. Vẫn còn thiếu và không được biết rõ về số người đã chết cùng với các lý do vì sao các người này đã chết. Ngày hôm nay, tại Trung quốc, các bản thống kê chính thức vẩn còn hiếm hoi liên kết và gắn bó với nhau, và chính quyền trung ương cũng từng than phiền về cách làm việc quá hệ thống về sự sửa đổi các con số của Công Sở quản trị của Nhà Nước. Vào năm 1962, một nhà nghiên cứu người Mỹ, ông Walter Mallory đã viết về đề tài căn bản để nghiên cứu về nạn đói đã xảy ra về trước tại Trung quốc như sau: “Tại Trung quốc, đã không có được các điều căn bản để nghiên cứu, và trên thực trạng cũng không có luôn các đề tài này.”Một lịch sử, xét đến tận gốc, về nạn đói có thể mở ra cho các nhà nghiên cứu về các văn khố của Đảng cộng sản, việc này vào ngày hôm nay sẽ không có được vì lý do vẫn còn có người lãnh tụ có trách nhiệm gây ra nạn đói, các người lãnh tụ này vẫn còn cầm quyền. Vị huân tước Acton đã nói là lịch sử sẽ không là một ngạc nhiên khi đảng cộng sản đã coi là chìa khóa của tương lai và của sự thành công của ngày mai là việc gồm có sự kiểm soát các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
-
Năm tháng của con số không
- Trong lịch sử thật dài của Trung quốc, năm 1960 là một năm đen tối. Hai nghìn năm về trước, cuộc nổi dậy rộng lớn của giới nông dân là lý do khiến triều đại của nhà Tần (Qin) sụp đổ. Nhà Tần với chính sách cai trị hà khắc và độc tài là triều đại lớn đầu tiên đã thống nhất được nước Trung quốc và đã kiểm soát hoàn toàn nhiều sắc dân khác nhau của nước cổ kính này. Vào năm 1950, nước Trung quốc đã một lần nữa được Mao Trạch Đông thống nhất; tại nơi tỉnh Hồ Nam (Henan) là nơi có các vùng đất phì nhiêu và là nơi triều đại nhà Thương (Shang) đã xuất phát cách đây trên 4.500 năm, trên cánh đồng phì nhiêu của vùng đất này đã có quá nhiều người nông dân đã chết vì đói.
- Trong một ngôi làng nhỏ thuộc hạt Guangshan, ỏ trong tỉnh Hồ Nam, có bà Liu Xiaohua, ngày nay đã được 65 tuổi, bà dã giữ đuợc các ký ức linh động về các biến cố đã xảy ra vào 36 năm về trước. Năm 1994, trong một buổi trưa, bà ngồi trên một chiếc ghế dài nhỏ màu trắng, bà vận một chiếc áo và một chiếc quần màu xanh, thỉnh thoảng bà lại hút một điếu thuốc và bà hồi nhớ lại các việc đã xảy ra. Từ con đường lầy lội từ trong ngôi làng đi ra, nhiều chục xác chết nằm trải theo con đường, các xác chết này không có người để chôn cất. Trong các cánh đồng ruộng không người canh tác cũng có nhiều xác chết nằm đó; các người còn sống sót, vì kiệt sức không còn đi đứng được, các người này đã bò lết dưới đất để bới tìm các thảo mộc hầu để ăn. Ở các hồ ao hay vũng nước, nhiều người đã ngâm trong bùn và nước để tìm bắt các con nhái để ăn và tìm các loại rau có thể ăn được.
- Vào lúc đó là mùa Đông, và bà Liu đã nói một cách chính xác là mọi người dân đều vận quần áo mỏng, đó là các quần áo thanh nhã nhưng nay đã biến thành “rách mướp” và được cột vào với nhau bằng các cọng cỏ và các người ấy đã nhét rơm vào để được che cho ấm. Có vài người còn được sống sót đã cố tỏ vẻ là còn đang khỏe mạnh, gương mặt và các tay và chân của các người này sưng phù lên, còn các người khác thì ốm dơ xương ra. Bà Liu cũng thấy các người họ hàng hay các người hàng xóm đã bất thần ngã gục xuống trong lúc các người này đi kiểu bò sát trên các con đường ở trong làng và họ đã chết gục mà không thốt ra một lời nào. Trong ban đêm đã có các người khác đã nằm chết trên các chiếc giường làm bằng đất, tên địa phương là “kang” và chỉ khi thức dậy bà Liu mới biết là các người này đã chết. Không có ai còn sức lực để chôn các người chết và các người này đã được để nguyên tại chỗ mà họ đã gục chết.
- Bà Liu cũng nhớ lại sự im lặng bất bình thường đã xảy ra. Tất cả các con bò có trong ngôi làng này đã đều chết hết, và các con chó cũng đã ăn thịt của xác chết của các con bò này; còn về các con vịt và các con gà, thì đã từ lâu, các người cán bộ cộng sản đã tịch thu các con vật này để thay thế cho các sắc thuế về hột lúa. Trên các cành cây không hề còn các con chim, các vỏ cây và lá cây cũng không còn có. Vào ban đêm, không ai còn nghe tiếng các con chuột chạy đi chạy lại hay là tiếng chuột gặm nhắm, vì người ta đã bắt các con chuột này để ăn hoặc là các con chuột này cũng đã chết hết vì đói. Có các người được may mắn là đã phát giác ra được các con chuột này ở trong một cái lỗ làm hang chuột nhưng tốt hơn là tìm ra được một cái hang ổ chuột và tại chiếc hang này các con chuột còn cất giữ được các hạt lúa của mùa gặt về trước. Việc mà bà Liu thấy rất thiếu thốn là các tiếng khóc và các tiếng kêu to của các trẻ em sơ sinh vì đã từ lâu ở trong ngôi làng này các phụ nữ đã không sinh đẻ. Các trẻ em ít tuổi đã chết hết rồi, các em gái là các trẻ em đã chết trước tiên. Bà Liu cũng đã mất một đứa con gái. Bà Liu đã “tắt sữa” và bà chỉ còn biết trông thấy đứa con gái chết dần. Người mẹ, người dì và hai người em trai của bà Liu, tất cả các người này đều đã chết.
- Ngày hôm nay, ngôi làng này gồm có các ngôi nhà vách đất, có hàng rào bằng vây tre bao quanh nhà với các loại cây khác; các người dân làng đã trở nên phồn thịnh hơn và họ đã tự tay xây lên các ngôi nhà vách bằng gạch và lợp bằng ngói và có các sân lót gạch. Cách đây 36 năm, tất cả các dân làng đều sống trong các ngôi nhà với tường và vách được xây với những viên gạch không được nung chín và nóc nhà thì dùng bằng rơm để lợp. Mỗi ngôi nhà có được 2 hay 3 phòng. Bà Liu hồi nhớ lại là vào tháng 2 năm 1960, tất cả các ngôi “nhà nát” này đều bị bỏ hoang. Các mái nhà bằng rơm đã sụp xuống và cỏ đã mọc đầy sân. Các cánh cửa sổ và cửa đi bằng gỗ đã được thu dụng, và luôn cả các cây đà nhỏ, tất cả các vật liệu bằng gỗ đều đã được sử dụng để làm củi đốt cho các lò nấu sắt loại tiểu công nghệ. Vào ban đêm, tất cả mọi người đều ngủ trên các chiếc kang, và thỉnh thoảng người ta đã đốt lửa dưới các chiếc kang này để sưởi ấm vì ngoài trời thì lạnh giá băng. Các chiếc mền tốt bằng lông vịt đã không còn có được để giữ cho các người dân được ấm áp trong đêm lạnh của mùa Đông này. Các chiếc mền tốt nhất đều đã được các vị cán bộ cộng sản trưng dụng và đã có nhiều hộ dân vì quá đói đã ăn các chiếc áo quần bằng bông vải. Các người cán bộ của “công xã” đã cấm đốt lửa ở dưới các chiếc giường bằng đất tên kang, họ đã cấm dân làng không được nấu ăn tại nhà và việc đốt lửa tại gia bị coi là việc ngoài vòng pháp luật. Tất cả các vật dụng bằng sắt, luôn cả các chiếc soong và chảo cũng bị tịch thu để đưa về các lò nấu sắt hầu để sản xuất ra chất thép. Cũng có xảy ra việc các người nông dân đã thử nấu cháo với các chiếc nồi bằng đất, hay là họ đã tìm cách nướng chín trên các lò lửa để có được các chiếc bánh mỏng, nhưng thường là họ đã bị các cán bộ bắt gặp và các người nông dân đã bị đánh đòn bằng gậy. Nơi duy nhất ở các công xã mà có ngọn khói bốc lên, đó là nhà bếp tập thể đã được thiết lập vào 2 năm về trước khi khai trương thành lập công xã. Nhà ăn tập thể này được thiết lập tại ngôi nhà của ông Vương (Wang). Ngày xưa ông Wang là người giàu nhất trong ngôi làng này và các người dân giàu có ở ngôi làng này đã mất tất cả của cải và luôn cả mạng sống của họ trước khi công xã được thành lập. Ở tại mặt tiền của ngôi nhà này, các người cán bộ đã vẽ một khẩu hiệu: “Hoan hô Công Xã Nhân Dân.”
- Theo như lời của bà Liu thuật lại thì nhà bếp tập thể là một sự tồi xấu hơn cả của chế độ công xã. Tất cả ngũ cốc thu hái được trong mùa Thu đều đã bị tước đoạt và được giao cho Nhà Nước. Nguồn nuôi ăn duy nhất là nơi nhà ăn tập thể. Trong mỗi ngày thì có 2 lần phân phát thức ăn, buổi sáng vào lúc 11 giờ và buổi chiều vào lúc 16 giờ. Đến giờ phân phát thức ăn, người đầu bếp đánh “kẻng” là dân làng tụ tập lại và đứng xếp hàng dài chờ đến lượt mình để nhận, thức ăn phân phát được đựng trong các chiếc chén cá nhân sở hữu. Thức ăn là cháo loảng được pha trộn với các chiếc lá của khoai lang và củ cải, các hạt ngô bắp được xay nhỏ và các loại rau xấu cùng với tất cả các cây cỏ mà các người nông dân đã tìm thấy được. Trong lúc đứng xếp hàng để được lãnh cháo để ăn, các người nông dân đã cãi với nhau, các người trẻ tuổi và các người khỏe mạnh đã xô đẩy các người già yếu về phía sau. Các người đến đầu tiên chỉ nhận được các phần cháo loãng, nước nhiều hơn cái, các người đến sau thì chả có được gì. Bà Liu đã nhớ lại một việc đã thình lình xảy ra khi có một người cán bộ đã can thiệp vào để lập lại trật tự và người cán bộ này đã đánh quá mạnh vào một người phụ nữ khiến cho người này đã ngã gục chết. Các người đầu bếp thì đã sống sót lâu hơn các người khác và các người được hậu đãi hơn cả là các người có họ hàng với viên bí thư Đảng ở công xã. Viên bí thư này có được địa vị cho phép ông này vào lúc ban đêm đã đến ăn cắp lương thực tồn kho ở công xã, vào lúc này chỉ có bột đậu nhưng cũng đủ để cho bà Liu, là chị vợ của viên bí thư, còn được sống sót.
- Theo như lời của bà Liu, thì các người đầu tiên đã gục chết vì quá đói là các người đã bị coi là phú nông vì các người này chỉ nhận được các khẩu phần ăn rất hạn chế. Sau đến lượt các người bị chết vì đói vì các người này đã kiệt sức vì thiếu ăn và không còn đủ sức để lao động và đối với các người này, họ chả có được chia cho các phần ăn. Đã có trong vài gia đình, họ đã áp dụng chính sách là đối với các khẩu phần lương thực được chia, họ đem về nhập chung lại và chia đều cho nhau và thường là người cha là gia trưởng đã bắt các đứa con gái phải nhịn đói cho đến chết hầu để tránh về sau phải gả chồng cho chúng. Phần ăn của các đứa con gái xấu số này được chia cho các đứa con trai lớn tuổi hơn. Nhưng rồi đến lượt các đứa con trai này cũng chịu chết đói. Thường hay xảy ra việc các nông dân hay chôn dấu ở trong nhà các thi thể của các người đã chết hầu để lãnh được các khẩu phần ăn của các người đã chết. Cũng có nhiều người đã tìm cách chôn dấu các số lương thực thặng dư của họ. Bà Liu cũng nhớ lại các việc thường hay xảy ra là các đoàn người dân quân thường đến các nhà của các nông dân để đào đất và lục soát để tìm các lương thực được chôn dấu. Các người cán bộ dùng các cây sắt nhọn đầu với hình tròn và đâm các cây sắt này xuống đất và vào tất cả mọi nơi để truy tìm ra các lương thực được giấu cất. Họ đã sục tìm ở tất cả mọi nơi, từ nóc nhà, các vách tường, trong nhà và ở ngoài sân, qua các đống rơm rạ và cả đến các đống phân, ở tất cả các nơi mà họ nghi là có thể cất giấu được lương thực. Vào thời điểm này, nếu nói về lương thực thì các người nông dân chả còn có gì cà, nhưng vào vài tháng về trước, các người nông dân đã ra các cách đồng để “nhặt-mót” các hạt lúa còn sót lại sau mùa gặt. Trong mùa gặt, các người cán bộ đã hằng ngày đến từng nhà để kiểm soát vào mỗi khi các người nông dân đi làm về và nếu bắt gặp được người nào đang ngồi ăn bất cứ thức gì thì sẽ đánh đập các người này. Bà Liu khi đang làm việc ở ngoài đồng đã nhai vài hạt lúa đã bị người cán bộ bắt bà Liu phải nhổ ra. Hình phạt này đối với bà Liu đã không phải là nghiêm khắc và không phải ai cũng bị trừng phạt như vậy. Đã có một người nông dân đã bị trừng phạt bằng cách trói hai tay vào sau lưng và bị treo lên cây cao. Vợ của một người phú nông và các người con cái đã bị chôn sống. Các người vợ của các phú nông khác đã bị “lôi đi” bằng tóc để đi diễn qua các đường làng, và các người cán bộ đã ra lệnh cho các người nông dân đang đứng xem phải đánh và đá vào các người đàn bà xấu số này
- Bà Liu cũng từng biết là vào ban đêm đã có vài người hàng xóm đã đi ra các cánh đồng để cắt các miếng thịt của các xác chết để có cái ăn. Bà Liu đã hướng tay chỉ vào một ngôi làng ở bên cạnh và chỉ vào một nhóm gian nhà nát, cách đó vài khoảng đất và tại đây đã có một người phụ nữ đã ra tay giết chết đứa con nhỏ của mình để hai vợ chồng cùng ăn thịt đứa bé này. Về sau, người đàn bà này vì hối hận đã trở nên điên cuồng và việc này mọi người đều biết rõ. Bà Liu nói: vào mùa Đông này, có nhiều người đã trở thành các con chó sói. Có tin đồn là đã có vài người nông dân bỏ chạy trốn đi, các người này đã bị giết chết và bị ăn thịt. Các người chạy trốn đi, họ đã quá suy kiệt sức, thường hay gục ngã chết ở bên các vệ đường. Các người dân quân cũng đã, vực các người còn thoi thóp, và bắt lại được các người này. Các người dân làng trai tráng, tay đeo băng đỏ, đi tuần tra khắp nẻo đường. Bà Liu đã nghĩ là các người nông dân đã bị bắt lại đã được đưa đi giam cầm ở các khám đường và họ đã chết tại đây. Ở vài nơi khác, bà Liu cũng nghe nói là chính vị bí thư của Đảng đã cầm đầu các nông dân đã mưu toan đoạt các kho dự trữ lương thực tại các nơi tập trung luơng thực của huyện và các người dân quân có võ trang súng đã bắn chết tất cả mọi người.
- Khi mà các người nông dân đã suy yếu sức và không còn có thể đi ra đồng để lao động thì các người cán bộ đã đến để đánh đập các người nông dân hầu buộc họ phải đi ra đồng để làm việc hầu để có lương thực để đem về. Và trong suốt mùa Đông đã thường có các cuộc hội họp về chính trị, mà mọi người đều bị bắt buộc phải đến họp. Trong các buổi họp này, các người cán bộ đã ra lệnh phải thực hiện và cung cấp một lượng lương thực cùng với số ngày phải lao động cho mỗi người nông dân. Và cũng có các cuộc thanh trừng về vệ sinh, bà Liu cũng nhìn nhận là việc khó là giữ sao cho các gian nhà được sạch sẽ. Đã có nhiều người đã mắc phải chứng bệnh táo bón và họ đã phải dùng các ngón tay để móc ra các chất cặn bã đã chai cứng làm ngăn chận cho việc tiết ra các thức ăn đã được tiêu hóa ra hậu môn. Cũng có vài người đã trộn cỏ vào đất để ăn, nhưng các chất ăn này đã đóng cứng trong dạ dày của họ và họ đã chết vì vậy.
- Và sau hết, bà Liu đã nhớ lại thời điểm khi nạn đói chấm dứt, khi đã có các người quân nhân đã dùng các chiếc xe vận tải chở đầy các chiếc bao tải đựng đầy lúa mạch và quăng các chiếc bao này xuống các đường làng. Bà Liu cũng thuật lại việc bà đã dùng cách nào để đi trên một đoạn đường dài 10 kilô mét để đi đến làng này và bà đã ăn các hạt lúa còn chưa được nấu chín. Trước khi nạn đói xảy ra, làng này có được 300 người dân và sau nạn đói chỉ còn có 80 người còn sống sót. Cho đến ngày hôm nay, bà Liu vẫn còn tin tưởng là chủ tịch Mao Trạch Đông đã cứu họ được sống sót vì đã gởi quân đội đến cứu cho họ được sống còn, nếu không có được việc này thì tất cả mọi người đều đã chết đói.
- Quyển sách này là thuật lại các việc đã xảy ra, không những tại một ngôi làng thuộc hạt Guangshan mà là ở hàng triệu ngôi làng khác ở khắp nước Trung quốc.
(Còn tiếp)