ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
(VNexpress và Vietnamnet,SGTT,Người Lao Động..)
Chủ tịch lương tiền tỷ: ‘Tôi không xâm phạm đồng nào của Nhà nước’
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Chiếu sáng công cộng khẳng định, việc hưởng lương cao cũng nhờ từ sức lao động mà ông đóng góp và được sự đồng tình của người lao động.
Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM lương 2,6 tỷ đồng
Kết luận của Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà mới đây nêu rõ, 4 công ty thuộc khối công ích chi lương lãnh đạo cao bất thường, gấp hàng chục lần so với người lao động. Đó là các công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị, TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TP HCM, TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn và Công ty công viên Cây xanh.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Trọng Huệ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Chiếu sáng công cộng TP HCM cho biết, doanh nghiệp của ông khác với đơn vị hành chính nhận lương từ ngân sách, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh.
“Tôi khẳng định, tổng quỹ tiền lương của công ty không dư đồng nào từ ngân sách mà là từ kết quả các hợp đồng kinh tế làm được và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước”, ông Huệ nói.
Theo ông Huệ, Công ty Chiếu sáng công cộng TP HCM hiện có hơn 560 cán bộ công nhân viên, toàn thể cán bộ công nhân viên đã thảo luận và đưa vào thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương của công ty dựa trên các cơ sở quy định của nhà nước. Việc không cào bằng lương đã kích thích tinh thần sáng tạo của mọi người, năm sau doanh thu tăng hơn năm trước. Năm 2012, với vốn điều lệ 82 tỷ đồng, nhưng công ty lãi hơn 130 tỷ đồng.
“Tôi không bàn cao hay thấp mà chỉ nói đến việc đúng hay sai, hưởng lương cao cũng từ sức lao động của người ta. Lương cao mà vi phạm thì tôi chịu trách nhiệm, còn đằng này tôi không xâm phạm đồng nào của Nhà nước”, ông Huệ khẳng định.
Ngoài ra, ông Huệ còn cho biết, quỹ lương của công ty đã được thống nhất và chi trả theo quy chế, không thể yêu cầu công ty trả tiền lương lại cho Nhà nước, mà trả lại cho công nhân. Tuy nhiên, công ty đã thực hiện theo đúng quy chế lương thỏa thuận với công nhân và họ thấy điều đó là hợp lý. “Cho tới thời điểm này tôi chưa nhận được quyết định nào của ủy ban nói về vấn đề trên, tuy nhiên, nếu nhận được yêu cầu tôi sẽ chấp hành đầy đủ”, ông Huệ nói thêm.
Theo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP HCM, năm 2012, Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TP HCM trả lương cho Chủ tịch Hội đồng thành viên Trần Trọng Huệ 2,4 tỷ đồng, Giám đốc 2,2 tỷ đồng, Phó giám đốc 1,9 tỷ đồng và Kế toán trưởng 1,7 tỷ đồng; trong khi lương đối với lao động mùa vụ là 7,8 triệu đồng một tháng.
Còn Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị chi lương cả năm 2012 cho Giám đốc là 2,6 tỷ đồng (hơn 200 triệu đồng mỗi tháng), Chủ tịch Hội đồng thành viên 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng, Phó giám đốc 969 triệu đồng. Trong khi đó, lương bình quân người lao động mùa vụ tại công ty này là 5,4 triệu đồng mỗi tháng.
Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn chi lương cho Giám đốc được 856 triệu đồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên là 853 triệu đồng, lương của Phó giám đốc 584 triệu đồng và Kế toán trưởng 716 triệu đồng mỗi năm. Trong khi lương lao động mùa vụ tại đơn vị này ở mức 4,5 triệu đồng một tháng và lao động thường xuyên là 25,7 triệu đồng một tháng.
Công ty công viên Cây xanh, giám đốc được trả lương 759 triệu đồng mỗi năm, Chủ tịch Hội đồng thành viên 691 triệu đồng, Phó giám đốc 609 triệu đồng và Kế toán trưởng được 655 triệu đồng.
Trong khi mức lương bình quân của các doanh nghiệp nhà nước thuộc TP HCM là 7,3 triệu đồng mỗi tháng thì mức lương bình quân của 4 doanh nghiệp trên là hơn 22 triệu đồng một tháng.
Đánh giá về vấn đề trên, nguyên lãnh đạo một công ty của TP HCM chia sẻ, thông thường ở doanh nghiệp Nhà nước, theo kế hoạch, lương của người quản lý và người lao động khác nhau và chia theo tỷ lệ nhất định. Nếu trong quá trình thực hiện, công ty nhà nước làm ăn thắng lợi, quỹ lương tăng lên thì theo quy định chỉ người lao động hưởng, cán bộ quản lý không được hưởng. Tuy nhiên, nếu người lao động, Ban chấp hành công đoàn thấy rằng, quỹ lương năm nay tăng là do có công sức ban lãnh đạo, họ có quyền đồng ý chi cho người quản lý. “Việc chia từ quỹ lương mà do lợi nhuận có được không ảnh hưởng gì tới Nhà nước nên không có gì phạm luật, đáng để phải thu hồi”, ông này nhấn mạnh.
Phó chủ tịch TP HCM Lê Mạnh Hà đã giao Sở Lao động Thương binh Xã hội phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng phân tích nguyên nhân lợi nhuận, thu nhập của các doanh nghiệp công ích cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. Ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh thanh tra Sở Lao động Thương binh Xã hội chiều 27/8 cho biết, đã nhận được yêu cầu của thành phố và Sở đang kiểm tra lại hồ sơ 4 doanh nghiệp nói trên để làm rõ các vấn đề liên quan đến chi trả lương, thưởng, luật lao động.
Theo một cán bộ tiền lương của Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM, Nghị định 50 quy định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu nêu rõ, Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền thưởng được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận, tách riêng với quỹ tiền lương, tiền thưởng của người lao động và hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty. Công ty cũng không được sử dụng Quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng. Cả 4 công ty nói trên đều thuộc diện công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu nên sẽ phải tuân thủ theo quy định này.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị và Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn có hai vi phạm chủ yếu sau:
Thứ nhất, không tuân thủ đúng quy định về ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Bộ luật lao động 1994 được sửa đổi, bổ sung 2002 (BLLĐ). Theo đó, hai công ty này đã ký kết hợp đồng lao động mùa vụ đối với người lao động thường xuyên và không ký hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với người lao động đủ điều kiện ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Khoản 2 Điều 8 Nghị định 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động quy định trường hợp doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động không đúng loại thì sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động (trường hợp của Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn). Trường hợp vi phạm với từ 500 người lao động trở lên thì bị phạt tiền từ 7 đến 10 triệu đồng, (Trường hợp của Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị). Ngoài ra, hai công ty này buộc phải tiến hành giao kết đúng loại hợp đồng theo quy định của pháp luật lao động. Thứ hai, sử dụng quỹ lương của người lao động để chi tiền lương, tiền thưởng cho viên chức quản lý sai quy định. Đối với hành vi này, sau khi xác định được vi phạm cụ thể thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà có thể xử lý kỷ luật cá nhân liên quan theo quy định pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động. Theo đó có thể khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với cá nhân là viên chức hoặc khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cắt chức, sa thải đối với cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, các Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị và Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Sài Gòn phải có trách nhiệm bồi hoàn tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho người lao động theo quy định tại thỏa ước lao động tập thể và quy định pháp luật. |
Nhóm phóng viên
Ý kiến bạn đọc (138)
Tôi đảm bảo 100/100 ko có người lao động nào mà tự nguyện yêu cầu chia lương cho lãnh đạo cao nhất hưởng như vậy, trong khi bản thân mình thấp lè tè đâu mà các vị bảo người lao động đồng ý. Chúng tôi miệng nhỏ đâu dám ko …
Trả lời| Thích6425
Người lao động – 05:51 28/8/2013
Thứ 1: Bây giờ họp toàn thể người lao động xem có ai phản đối không nào? Nếu anh muốn ngày mai thôi việc thì a cứ phản đối nhé. Thứ 2: Chia loại thì sao? Nếu cả phòng cùng làm tốt, quan hệ trong cả phòng tốt, nể nang …
Thích204
Huy – 21 giờ trước
Ông này chả hiểu gì về quy chế trả lương theo quy định của Luật lao động hết , đừng có mà ghen ăn tức ở với người khác, Người ta làm ăn lợi nhuận cao, lương CBCNv cũng từ 7 – 15tr 1 tháng, thì Giám đốc lương 200tr 1 tháng là bình thường.
Thích11
Dung ghen an tuc o voi nguoi khac – 20 giờ trước
Xem tất cả 5 trả lời
Thứ 1: Công ty của ông chủ sở hữu là Nhà nước, nên mọi quy định, chế độ lương thưởng phải tuân theo quy định của Nhà nước.
Thứ 2: tất cả các công việc, Hợp đồng kinh tế, dòng tiền đổ về Công ty ông từ đâu ra. Xin …
Trả lời| Thích3079
Thanh tra – 03:45 28/8/2013
Thứ 1: Mọi hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, giở luật ra mà coi nghị định 50 nói gì, cứ thế mà làm, không thể suy diễn phải thế này thế kia. Mà phải có căn cứ pháp lý.
Thứ 2: Không biết đây là mức lương trước …
Thích3650
Chánh thanh tra – 23 giờ trước
Cần làm rõ nguồn tiền đến từ những hoạt động kinh tế nào? Nếu hoạt động tài chính kiểu này thì cho đấu thầu để dân có được nhiều lợi hơn.
Thích119
xiutoi – 23 giờ trước
Xem tất cả 11 trả lời
Lỗ thì nhà nước chịu, còn lời thì ban lãnh đạo hưởng.
Trả lời| Thích1489
tranvanbich – 05:37 28/8/2013
mà nhà nước là ai hả bạn? cũng từ nhân dân mình đóng góp ra chứ ai …. chỉ có người dân mình mới thiệt thòi thôi.
Thích292
dân đen. – 23 giờ trước
đúng rồi và cho hỏi thêm vậy chứ tiền lương của ông ấy lấy từ đâu ra ? công ty ông ấy kinh doanh gì mà lãi ghê vậy ?
Thích166
We – 22 giờ trước
Xem tất cả 3 trả lời
Công ty công ích mà lương cao đến thế trong điều kiện kinh tế hiện nay là bất thường. Doanh thu các ông có được là do sự bảo hộ, độc quyền mà có. Lợi nhuận mấy ông cao như thế một phần do doanh thu cao và do không …
Trả lời| Thích1162
pdc – 05:12 28/8/2013
ai nói không phải đóng thuế DN ?! Lương ban quản lý cao chả có gì là lạ cả. Các báo cáo của các công ty trên năm 2012 đều vượt kế hoạch các mục tiêu, nhìn thoáng qua cũng thấy hạ tầng cơ sở thành phố đuoc nâng cao. …
Thích82
Nguyen Bao – 22 giờ trước
Gửi bạn Nguyen Bao. Các công ty một thành viên công ích như thế này thực chất là công ty của nhà nước nên lương thưởng phải theo đúng quy định. Mà đã đúng quy định thì không có chuyện lương cao như vậy được.
Thích29
vanynguyen – 16 giờ trước
Xem tất cả 3 trả lời
Tôi thấy lương như thế thì mới không có tham nhũng, không có chủ trương bớt xén khi xây dựng, lắp đặt mới.
Chúng ta nên khuyến khích trả lương cao cho những người xứng đáng, còn những người chỉ biết “há miệng chờ sung”, sáng đến cơ quan đọc …
Trả lời| Thích575
Lê Đại Nghĩa – 04:17 28/8/2013
Ai đảm bảo với bạn rằng hưởng lương cao thì không tham nhũng?
Thích339
Nguyễn Văn Hào – 23 giờ trước
Tham hay không là do đạo đức và lương tri mỗi người nữa, nếu 1 cú ăn vài tỷ thì hỏi bạn có ham hay không?
Thích105
QuocHuy – 23 giờ trước
Xem tất cả 14 trả lời
Nếu mức lương này là thật thì tôi thấy cách phân bố mức lương trong các công ty không hợp lý, lao động hay công nhân mức lương quá thấp thì mấy sếp được hưởng lương cao thôi. Theo tôi nhà nước nên quy định mức lương tối thiểu cho …
Trả lời| Thích373
Đức Hoà – 03:54 28/8/2013
Cong nhan Cty thoat nuoc lam viec rat, rat cuc kho, vui long tang luong cho ho, luong Giam Doc chi nhan 10 trieu.
Trả lời| Thích347
bâchn lua – 04:22 28/8/2013
Sao ông ko thấy xấu hổ khi nói câu: hưởng lương cao cũng từ sức lao động của người ta? Xin hỏi ông được ngồi vào cái ghế đó để hưởng lương cao là do ai, tự dưng mà ông có được cái vị trí lãnh đạo đó để nay …
Trả lời| Thích308
Lê Quang Hưng – 23 giờ trước
Bạn có biết “lao động trí óc” vất vả hơn “lao động chân tay” không? Đi làm cần nhất những ông sếp dám nghĩ, dám nói, dám làm như thế. Lương lao động mùa vụ ~8tr/tháng gấp đôi viên chức bằng cấp đại học các cơ quan khác đó bạn.
Thích3
Vũ Thái Nam – 22 giờ trước
Vay neu lo ong co ban tai san ca nhan de bu dap vao von nha nuoc khong ?
Trả lời| Thích286
ha huy hoa – 04:36 28/8/2013
Lương giám đốc 2,2 tỷ hoặc 2,6 tỷ gấp 41 lần Tiền công trả cho lao động thời vụ. Tỉnh táo đi. Lao động thời vụ được trả bình quân 7,8tr/tháng là con số hợp lý đấy chứ, chắc đại đa số lao động thời vụ ở TP HCM mơ …
Trả lời| Thích175
PinpinVietnam – 23 giờ trước
Nếu có công việc tốt như vậy, lợi nhuận cao, thu nhập cao như vậy thì tại sao không tổ chức đấu thầu để nhà nước đỡ tốn chi phí quản lý, mà mang lại hiệu quả cao trong công việc hơn. Tôi thấy ngay như tại thành phố tôi …
Thích15
thanh binh Le – 22 giờ trước
tôi cũng đồng ý vs yws kiến của PinpinVietnam . Nên lấy ý kiến của người lao động về lãnh đạo của từng công ty.
Thích0
Ngoc Vy – 21 giờ trước
1. Tiền lương lương khủng từ nhà nước là tiền thuế của dân
Trả lời| Thích127
Nguyễn Tâm – 23 giờ trước
Tôi rất ủng hộ ý kiến của các chủ tịch, chúng ta phải hưởng lương đúng theo quy định nhà nước và theo năng lực của bản thân . Vì lương cao như vậy chúng ta sẽ không xâm phạm tiền của nhà nước (tham nhũng, biển thủ …). Đặc …
Trả lời| Thích73
Dân Đen Thấp Cổ Bé Họng – 23 giờ trước
. Với điều kiện hiện nay tại TP HCM, tình hình sản xuất kinh doanh đang rất khó khăn mà 4 Cty nhà nước này thu lãi lớn chắc phải thực hiện được những hợp đồng béo bở từ các dự án hay những công việc được giao kiểu chỉ …
Trả lời| Thích52
Thanh Tam – 23 giờ trước
Ai giám đảm bảo lương cao sẽ không có tham nhũng…với con người lòng tham là vô đáy chỉ có một mức lương hợp lí và cơ chế pháp luật đúng đắn mới có thể hạn chế được chuyện này còn nói đến tham nhũng xin hỏi những người lương …
Trả lời| Thích46
nguyễn bá vinh – 23 giờ trước
Các ông lãnh đạo các công ty nói trên dùng thời gian, tiền bạc, thương hiệu của nhà nước đi làm thêm thì làm gì chẳng có lãi? thử hỏi nếu các ông thành lập công ty tư nhân liệu có làm được đến thế không ???
Trả lời| Thích45
Hoàng Linh – 23 giờ trước
Năm 2012, với vốn điều lệ 82 tỷ đồng, nhưng công ty lãi hơn 130 tỷ đồng.
Siêu lợi nhuận.
Trả lời| Thích38
Hoang nam – 23 giờ trước
tiền nước sinh hoạt thì cứ tăng.tiền thu gom giác thải….cứ tăng.người dân bắt buộc phải sài.kêu ai bây giờ.đôi khi còn phải hùn tiền đặt đường ống mới được sài nước mua.vậy nên lương không cao sao được.
Trả lời| Thích37
Phu – 23 giờ trước
Tôi đồng ý với ý kiến của Lê Đại Nghĩa.
Nếu lương cao do năng lực thực sự thì sự cống hiến đó cần được hưởng xứng đáng.
Tuy nhiên nếu là do độc quyền thì cần xem lại chế tài, doanh thu từ các hợp đồng ngất ngưởng kia …
Trả lời| Thích37
Phùng Lan – 23 giờ trước
Xin nhắc lại rằng công ty các ông là “Công ty thuộc khối công ích”. Vâng, công ích. Vậy thử hỏi các ông làm gì mà có thu nhập cao như vậy??
Trả lời| Thích36
Nguyen Thanh Cong – 22 giờ trước
Trong thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp điêu đứng. Với mức lương khủng chỉ với những công ty độc quyền mới đươc hưởng nhiều quyền lợi mà thôi,. Kinh phí đầu tư của nhà nước của nhân dân, lỗ nhà nước và dân chịu, lời …
Trả lời| Thích34
VIET CT – 23 giờ trước
Nói như ông chủ tịch này thì là lời ăn còn lỗ lúc đó ai chịu?
Trả lời| Thích30
cuongnmdh – 23 giờ trước
Mình thấy nên phổ biến mô hình của các DN này để học tập, qui chế sao, hệ số thế nào, nộp ngân sách…Làm công ích mà lương công nhân cũng khá đấy chứ, lãnh đạo giỏi đấy chứ nhỉ?
Trả lời| Thích29
Khương Duy – 23 giờ trước
công ty nhà nước đã có quá nhiều lợi thế về vốn rồi các kế hoạch dự án của nhà nước để có hợp đồng,… trả lương như vậy là ko công bằng
Trả lời| Thích29
xhadong – 23 giờ trước
cau tra loi rat hay “do suc lao dong va nguoi lao dong dong y”
Tiền của công là… tiền của ông
Người ta từng nói về “những nghịch lý” khi đặt cạnh nhau hai con số “lương giám đốc”- ở trên trời và “kết quả kinh doanh” của DNNN- luôn “chui sâu dưới 3 thước đất”.
>>Sếp DN công ích: Tối đa chỉ 30triệu/tháng
>>Giải mã “lương 2,6 tỷ” của GĐcông ty thoát nước
>>Thu hồi tiền lương “khủng” chi sai
Năm 2012, lương của giám đốc công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị là 2,6 tỉ đồng (cao gấp 41 lần lương bình quân của công ty). Sếp công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng là 2,2 tỉ đồng…
Một tờ báo đã tính toán: Mỗi năm có 365 ngày, trừ đi 52 ngày chủ nhật thì còn lại 313 ngày làm việc. Với tiền lương 2,6 tỉ đồng/năm, vị chi ông giám đốc công ty thoát nước Thành phố đang nhận lương 8,3 triệu đồng/ngày.
8,3 triệu cho 8 tiếng đút chân gậm bàn, chứ không phải chui xuống cống cả tháng, cũng chỉ để nhận 8 triệu tiền lương.
8,3 triệu và để những người dân Sài thành quanh năm sống trong cảnh “bà con đắp đê trong nhà, co hết chân lên giường mà sao nước vẫn không chịu ra”.
Báo chí đã nói đến sự phẫn nộ, trước mức lương khủng đến vô lý của những người lãnh đạo các doanh nghiệp gắn với hai chữ “công ích”, trong tương quan với mặt bằng lương và thu nhập của những người đóng thuế.
Thậm chí, dư luận đã dùng đến chữ “liêm sỉ” trước thực tế rằng trong nhiều cách làm tiền, người ta “tiết kiệm” luôn cả các khoản bảo hiểm, phúc lợi xã hội… bằng cách ký hợp đồng thời vụ với hàng trăm lao động thường xuyên, hoặc ký hợp đồng xác định thời hạn, thay vì không xác định thời hạn. Đằng sau những thông tin ban đầu này là gì, rồi đây cơ quan chức năng sẽ phải làm rõ, nhưng chỉ nguyên chuyện này thôi đã cho thấy một kiểu bớt xén, một lối ăn bẩn đen tối…
Nhưng có lẽ, vấn đề cần phải đặt ra sau những scandal lương khủng này không phải là việc nói đến hai chữ “liêm sỉ”, cũng không chỉ là “thu hồi”, hay thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự, như phản ứng dữ dội của dư luận, mà phải đặt ra và trả lời câu hỏi về cơ chế kiểm soát lương.
Chủ tịch HĐQT Petrolimex lương hơn 50 triệu đồng/tháng. Trong khi năm 2011, Petrolimex đã kinh doanh thua lỗ 1.671 tỷ đồng.
Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) hưởng lương 79,749 triệu đồng/tháng trong khi giá bán gạo Việt Nam rẻ nhất thế giới, còn những người làm ra hạt gạo thì phải bỏ ruộng.
Và bây giờ: 2,6 tỷ cho người đứng đầu ngành thoát nước ở một thành phố ngập úng vì triều cường. Rồi 2,2 tỷ cho giám đốc công ty chiếu sáng…
Những dữ liệu về lương của Petrolimex, Vinafood, hay thoát nước, chiếu sáng có được trong mối liên hệ với những con số khác: Petrolimex chiếm trên 60% thị phần bán lẻ xăng dầu mà mỗi cú tăng hoặc giảm giá có tính chất quyết định đến toàn bộ thị trường.
Vinafood, chính xác là “thương lái”.
Còn thoát nước, chiếu sáng, giao thông thì tiền ODA hay ngân sách nhà nước chui vào đâu, hẳn ai cũng rõ…
Người ta từng nói về “những nghịch lý” khi đặt cạnh nhau hai con số “lương giám đốc”- ở trên giời và “kết quả kinh doanh” của DNNN- luôn “chui sâu dưới 3 thước đất”.
Người ta cũng nói cấu thành nên lương, có khi lại là những giọt mồ hôi nông dân đang được bán với giá bèo bọt.
Nhưng đó vẫn mới chỉ là cái đỉnh của tảng băng DNNN mà thôi.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc có lần thốt lên, rằng: DNNN là nơi tiêu tiền của không ít người.
Nguyên Viện trưởng Khoa học lao động xã hội, TS Nguyễn Hữu Dũng có lần phân tích đáng ra DNNN phải chia tiền lương trên cơ sở giá trị gia tăng của họ, chứ không phải là tính lương trên tổng doanh thu, trên vốn của nhà nước (và cũng là tính lương trên thuế của dân). “Lương DNNN đang ăn vào tài sản chứ không phải ăn vào hiệu quả… Nếu tính lương trên cơ sở giá trị gia tăng thì lỗ chổng vó lấy đâu tiền mà chi lương”- ông Dũng thẳng thắn.
Chúng ta đang chứng kiến một thực tế là Nhà nước không kiểm soát được lỗ, lãi, phân bổ đầu ra của DNNN. Chúng ta đang có vô số ví dụ về những mức lương khủng khiếp bất chấp kết quả kinh doanh, bất chấp hiệu quả hoạt động, và bất chấp đời sống của những người đóng thuế. Đó là còn chưa kể đến một sự thật mà Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Như Lợi khẳng định “Tiền lương theo chế độ quy định của lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước là 1 đồng thì lương thực hiện phải đến 5, 7 đồng”.
Bởi vậy, nếu như hôm nay, cơ chế lương và cơ chế kiểm soát lương trong các DN công ích TP HCM, và cả các DNNN đang độc quyền trên rất nhiều lĩnh vực, không được nghiêm túc xem xét, thì có lẽ chỉ ngày mai hoặc trong các cuộc kiểm toán kế tiếp, bản danh sách đen những bất hợp lý xung quanh chuyện lương vẫn sẽ còn được nối dài.
Hay, nói một cách cay đắng, rằng: Tiền của công sẽ vẫn mãi là… tiền của ông mà thôi.
Đào Tuấn
Giám đốc các công ty nhận lương tiền tỷ hứa hoàn trả
Lãnh đạo của các công ty công ích tại TP HCM trả lương tiền tỷ hôm nay đã hứa sẽ hoàn trả lại số tiền vượt chi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động.
Chủ tịch lương tiền tỷ: ‘Tôi không xâm phạm đồng nào của Nhà nước’
Ông Trần Thiện Hà, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh thừa nhận, năm 2012, phần chi vượt của 7 lãnh đạo công ty là 1,3 tỷ đồng, trong số này ông có 200 triệu đồng.
“Phần chi vượt của lãnh đạo là do cách thức tính lương. Trước năm 2010, khi chưa là công ty TNHH một thành viên chúng tôi chia lương lãnh đạo theo hệ số, trách nhiệm. Đến khi chuyển sang loại hình công ty TNHH thì chưa xây dựng quỹ lương cho ban điều hành dẫn đến chi sai như hiện nay. Giám đốc xin nhận trách nhiệm về việc này”, ông Hà nói.
Theo kết luận của UBND TP HCM, Công ty công viên Cây xanh đã trả lương cho Giám đốc là 759 triệu đồng mỗi năm, Chủ tịch Hội đồng thành viên 691 triệu đồng, Phó giám đốc 609 triệu đồng và Kế toán trưởng 655 triệu đồng.
Ông Hà lý giải, số tiền 759 triệu đồng thực chất là tổng thu nhập của ông năm 2012, trong đó bao gồm thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm, lương nhà nước và lương kiêm thêm một số chức danh khác. Sau khi trừ thuế và bảo hiểm hơn 100 triệu đồng, ông còn lại 618 triệu đồng. Như vậy nếu chia bình quân ra mỗi tháng ông chỉ nhận được dưới 40 triệu đồng, so với mức lương bình quân của toàn công ty là 15 triệu đồng.
Giám đốc Công ty Công viên cây xanh khẳng định, phần chi vượt quỹ lương 1,3 tỷ đồng công ty sẽ phải thu hồi trong thời gian sớm nhất. “Tuy nhiên, việcphải trả lại tiền, Ban lãnh đạo sẽ gặp rất khó khăn vì lương sau khi nhận đã dùng hết vào việc riêng. Mọi người sẽ phải đi vay ngân hàng để trả, như vậy, lãnh đạo công ty bây giờ đến năm 2014 đi làm coi như không có lương vì phải trả nợ ngân hàng”.
.
![]() |
Lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn cây xanh đô thị hứa sẽ bồi hoàn lại số tiền mà công ty chi vượt. Ảnh: Kiên Cường. |
Công ty Công viên cây xanh tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Giao thông Vận tải TP HCM. Năm 2010, công ty này đã chuyển sang mô hình Công ty TNHH một thành viên trực thuộc UBND TP. Sau chuyển đổi, công ty đạt lợi nhuận gần 5,7 tỷ đồng (2010) và 6,6 tỷ đồng (2011). Lợi nhuận tăng đều, theo lãnh đạo của doanh nghiệp này, là nhờ hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm thêm nhiều công trình dịch vụ ngoài hoạt động công ích.
Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị TP HCM (UDC), hôm nay cũng hứa sẽ thực hiện đầy đủ mọi yêu cầu của UBND TP HCM.
Năm 2012, ông Lê Thanh Sơn đã nhận mức lương 2,6 tỷ đồng (hơn 200 triệu đồng mỗi tháng). Ngoài ra, Công ty của ông đã trả Chủ tịch Hội đồng thành viên 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng, Phó giám đốc 969 triệu đồng.
Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị chia sẻ, việc chi lương như vậy là do công ty thực hiện trả theo năng suất lao động, làm bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu. Năm 2012, ban lãnh đạo được hưởng nhiều là do công ty có mở rộng sản xuất ra một số lĩnh vực thi công và xây dựng nên lợi nhuận và doanh thu tăng cao.
“Công ty đã chi lương cho người lao động và Ban quản lý cao, vi phạm quy định của nhà nước nên công tác thu hồi công ty sẽ hoàn tất trong tháng 9. Ngoài ra, công ty sẽ tiến hành ngay các biện pháp khắc phục hậu quả để khôi phục quyền lợi và đền bù thiệt hại cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động”, Giám đốc Lê Thanh Sơn khẳng định.
Trước đó, ông Trần Trọng Huệ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Chiếu sáng công cộng TP HCM (đã nhận lương 2,4 tỷ đồng năm 2012) cũng chia sẻ, doanh nghiệp của ông khác với đơn vị hành chính nhận lương từ ngân sách, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh. Việc không cào bằng lương đã kích thích tinh thần sáng tạo của mọi người, năm sau doanh thu tăng hơn năm trước. Năm 2012, với vốn điều lệ 82 tỷ đồng, nhưng công ty lãi hơn 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, với kết luận của Phó chủ tịch UBND TP HCM, ông Huệ khẳng định sẽ “chấp hành đầy đủ” các yêu cầu của TP.
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Cục thuế TP HCM cho biết, những cá nhân là lãnh đạo của 4 công ty thuộc khối công ích gồm Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị, công ty chiếu sáng đô thị TP HCM; Công ty công trình giao thông Sài Gòn và Công ty công viên cây xanh đều kê khai và nộp thuế đầy đủ trong thời gian qua. Trong trường hợp các cá nhân này bị buộc trả lại một phần thu nhập thì họ có thể làm lại quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Nếu nộp thừa thì cơ quan thuế sẽ hoàn lại theo quy định pháp luật.
Văn phòng UBND TP HCM ngày 27/8 có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà về việc 4 công ty thuộc khối công ích chi lương lãnh đạo cao bất thường, gấp hàng chục lần so với người lao động. Phó chủ tịch Lê Mạnh Hà đã yêu cầu Công ty Thoát nước đô thị phải thu hồi 3,2 tỷ đồng (của 7 viên chức quản lý), Công ty Công trình giao thông Sài Gòn phải thu hồi 554 triệu đồng (của 7 viên chức quản lý), Công ty Chiếu sáng công cộng phải thu hồi 2,5 tỷ đồng.
Trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 28/8, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Vũ Đức Đam cũng đã khẳng định, việc lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích tại TP HCM nhận lương tiền tỷ là không đúng so với các quy định hiện hành và cần được xử lý. Theo Quy định tại Nghị định 50 và 51 của Chính phủ, mức lương cao nhất được quy định cho Chủ tịch Hội đồng thành viên một doanh nghiệp Nhà nước là 36 triệu đồng một tháng, tương đương 432 triệu đồng một năm. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn tốt, lãnh đạo có thể được thưởng thêm song tối đa không quá 1,5 lần mức lương nêu trên.
Nhóm phóng viên
Ý kiến bạn đọc (63)
Xếp theo số người thích
Mấy vị này chơi riêng một sân, chả tuân theo quy định nào cả, nếu không bị phanh khui ra chắc cứ thế mà mần đến lúc hưu.
Trả lời| Thích805
Minh – 12 giờ trước
Nhận lương quá nhiều khi bị phát hiện thì xin được trả lại, lỡ như không phát hiện thì sao….? Mọi việc thật đơn giản
Trả lời| Thích749
dân nghèo – 12 giờ trước
Lời nói hay nhất trong năm này có phải từ ban giám đốc của một công ty lớn không vậy? “Ban lãnh đạo sẽ gặp rất khó khăn vì lương sau khi nhận đã dùng hết vào việc riêng. Mọi người sẽ phải đi vay ngân hàng để trả, như …
Trả lời| Thích599
hung – 12 giờ trước
Lương (khủng) lỡ chi ra hết nay phải vay ngân hàng trả lại cho nên giống như “làm không có lương” — thảm quá nhỉ ?
Trả lời| Thích417
minhtran1965 – 12 giờ trước
neu la cty cua nha ho thi o ban!con day la cty cua dan ma ho chia nhau nhu vay ,bi lo thi noi mot cau tra lai that de!!!phai cho di tu! chi lo an ,choi,lam giau cho ban than cho gia dinh ho,con chau ho …duc khoet cua dan ..!phai xu ly hinh su!
Trả lời| Thích392
tran thanh – 12 giờ trước
phải đưa ra tòa xử lý thật nghiêm minh chứ tại sao khi cơ quan chức năng vào cuộc mới đem tiền trả lại.
Trả lời| Thích328
minh tâm – 12 giờ trước
Nhận lương khủng rồi hứa trả lại là xong; Buồn quá???
Trả lời| Thích272
Trần Việt Tùng – 12 giờ trước
hứa sẽ hoàn trả lại mà hoàn trả lại là bao nhiêu? các ông đã ăn lương tiền tỷ bao nhiêu lâu rồi? hay chỉ trả lại 1 tháng lương của năm này??
Trả lời| Thích240
Buc xuc – 12 giờ trước
ãn vậy bẩn quá
Trả lời| Thích220
khh – 12 giờ trước
Nói như các vị thi đơn giản quá nhỉ?
Cái gì không phải của mình mà lấy thì được coi là tội gì? Các vị là lãnh đạo mà không biết tính lương như vậy là đúng hay sai?
Trả lời| Thích206
Thanh van – 12 giờ trước
Khi nào lương giáo viên TPHCM được như vậy nhỉ???
Trả lời| Thích196
Don Tran – 12 giờ trước
Liệu có công bằng đối với người lao động trong trường hợp này, hay chỉ đền bù thiệt hại và khôi phục quyền cho NLĐ như họ nói, thế là xong?
Trả lời| Thích168
ming_feng_chen – 12 giờ trước