Dẫn nhập :
Nhà lục giác nói là để cho sinh hoạt âm nhạc
Người viết ,trong khi dong ruỗi để mong”trả cho đời chút ơn” đã đặt chân trở lại Huế(sau chuyến về Miền Tây) ngày hôm nay 11/9/13.Vào thời gian không xa người viết nghe nói sau khi giải tõa một số dân cư và chùa miếu cũ người ta đã xây dựng một con đường dọc theo Sông Hương,phía sau đường Chi Lăng Gia Hội và đặt tên là đường Trịnh Công Sơn.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng tuổi và cùng thế hệ với người viết .Từ Kontum về trọ học tại Huế người viết lại là người láng giềng với gia đình họ Trinh lúc gia đình (kinh doanh ngành xe đạp và phụ tùng ở đường Phan Bội Châu(Gia Long cũ..bây giờ là Phan Đăng Lưu) chưa dọn qua Bến Ngự.Vì vậy cũng có biết một vài chi tiết về đời riêng của Sơn . Tuy nhiên ở đây chỉ xin nói đến cái “thiên tài âm nhạc của Sơn ” dù không chính thức tốt nghiệp từ một trường âm nhạc nào và chỉ sử dụng thành thạo (tự học)cây “đàn thùng guitar mà mẹ của Sơn mua cho khi Sơn dưỡng bệnh do tai nạn lúc tập luyện với hai người em trai .Nhạc của Sơn,nhất là nhạc tình vãn sống mãi qua nhiều thế hệ cho đến hôm nay.Từ đó Sơn đã trở thành “người của quần chúng “(giống nhiều nhạc sĩ khác trong đó có Phạm Duy được mệnh danh là “cây đại thụ của nền âm nhạc VN) .Khen có chê có “.Vì là “người của quần chúng ” vì vậy đã được(hay bị) khai thác trong nhiều lãnh vực kể cả việc được đặt tên cho một con đường .
Do tính tò mò người viết đã ghi vội một vài cảnh quan của con đường mang tên người nhạc sĩ gây nhiều tranh cãi nầy(nhất là về lãnh vực chính tri).Dù bị chỉ trích hay bênh vực thì nhạc tình của họ Trinh vẫn được ưa chuộng trong nước cũng như ngoài nước cho đến hôm nay non 50 năm dài.
Con đường chẳng có gì đặc biệt (chưa có bảng tên đầu đường mà chỉ thấy ở tận cuối con đường )ngoài những quán “nhậu ” còn sơ sài bên phía bờ sông Hương.Đối diện phía bên kia con đường vẫn còn hoang sơ.Chẳng thấy chút văn nghệ thơ mộng .Có lẽ phù hợp với bản chất “nhậu liên miên,tù tì…của Sơn ngày trước và của thiên hạ bây giờ hay chăng ???
Tư Chơi Xóm Lò Heo Kontum
Phía bờ sông của con đường cũng là bến đậu của “vạn đò ” biến cải thành “thuyền rồng” dành cho những khách nghe ca,hò Huế về đêm(không có “ngủ đò “!!!)
Không phải “giặt lụa bên sông ” !!Mà là giặt giủ
Cuối con đường TCS là một bến đò qua Cồn Hến và Thôn Vỹ
Tình cờ người viết lại thấy có một con đường mang tên Ngô Kha(người em rể của Sơn) một GSTH và hình như là một SQ/QLVNCH(?)hoạt động cho bên kia(như phi công NTT) trong thời”tranh đấu ” đã bị thiệt mạng trong tù(?)
Tác phẩm điêu khẵc “GỌI ĐÒ” trong công viên trước Trường Đồng Khánh cũ(Hai Bà Trưng bây giờ)